chuong 9 su co trong khoan , ngan ngua

Chương IX

Sự cố trong công tác khoan, biện pháp ngăn ngừa

và cứu chữa chúng

9.1. Các dạng sự cố, nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa chúng

Các dạng sự cố kỹ thuật ở đáy được phân theo nhiều loại sau đây: gãy cần khoan,cần nặngvà cần chủ đạo, đứt và tuột các perekhôt và các đầu nối zamốc.

- Rơi choòng khoan và đầu lấy mẫu

- Rơi tuốc bin khoan

- Rơi dụng cụ khoan và các vật khác xuống lỗ khoan.

- Sự cố với ống chống và trám xi măng.

a) Gãy cần khoan.

Gãy cần khoan, cần nặng, cần chủ đạo, các perekhốt, đầu nối damốc phần nhiều do chế độ làm việc không phù hợp. Cần khoan bị khuyết tật trong quá trình sản xuất, do đó xuất hiện sự tập trung ứng suất dẫn đến đứt hoặc tuột ren cần.

- Đứt gãy cần khoan, do hiện tượng ểoi sinh ra, hiện tượng mỏi của cột cần khoan là do tác động lập lại của các tải trọng kéo, xoắn, uốn cộng với giao động của cột cần khoan trong quá trình làm việc.

- Đứt gãy có thể do hiện tượng ăn mòn cần khoan do các chất hoá học, điện hoá sinh ra trong dunh dịch khoan. Để phòng tránh các hiện tượng này, dung dịch khoan cần phải chứa dưới 7% hay trên 7% Na Cl. Bởi vì dung dịch muối NaCl 7% có khả năng ăn mòn rất lớn. Thời gian làm việc của cần khoan trong môi trường ăn mòn sẽ giảm đi khhoảng 11 lần so với trong môi trường không ăn mòn. Do đó chúng ta cần chú ý nhiều trong khâu điều chế dung dịch. Sự mài mòn của cột cần khoan còn do các chất mài mòn có trong dung dịch và do ma sát của cột cần khoan và thành lỗ khoan trong quá trình làm việc. Để tránh các hiện tượng này. Dung dịch khoan phải lọc sạch những chất có độ cứng lớn. Giữ cho vị trí lỗ khoan thẳng đứng. Tải trọng đáy phải bé hơn 80% , trọng lượng của cần nặng để tránh cho cột cần bị cong và mốt ổn định. Tẩi trọng chiều trục vượt quá tải trọng giới hạn của ren cũng là nguyên nhân gây nên sự cố tuột cần khoan.

Đứt hay tuột cần khoan ở các đầu nối gia mốc thông thường do da mốc bị khuyết tật. Tải trọng chiều trục vượt quá tải trọng giới hạn của ren, vv....

b) Sự cố đối với choòng khoan và đầu lấy mẫu

Sự cố đối với choòng khoan thường xảy ra do việc sử dụng không hợp lý, do tác dụng lên choòng với tải trọng tải trọng quá lớn và do choòng làm việc quá lâu ở đáy lỗ khoan, do choòng bị hỏng hóc, khuyết tật trong quá trình chế tạo các chóp xoay bị kẹt ở trong ổ đỡ của chúng. Các dạng sự cố đối với choòng khoan thường là bị vỡ choòng đứt thân, vỡ vòng bi, tuột đầu nối. Sự cố đối với choòng khoan nhiều nhất vẫn là rơi chóp ở đáy lỗ khoan, do mòn ổ tựa hay ngõng trục.

Đứt gãy các đầu lấy mẫu có thể sinh ra ở thân, đầu nối và có thể ở các chóp xoay. Sự đứt gãy nảy sinh ra do khi đưa nó vào làm việc và bị kẹt ở giếng do đường kính lỗ khoan bị bó hẹp lại. Do áp dụng chế độ làm việc không phù hợp với nó đối với từng loại. Do không kiểm tra và thử trước khi đưa choòng xuống làm việc.

c) Rơi các dụng cụ xuống đáy.

Sự rơi các dụng cụ xuống đáy có thể gây nên những hậu quả hết sức nặng nề trong quá trình khoan . Những vật rơi như cần khoan, cần nặng các perekhôt, choòng khoan hay bất cứ các dụng cụ kim loại nào xuống lỗ khoan như búa, chấu chèn, ống công và các dụng cụ khác....

Những sự cố này do nhiều nguyên nhân gây nên

- Các dụng cụ bị lỏng trong quá trình làm việc

- Không giữ cẩn thận ở miệng lỗ khoan trong thời gian nâng thả cũng như khi kéo hết cần ra khỏi miệng lỗ khoan.

- Thao tác nâng thả sai trong quá trình nâng và tháo vặn cần

- Làm việc thiếu chú ý ở miệng lỗ khoan.

Cần khoan có thể bị rơi, bởi quá trình nâng thả clevatơ bị hỏng. Hay trong quá trình nâng thả không chú ý đóng clevatơ. Cũng có thể gây ra do thao tác nâng thả cần khoan bị tháo ren. Trong khi rơi choòng khoan bị cắm xuống đáy và cần bị cong và có trường hợp không thể nào lấy lên được.

Cần nặng bị rơi có thể do không sử dụng các chấu chèn đặc biệt dùng cho cần nặng.

Còn rơi các dụng cụ khác có thể do những sơ suất, hay do bị hư hỏng trong quá trình làm việc. Hậu quả của nó có thể gây nên kẹt cần, rơi xuống đáy. Ngăn cản quá trình tiếp tục khoan.

9.2. Dụng cụ cứu chữa sự cố và cách sử dụng chúng.

9.2.1. Giải quyết sự cố đối với cần khoan.

Trong trường hợp cần khoan bị đứt hay tuột ren ở vùng đầu nối ( đứt ở đầu nối da mốc, hay ở vùng chồn dày ở đầu cần khoan, cần nặng. Để bắt nối với phần cần khoan còn lại người ta dùng metric ( hình dưới).

Mét trích

Đo dạng cấu trúc hình côn của mettric, và bên ngoài có tiện ren. Mettric được đưa vào bên trong cần khoan bị đứt. Dưới tác dụng quay và tải trọng nén. ở những giếng khoan có đường kính lớn người ta sử dụng met tric có loa định hướng. Loa và ống định hướng có tác dụng hướng đầu cần đứt vào tầm lỗ khoan đúng vị trí làm việc của met trích.

Trong trường hợp cần khoan bị đứt ở thân, hay những cần khoan sử dụng met trích để cứu nhưng không thành côngngười ta dùng côlôcôn để tiện ren bên ngoài cần khoan.

Côlôcôn cũng có hai loại:

- Loại có lắp loa định hướng

- Loại không lắp loa định hướng.

Cô lô côn

Cô lô còn được chế tạo bằng thép đặc biệt và nhiều kích thước khác nhau dành cho từng loại cần khác nhau. ở phía trên mettric hay cô lô côn bao giờ cũng phải lắp đầu nối an toàn. Đầu nối an toàn dùng để tháo cần khoan khỏi dụng cụ cứu trong trường hợp cần khoan không thể lôi lên được.

Khi giải phóng cần khoan khỏi dụng cụ cứu, chúng ta kéo cần sao cho tải trọng chiều trục tại điểm đó bằng không và quay cột cần khoan để tháo phần dưới của đầu nối an toàn ở lại với dụng cụ cứu và nửa phần trên được kéo lên với cần khoan.

Đầu nối an toàn được tạo bởi hai phần 1 và 2 và được liên kết với nhau qua ren có thiết diện hình thang và bước răng lớn. Vì vậy được tháo bởi mô men bé hơn.

+ Trong trường hợp cần bị đứt ở giếng khoan có đường kính lớn, đầu cần bị biến dạng hay bị đứt không đồng đều, khi làm việc với côlô côn không an toàn người ta sử dụng một dụng cụ mới gọi là ống hom giỏ. ống hom giỏ được chế tạo bằng ống chống thành dày. bên trong của nó có thể xuyên qua đầu một cần bị đứt nằm trong giếng khoan. ống hom giỏ cho phép xuyên qua nó một đoạn cần khoan có độ dài 9m bởi vì rằng chấu chỉ bắt được ở đầu nối đặc biệt.

khi đầu cần bị đứt xuyên qua ống hom giỏ, chấu 1 mở ra. Khi kéo ống hom giỏ lên thì chấu 1 đóng lại và bắt vào phần dưới của đầu nối mupta. Đoạn lót cao su sẽ bịt giữa mupta và ống hom giỏ. Trong trường hợp không thể kéo lên được và muốn giải phóng nó khỏi đoạn cần bị đứt thì chỉ việc quay nó về phải hoặc trái thì các chốt 2 sẽ khép lại và giải phóng khỏi cần. ống hom giỏ dùng để cứu các đoạn cần có chiều dài bé.

+ Nếu chỗ gãy của cần khoan không phẳng và có thể nứt dọc, thì dùng ống chụp mà cần khoan có thể chui qua, có lắp thêm một đoạn ống thích hợp. ống chạp có thể cặp vào dưới da mốc và mupta ở gần chỗ gãy nhất, hoặc cặp vào thân cần khoan dưới tác dụng của tải trọng kéo nhờ chấu chèn làm việc trong một cái ổ hình nón. Nguyên tắc giống như chấu chèn ở miệng lỗ khoan. Dùng ống chạp cũng có thể cho phép bơm rửa.

+ Trong một số trường hợp để xác định thật chính xác dạng và vị trí của đầu cần khoan bị gãy, người ta sử dụng các mảnh bằng chì hay prarafil để in dấu (đóng dấu) cần tạo bời thân 1, chì. Model

chì được đưa xuống giếng khoan đầu cần

khoan bị gãy sẽ được in vào mặt dưới của

của model chì.

+ Trong một số trường hợp dấu cần

khoan gẫy dựa vào thần lỗ khoan ở vùng đất

đá bị sụp lở. Trước khi dùng dụng cụ để cứu

người ta dùng móc để đưa đầu cần vào trung tâm giếng, nhờ có móc cần khoan hình xoắn.

Trong trường hợp không thể kéo cần khoan bị kẹt lên được, sau khi đã dùng các biện pháp cứu chữa như ngâm dầu, axit, nước và bắn mìn không có kết quả người ta dùng dao cắt cần để cắt và lấy cần khoan lên. Dao cắt cần khoan gồm loại :

- Dao cắt cần khoan bên ngoài.

- Dao cắt cần khoan bên trong.

b) Giải quyết sự cố với choòng khoan và các vật kim loại rơi xuống lỗ khoan.

Trong trường hợp choòng khoan bị đứt hay tượt ở đầu nối, Nếu vị trí của nó ở thế thẳng đứng. Người ta dùng Met trích đặc biệt để cứu . Nếu như không thể cứu được bằng phương pháp này thì người ta dùng các phay đặc biệt để khoan phá. Sau đó các phoi bị phá được lấy lên nhờ đầu chụp hay doa nam châm.

Đầu chụp:

Đầu chụp hình 2b: Cấu tạo bằng một đoạn ống chống, phía dưới có răng cưa. Khi thả đầu chụp xuống lỗ khoan, dưới tác dụng của tải trọng làm các răng bị biến dạng chụp lại và bắt các vật ở đáy giếng khoan vào đó.

Doa nam châm (hình 3).

có bên trong một nam châm rất mạnh,

phía dưới có doa để doa sạch mùn khoan

đọng ở trong . Khi quay và tuần hoàn dung

dịch, các vật bằng kim loại sẽ được nam

châm hút và dính chặt vào nó.

Chúng ta cũng có thể dùng đầu chụp

hay doa nam châm để lấy lên các vật kim

loại rơi xuống đáy lỗ khoan hay chóp xoay

hoặc ổ bi của choòng nằm ở lại đáy.

Trong trường hợp ở đất đá mềm các vật kim loại rơi xuống lỗ khoan có thể đẩy vào thành lỗ khoan bằng các choòng đuôi cá đặc biệt.

c) Sự cố đối với các dụng cụ được đưa vào giếng khoan nhờ dâycáp.

Trong trường hợp các dụng cụ được đưa vào miệng lỗ khoan nhờ dây cáp. Trong trường hợp cáp bị đứt hay vật ở lại đáy lỗ khoan với một đoạn cáp, người ta sử dụng các dụng cụ như móc để cưú . Có hai loại móc như hình dưới đây:

- Móc một cánh hình (a)

- Móc hai cánh hình( b)

Móc được lắp ở phần dưới

của cần khoan. Dưới tác dụng quay

của cần khoan, cáp sẽ quấn xung

quanh móc và được kéo lên trên mặt.

d) Sự cố đối với ống chống.

Trong trường hợp cột ống chống bị kẹt trong quá trình thả, thì dùng lực kéo kết hợp với tuần hoàn để kéo nó lên. Nhưng lực kéo phải nhỏ hơn lực kéo cho phép của ống chống hay của hệ thông palăng . Cũng có thể dùng phương pháp ngâm dầu, nước hoặc axit để cứu. Trong trường hợp không thể cứu được thì để nguyên cột ống ở vị trí kẹt và tiến hành trám ximăng, trong trường hợp này phải thay đổi cấu trúc lỗ khoan.

Trong trường hợp ống chống bị bóp méo, chúng ta sẽ dùng dụng cụ đập hoặc dụng cụ quay để cứu. (hình c)

Thông thường người ta dùng

dụng cụ quay để cứu . Bởi vì bộ dụng cụ

này làm việc nhẹ nhàng hơn không

gây dao động ảnh hưởng đến ống chống .

Sự cố phổ biến nhất đối với ống

chống là tuột chân đế và cà mòn ống.

Chân đế bị tuột trong trường hợp vì

phần dưới của ống chống không được

giữ chắc vì ximăng bị đẩy lên trên hoặc vì ximăng xung quanh chân đế không đông.... Trong quá trình khoan đặc biệt là khoan rôtơ, mupta của cần khoan cọ vào chân đếvà làm tuột nó ra.

Sự cố chân đế của ống được cứu chữa bằng choòng hình tháp. Dùng choòng này để đưa chân đế về vị trí thẳng đứng để có thể thả lọt choong khoan bình thường. Biện pháp ngăn ngừa tốt nhất là tăng độ bền vững dưới của ống trung gian hay định hướng .

e) Cứu chữa sự cố đối với tuốc bin khoan.

Sự cố tuột ren tuốc bin có thể cứu chữa khá nhanh chóng bằng các biện pháp sau: dùng calíp để vặn các đầu ren bị tuột. Dùng ống chụp đặc biệt để chụp vào dưới đai ốc hãm của tuốc bin hoặc dùng metric đặc biệt để cứu.

Trong khoan tuốc bin , nếu choòng khoan bị kẹt thì cưú chữa sẽ khó khăn hơn. Trong trường hợp này không thể giải phóng cần khoan bằng cách quay cột cần khoan, bởi vì khi quay cột cần khoan thì chỉ vỏ tuốc bin quay còn choòng vẫn đứng yên . Bởi vì vậy để có thể quay được choòng khoan cần phải làm kẹt trục tuốc bin trong vở của nó. Muốn thế người ta thả vào trong cần khoan những vật nhỏ bằng kim loại. Cần phải bơm rửa để các vật nhỏ này chui vào trong tuốc bin. Khi dùng rotơ để quay cột cần khoan với tốc độ nhỏ các vật kim loại sẽ rơi vào giữa các cánh tuốc bin của tầng trên và phá huỷ các cánh này. Các mảnh vụn của cánh tuốc bin lại chui xuống tầng dưới và làm kẹt rôtơ rong statơ. Sau khi làm kẹt trục tuốc bin trong vỏ của nó, người ta cứu choòng khoan như trong trường hợp khoan rôtơ, tức là bằng cách quay cột cần khoan, vì lúc này quay cần khoan là quay luôn cả tua bin

g) Khoan lệch sang một bên

Trong trường hợp không thể cứu chữa bộ dụng cụ bị kẹt lên, hoặc nếu cứu chữa thì tốn rất nhiều thời gian, người ta dùng biện pháp khoan lệch, tức là khoan thân lỗ khoan thứ 2. Miệng của lỗ khoan thứ 2 phải cao hơn đầu bộ dụng cụ bị kẹt.

Thông thường người ta "đổ cầu"ximăng trên đầu bộ dụng cụ bị kẹt và sau khi ximăng đã động rắn thì khoan mở lỗ bằng rôtơ hay tuốc bin .

Mở lỗ mới bằng phương pháp khoan rôtơ là một quá trình gián đoạn. Trong phương pháp này thường sử dụng các máng khoan xiên. Máng khoan xiên có trang bị các bộ phận giữ chặt trong lỗ khoan để chống xoay máng và các bộ phận để lấy máng lên khỏi lỗ khoan.

Khi nằm trong lỗ khoan máng nghiêng sẽ hướng cho lỗ khoanđi lệch sang một phía. Thông thường người ta mở lỗ bằng choòng có đường kính nhỏ sau đó doa rộng và khoan tiếp bằng choòng khoan có đường kính lớn.

Để mở lỗ khoan lệch bằng tuốc bin, người ta thả định hướng cột cần khoan có lắp cần cong hoặc pêrê khốt cong, sau đó tiến hành khoan.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #anhhung