Chương II ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945)

Chương II

 ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945)

I. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939

            1. Trong những năm 1930-1935 

             a)  Luận cương Chính trị tháng 10-1930 

-         Nội dung Luận cương:

o       Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.

o       Nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc được tiến hành song song với đánh đổ phong kiến.

o       Về lực lượng cách mạng: công nhân và nông dân.

o       Về phương pháp cách mạng: Võ trang bạo động để giành chính quyền

-         Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới và phải mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương.

o       Về vai trò lãnh đạo của Đảng: sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng. Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên hệ với quần chúng và từng trải đấu tranh mà trưởng thành.

                - Ý nghĩa của Luận cương: Từ nội dung cơ bản nêu trên, có thể thấy Luận cương chính trị khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã nêu ra. Bên cạnh mặt thống nhất cơ bản, giữa Luận cương chính trị với Cương lĩnh đầu tiên có mặt khác nhau.

            b)  Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng 

-         Đấu tranh chống khủng bố trắng:

Mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố tàn bạo, một số tổ chức đảng ở Cao Bằng, Sơn Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và nhiều nơi khác ở miền Nam vẫn được duy trì và bám chắc quần chúng để hoạt động. Nhiều đảng viên vượt tù đã tích cực tham gia khôi phục Đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Trong bối cảnh đó, một số cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân vẫn nổ ra, nhiều chi bộ Đảng ở trong nhà tù vẫn được thành lập, hệ thống tổ chức Đảng từng bước được phục hồi.

Các Xứ ủy Bắc kỳ, Nam kỳ, Trung kỳ bị thực dân Pháp phá vỡ nhiều lần, đã lần lượt được lập lại trong năm 1931 và 1933. Nhiều tỉnh ủy, huyện ủy, chi bộ lần lượt được phục hồi. Ở miền núi phía Bắc, một số tổ chức của Đảng được thành lập.

-         Chủ trương khôi phục tổ chức đảng:

Đầu năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí chủ chốt trong và ngoài nước tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6/1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã công bố Chương trình hành động của Đảng cộng sản Đông Dương.

Những yêu cầu chính trị trước mắt cùng với những biện pháp tổ chức và đấu tranh do Đảng vạch ra trong Chương trình hành động năm 1932 phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Nhờ vậy, phong trào cách mạng của quần chúng và hệ thống tổ chức của Đảng đã nhanh chóng được khôi phục.

Tháng 3/1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội khẳng định thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức của Đảng. Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng; đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng; mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cách mạng Trung Quốc…

              2. Trong những năm 1936-1939 

           a) Hoàn cảnh lịch sử 

-         Tình hình thế giới:

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 – 1933 ở các nước tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.

Chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác. Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế.

Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản họp tại Matxcơva (tháng 7/1935) dưới sự chủ trì của G. Đimitơrốp. Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội.

-         Tình hình trong nước:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động sâu sắc không chỉ đến đời sống các giai tầng và tầng lớp nhân dân lao động mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

          b)  Chủ trương và nhận thức mới của Đảng 

-         Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh:

o       yêu cầu cấp bách trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống

o       Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.

o       Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

o       Thành lập mặt trận nhân dân phản đế với tên gọi là Mặt trận dân chủ Đông Dương.

o       Phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp

-         Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ:

o       Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định kết chặt với cuộc cách mạng điền địa.

o       Tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa.

o       Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động.

   II. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945 

            1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng 

           a)  Tình hình  thế giới và trong nước 

-         Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ:

o       Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

o       Tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức.

o       Ngày 22/6/1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô.

-         Tình hình trong nước:

+ Thực dân Pháp đã thi hành chính sách thời chiến rất trắng trợn. Chúng phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào Đảng cộng sản Đông Dương

+ Ngày 22/9/1940, phát xít Nhật tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23/9/1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đó, nhân dân chịu cảnh một cổ 2 tròng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp - Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

             b) Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược  

             - Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu 

           - Thành lập Mặt trận Việt Minh, để đoàn kết, tập hợp các lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc 

          - Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm

         c)  Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược  

         - Về lý luận: là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.

         - Về thực tiễn: Ngày 25/10/1941, mặt trận Việt Minh tuyên bố ra đời. Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện trong đấu tranh chống Pháp - Nhật theo khẩu hiệu của mặt trận Việt Minh. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, lập các chiến khu và căn cứ địa cách mạng                                                         

            2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền 

           a)  Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần 

-         Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước:

o       Ngay đêm ngày 9/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị chủ trương Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.

-         Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận:

o       Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

o       Ở Bắc Giang, quần chúng nổi dậy thành lập ủy ban dân tộc giải phóng ở nhiều làng. Đội du kích Bắc Giang được thành lập. Ở Quảng Ngãi, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Ba Tơ.

o       Trong 2 tháng 5 và 6/1945, các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục nổ ra và nhiều chiến khu được thành lập ở cả 3 miền. Ở khu giải phóng và một số địa phương, chính quyền nhân dân đã hình thành, tồn tại song song với chính quyền tay sai của phát xít Nhật.

o       Ngày 4/6/1945, khu giải phóng chính thức được thành lập gồm hầu hết các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang và một số vùng lân cận thuộc tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên

             b)  Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa  

-         Chủ trương:

o       Từ ngày 13 – 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc Tân Trào họp và nhận định: Cơ hội rất tốt cho ta giành chính quyền đã tới và quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai, trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương. Hội nghị còn quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội và đối ngoại trong tình hình mới.

o       Ngay đêm 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa.

o       Từ ngày 14/8/1945, các đơn vị giải phóng quân đã liên tiếp hạ nhiều đồn Nhật thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và hỗ trợ quần chúng tiến lên giành chính quyền.

o       Ngày 18/8/195, nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Khánh Hòa giành chính quyền ở tỉnh lỵ.

o       Ngày 19/8/1945, cách mạng thành công ở Hà Nội. Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế. Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Sài Gòn. Chỉ trong vòng 15 ngày (từ ngày 14 – 28/8/1945) cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước, chính quyền về tay nhân dân. Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến ở nước ta.

o       Ngày 2/9/1945, tại cuộc mittinh lớn ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời, chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào, với toàn thể thế giới: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời

           - Ý nghĩa

           c)  Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng Tám 

-         Kết quả và ý nghĩa:

o       Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy ngàn năm và ách thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân của nước độc lập tự do, làm chủ vận mệnh của mình.

o       Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc Việt Nam, đưa dân tộc ta bước vào 1 kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

o       Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân giành độc lập tự do.

-         Nguyên nhân thắng lợi:

o       Kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là phát xít Nhật bị Liên Xô và các lực lượng dân chủ thế giới đánh bại. Bọn Nhật ở Đông Dương và tay sai tan rã.

o       Cách mạng tháng Tám là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã được rèn luyện qua 3 cao trào cách mạng rộng lớn.

o       Đảng đã chuẩn bị được lực lượng vĩ đại của toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, dựa trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

o       Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dạn kinh  nghiệm đấu tranh, đoàn kết thống nhất, nắm đúng thời cơ, chỉ đạo kiên quyết, khôn khéo, biết tạo nên sức mạnh tổng hợp để áp đảo kẻ thù và quyết tâm lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền.

-         Bài học kinh nghiệm:

o       Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

o       Hai là, toàn dân nổi dậy trên nền tảng liên minh công – nông.

o       Ba là, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.

o       Bốn là, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân.

o       Năm là, nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.

o       Sáu là, xây dựng một Đảng Mác – Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: