CHƯƠNG V:RA QUYẾT ĐỊNH
Các nhà quản trị thường xuyên phải ra quyết định. Ra quyết định tốt là một năng lực chính yếu của một quản trị viên giỏi vì các quyết định xác định cách mà một tổ chức giải quyết các vấn đề của nó, cách phân bổ nguồn lực và phương thức thành đạt mục tiêu của nó.
Ngoại trừ các tình huống mang tính rủi ro thì các quản trị viên và các nhân viên khi ra quyết định đều sử dụng một tiến trình với các thành tố tương tự nhau. Họ phải xác định vấn đề, thu thập thông tin, xác định và đánh giá các phương án, và lựa chọn một phương án để thực hiện.
I. TIẾN TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
Một quyết định là một phương án được lựa chọn trong số các phương án hiện có. Ra quyết định là một tiến trình xác định các vấn đề hay cơ hội và giải quyết chúng. Hình V-1 mô tả tổng quát tiến trình ra quyết định và tiến trình này cũng có thể được sử dụng để mô tả cả quyết định cá nhân và quyết định nhóm.
Xác định vấn
đề
Xác định các tiêu chuẩn quyết định
Phân bổ trọng số cho các tiêu chuẩn
Phát triển các
giải pháp
Phân tích các giải pháp
Đánh giá tính hữu hiệu của quyết định
Thực thi giải
pháp
Lựa chọn một
giải pháp
Hình V-1: Tiến trình ra quyết định1
1. Xác định vấn đề
Tiến trình ra quyết định bắt đầu với việc xác định một vấn đề (bước 1) hoặc cụ thể hơn là sự khác nhau giữa trạng thái hiện tại và mong muốn của sự việc.1 Đôi khi bước này chúng ta có thể hiểu là xác định nhu cầu của việc ra quyết định.
Việc nhận dạng và chẩn đoán vấn đề liên quan tới các năng lực của các nhà quản trị được đề cập trong chương I (cụ thể là năng lực hoạch định và điều hành). Các năng lực này đề cập đến các khía cạnh sau đây: nhận biết trước, làm rõ và kết hợp lại.
Việc nhận biết trước liên quan đến việc xác định và kiểm soát hàng loạt các tác động từ môi
trường bên trong và bên ngoài.
Việc giải thích rõ đòi hỏi sự đánh giá các nhân tố và xác định các nguyên nhân của vấn đề,
không nên chỉ đơn thuần xác định triệu chứng của vấn đề đó.
Sự liên kết giải thích rõ mối liên hệ giữa hiện tại với mục tiêu mong đợi của các bộ phận nói
riêng hoặc của tổ chức nói chung.
2. Xác định các tiêu chuẩn quyết định
Một khi đã xác định được vấn đề nhà quản trị cần định rõ các tiêu chuẩn quyết định quan trọng trong việc giải quyết vấn đề (bước 2). Trong bước này, người ra quyết định phải xác định mục tiêu cần đạt được và cụ thể hoá chúng thông qua các tiêu chuẩn để đo lường. Tiêu chuẩn đánh giá có thể là định tính hoặc định lượng và số lượng các tiêu chuẩn lệ thuộc vào bản thân vấn đề và các mục tiêu cần đạt được.
3. Xác định trọng số cho các tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn thường không quan trọng như nhau. Tuỳ thuộc vào mục tiêu cần đạt được mà ấn định trọng số cho từng tiêu chuẩn đánh giá. Do vậy, người ra quyết định cần thiết phải phân bổ trọng số cho các tiêu chuẩn được liệt kê trong bước 2 để tạo ra thứ tự ưu tiên trong quyết định (bước 3). Người ra quyết định phải xác định thang đánh giá trọng số, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của người ra quyết định.
4. Phát triển các giải pháp (phương án)
Bước tiếp theo sau khi đã xác định các trọng số cho từng tiêu chuẩn quyết định, người ra quyết định cần liệt kê các giải pháp có thể giải quyết vấn đề một cách thành công (bước 4). Không có nỗ lực nào được thực hiện trong bước này để đánh giá các giải pháp mà chỉ liệt kê chúng mà thôi.
