CHƯƠNG 7 - CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
<P class=MsoTitle><STRONG>CHƯƠNG 7 - CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ</STRONG></P>
<P> </P>
<EM>1. L</EM><EM>ợi nhuận, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất:</EM>
<EM>1.1. Chi phí s</EM><EM>ản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận:</EM>
1.1.1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa:
<P> Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa (k = c + v) à Giá trị hàng hóa w = c + v + m = k + m.</P>
<P> Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự khác nhau về mặt lượng lẫn mặt chất.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpFirst> Về mặt lượng, chi phí sản xuất TBCN luôn nhỏ hơn chi phí thực tế hay giá trị hàng hóa.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpLast> Về mặt chất, chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiế để sản xuát và tạo ra giá trị hàng hóa còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hóa.</P>
1.1.2. Lợi nhuận:
<P class=MsoListParagraphCxSpFirst> Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất TBCN luôn luôn có một khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa (giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp được số tư bản đã ứng ra mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p à w = c + v + m = k + m = k + p à Lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất TBCN.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Mối quan hệ giữa m và p:</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Về mặt lượng, nếu hàng hóa bán với giá cả đúng với giá trị thì m = p và chúng đều có chung 1 nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpLast> Về mặt chất, giá trị thặng dư và lợi nhuận đều là một, lợi nhuận chỉ là sự thần bí hóa giá trị thặng dư. Phạm trù lợi nhuận đã phản ánh sai lệch bản chất của quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê vì nó làm cho người ta tưởng rằng giá trị thặng dư không chỉ do lao động làm thuê tạo ra. Điều này là do sự hình thành của chi phí sản xuất TBCN đã xóa nhòa sự khác nhau giữa c và v, p giờ đây lại trở thành con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước. Do k luôn luôn nhỏ hơn w cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa cao hơn k và có thể thấp hơn w là đã có lợi nhuận rồi à p có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn m. Chính sự không thống nhất về lượng giữa m và p càng che giấu thực chất bóc lột của CNTB.</P>
1.1.3. Tỷ suất lợi nhuận:
<P> Tỷ suất lợi nhuận (p') là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước.</P>
<P align=center>p' = x 100% = x 100%</P>
<P> Mối quan hệ giữa m' và p':</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpFirst> Về mặt lượng, p' luôn nhỏ hơn m' vì</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle align=center>p' = x 100% còn m' = x 100%</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Về mặt chất, m' phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê. Còn p' chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. p' cho nhà tư bản biết đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle>Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> p' tỷ lệ thuận với m', tốc độ chu chuyển của tư bản.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> p' tỷ lệ nghịch với cấu tạo hữu cơ của tư bản, tiết kiệm của tư bản bất biến.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpLast> </P>
<EM>1.2. C</EM><EM>ạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường:</EM>
<P> Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng 1 ngành, cùng sản xuất ra 1 loại hàng hóa (bằng cách cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động ) nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành nên giá trị xã hội (giá trị thị trường) của từng loại hàng hóa. Điều kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất phát triển sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên, giá trị xã hội (giá trị thị trường) của hàng hóa giảm xuống.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<EM>1.3. C</EM><EM>ạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân:</EM>
<P> Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác nhau (bằng cách tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác - tự phát phân phối tư bản vào các ngành sản xuất khác nhau) nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất.</P>
<P> Giả sử có 3 ngành sản xuất khác nhau, tư bản của mỗi ngành đều bằng 100, m' = 100%, tốc độ chu chuyển của tư bản ở các ngành đều bằng nhau nhưng do cấu tạo hữu cơ của tư bản ở từng ngành khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.</P>
<P align=center><B>Ngành sản xuất</B></P>
<P align=center><B>Chi phí sản xuất</B></P>
<P align=center><B>m' (%)</B></P>
<P align=center><B>Khối lượng m</B></P>
<P align=center><B>p' (%)</B></P>
<P align=center><B>Cơ khí</B></P>
<P align=center>80 c + 20 v</P>
<P align=center>100</P>
<P align=center>20</P>
<P align=center>20</P>
<P align=center><B>Dệt</B></P>
<P align=center>70 c + 30 v</P>
<P align=center>100</P>
<P align=center>30</P>
<P align=center>30</P>
<P align=center><B>Da</B></P>
<P align=center>60 c + 40 v</P>
<P align=center>100</P>
<P align=center>40</P>
<P align=center>40</P>
<P> Như vậy, cùng 1 lượng tư bản đầu tư nhưng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản không thể bằng lòng, đứng yên ở những ngành có p' thấp nên sẽ di chuyển tư bản của mình sang ngành khác có p' cao hơn. Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi p' cá biệt vốn có của các ngành. Sự tự do di chuyển tư bản này chỉ tạm dừng lại khi p' ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau. Kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.</P>
<P> Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất TBCN.</P>
<P align=center> = x 100%</P>
<P> Khi hình thành lợi nhuận bình quân thì số lợi nhuận của các ngành sản xuất đều tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân và do đó nếu có số tư bản bằng nhau dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau được gọi là lợi nhuận bình quân.</P>
<P> Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau dù đầu tư vào những ngành khác nhau.</P>
<P align=center>x k</P>
<P align=center> </P>
<EM>1.4. S</EM><EM>ự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất:</EM>
<P> Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân (Giá cả sản xuất = k + ). </P>
<P> Điều kiện để giá trị biến thành giá cả sản xuất gồm có: đại công nghiệp cơ khí TBCN phát triển, sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất, quan hệ tín dụng phát triển, tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác.</P>
<P> Xét về mặt lượng, ở mỗi ngành giá cả sản xuất và giá trị hàng hóa có thể không bằng nhau nhưng trong toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn bằng tổng giá trị hàng hóa. Giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất, giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường và giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất. Thực chất hoạt động của quy luật giá cả sản xuất là sự biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong thời kỳ tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản. </P>
<P> </P>
<EM>2. T</EM><EM>ư bản thương nghiệp và lợi nhuận của tư bản thương nghiệp:</EM>
<EM>2.1. T</EM><EM>ư bản thương nghiệp:</EM>
2.1.1. Thương nghiệp và vai trò của tư bản thương nghiệp trước chủ nghĩa tư bản:
<P> Xét về mặt lịch sử thì tư bản thương nghiệp xuất hiện trước tư bản công nghiệp, đó là thương nghiệp cổ xưa. Điều kiện xuất hiện và tồn tại của tư bản thương nghiệp cổ xưa là lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ. Đặc điểm hoạt động của thương nghiệp cổ xưa là "mua rẻ bán đắt", là "kết quả của việc ăn cắp và lừa đảo".</P>
<P> Thương nghiệp cổ xưa tách rời quá trình sản xuất và chiếm địa vị thống trị trao đổi hàng hóa, do đó nó là khâu nối liền các ngành, các vùng, các nước với nhau, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình tan rã của xã hội nô lệ, phong kiến, tập trung nhanh tiền tệ vào một số ít người, đẩy nhanh quá trình tích lũy nguyên thủy của tư bản và sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản.</P>
2.1.2. Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản:
<P> Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp.</P>
<P> Hàng hóa sau khi ở tay nhà tư bản công nghiệp được chuyển sang tay nhà tư bản thương nghiệp có nghĩa là nhà tư bản công nghiệp đã bán xong hàng hóa. Tuy nhiên, đứng về mặt xã hội thì nhà tư bản công nghiệp phải bán một lần nữa, chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng thì mới xong. Tuy nhiên, khâu này giờ đây do nhà tư bản thương nghiệp đảm nhận. Do đó tư bản thương nghiệp là một khâu trong quá trình tái sản xuất, không có khâu này thì quá trình tái sản xuất không thể tiến hành bình thường được.</P>
<P> Việc tách rời này là cần thiết bởi vì:</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpFirst> Sản xuất càng phát triển, quy mô sản xuất càng mở rộng, các xí nghiệp ngày càng lớn làm cho chức năng quản lý kinh tế ngày càng phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi mỗi nhà tư bản chỉ có khả năng hoạt động trong một số khâu nào đó thôi. Điều đó đòi hỏi phải có một số người chuyên sản xuất, còn một số người khác thì chuyên tiêu thụ hàng hóa.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Tư bản thương nghiệp chuyên trách nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, phục vụ cùng lúc cho nhiều nhà tư bản công nghiệp, do vậy lượng tư bản và các chi phí bỏ vào lưu thông sẽ giảm đi rất nhiều, do đó tư bản của từng nhà tư bản công nghiệp cũng như của toàn bộ xã hội bỏ vào sản xuất sẽ tăng lên.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển thì mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng càng gay gắt, do đó cần phải có các nhà tư bản biết tính toán, am hiểu được nhu cầu và thị trường, biết kỹ thuật thương mại... chỉ có nhà tư bản thương nghiệp mới đáp ứng được điều đó. Bên cạnh đó, tư bản thương nghiệp còn giúp tư bản công nghiệp rãnh tay trong lưu thông, tập trung vào quá trình sản xuất hơn.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Tư bản thương nghiệp vửa thống nhất, vừa phụ thuộc, vừa độc lập tương đối với tư bản công nghiệp:</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa cho nên tốc độ và quy mô của lưu thông là do tốc độ và quy mô sản xuất của tư bản công nghiệp quyết định. Sản xuất bao giờ cũng là cơ sở của trao đổi, lưu thông, không có sản xuất không có hàng hóa thì không có gì để trao đổi, để lưu thông.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Tư bản thương nghiệp đảm nhiệm chức năng tư bản hàng hóa của tư bản công nghiệp (thực hiện giá trị và giá trị thặng dư). Do đó, những giai đoạn vận động của tư bản kinh doanh hàng hóa là do sự vận động của tư bản hàng hóa quyết định.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng chuyển hóa tư bản hàng hóa thành tiền tệ mà tư bản công nghiệp trước đây đảm nhiệm. Quá trình này không diễn ra trong sản xuất mà diễn ra trong lĩnh vực lưu thông, chức năng này tách rời với các chức năng khác của tư bản công nghiệp.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Tư bản thương nghiệp độc lập làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, nhà tư bản phải ứng trước tư bản nhằm mục đích thu về với lượng tiền lớn hơn trước, thông qua việc mua bán. Với mục đích đó, tư bản của họ không bao giờ mang hình thái tư bản sản xuất mà chỉ hoạt động trong phạm vi lĩnh vực lưu thông.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpLast> </P>
<EM>2.2. L</EM><EM>ợi nhuận thương nghiệp:</EM>
2.2.1. Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp:
<P> Nếu gạt bỏ các chức năng liên quan với tư bản thương nghiệp như bảo quản, đóng gói, chuyên chở mà chỉ hạn chế ở các chức năng chủ yếu là mua và bán thì nó không sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nếu nhìn bề ngoài thì dường như lợi nhuận thương nghiệp là do mua rẻ, bán đắt do lưu thông tạo ra nhưng về thực chất thì lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp.</P>
<P> Sở dĩ nhà tư bản công nghiệp sẵn sàng nhường phần giá trị thặng dư đó là do nhà tư bản thương nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng:</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpFirst> Tư bản thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, một giai đoạn của quá trình tái sản xuất, không có giai đoạn đó thì quá trình tái sản xuất không thể tái diễn liên tục. Hơn nữa, nếu hoạt động không có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Góp phần mở rộng quy mô tái sản xuất.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Góp phần mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Tư bản thương nghiệp đảm nhận khâu lưu thông nên tư bản công nghiệp có thể tập trung đẩy mạnh sản xuất, nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản, năng suất lao động và thu được nhiều lợi nhuận hơn.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpLast> Tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, do đó làm cho tỷ suất lợi nhuận chung của xã hội cũng tăng lên, góp phần tích lũy cho tư bản công nghiệp.</P>
2.2.2. Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp:
<P> Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa. Nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hóa thấp hơn giá trị và khi bán thì họ bán đúng giá trị của nó.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B>Ví dụ 1:</B> Giả định không có chi phí lưu thông.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpFirst> 1 nhà tư bản có số tư bản là 900 = 720c + 180v. Giả sử m' = 100% à Giá trị hàng hóa w = 720c + 180v + 180m = 1080 à Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp p'CN = x 100% = 20%.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> 1 nhà tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình, ứng ra 100 tư bản để kinh doanh à Tổng tư bản ứng trước = 900 + 100 = 1000 à Tỷ suất lợi nhuận bình quân = x 100% = 18%.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Theo tỷ suất lợi nhuận bình quân này à Lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp = 18% tư bản ứng ra = 18% x 900 = 162 à Nhà tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hóa cho thương nhân theo giá = 900 + 162 = 1062.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Đối với nhà tư bản thương nghiệp, họ sẽ bán hàng hóa cho người tiêu dùng đúng giá trị của nó là 1080 và thu lợi nhuận là 18 (18% x 100) à Nhà tư bản đã thu được lợi nhuận không phải vì giá bán cao hơn giá trị mà là vì giá mua thấp hơn giá trị hàng hóa.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle><B>Ví dụ 2:</B> Giả định có chi phí lưu thông thuần túy = 50 à Tổng tư bản ứng trước = 900 + 100 + 50 = 1050 à Tỷ suất lợi nhuận bình quân = x 100% = 17,14%</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle>à Lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp = 900 x 17,14% = 154,26</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpLast>à Lợi nhuận của nhà tư bản thương nghiệp = 150 x 17,14% = 25,71</P>
2.2.3. Chi phí lưu thông và lao động thương nghiệp:
<P class=MsoListParagraphCxSpFirst> Chi phí lưu thông hàng hóa gồm 2 loại:</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Chi phí lưu thông thuần túy là những chi phí trực tiếp gắn liền với việc mua và bán hàng hóa như: tiền mua quầy bán hàng, tiền sổ sách kế toán, thư từ, điện báo, tiền công nhân viên thương nghiệp, thông tin quảng cáo... Lao động bỏ ra để thực hiện những công việc này chỉ làm thay đổi hình thái giá trị chứ không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Chi phí lưu thông bổ sung là những chi phí mang tính chất sản xuất liên quan đến việc bảo tồn và di chuyển của hàng hóa như chi phí về đóng gói, chuyên chở, bảo quản hàng hóa... Lao động của công nhân làm những việc này là lao động sản xuất có tham gia tạo ra giá trị và giá trị thặng dư cho nhà tư bản.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Lao động thương nghiệp thuần túy không tạo ra hàng hóa hiện vật (hữu hình) nhưng tạo ra hàng hóa - dịch vụ (vô hình). Giá trị của hàng hóa - dịch vụ gia nhập vào tổng số giá trị hàng hóa của xã hội. Chính vì vậy, tư bản ứng ra để trả lương cho công nhân thương nghiệp là một bộ phận cấu thành giá bán hàng hóa của tư bản thương nghiệp.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpLast> Lợi nhuận thương nghiệp không chỉ là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư của người lao động trong sản xuất mà còn là kết quả của sự bóc lột lao động thặng dư của những người lao động thuần túy. Cái mà nhà tư bản tổn phí cho nhân viên thương nghiệp và cái mà nhân viên thương nghiệp đem lại cho nhà tư bản là những đại lượng khác nhau. Khối lượng lợi nhuận mà nhân viên thương nghiệp đem lại cho nhà tư bản lớn hơn số tiền công mà nhà tư bản đã trả. Điều khác nhau là ở chỗ là nhân viên thương nghiệp đem lại lợi nhuận cho nhà tư bản không phải vì họ trực tiếp sản xuất ra giá trị thặng dư mà là vì họ đã góp phần giảm bớt các phí tổn thực hiện giá trị thặng dư, do chỗ đã lao động không công, tạo điều kiện cho nhà tư bản thương nghiệp chiếm hữu một phần giá trị thặng dư.</P>
2.2.4. Chu chuyển của tư bản thương nghiệp:
<P class=MsoListParagraphCxSpFirst> Chu chuyển của tư bản thương nghiệp là quá trình vận động của tư bản bắt đầu khi nhà tư bản ứng tư bản dưới hình thức tiền tệ cho đến khi tư bản trở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thức ấy. (T - H - T').</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> Số vòng chu chuyển của tư bản thương nghiệp trong 1 năm là do số lần mà sự vận động T - H - T' lặp đi lặp lại trong năm đó. Tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp phụ thuộc vào tốc độ và quy mô của quá trình tái sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Thời gian chu chuyển của tư bản thương nghiệp dài hay ngắn và do đó số vòng chu chuyển trong 1 năm nhiều hay ít là tùy thuộc vào tính chất của từng ngành thương nghiệp. Trong cùng 1 ngành thương nghiệp, tư bản thương nghiệp cá biệt nào chu chuyển nhanh hơn tốc độ chu chuyển trung bình sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch.</P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> </P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> </P>
<P class=MsoListParagraphCxSpMiddle> </P>
<P class=MsoListParagraphCxSpLast> </P>
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top