Chương 7 : Đường lối xây dựng phát triển nền văn hóa

Chương 7 : Đường lối xây dựng phát triển nền văn hóa

* Khái niệm về văn hóa

à Nghĩa rộng : Văn hóa Vn là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc VN sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước

à Nghĩa hẹp : Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, là hệ các giá trị, truyền thống, lối sống, là năng lực sáng tạo, là bản sắc của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác…

I. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối, xây dựng,phát triển nền văn hóa

1. Thời kỳ trước kì đổi mới

* Giai đoạn 1943-1954:

ààĐề cương văn hóa Việt Nam (1943) được ban thường vụ trung ương thông qua vào đầu năm 1943 do đồng chí Trường Chinh trực tiếp dự thảoà Đây là lần đầ tiên kể từ ngày thành lập Đảng ta họp bàn và có chủ trường kịp thời về văn hóa văn nghệ VN.

- Đề cương xác định “ văn hóa là một trong 3 mặt trận ( kinh tế- chính trị- văn hóa ) của cách mạng VN”

- Đề ra 3 nguyên tắc của nền văn hóa

+ Dân tộc hóa ( chống lại mọi ảnh hưởng của nô dịch và thuộc địa)

+ Đại chúng hóa( chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại hoặc xa rời quần chúng)

+ Khoa học hóa ( chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa phản tiến bộ, trái khoa học)

à có thể coi đây là Cương lĩnh của Đảng về văn hóa trước CM tháng Tám

àà 2 Nhiệm vụ cấp bách về văn hóa sau cách mạng tháng 8

- 3/9/1945 : trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ, chủ tịch HCM đã trình bày 6 nhiệm vụ cấp bách trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách về văn hóa

+ Chống nạn mù chữ : cùng với diệt giặc đói phải diệt giặc dốt. HCM nói :một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, thế mà hơn 90% đồng bào chúng tam ù chữ

+ Giáo dục lại tinh thần nhân dân : chế độ thực dân đã hủ hóa dân tộc VN bằng những thói hư tật xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô…phải giáo dục lại tinh thần nhân dân, làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm , yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước VN độc lập

à Đường lối văn hóa kháng chiến được hình thành qua

- Chỉ thị “ kháng chiến kiến quốc_ (11/1945)

- bức thư về nhiệm vụ văn hóa VN trog công cuộc cứu nước và xây dựng nước hiện nay của đồng chí Trường Chinh gửi chủ tịch HCM(1946)

- Báo cáo chủ nghĩa Mác và văn hóa VN (1948)

- Nội dung chủ yếu : xác định mối quan hệ giữa văn hóa cứu quốc, xây dựng nền văn hóa dân chủ Vn có tính chất dân tộc, dân chủ, bài trừ nạn mù chữ, bài trừ cách dạy học nhồi sọ, cổ động thực hành đời sống mơi

* Giai đoạn 1955- 1986:

- Tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và cách mạng khoa học kỹ thuật ( đại hội lần thư III 1960)

- Đại hội IV, V tiếp tục xác định nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung XHCN và tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân. Nhiệm vụ căn bản là tiến hành cải cách giáo dục, pt khoa học…

2. Trong thời kì đổi mới

a. Quá trình đổi mới tư duy

- Đại hội VI (1986) xác định khoa học kỹ thuật là một động lực to lớn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế-xh, có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng CNXH

- Cương lĩnh năm 1991 ( được đại hội VII thong qua) lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa VN có đặc trưng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thay cho quan niệm nền văn hóa VN có nội dung XHCN, tính chất đân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân. (2)

- Đại hội VII, VIII, IX, X và nhiều nghị quyết trung ương tiếp theo đã xác định Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội , vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát truển kinh tế- xh (1)

- Đại hội VII và VIII khẳng định : khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu à khoa học ,giáo dục công nghệ là quốc sách hang đầu để phát huy nhân tố con người- động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội(5)

b. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương (6)

à *Một là : Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế- xã hội

Quan điểm này chỉ rõ chức năng, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của XH

- Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội : Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống con người. qua hàng thế kỉ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, lối sống mà trên đó các dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Tất cả những giá trị đó tạo thành nền tảng tinh thần xã hội – vì nó được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng, được truyền lại , tiếp nối và phát huy qua các thế hệ, được khẳng định trong cấu trúc của xã hội ( ở VN là cấu trúc Nhà- Làng- Nước)

+ Nếu chỉ có sinh hoạt vật chất thì con người mới thể hiện được phần “ con”, nhờ có đời sống tinh thần con người mới trở thành thực thể xã hội. Văn hóa có vai trò trong việc xây dụng con người mới – là một động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển

- Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển :Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế là trí tuệ, là thông tin,là ý tưởng sáng tạo và đổi mới không ngừng thì một nước trở nên giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay ít lao động và tài nguyên ( lấy ví dụ Nhật) mà trước hết là khả năng phát huy tiềm năng của nguồn lực con người. Tiềm năng này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa. Nói cách khác, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống càng cao bao nhiu thì khả năng phát triển kt-xh càng thực hiện bền vững bấy nhiêu

- Văn hóa là mục tiêu của phát triển : mục tiêu xây dựng một xã họi Vn “ dan giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chính là mục tiêu của văn hóa. Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người”. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng XH, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường.

- Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trogn việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, xây dựng xã hội mới : Chỉ có tri thức con người mới là nguồn lực vô hạn, không bao giờ cạn kiệt… Để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia người ta dựa vào cả chỉ số HDI..

à* Hai là : Nền văn hóa chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH theo CN MLN, tư tưởng HCM, nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Tiến lên không chỉ về nội dung mà cả trong hình thức biểu hiện, các phương tiện chuyển tải nội dung,

- Bản sắc dân tộc bao gồm những gía trị văn hóa truyền thống bền vững của một cộng đồng các dân tộc VN được vun đắp qua lịch sử hành ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là long yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng động gắn kết gia đình-làng xã –tổ quốc ,đó là long nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa,lối sống giản dị…

à *Ba là : nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc VN

- Thống nhất mà đa dạng đó là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN. Sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng, đa dạng trog sự thống nhât. Không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kỳ thị bản sắc

- Hơn 50 dân tộc nước ta đều có những giá trị bản sắc riêng. Các giá trị đó bổ sung, làm phong phú nền văn hóa VN và củng cố sự thống nhất

à BỐn là : Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo , trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

à Năm là : giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hang đầu

- Phát triển nhận thức trên được nêu ra từ đại hội VI (1986), hội nghị TW 2 khóa VIII.. chủ trương

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chứ quản lý, nội dung phương pháy dạy và học

- Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình mở- mô hình với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo lien thông giữa các bậc các ngành

- Đổi mới giáo dục mầm non và giáo dục phổ thong

- Phát triẻn mạng hệ thống giáo dục nghề nghiệp

- Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau dại học

- Tăng cường hợp tác quốc tế

- Xã hội hóa giáo dục

à *Sáu là : văn hóa là một mặt trận, xây dưng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp CM lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự iên trì, thận trọng

- Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp, tạo nên những giá trị văn hóa mới, làm cho giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống của toàn xã hội. “xây” đi dôi vơi “ chống”, lấy “ xây” làm chính.

 

II. Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

1. Thời kì trước đổi mới

* Giai đoạn 1945-1954

- Dân chỉ biết giá trị của tự do khi mà được ăn no, mặc đủ

-Chính sách tăng gia sản xuất ( tự cấp.tự túc), chủ trương tiết kiệm, khuyến khích phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường

* Giai đoạn 1955-1975

- Nhà nước chủ yếu đáp ứng nhu cầu xã hội bằng chế độ bao cấp tràn lan dựa vào viện trợ

*Giai đoạn 1975-1985

- Cơ chế kế hoạc hóa tập trung quan lieu, bao cấp khiến dất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hộ nghiêm trọng,

2. Trong thời kì đổi mới

a. Quá trình nhận thức

- Đại hội VI : lần đầu tiên Đảng nâgn các vấn đề xã hội thành chính sách xã hội

- ĐẠi hội VIII chủ trương :tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và côgn bằng xã hội, thực hiện nhiều hình thức phân phối, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi vơi tích cực xóa đói giảm nghèo, các vấn đề chính sách xã hội giải quyết theo tinh thần xã hội hóa

- Đại hội IX tiếp tục phát huy của VIII

- Đại hội X : tiếp tục kết hợp các mục tiêu kinh tế vơi mục tiêu xã

b. Quan điểm giải quyết các vấn đề xã hội(4)

-Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội

-Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển

-Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi, nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ

-Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người với chỉ tiêu phát triển con người HDI và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

c. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội(7)

- Khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo

- Đảm bảo cung ứng dịch vụ công thiết yêu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả

- Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi

- Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa fia đình

- Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội

- Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công cộng

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top