5. Phân tích các giải pháp
Một khi những giải pháp (phương án quyết định) đã đươc xác định, người ra quyết định phải phân tích một cách kỹ lưỡng mỗi một giải pháp (bước 5). Điểm mạnh và hạn chế của mỗi giải pháp sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn và trọng số đã được thiết lập ở bước 2 và 3. Mỗi một giải pháp được đánh giá bằng cách đánh giá so với tiêu chuẩn.
6. Lựa chọn phương án
Bước 6 bao gồm các hoạt động để xác định phương án tốt nhất trong số các phương án liệt kê và đánh giá. Từ lúc xác định tất cả các nhân tố thích hợp trong quyết định, phân bố tỷ trọng các tiêu chuẩn này một cách chính xác, và xác định những giải pháp có thể thực hiện được, đến đây chúng ta phải chọn phương án mang lại điểm số cao nhất trong bước 5.
Việc đánh giá các phương án trong tiến trình ra quyết định cũng cần phải cấn nhắc đến các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý ... bên cạnh tính kinh tế, và cũng cần xem xét cả khả năng và nguồn lực cần thiết cho việc thực thi quyết định
7. Thực thi quyết định
Mặc dầu tiến trình lựa chọn được hoàn tất trong bước trước, quyết định vẫn bị thất bại nếu không được thực hiện một cách đúng đắn (bước 7). Thực thi quyết định bao gồm việc chuyển, truyền tải quyết định đến những người liên quan và làm cho mọi người cam kết thực hiện nó.
Bước cuối cùng trong tiến trình ra quyết định (bước 8) là đánh giá kết quả của quyết định để xem liệu rằng nó hiệu chỉnh được vấn đề hay không; giải pháp được lựa chọn ở bước 6 và được thực hiện ở bước 7 có đạt được kết quả mong muốn hay không? ...
II. CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH VÀ VẤN ĐỀ
1. Ra quyết định trong các điều kiện khác nhau
Việc ra quyết định gắn liền với các điều kiện nhất định và những điều kiện này phụ thuộc
vào chất lượng và tính sẵn sàng của thông tin về vấn đề mà người ra quyết định cần giải quyết.
Chắc chắn
Rủi ro
c ủ quan
Không chắc chắn
a Chắc chắn
Hình V-2: Các điều kiện mà một quyết định được thực hiện1
Chắc chắn là điều kiện mà người ra quyết định nhận biết một cách đầy đủ về vấn đề, đưa ra các giải pháp, và kết quả của mỗi giải pháp được dự kiến toàn bộ. Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn cho phép nhà quản trị giảm thiểu những điều không kiểm soát trước.
b Rủi ro
Rủi ro là các điều kiện mà người ra quyết định có thể phân tích ảnh hưởng của các tác nhân dẫn tới các kết quả khác nhau, và mỗi kết quả có thể định rõ khả năng xảy ra. Các phương án giải quyết thường gắn với một loạt biến cố mà có thể xác định được khả năng xảy ra. Rủi ro nói chung thường phản ánh khả năng xảy ra một sự kiện nào đó và nằm giữa một đầu - chắc chắn và đầu kia
- là không chắc chắn, mơ hồ.
Chất lượng và tính sẵn sàng về thông tin để ra quyết định có thể xem là một tác nhân quan trọng của điều kiện rủi ro.
- Khả năng xảy ra khách quan: Khả năng dễ xảy ra nhất của một kết cục nào đó. Thỉnh thoảng
một sự kiện có thể xác định khả năng dựa trên việc xem xét các bản ghi chép các sự kiện trước đây.
- Khả năng xảy ra chủ quan: Là khả năng nhiều nhất có thể xảy của một kết cục cụ thể
dựa trên niềm tin của một cá nhân.
Thế giới ngày nay rủi ro hơn bởi mọi thứ đều có sự kết nối với nhau. Nếu không quản trị rủi
ro thì nhà quản trị sẽ không thể quán xuyến được công việc của mình.
c Sự không chắc chắn
Là trường hợp người ra quyết định không thể có được những thông tin cần thiết để chẩn đoán các kết quả của các giải pháp. Trong điều kiện này, người ra quyết định có thể không đủ sức để xác định vấn đề, hoặc xác định các phương án và kết quả dự đoán là rất ít có cơ sở.
2. Các loại vấn đề và quyết định
a Các vấn đề khác nhau như thế nào?
Một vài vấn đề là dễ hiểu, minh bạch; mục tiêu của người ra quyết định là rõ ràng; vấn đề là tương tự và thông tin về vấn đề dễ dàng được xác định và có được. Những tình huống như thế được gọi là những vấn đề cấu trúc chặt (cấu trúc tốt).
Tuy nhiên nhà quản trị phải đối diện với nhiều trường hợp là những vấn đề cấu trúc lỏng (cấu trúc tồi). Chúng là mới hoặc khác thường. Những thông tin về các vấn đề như thế là mơ hồ và không đầy đủ.
b Ra quyết định theo chương trình
Như đã thảo luận ở phần trước, quyết định cũng sẽ được chia làm hai loại giống như vấn đề. Ra quyết định theo chương trình hoặc thông thường là cách thức hữu hiệu nhất để giải quyết những vấn đề cấu trúc tốt. Tuy nhiên, khi những vấn đề là cấu trúc không tốt, nhà quản trị phải lệ thuộc vào ra quyết định phi chương trình để xây dựng giải pháp.
Những quyết định theo chương trình là lặp lại và thường làm đều đặn và trong chừng mực
nào đó nó là cách cụ thể để giải quyết vấn đề.
Thủ tục
Quy tắc
Chính sách
c Sự khác nhau giữa quyết định theo chương trình và không theo chương trình
Khi nhà quản trị đối diện với một vấn đề cấu trúc kém, sẽ có giải pháp mới lạ. Khi đó những phản ứng theo tình huống, phi chương trình là cần thiết.
Sự sáng tạo chiến lược mới cho tổ chức là quyết định không theo chương trình. Quyết định này là khác biệt so với những quyết định trước đó của tổ chức bởi vì vấn đề là mới, các biến số môi trường hiện tại khác nhau, và điều kiện cũng đã thay đổi.
d Tích hợp các loại vấn đề, các loại quyết định và cấp bậc trong tổ chức.
Hình V-3 mô tả mối quan hệ giữa loại vấn đề, loại quyết định và cấp bậc trong tổ chức.
Những vấn đề cấu trúc tốt là tương ứng với những quyết định theo chương trình. Vấn đề cấu trúc
kém thì cần ra những quyết định phi chương trình.
Cấp trúc lỏng
Cấp cao
Loại vấn đề
Cấu trúc chặt
Các quyết định
chương trình
Các quyết định phi
chương trình
Cấp bậc trong
tổ chức
Cấp thấp hơn
Hình V-3: Loại vấn đề, loại quyết định vă cấp bậc trong tổ chức1
Một vài quyết định quản trị trong thế giới thực hoặc hoàn toàn là theo chương trình hoặc hoàn
toàn phi chương trình. Đa số các quyết định là ở giữa hai thái cực này.
e Công nghệ hỗ trợ ra quyết định theo cách thức nào?
Công nghệ thông tin hỗ trợ nhà quản trị rất nhiều trong việc ra quyết định, nó bao gồm hệ
thống chuyên gia, mạng thông tin và các phầm mềm hỗ trợ ra quyết định chuyên biệt.
III. CÁC MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
1. Mô hình ra quyết định hợp lý
Mô hình ra quyết định hợp lý đặt trên các giả định hợp lý mà qua đó nhà quản trị đưa ra những lựa chọn thích hợp, tối đa hoá lợi nhuận trong khuôn khổ những ràng buộc nhất định. Người ra quyết định là hợp lý sẽ xác định vấn đề một cách cẩn thận và có mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Hình V-4 tóm tắt những giả định của sự hợp lý.
Vấn đề là rõ ràng và không mơ hồ Mục tiêu đơn và rành mạch phải đạt được Tất cả các giải pháp và kết quả được biết Sự ưu tiên
là rõ ràng Sự ưu tiên là bất biến và ổn định Không có ràng buộc về thời
gian và chi phí Lựa chọn cuối cùng sẽ tối đa hoá lợi ích kinh tế
Dẫn đến
Ra quyết định hợp lý
Hình V-4: Các giả định của sự hợp lý1
Nên nhớ rằng giả định của sự hợp lý không thường đúng, bởi vì mức độ của sự chắc chắn mà mô hình hợp lý yêu cầu hiếm khi tồn tại. Hầu hết các nhà quản trị khi ra quyết định đều dựa trên những thông tin không đầy đủ. Con người luôn bị hạn chế về khả năng xử lý và phân tích số lượng lớn dữ liệu để có được giải pháp tối ưu, và kết quả là mọi người có xu hướng thoả mãn với những gì có được. Điều này khiến cho người ra quyết định chú tâm vào việc tìm kiếm giải pháp thoả đáng đủ tốt.
2. Mô hình ra quyết định hợp lý giới hạn
Bởi vì con người không thể xử lý và hiểu được tất cả thông tin cần thiết để kiểm tra sự hợp lý, nên những điều họ làm là xây dựng mô hình đơn giản và trích dẫn những dữ liệu chính từ vấn đề mà không xem xét tất cả những dữ liệu khác tránh làm cho vấn đề phức tạp hơn. Simon gọi tiến trình ra quyết định này là sự hợp lý giới hạn. Mô hình hợp lý giới hạn thừa nhận những giới hạn của con người trong quá trình ra quyết định, bao gồm: những hạn chế về tư duy, ảnh hưởng của trực giác, giới hạn của việc tìm kiếm giải pháp và những giới hạn về thông tin.
Những trở ngại của tiến trình
Nhận thức vấn đề
Nút vào
Tìm kiếm giới hạn
Hạn chế thông tin
Dẫn đến
Quyết
định
Hình V-5: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định2
3. Mô hình quyết định mang tính chính trị (Political Model)
Mô hình ra quyết định mang tính chính trị giới thiệu tiến trình ra quyết định trong giới hạn các lợi ích của bản thân và của các giới hữu quan có quyền lực. Tiến trình ra quyết định mang tính chính trị rât thích hợp khi quyết định có liên quan đến các giới hữu quan đầy quyền lực, những người ra quyết định bất đồng về việc chọn lựa mục tiêu, và người phân tích không tìm các phương án. Các nhân tố này có quan hệ với nhau chặt chẽ, được biểu diễn ở hình V-6.
1 Stephen P.Robbins and David A.Decenzo, " Fundamentals of management, essential concepts and applications" -4th
ed, Pearson Prentice Hall, 2004, p. 110
2 Susan E. Jackson, Don Hellriegel and John W. Slocum, "Management- A competetency based approach, 10th ed, Copyright ©2005 by Thomson South-Western, p. 233
Sự khác nhau trong việc định
dạng vấn đề
Nhiều giới hữu quan có quyền lực
Nút vào
Sự khác nhau về mục
tỉêu
Sự khác nhau về giải
pháp
Dẫn đến
Ra quyết định chính trị
Hình V-6: Mô hình ra quyết định mang tính chính trị1
a Sự bất đồng trong việc nhận dạng vấn đề
Trong mô hình ra quyết định chính trị, các giới hữu quan bên ngoài và bên trong cố gắng định dạng các vấn đề theo lợi thế riêng của mình. Điều này có thể gây nên sự bất đồng trong nhận dạng vấn đề giữa các giới hữu quan.
b Những bất đồng về mục tiêu
Mô hình quyết định chính trị nhận thức rõ những mâu thuẫn về mục tiêu giữa các giới hữu quan và việc lựa chọn các mục tiêu sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quyền lực tương đối của các giới hữu quan. Tương tự như vậy, vậy hình thành các giải pháp hay nội dung các giải pháp cũng có sự khác biệt hay bất đồng giữa các giới hữu quan - bất đồng về giải pháp- do sự khác biệt về mục tiêu và ảnh hưởng về quyền lực tương đối của từng giới.
Như vậy mô hình ra quyết định mang tính chính trị thể hiện sự thoả hiệp về việc ra quyết
định khi cân nhắc ảnh hưởng về quyền lực của các giới hữu quan trong quá trình ra quyết định.
4. Sự sáng tạo và vấn đề ra quyết định
Người ra quyết định sáng tạo cần sự sáng tạo, cần khả năng sản sinh ra cái mới và những ý tưởng hữu dụng. Đó là các ý tưởng khác biệt so với những gì mà người khác đã làm trước đó nhưng cũng thích hợp cho vấn đề hoặc cơ hội hiện có. Tại sao sự sáng tạo lại quan trọng đối với việc ra quyết định? Vì nó cho phép người ra quyết định đánh giá và thấu hiểu vấn đề, kể cả việc "nhìn thấy" những vấn đề mà người khác không thấy. Tuy nhiên, giá trị dễ thấy nhất của sự sáng tạo là trợ giúp nhà quản trị xác định tất cả những giải pháp có thể thực hiện được.
a Khả năng sáng tạo là gì?
Dựa trên lập luận rằng hầu hết mọi người đều có khả năng ít nhất là ở mức sáng tạo trung bình, vậy thì làm thế nào để các cá nhân hoặc tổ chức có thể khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên? Mô hình đề nghị rằng sự sáng tạo cá nhân chủ yếu yêu cầu sự tinh thông, kỹ năng suy nghĩ sáng tạo và động viên công việc (xem hình V-7 ở trang sau).Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, nếu mức độ của mỗi một trong ba thành tố này cao hơn thì sự sáng tạo sẽ cao hơn.
Sự tinh thông là nền tảng của tất cả những công việc sáng tạo.
Thành tố thứ hai là kỹ năng suy nghĩ sáng tạo. Nó bao gồm những đặc tính cá nhân tương ứng với sự sáng tạo, khả năng suy luận, cũng như tài năng có thể nhìn thấy cùng một sự vật ở một phương diện khác. Thành tố cuối cùng trong mô hình là động viên công việc. Đây chính là ước muốn để làm một việc gì đó bởi vì nó lôi cuốn, thu hút, kích thích, thoã mãn hoặc những thách thức riêng tư. Thành tố động viên này sẽ chuyển tiềm năng, khả năng sáng tạo thành những ý tưởng sáng tạo thực. 5 nhân tố của tổ chức được tìm thấy có ý nghĩa tạo ra sự sáng tạo, đó là: (1) sự đánh giá kỳ vọng- tập trung vào việc công việc sẽ được đánh giá như thế nào; (2) sự giám sát- bị giám sát, theo dõi trong khi đang làm việc; (3) động cơ bên ngoài- nhấn mạnh vào bên ngoài, những phần thưởng hữu hình; (4) sự cạnh tranh- đối diện với những tình huống thắng-thua với đồng nghiệp; và (5) các lựa chọn ràng buộc-bạn thực hiện công việc như thế nào dưới điều kiện hạn chế.
Sự tinh
thông
Kỹ năng
sáng tạo
Sáng tạo
Động viên công việc
Hình V-7: Ba thành tố của sự sáng tạo1
b Sự sáng tạo và vấn đề ra quyết định
Như vậy sự sáng tạo là một điều kiện bắt buộc để ra quyết định sáng tạo, những quyết định dựa trên việc khám phá, xác định và chẩn đoán các vấn đề mới và mơ hồ và đưa ra các giải pháp riêng có, gần như duy nhất hoặc có tính sáng tạo. Hơn thế các giải pháp này thường liên quan đến hàng loạt các quyết định nhỏ gắn với nhiều khoảng thời gian (có khi kéo dài một vài tháng thậm chí cả một vài năm). Đặc biệt, quyết định sáng tạo đòi hỏi những nổ lực trong nhiều thời kỳ với sự tham gia của hàng loạt chuyên gia và nhiều nhóm chuyên môn khác nhau. Do quyết định sáng tạo không có liên quan đến những cái trong quá khứ, hoặc có tiền lệ trước đây, nên nó thường đưa
1 T.M. Amable, "Motivating Creativity in Organizations," California Management Review (Fall, 1997), p. 43
đưa đến một kết quả không có trật tự và không có từ trước đây. Các quyết định như vậy dựa trên thông tin không đầy đủ và thay đổi nhanh chóng. Hơn nữa, nó có thể được đưa ra trước khi vấn đề được nhận thức và hiểu một cách đầy đủ.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP RA QUYẾT ĐỊNH
1. Phương pháp ra quyết định cá nhân
Cao
Phân tích
Khái niệm
Chỉ huy Hành vi
Thấp
Lý trí Trực giác
Lối suy nghĩ
Hình V-8: Các phương pháp ra quyết định cá nhân1
Mặc dầu bốn phương pháp ra quyết định cá nhân xuất hiện một cách độc lập nhưng hầu hết nhà quản trị có những đặc điểm nhiều hơn một loại. Đó là, họ thường có một loại nổi trội, thống trị; các loại khác có thể là phương án thay thế và được sử dụng khi nó có thể xử lý tình huống tốt nhất.
2. Ra quyết định nhóm
Ra quyết định nhóm sẽ ngày càng trở nên thông dụng hơn do mục tiêu của tổ chức hướng vào việc phục vụ khách hàng và định hướng của tổ chức dựa vào quản trị chất lượng, vì thế rất cần sự khuyến khích mọi người ra quyết định.
a Sự tham gia của các thành viên vào việc ra quyết định
Huy động các thành viên trong nhóm tham gia vào việc ra quyết định có thể được xem là xu hướng phổ biến trong các tổ chức ngày nay. Trong công việc của mình, các nhà quản trị thường dùng nhiều kỹ thuật để lôi kéo các thành viên của tổ chức tham gia vào việc ra quyết định. Tuy vậy, đây không phải là một kỹ thuật đơn giản. Mức độ phù hợp của việc cấp dưới tham gia vào việc ra quyết định phụ thuộc vào nhà quản trị, thái độ và khả năng của nhân viên trong việc ra quyết định của họ, xem biểu V-4 và V-5.
Biểu V-1: Những ưu và nhược điểm của ra quyết định nhóm1
Ưu điểm Nhược điểm
- Có thể sử dụng kinh nghiệm và sự thông
thạo của nhiều người.
- Có nhiều thông tin, dữ liệu và sự kiện
- Vấn đề được xem xét từ nhiều khía cạnh
- Các thành viêm được thỏa mãn hơn
- Sự chấp nhận và cam kết đối với quyết
định cao hơn - Đòi hỏi nhiều thời gian hơn
- Bị một ít người chi phối
- Quan tâm đến mục tiêu cá nhân hơn là
mục tiêu của nhóm
- Các sức ép xã hội phải tuân thủ
- Tư duy nhóm
Những nghiên cứu trên đã cho thấy rằng tư duy nhóm2 có thể có kết quả khi các thành viên của nhóm nhận thức được vấn đề cần giải quyết. Trong trường hợp đó, nhóm có thể lập ra đầy đủ các phương án lựa chọn, họ có thể thảo luận chân thành với nhau về cách thức thực hiện và tránh những thông tin đe dọa đến sự lựa chọn của nhóm.
Biểu V-2: Đặc điểm của tư duy nhóm và những nhược điểm của quyết định3
Đặc điểm của tư duy nhóm Những nhược điểm của quyết định
-Ảo tưởng về chiến thắng
-Quan hệ tập thể
-Tin vào khả năng ra quyết định
nhóm
-Tự kiểm tra
-Ảo tưởng về sự nhất trí của các
thành viên
-Bị áp lực từ các thành viên -Các phương án lựa chọn phức tạp
-Mục tiêu phức tạp
-Sai lầm trong nghiên cứu rủi ro của quyết
định
-Nghiên cứu thông tin nghèo nàn
-Sai lầm trong đánh giá lại các phương án lựa
chọn
-Sai lầm trong phát triển phương án dự phòng
b Những kỹ thuật để kích thích sự sáng tạo các thành viên trong nhóm
Chúng ta đã biết việc ra quyết định nhóm mang lại những lợi ích như thế nào, tuy vậy bản thân việc ra quyết định nhóm cũng chứa đựng nhiều nhược điểm. Vì vậy, các nhà quản trị cần vận dụng thành thạo các kỹ thuật ra quyết định nhóm.
Kỹ thuật tập kích não
Các quy tắc của tập kích não1:
1 Pamela S.Lewis, Stephen H. Goodman. Patricia M. Fandt, "Management: Challenges in the 21st Century", West
Publishing Company, 1995, p.197
2 I. L. Janis, "Victims of Groupthink", Boston: Houghton Mifflin, 1972
3 Pamela S.Lewis, Stephen H. Goodman. Patricia M. Fandt, "Management: Challenges in the 21st Century", West
Publishing Company, 1995, p.198
1. Khuyến khích sự tự do.
2. Các thành viên trong nhóm không bị chỉ trích khi họ đang đề xuất ý kiến.
3. Khuyến khích số lượng ý kiến. Ghi chép mọi ý kiến nhằm thể sự thừa nhận của nhóm và
làm cơ sở nảy nở và hợp tác các ý tưởng mới.
4. Không đánh giá các ý kiến cho đến khi tập hợp xong các phương án lựa chọn.
Kỹ thuật nhóm danh nghĩa
NGT thực hiện sự kết hợp cả hai giai đoạn dùng lời và cả giai đoạn không dùng lời. Về cơ bản, nhóm kỹ thuật danh nghĩa có cấu trúc được tiến hành như sau : một nhóm gồm từ 7 đến 10 người ngồi quanh bàn nhưng không nói với nhau. Nói đúng hơn là mỗi thành viên tự viết những ý kiến của mình ra một mảnh giấy. Sau 5 phút bắt đầu chia sẻ với nhau các ý tưởng đó . Mỗi người ở bàn sẽ trình bày một ý tưởng của mình. Một người được cử làm thư ký sẽ ghi chép những ý tưởng đó lên một mảnh giấy trước mắt mọi người tham gia. Công việc này được tiến hành cho đến khi tất cả mọi người tham gia cho biết họ không còn ý kiến nào khác nữa để trình bày. Kết quả của giai đoạn này thường là một danh sách từ 18 đến 25 ý tưởng. Giai đoạn kế tiếp là thảo luận, trong đó mọi ý tưởng đều được lưu ý đến khi tiến hành biểu quyết.
Kỹ thuật Delphi
Kỹ thuật Delphi do Rand Corporation phát triển nhằm khích thích nhóm tham khảo kinh nghiệm và cung cấp những dự báo về tương lai2. Sử dụng nhiều công cụ hay bảng câu hỏi, một nhóm lãnh đạo việc điều tra và thu thập dữ liệu, kinh nghiệm. Người lãnh đạo tập hợp và tổng kết thông tin trước khi cung cấp nó cho các thành viên. Tiến trình tiếp tục cho đến khi các dự báo của các chuyên gia được hệ thống hóa, được xác định thông qua thông tin phản hồi và đạt được một sự nhất trí. Ưu điểm của kỹ thuật Delphi là nó tránh được quan hệ tương tác trong nhóm, mà NGT không hoàn toàn tránh được sự ảnh hưởng của các cá nhân đặc biệt trong cùng một phòng. Với kỹ thuật Delphi, những người tham gia có thể cách nhau hàng trăm dặm.
Việc ra quyết định là một trách nhiệm chung của tất cả những nhà quản trị trong tổ chức, không phân biệt lĩnh vực chức năng hay cấp quản trị. Hàng ngày những nhà quản trị cần phải đưa ra những quyết định có tác dụng định hướng của tổ chức của mình cũng như tương lai của chính mình. Có những quyết định có thể tác động mạnh mẽ đến sự thành công của tổ chức, trong khi những quyết định khác cũng có ý nghĩa quan trọng nhưng ít có tính quyết định hơn. Tuy nhiên tất cả các quyết định đều có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, lớn hay nhỏ đến tổ chức đó .
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top