Chương I: Quá trình hình thành TTHCM

CHƯƠNG I

KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

KHÁI NIỆM VÀ HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Quá trình nhận thức của Đảng về tư tưởng HCM

Trước đổi mới

 -  Đảng ta đã nhận thấy vai trò và công lao to lớn của Người đối với dân tộc Việt Nam

 -  Đại hội lần thứ II của Đảng năm1951 đã xác định : “Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, tác phong Hồ Chí Minh là những điều chúng ta cần học tập và nắm vững”.

* Sau đổi mới

 -  Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã bắt đầu đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng nói một cách vừa phải : “Muốn đổi mới phải nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận của Hồ Chí Minh”.

 - Đến Đại hội VII tháng 6/1991, khi thảo luận về nền tảng tư tưởng của Đảng có hai loại ý kiến :

      + Ý kiến thứ nhất: Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng”. Khi biểu quyết tại Đại hội có 89,7% tán thành

      + Ý kiến thứ hai: Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình đồng thời kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Có 10,3% tán thành

 - Đến Đại hội VIII, IX, X, Đảng ta tiếp tục khẳng định điều đó

2. KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

- Định nghĩa:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

- Định nghĩa đã làm rõ:

      + Một là, bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng HCM

      + Hai là, nguồn gốc tư tưởng – lý luận của tư tưởng HCM : Chủ nghĩa Mác – Lênin; giá trị văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá của thời đại

      + Ba là, nội dung cơ bản nhất của tư tưởng HCM là những vấn đề cơ bản của cách mạng việt nam

      + Bốn là, giá trị, ý nghĩa, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền của tư tưởng HCM: soi đường cho sự thắng lợi của cách mạng việt nam, tài sản tinh thần vô giá của dân tộc

II. NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.Điều kiện lịch sử - xã hội

a. Tình hình xã hội

- Xã hội Việt Nam dưới thời thực dân Pháp thống trị là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội đó có hai mâu thuẫn cơ bản:

      + Một là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và tay sai.

      + Hai là, mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

- Để giải quyết mâu thuẫn khách quan đó, nhiều sĩ phu yêu nước đã đứng lên tập hợp quần chúng chống lại thực dân Pháp xâm lược, nhưng cuối cùng đều thất bại “tình hình đen tối như không có đường ra”

 - Chính điều đó đã thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.

b. Quê hương và gia đình

- Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Thân phụ của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước sâu sắc, có ý chí kiên cường vượt qua khó khăn gian khổ, đặc biệt có tư tuởng thân dân, chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi sự cải cách chính trị - xã hội của ông đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành nhân cách và tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc sau này

- Ông Nguyễn Sinh Sắc(1862-1929)

- Bà Hoàng Thị Loan(1868-1901)

- Bà Nguyễn Thị Thanh(1884-1954)

- Ông Nguyễn Sinh Khiêm(1888-1950)

- Quê hương của Hồ Chí Minh là Nghệ Tĩnh, một miền quê giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm với nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc như: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu. Mảnh đất Kim Liên, nơi Nguyễn Tất Thành sinh ra cũng đã từng thấm máu nhiều anh hùng liệt sĩ như: Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến…

c.thời đại

- Đầu thế kỷ XX, CNTB tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền, xác lập quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới. CNĐQ trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa

- Cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản quốc tế

- Cách mạng tháng 10 năm 1917 thành công đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô Viết, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người: Thời đại quá độ lên CNXH, thời đại đấu tranh chống đế quốc và giải phóng dân tộc

2.nguồn gốc tư tưởng HCM

a.Những giá trị truyền thống dân tộc

- Thứ nhất, Chủ nghĩa yêu nước

Chủ nghĩa yêu nước là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh lớn nhất trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đây là dòng chảy chủ lưu xuyên suốt trường kỷ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hoá – tinh thần người Việt. Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận, khúc xạ quan lăng kính tư tưởng yêu nước đó

- Thứ hai, Tinh thần đoàn kết nhân nghĩa thủy chung

Truyền thống đoàn kết nhân nghĩa hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm.

Bước sang thế kỷ XIX, mặc dù xã hội đã có sự phân hoá giai cấp, truyền thống này vẫn được giữ vững

- Thứ ba,truyền thống lạc quan, yêu đời

Tinh thần lạc quan có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của chính bản thân mình, tin vào sự tất thắng của cái chính nghĩa, dù trước  mắt còn nhiều gian khổ, khó khăn phải vượt qua. Hồ Chí Minh chính là hiện thân của truyền thống lạc quan đó

- Thứ tư, cần cù, thông minh sáng tạo, quý trọng người hiền tài, biết tiếp thu các giá trị văn hóa nhân loại

b. Tinh hoa văn hóa nhân loại

* Tư tưởng, văn hoá phương Đông:

   - Về Nho giáo: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo về triết lý hành động, nhân nghĩa, ước vọng về một xã hội bình trị, thế giới đại đồng, về triết lý nhân sinh, tu thân tề gia; đề cao văn hoá trung hiếu “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”

   -Về Phật giáo: Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng vị tha từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn; coi trọng tinh thần bình đẳng, không phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện…

   -Về chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn: Hồ  Chí Minh đã tìm thấy những điều phù hợp với điều kiện nước ta, đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc

* Tư tưởng,văn hóa phương Tây

Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng của các nhà Khai sáng Pháp: Vônte, Rutxô, Môngtexkiơ. Đặc biệt, Người chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng tự do, bình đẳng của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1971 của Đại cách mạng Pháp. Về tư tưởng dân chủ của cách mạng Mỹ. Người đã tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập năm 1776

c.Chủ nghĩa Mác Lênin

- Chủ nghĩa Mác-Lênin trang bị cho  Người thế giới quan khoa học

“Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam không những là cái cẩm nang thần kỳ, mà còn là mặt trời soi sáng cho chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và CNCS”

(Hồ Chí Minh toàn tập -tập10 tr 128)

“Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin tức là cách mạng phân công cho  việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác. Đó là điều thứ nhất cần rõ...

“Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”.

(Hồ Chí Minh toàn tập – Tập 12 tr 554)

- Trang bị cho Người phương pháp luận đúng đắn

Ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Mác là cách làm việc biện chứng.

( Trần Dân Tiên - Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch)

d.Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

- Có lý tưởng sống cao đẹp.

“ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành...”

 (Hồ Chí Minh Toàn tập Tập 4 trg 161)

- Tinh thần kiên cường, bất khuất

2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

a.Giai đoạn trước 1911: Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng

Đây là giai đoạn Nguyễn Sinh cung tiếp nhận truyền thống yêu nước và nhân nghĩa dân tộc; hấp thụ vốn văn hoá Quốc học, Hán học và bước đầu tiếp xúc với văn hoá phương Tây; chứng kiến cuộc sống lầm than, khổ cực của nhân dân và tinh thần bất khuất của cha anh, hình thành hoài bão cứu nước. Đây là cơ sở quan trọng giúp Bác tìm được hướng đi đúng và cách đi đúng

Một số sự kiện cần lưu ý:

- Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào kinh thành Huế

- Tháng 2 năm 1901, bà Hoàng Thị Loan lâm bệnh qua đời.

- Năm Tân Sửu (1901), Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng trong kỳ thi Hội. Sau đó ông cùng các con về quê nội ở làng Kim Liên. Nhân dịp này, ông Phó Bảng đã làm lễ “vào làng” cho các con, với hai tên mới là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành

- Nguyễn Tất Thành tiếp tục học chữ Hán tại làng Kim Liên với thày giáo  Vương Thúc Quý

- Tháng 9 năm 1905, theo học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp tại trường tiểu học Pháp - Việt ở Vinh. Ở đây, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc với những khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”

- Tháng 5 năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần 2 và tiếp tục theo học tại truờng tiểu học Pháp - Việt Đông Ba (Huế)

- Tháng 9/1907, Nguyễn Tất Thành được nhận vào Trường Quốc Học, Lớp Nhì. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời học vấn của Nguời, vì ở đây, Người có dịp tiếp xúc, hiểu rõ hơn nền văn minh Pháp, châu Âu và ý thức hơn về nỗi khổ của nhân dân đang rơi vào cảnh đói khổ, thất học.

- Năm 1908, tham gia cuộc biểu tình chống Thuế của người dân Thừa Thiên Huế.

- Tháng 9/1909, đến Quy Nhơn học thêm tiếng Pháp với thày giáo Phạm Ngọc Thọ

- Tháng 9/1910 đến tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành dạy học tại Trường Dục Thanh, thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

b. Giai đoạn1911 – 1920: Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm

Đây là thời kỳ Nguyễn Tất Thành bôn ba khắp các châu lục để tìm hiểu các cuộc cách mạng trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức

- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu vận tải hợp nhất Đô đốc Latusơ Tơrêvin, với tên Văn Ba

- Ngày 15/9/1911, trên đất Pháp, Người viết thư gửi Tổng thống và Bộ trưởng thuộc địa xin học trường thuộc địa với mong muốn “có ích cho đồng bào, muốn cho họ được hưởng những lợi ích của học thức”, nhưng không được chấp nhận

- Năm 1912, Nguyễn Tất Thành tới các nước châu Phi, châu Mỹ, tìm hiểu cuộc sống của người dân thuộc địa, và sự cai trị độc tài của chủ nghĩa thực dân

- Cuối năm 1912, đến Mỹ, sống, làm thuê ở Bruclin (ngoại thành niu Ooc), Haclem, nơi ở của người nghèo, chủ yếu là người da đen. Tại đây, Người tìm hiểu cách mạng Mỹ và bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng và bước đầu làm quen với các phong trào đấu tranh giai cấp.

- Từ năm 1913 – 1917, Nguyễn Tất Thành rời Mỹ sang Anh. Trong thời gian này, vừa làm thuê kiếm sống, Người vừa tranh thủ học tiếng Anh, tìm hiểu cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp, xem xét đời sống của các tầng lớp  nhân dân lao động và cách thức quản lý nhà nước tư sản, tham gia các tổ chức quần chúng, tham gia đấu tranh thực tiễn nhằm nâng cao hiểu biết về chế độ chính trị tư sản, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp…

- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở về Pháp, khi cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất diễn ra ác liệt và sắp đến giai đoạn kết thúc

- Đầu năm 1919, tham gia Đảng xã hội Pháp

- Ngày 18/6/1919, thay mặt “Hội những người Việt Nam yêu nước”, gửi tới Hội nghị Vecxay bản Yêu sách của nhân dân An Nam, ký tên Nguyễn Ái Quốc

- Tháng 7/1920, tiếp xúc Luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của Lênin

- Tháng 12/1920, tham gia đại hội 18 Đảng xã hội Pháp tại thành phố Tua. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Đảng xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu sự chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước thành người cộng sản của Nguyễn Ái Quốc

c. Giai đoạn 1920 – 1930: Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng và con đường cách mạng Việt Nam

Đây là thời kỳ hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi của Hồ Chí Minh

- Về hoạt động thực tiễn:

+ Năm 1921- 1923: Hồ Chí Minh tham gia ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp, tham gia sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa” ngày 26.6.1921, xuất bản báo “Người cùng khổ” nhằm phê phán chủ nghĩa thực dân và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào các nước thuộc địa

+ Năm 1923 – 1924: Đến Liên Xô, hoạt động trong Quốc tế cộng sản, tham gia Đại hội nông dân Quốc tế, Đại hội V Quốc tế cộng sản, Đại hội III Quốc tế công hội đỏ, tham gia khoá học ngắn hạn tại trường đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản, làm việc tại ban Phương Đông của Quốc tế cộng sản

+ Năm 1924 – 1927: Đến Trung Quốc làm nhiệm vụ đặc phái viên của Quốc tế cộng sản. Thành lập Việt Nam cách mạng thanh niên (tháng 6.1925), ra báo Thanh niên, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ đưa họ về nước hoạt động

+ Năm 1928 – 1929: Hồ Chí Minh hoạt động ở Thái Lan, chỉ đạo phong trào yêu nước của Việt Kiều Thái Lan

+ Năm 1929 – 1930: Trở về Trung Quốc, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng (3.2.1930) tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc)

- Về lý luận:

Những công trình như Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Cách mệnh (1927), Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (3.2.1930), và những bài viết của Hồ Chí Minh trong thời kỳ này đã thể hiện những quan điểm lớn về cách mạng Việt Nam.

Có thể tóm tắt nội dung chính như sau:

+ Về  mục tiêu và con đường của cách mạng Việt Nam: Thực hiện “Dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”

+ Về mối quan hệ cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản:Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản, đi theo quỹ đạo của cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

+ Về quan hệ cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc: Cách mạng thuộc địa có mối quan hệ khăng khít với cách mạng chính quốc, nhưng không lệ thuộc vào cách mạng chính quốc, cách mạng thuộc địa có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc, tạo điều kiện cho cách mạng chính quốc phát triển

+ Về nhiệm vụ cách mạng: Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mệnh” đánh đổ đế quốc thực dân, giành độc lập tự do

+ Về lực lượng: cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, trong đó công nông là gốc của cách mạng

+ Về phương pháp tiến hành: cách mạng phải được tiến hành bằng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân

+ Về vai trò của Đảng: Cách mạng muốn thành công phải có Đảng. Đảng muốn vững phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm “cốt”

d. Giai đoạn 1930 – 1945: Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định của cách mạng Việt Nam

Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh không những phải đối phó với các thế lực thù địch, mà còn phải đấu tranh trong nôi bộ Quốc tế cộng sản để bảo vệ quan điểm của mình về cách mạng Việt nam:

- Đối phó với các thế lực thù địch:

+ năm 1929, triều đình nhà Nguyễn dưới áp lực của thực dân Pháp đã tuyên bố tử hình vắng mặt Nguyễn Ái Quốc, phát lệnh truy nã khắp nơi, gây nhiều khó khăn cho hoạt đông của Người

+ Tháng 6.1931, Hồ Chí Minh bị nhà cầm quyền Anh bắt tại Hương Cảng (Trung Quốc). Dưới sự giúp đỡ của các tổ chức yêu chuộng hoà bình, đặc biệt là Ông bà luật sư Lô Dơ Bai bào chữa cho Hồ Chí Minh (Tống Văn Sơ) ra khỏi nhà tù Anh và tiếp tục hoạt động

+ Tháng 8.1942. Hồ Chí Minh bị nhà cầm quyền Tưởng Giới Thạch tai Quảng Tây (Trung Quốc), nhưng không tìm được chứng cứ buộc tội, ngày 10.9.1943, buộc nhà cầm quyền Tưởng Giới Thạch phải trả tự do cho Hồ Chí Minh

- Đấu tranh trong nội bộ của Quốc tế cộng sản:

Đây là cuộc đấu tranh xung quanh việc giải quyết vấn đề dân tộc, giai cấp, quan hệ cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc:

      + Quan điểm của Quốc tế cộng sản: chỉ có giải phóng giai cấp mới giải phóng dân tộc. Đặt cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản, cách mạng dân tộc phụ thuộc vào cách mạng chính quốc.Từ quan điểm đó, Quốc tế cộng sản đã chỉ trích quan điểm của Hồ Chí Minh trong “chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt”, cho đó là quan điểm “hữu khuynh”, dân tộc chủ nghĩa

      + Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã ra nghị quyết thủ tiêu “chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt”, và đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương

* Quan điểm của Hồ Chí Minh:

- Hồ Chí Minh một mặt chấp hành Nghị quyết của Quốc tế cộng sản, một mặt kiên trì quan điểm của mình về cách mạng Việt Nam

- Quan điểm của Hồ Chí Minh đã được thực tiễn kiểm nghiệm:

      + Trước nguy cơ của chiến tranh thế giới lần II và chủ nghĩa Phát xít, Đại hội VII, Quốc tế cộng sản đã tự phê bình về những sai lầm “tả khuynh” “biệt phái” “bỏ mất ngọn cờ dân tộc”

Nghị quyết 6 (tháng 11.1939) và Nghị quyết 7 (11.1940) của Đảng ta đã trở lại quan điểm của Hồ Chí Minh đặt nhiệm vụ đánh đế quốc, thực hiện giải phóng dân tộc lên hàng đầu, có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp.

      + Hội nghị Trung ương lần thứ Tám (tháng 5/1941) đánh dấu sự thay đổi chiến lược đúng đắn, sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh tạo điều kiện quyết định đảm bảo thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945

      + Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó nội dung cốt lõi là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

e.Giai đoạn 1945- 1969: Giai đoạn tiếp tục bổ sung, phát triển và hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH

Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng, toàn dân tiếp tục sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp đi tới thắng lợi, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1945-1954), tiến hành công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Trong thời kỳ này, tư tưởng Hồ Chí Minh có những bước phát triển mới:

      + Tư tưởng kết hợp kháng chiến, kiến quốc; tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam và xây dựng CNXH ở miền Bắc

      + Tư tuởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính

      + Xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân

      + Xây dựng Đảng cầm quyền vững mạnh

III. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Đối tượng, nhiệm vụ

a. Đối tượng:

Hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam, cốt lõi là tư tưởng độc lập, dân chủ và CNXH

b.Nhiệm vụ: trên cơ sở đối tượng, bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh cần làm rõ:

Cơ sở khách quan, chủ quan hình thành tư tưởng HCM

-  Các giai đoạn phát triển tư tưởng HCM

- Nội dung, bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng HCM

- Vai trò của tư tưởng HCM trong sự nghiệp cách mạng việt nam

- Quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng HCM của Đảng

- Vai trò của tư tưởng HCM trong sự nghiệp cách mạng thế giới và thời đại

2. Phương pháp nghiên cứu

- Thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

- Gắn lý luận và thực tiễn;quan điểm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; quan điểm kế thừa và phát triển

- Thống nhất tính khoa học và tính cách mạng

- Kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử, phương pháp liên ngành…

3.Ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

* Kết luận: Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là để nâng cao thêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân; nâng cao đạo đức cách mạng của mỗi người, để làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của chúng ta.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: