Chương IV: Cảm giác và tri giác

Chương IV:

Cảm giác và tri giác

I. Cảm giác

1. Khái niệm chung về cảm giác

1.1. Cảm giác là gì?

Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tuợng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.

1.2. Đặc điểm của cảm giác

- Là một quá trình tâm lý

- Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ

- Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp

- Phản ánh những trạng thái bên trong của cơ thể

1.3. Bản chất xã hội của cảm giác

- Đối tượng phản ánh: thế giới tự nhiên và nhân tạo

- Cơ chế tâm lý: hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai

- Chịu ảnh hưởng bởi các hiện tượng tâm lý cấp cao khác

- Ảnh hưởng thông qua giáo dục và hoạt động

1.4 Vai trò của cảm giác

- Là hình thức định hướng đầu tiên

- Là nguồn cung cấp những nguyên vật liệu

- Là điều kiện quan trọng đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não

- Là con đường nhận thức hiện thực khách quan nhất là đối với người khuyết tật

2. Các loại cảm giác

2.1. Những cảm giác bên ngoài

- Cảm giác nhìn

- Cảm giác nghe

- Cảm giác ngửi

- Cảm giác nếm

- Cảm giác da

2.2. Những cảm giác bên trong

- Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó

- Cảm giác thăng bằng

- Cảm giác rung

- Cảm giác cơ thể

Cảm giác nếm

Những vùng lưỡi khác nhau cảm nhận vị khác nhau: Đầu lưỡi cảm nhận vị ngọt, hai bên lưỡi cảm nhận vị chua, cuống lưỡi nhạy với vị đắng. Nếu lau khô lưỡi thì không cảm nhận được vị mặn và vị ngọt, vị đắng.

3. Các quy luật cơ bản của cảm giác

3.1. Quy luật ngưỡng cảm giác

- Ngưỡng cảm giác: là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác

- Cảm giác có hai ngưỡng: phía trên và phía dưới

- Ngưỡng cảm giác phía trên: cường độ kích thích tối đa vẫn gây ra được cảm giác

- Ngưỡng cảm giác phía dưới: cường độ kích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác

Tình huống: An và Hòa tranh luận với nhau: tai ai thính hơn?

- Ngưỡng sai biệt: mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính ch ấthoạt của hai kích thích để phân biệt sự khác nhau giữa chúng.

- Ngưỡng sai biệt của mỗi cảm giác là một hằng số

Kết luận

- Người nào càng có ngưỡng sai biệt thính giác càng cao thì càng có khả năng cảm thụ âm nhạc

- Người nào càng có ngưỡng sai biệt về thị giác càng cao thì càng có khả năng hội họa.

- Mức độ truyền âm thanh của xương và đất tốt hơn không khí.

- Ănghen nói: "Con đại bàng nhìn xa hơn người nhiều, nhưng mắt người phân biệt được nhiều sự vật hơn mắt đại bàng".

3.2. Quy luật thích ứng của cảm giác

- Thích ứng: là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích, khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và ngược lại

- Có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ khác nhau và có thể rèn luyện được

3.3. Quy luật tác động qua lại lẫn nhau của cảm giác

- Các cảm giác luôn tác động lẫn nhau: sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng lên độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia và ngược lại

- Có thể diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp

II. Tri giác

1. Khái niệm chung về tri giác

1.1. Tri giác là gì

Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

1.2. Đặc điểm của tri giác

- Giống cảm giác:

+ Là một quá trình tâm lý

+ Phản ánh các thuộc tính bề ngoài

+ Phản ánh một cách trực tiếp

- Khác cảm giác:

+ Phản ánh một cách trọn vẹn(ví dụ về hai hình tam giác)

+ Phản ánh theo những cấu trúc nhất định

+ Gắn với hoạt động của con người

1.3. Vai trò của tri giác

- Là thành phần chính của nhận thức cảm tính

- Là điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động

- Trong đó quan sát là một phương pháp khoa học

2. Các loại tri giác

21. Tri giác không gian

- Là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan( hình dạng, độ lớn,...)

- Giữ vai trò quan trọng trong tác động qua lại giữa con người với môi trường, giúp con người định hướng

- Mức độ quan trọng của các cơ quan: thị giác -> cảm giác vận động-> va chạm-> cảm giác ngửi và nghe.

2.2. Tri giác thời gian

- Là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của các hiện tượng trong hiện thực.

- Giúp phản ánh được các biến đổi trong thế giới khách quan

- Cảm giác nghe và vận động hỗ trợ đắc lực cho sự đánh giá thời gian.(Xê- Sê- nốp xem hai loại cảm giác đó là những kẻ đo lường lỗi lạc những khoảng thời gian ngắn).

- Hoạt động, trạng thái tâm lý và lứa tuổi có ảnh hưởng lơn đến việc tri giác thời gian

- Không phải là cái gì bẩm sinh, nó phát triển do kết quả của những kinh nghiệm đã tích lũy được.

Bài tập: Bằng kiến thức tâm lý học và sinh lý học anh(chị) hãy giải thích tại sao lại có sự cảm nhận khác nhau về thời gian, có lúc thấy thời gian trôi qua rất nhanh có lúc thấy thời gian trôi rất chậm.

Giải đáp:

- Theo tâm lý học: sự ước lượng thời gian của chúng ta có sự thay đổi

- Theo sinh lý học: ở những trường hợp, lúc vỏ não có các quá trình hưng phấn, và do đó, sự trao đổi chất được tăng cường, thì thời gian "đi nhanh hơn" còn khi ức chế chiếm ưu thế thì thời gian "lê bước chậm chạp"

2.3. Tri giác vận động

- Là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian.

- Cảm giác nhìn và vận động đóng vai trò cơ bản

2.3. Tri giác vận động

- Là một quá trình phản ánh lẫn nhau của con người trong những điều kiện giao lưu trực tiếp

- Bao gồm tất cả cá mức độ của sự phản ánh tâm lý từ cảm giác đến tư duy

- Có ý nghĩa thực tiễn to lớn (thể hiện chức năng điều chỉnh)

3. Quan sát và năng lực quan sát

- Quan sát: là một hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực chủ động và có mục đích rõ ràng.

- Năng lực quan sát: là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu

4. Các quy luật cơ bản của tri giác

4.1. Quy luật về tính đối tượng của tri giác

- Sự phản ánh hiện thực khách quan chân thực và được hình thành do sự tác động của sự vật, hiện tượng xung quanh vào giác quan

- Là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động

4.2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

- Tri giác có khả năng tách đối tượng ra khỏi bối cảnh

- Vai trò của đối tượng và bối cảnh không xác định có thể thay thể cho nhau

4.3. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

Tức là có khả năng gọi được tên của sự vật, hiện tượng và xếp chúng vào một nhóm hay một lớp sự vật, hiện tượng nhất định

4.4. Quy luật về tính ổn định của tri giác

- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi.

- Được hình thành trong hoạt động và là điều kiện cần thiết để định hướng trong đời sống và hoạt động

4.5. Quy luật tổng giác

- Tri giác phụ thuộc vào vật kích thích và cả chủ thể tri giác (thái độ, nhu cầu, hứng thú...)

- Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác

- Tri giác có thể điều khiển được

4.6. Ảo giác

Ảo giác là sự tri giác cho ta hình ảnh không đúng về sự vật trong một số trường hợp.

Lêona Ơle (1707-1783), nhà vật lý học vĩ đại thế kỷ XVIII, Viện sỹ viện hàn lâm khoa học Pêtecbua, Beclanh, Pari, Hội viên Hội Hàng gia Anh, đã viết: "Toàn bộ nghệ thuật hội họa đều xây dựng trên sự đánh lừa ấy. Nếu chúng ta quen phán đoán các vật theo đúng sự thật thì nghệ thuật (tức mỹ thuật) không còn chỗ dựa nữa, cũng giống như khi chúng ta mù vậy. Dù nhà mỹ thuật có dốc hết tài nghệ ra để pha màu cũng hoàn toàn vô ích; nhìn tác phẩm của ông, chúng ta sẽ nói: đây là những vết đỏ, đây là những vết lam, đó là một mảng màu đen, và kia là vài đường trăng trắng: tất cả đều ở trên một bề mặt, nhìn vào không thấy một sự khác nhau nào về khoảng cách và chẳng giống một vật gì hết. Dù trên bức tranh này có vẽ gì đi chăng nữa thì đối với chúng ta cũng chỉ như chữ trên trang giấy mà thôi... Trong trường hợp này, chúng ta mất hết những lạc thú mà nền nghệ thuật tươi vui, bổ ích hàng ngày đem lại cho chúng ta; như vậy há chẳng đáng tiếc lắm sao?"

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: