CHƯƠNG MỞ ĐẦU tt

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, Ý NGHĨA HỌC TẬP TT HCM

Câu 1: Nêu khái niệm TT HCM

- TT HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, từ   CM dân tộc dân chủ nhân dân đến CM XHCN, là kết quả của sự vận động sáng tạo và phát triển của CN Mác lenin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

- Định nghĩa đã phản ánh:

         + Bản chất CM khoa học của TT HCM: đó là hệ thống các quan điểm lý luận, các vấn đề có tính quy luật của CMVN

         + Nội dung cơ bản nhất của TTHCM: CN Mác leenin, tinh hoa dân tộc, trí tuệ thời đại.

         + Sự thống nhất biện chứng trong TT HCM giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Câu 2: Nêu đối tượng và nhiệm vụ của môn học TTHCM

a. Đối tượng nghiên cứu

   - Nghiên cứu bản thân hệ thống các quan điểm, lý luận được thể hiện trong toàn bộ di sản TTHCM

   - Nghiên cứu quá trình vận động, hiện thực hóa các quan điểm, lý luận đó trong thực tiễn CMVN.

b. Nhiệm vụ nghiên cứu

 Làm rõ các nội dung:

- Cơ sở ( khách quan và chủ quan) hình thành TT HCM

- Các giai đoạn hình thành, phát triển TTHCM

- Nội dung, bản chất CM, khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong hệ thống TT HCM

- Vai trò, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của TT HCM đối với CMVN.

- Quá trình nhận thức, vận dụng và phát triển TT HCM qua các giai đoạn của Đảng và NN

- Các giá trị tư tưởng, lý luận của HCM đối với kho tàng tư tưởng, lý luận CM thế giới của thời đại.

Câu 3: Nêu phương pháp nghiên cứu

1. Cơ sở phương pháp luận

a. Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học

   - Phải đứng trên lập trường, phương pháp luận của CN Mác lenin và quna điểm đường lối của ĐCS VN.

   - Phải đảm bảo tính khách quan, khoa học có định hướng chính trị khi nghiên cứu TT HCM

b. Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn

   - HCM luôn bám sát thực tiễn CM dân tộc và thế giới, lấy thực tiễn VN làm điểm xuất phát, coi trọng tổng kết thực tiễn.

   - HCM coi trọng kết hợp lý luận với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm: “ thực tiễn khong có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, dễ mắc bệnh chủ quan; lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.

c. Quan điểm lịch sử - cụ thể

   - Đặt những quan điểm, luận điểm của HCM vào một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định.

   - Những quan điểm của HCM còn được tìm trong cuộc sống, trong những việc làm cụ thể diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định.

  - TT HCM là sản phẩm của một thời kì lịch sử cụ thể nên cũng chịu sự chế ước của chính bản thân lịch sử đó. Do đó, TT HCM cần phải được bảo vệ và phát triển trong những điều kiện mới.

d. Quan điểm kế thừa và phát triển.

   - Kế thừa và phát triển TT HCM phải giữ đúng nguyên tắc, đúng mục đích, không bám giữ câu chữ, tránh giáo điều, rập khuôn, máy móc.

   - Vận dụng và phát triển TT HCM là vận dụng phương pháp của Người, TT HCM cần được bổ sung và phát triển trong sự nghiệp đổi mới.

e. Quan điểm toàn diện và hệ thống

Phải luôn quán triệt mối liên hệ qua lại của các yếu tố, các nội dung khác nhau trong hệ thống tư tưởng đó và phải lấy hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do, dân chủ và CNXH.

g. Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo CM của HCM.

Nghiên cứu TT HCM không chỉ căn cứ vào các tác phẩm, bài viết, bài nói mà còn coi trọng hoạt động thực tiễn của Người, thực tiễn CM dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Đảng do Người đứng đầu.

2. Các phương pháp cụ thể

  Giữa phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu có mối liên hệ mật thiết và chi phối lẫn nhau, phương pháp phải trên cơ sở vận dụng của bản thân nội dung, nội dung nào phương pháp đấy.

  => Ngoài các nguyên tắc phương pháp luận chung, với một nội dung cụ thể cần phải vận dụng một phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp

Trong đó, việc vận dụng phương pháp lịch sử (nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo quy trình phát sinh, tồn tại, phát triển) và phương pháp logic (nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra được cái bản chất vốn có cảu sự vật, hiện tượng và khái quát thành lý luận) là hết sức cần thiết.

Câu 4: Ý nghĩa của việc học tập môn học đối với sinh viên

1.Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác

 Thông qua việc làm rõ và truyền thụ nội dung hệ thống quan điểm lý luận của HCM về vấn đề cơ bản của CMVN làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của TTHCM đối với đời sống CMVN, làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong dời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.

 Thông qua học tập nghiên cứu TT HCM để bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên,thanh niên lập trường, quan điểm CM trên nền tảng CN Mác lenin, TT HCM; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ CN Mác lênin, TTHCM; đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và NN ta, biết vận dụng TT HCM vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức CM và rèn luyện bản lĩnh chính trị

   TT HCM giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất CM cho cán bộ, đảng viên và toàn dân biết sống hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu. Học tập TT HCM giúp nâng cao lòng tự hào về Người, về ĐCS, về tổ quốc VN, tự nguyện: “ Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại’’. Trên cơ sở kiến thức đã học, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp CM theo con đường mà HCM và Đảng ta đã lựa chọn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: