Chương II: TTHCM về dân tộc
CHƯƠNG II
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC
1. Khái quát lý luận về dân tộc
- Mác – Ăngghen: nêu ra các quan điểm có tính chất phương pháp luận để giải quyết các vấn đề: nguồn gốc, bản chất dân tộc, quan hệ giai cấp – dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và đảng cộng sản đối với vấn đề dân tộc
- Lênin: Chỉ ra hai xu hướng phát triển khách quan của dân tộc, xây dựng cương lĩnh dân tộc tạo cơ sở cho đường lối, chính sách dân tộc của các Đảng cộng sản trong thời đại ĐQCN
- Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc thuộc địa, thực chất là vấn đề đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, thuộc địa, chống lại chủ nghĩa thực dân, thực hiện quyền tự quyết dân tộc, thành lập nhà nước độc lập
2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
a. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc
- Hồ Chí Minh tiếp thu giá trị cơ bản trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791, khái quát chân lý về quyền của các dân tộc
- Đầu năm 1919, thay mặt hội những người Việt Nam yêu nước gửi đến hội nghị Vec xay bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam
- Trong văn kiện Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo tại Hội nghị thành lập Đảng năm 1930 có xác định mục tiêu chính trị là: “Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập”
- Tại Hội nghị Trung ương 8 năm 1941, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết
- Tháng 7/1945, khi thời cơ khởi nghĩa đã đến, Hồ Chí Minh đã nêu rõ quyết tâm: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành độc lập”
- Trong bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, người long trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”
- Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Người ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến và khẳng định: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
- Khi đế quốc Mỹ thực hiện leo thang đánh phá miền Bắc, HCM đã nêu ra một chân lý vĩnh hằng cho mọi thời đại “Không có gì quý hơn độc lập tự do”
b. Ở các nước thuộc địa, chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước
- Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa dân tộc ở đây là chủ nghĩa dân tộc chân chính, nó khác hoàn toàn với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa Sô vanh
- Người khẳng định, ở Phương Đông và Việt Nam, kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, nên sự phân hoá giai cấp chưa triệt để, sự xung đột quyền lợi giai cấp giảm tối thiểu, cho nên cuộc đấu tranh giai cấp ở đây diễn ra không giống như ở các nước Tây Âu.
- Mặt khác, ở các nước Phương Đông mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, dù là địa chủ hay nông dân đều có sự tương đồng lớn, họ đều là những người dân mất nước, đều có nguyện vọng chung là độc lập dân tộc
c. Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
- Kết hợp dân tộc, giai cấp
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Mác – Ănghen:
+ Trong mỗi thời đại, vấn đề dân tộc luôn được giải quyết trên cơ sở lập trường lợi ích của một giai cấp tiêu biểu
+ Nguyên nhân áp bức dân tộc là áp bức giai cấp
+ Giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp dân tộc
Lênin: “Cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp công nhân chính quốc không thể giành đuợc thắng lợi nếu nó không biết liên minh với phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa”
Hồ Chí Minh:
- Giải quyết vấn đề dân tộc trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân
- Vấn đề dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết
- Giải phóng dân tộc là tiền đề giải phóng giai cấp
- Trong một nước thuộc địa thì lợi ích giai cấp phục tùng lợi ích dân tộc, có giành được độc lập thì các giai cấp mới được giải phóng
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc, dân chủ và CNXH
- Trong luận cương chính trị 1930, Người khẳng định nhiệm vụ cách mạng VN là: “Làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, tiến tới xã hội cộng sản”
Theo HCM, độc lập dân tộc là nhiệm vụ cơ bản, trước hết của cách mạng giải phóng. Độc lập dân tộc ở đây là độc lập thực sự gắn với chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, gắn liền với quyền bình đẳng, tự quyết trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
HCM chỉ ra, đi lên CNXH là bước phát triển tất yếu của độc lập dân tộc, chỉ xây dựng thành công CNXH thì cách mạng mới thắng lợi hoàn toàn. CNXH sẽ triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
Đây là tư tưởng độc lập cho dân tộc mình, đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc.
Theo HCM, độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc. Đấu tranh cho độc lập dân tộc mình, đồng thời phải tôn trọng độc lập dân tộc khác, ủng hộ cho cuộc đấu tranh vì độc lập của các dân tộc khác: “giúp bạn là tự giúp mình”
II.Tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
a. Cơ sở của luận điểm.
- Tổng kết kinh nghiệm của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới
HCM đã tìm hiểu, phân tích các cuộc cách mạng tư sản Mỹ (1776), CMTS Pháp (1789), Cách mạng Nga (1917) và khẳng định các cuộc cách mạng tư sản là cách mạng không triệt để. Chỉ có cách mạng Nga là thành công, mới đem lại tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân
- Khảo sát thực tiễn và kinh nghiệm của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu TK 20
+Hoàng Hoa Thám: “ Vẫn nặng về cốt cách phong kiến”
+Phan Bội Châu: “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
+Phan Chu Trinh: “Chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương”
b. Nội dung của luận điểm:
- Cách mạng vô sản ở Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, sau đó đi lên CNXH:
- Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận, là một mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng vô sản. Cách mạng giải phóng dân tộc càng triệt để bao nhiêu thì càng tạo điều kiện thuận lợi đi lên CNXH bấy nhiêu.
- Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam gắn chặt với cách mạng thế giới vì cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
2.CMGPDT phải có sự lãnh đạo của ĐCS
a. Cơ sở của luận điểm:
- Các lãnh tụ yêu nước tiền bối đã bước đầu nhận thức được vai trò của tổ chức cách mạng trong phong trào giải phóng dân tộc, đã tổ chức ra các Đảng cách mạng đi theo con đường dân chủ tư sản:
+ Phan Bội Châu tổ chức ra Đảng “Việt Nam quang phục hội”
+ Bùi Quang Chiêu tổ chức ra Đảng Lập hiến
+ Nguyễn Thái Học tổ chức ra “Việt Nam quốc dân Đảng”
- Tuy nhiên, các đảng đều đi theo con đường dân chủ tư sản, không thể đưa sự nghiệp cách mạng tới thành công vì:
+ Không có đường lối chính trị đúng đắn
+ không có cơ sở quần chúng rộng rãi,
- Từ thực tế đó, Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận: cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải có đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
b. Nội dung của luận điểm:
- Hồ Chí Minh khẳng định:
+ Muốn giải phóng thành công, trước hết phải có “Đảng cách mệnh”, để “trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên hệ với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”
+ Cách mạng muốn thành công phải tập trung, muốn tập trung phải có “Đảng cách mạng để bày sách lược cho dân” làm cho dân đoàn kết
+ Đảng phải tổ chức theo những nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của Lênin và hoạt động trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin
3.Lực lượng CMGPDT bao gồm toàn dân tộc
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
- Quan điểm của quốc tế cộng sản
- Quan điểm của Hồ Chí Minh: Đoàn kết toàn dân
“Công nông là gốc của cách mạng; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ... Là bầu bạn của cách mạng”.
“ Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”
4. CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo, và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
a.Cơ sở của luận điểm
- Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã thấy rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc
- Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm của các nước tư bản châu Âu, Mác, Lênin và Quốc tế cộng sản đều lấy sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản ở chính quốc làm trung tâm, tạo tiền đề cho sự nghiệp giải phóng thuộc địa. Đặt cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng chính quốc:
Mác: Hy vọng vào cách mạng nổ ra đồng loạt ở các nước tư bản phát triển
Lênin: + Cách mạng có thể nổ ra ở những khâu yếu của chủ nghĩa tư bản
+ Khẳng định vai trò của cách mạng vô sản chính quốc: “Những người cộng sản phải giáo dục cho quần chúng lao động ở thuộc địa hiểu rằng, mối hy vọng duy nhất của họ để tự giải phóng là thắng lợi của cách mạng vô sản thế giới”
- Quan điểm của Quốc tế III
b. Nội dung của luận điểm:
Hồ Chí Minh khẳng định:
- Chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, tạo cơ sở để khẳng định vai trò của cách mạng thuộc địa
- Kêu gọi quốc tế cộng sản và các Đảng cộng sản châu Âu quan tâm tới cách mạng thuộc địa
- Khẳng định vai trò của cách mạng thuộc địa:Cách mạng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc quan hệ , nhưng không lệ thuộc vào nhau. Cách mạng dân tộc có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc, đồng thời thúc đẩy cách mạng chính quốc phát triển
- Khẳng định tính chủ động của cách mạng thuộc địa: “Đem sức ta mà giải phóng cho ta”
5: CMGPDT được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị quần chúng với lực lượng vũ trang nhân dân
a.Cơ sở của luận điểm
-Mác, Ăngghen: “Sức mạnh vật chất chỉ có thể bị đánh bại bằng sức mạnh vật chất”, “Bạo lực là quy luật phổ biến của cách mạng vô sản”
b. Nội dung của luận điểm:
- Sự cần thiết phải sử dụng bạo lực: Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được bản chất tàn bạo của CNTD và khẳng định: “độc lập tự do không thể cầu xin mà có được”, “CNTD tự nó là hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”.
- Sử dụng bạo lực chỉ là bất đắc dĩ: Quan điểm của Hồ Chí Minh về bạo lực…
Bạo lực cách mạng bao gồm 2 lực lượng, lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân.
- Về hình thức đấu tranh có hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, kết hợp những hình thức ấy để tấn công kẻ thù
- Tuy nhiên, việc sử dụng lực lượng và hình thức đấu tranh còn phải tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng đã được Đảng ta vận dụng trong thực tiễn, đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, mức độ sử dụng lực lượng và hình thức đấu tranh thì có khác nhau
III. Vận dụng tư tưởng HCM về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
- Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước
- Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp công nhân
- Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top