chuong 5 xac định he so hinh hoc va thong so trong lượng

Chương 5

XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HÌNH HỌC VÀ THÔNG SỐ TRỌNG LƯỢNG CỦA Ô TÔ

5.1. CÁC THÔNG SỐ HÌNH HỌC

Các thông số hình học của ô tô bao gồm các thông số về kích thước cơ bản, các thông số về bán kính bánh xe, các thông số kích thước liên quan đến tính năng cơ động và tính năng quay vòng ô tô.

5.1.1. các thông số kích thước cơ bản

Các thông số kích thước cơ bản (hình 5.1) bao gồm:

-             các kích thước chung (kích thước biên) như chiều dài L, chiều rộng B và chiều cao H của ô tô. Ba kích thước này cho chúng ta hình dung được không gian mà ô tô choán chỗ. Ngoài ra kích thước chiều cao H và chiều rộng B còn có ý nghĩa cơ động, nhất là khi đi qua tuy nen (đường ngầm trong núi), đi qua cầu (cầu thường hoặc cầu chui);

-        chiều dài cơ sở L0 ;

-        khoảng cách đường tâm của bánh trước B01 và các bánh sau B02.

…………………………………………………(trang 74)

Hình 5.1.Sơ đồ các kích thước cơ bản của ô tô.

Để xác định các kích thước nói trên cần phải đặt ô tô trên bề mặt nằm ngang có độ nhấp nhô cục bộ không quá  2 mm.

Tuỳ theo từng kích thước, khi đo có thể dùng các dụng cụ như dây dọi, thước đo chiều dài, dụng cụ đo chiều cao loại quang học hoặc dụng cụ đo chiều cao loại thuỷ lực.

Một số kích thước như chiều dài cơ sở L0, chiều cao của ô tô H, khoảng cách giữa các đường tâm bánh xe B0 chịu ảnh hưởng tải trọng, vì vậy khi đo cần xác định ở trạng thái không chất tải và ở trạng thái chất tải đầy (chất tải đúng định mức).

5.1.2. Các kích thước về bán kính bánh xe.

Bán kính tự do của bánh xe là khoảng cách từ tâm bánh xe đến vòng tròn ngoài cùng của lố khi không có tải trọng tác dụng lên lốp.

Khi đo bán kính tự do của bánh xe cần phải giữ áp suất của lốp đúng với quy định của nhà sản xuất.

Bán kính tự do được xác định nhờ dụng cụ thước cặp hoặc compas loại đặc biệt. Bán kính được đo ở 2 hoặc 3 điểm (cách nhau khoảng 60 đến 900) trên chu vi ngoài cùng của lốp.

Ngoài ra để tránh ảnh hưởng của sự méo lốp (lốp không tròn đêu) người ta còn tiến hành đo chu vi của vòng tròn ngoài cùng của lốp rồi tình ra bán kính tự do của bánh xe. Chu vi của lốp được đo bằng thước dây. sai số về bán kính xác định theo hai phương pháp đo như vậy không vượt quá giới hạn về chính xác của phép đo.

Bán kính tĩnh của bánh xe là khoảng cách từ tâm bánh xe đến mặt tựa khi ô tô đứng yên. bán kính tĩnh được xác định ở trạng thái không tải và đầy tải. bán kính tĩnh được đo bằng thước cặp, thước dây, hoặc dụng cụ đo loại quang học.

Bán kính lăn của bánh xe là bán kính giả định, nó xác định quãng đường mà tâm bánh xe đi được ứng với số vòng quay đã định trước của bánh xe, nói khác đi nó là bán kính của bánh xe giả định mà khi quay không bị trượt với số vòng quay bằng số vòng quay của bánh xe thực tế thì quãng đường đi được của bánh xe giả định này bằng quãng đường đi được của bánh xe thực tế (bánh xe thực tế khi làm việc bao giờ cũng kèm theo sự trượt).

Bán kính lăn rl của bánh xe xác định theo công thức:

rl =  ,                                                                                  (5.1)

trong đó: S – quãng đường mà bánh xe thực tế đã đi qua;

nb – số vòng quay của bánh xe thực tế.

Từ công thức (5.1) thấy rằng muốn xác định bán kính lăn rl cần phải đo quãng đường thực tế S mà bánh xe lăn và số vòng quay nb của bánh xe. Quãng đường thực tế có thể đo bằng thước đo chiều dài hoặc dụng cụ đo quãng đường còn số vòng quay được đo bằng dụng cụ đếm số vòng quay loại điện.

Bán kính lăn được xác định ở trạng thái xe không tải và xe tải đầy ứng với các tốc độ khác nhau. Đối với xe du lịch và xe hành khách thí nghiệm ở các tốc độ 60, 80,100 km/h, còn đối với xe tải thí nghiệm được tiến hành ở tốc độ 40 và 60 km/h.

5.1.3. Các thông số kích thước liên quan đến tính năng cơ động

Tính năng cơ động của ôtô khi chuyển dộng trên đường không bằng phẳng phụ thuộc vào một số kích thước của ôtô đặc biệt là khoảng sáng gầm xe.

Các thông số kích thước liên quan đến tính năng cơ động bao gồm:

-         khoảng sáng gầm xe K;

-         bán kính cơ động dọc 1 và bán kính cơ động ngang 2;

-         góc cơ động trước  và góc cơ động sau .

………………………………………(trang 77)

Hình 5.2. Sơ đồ các thông số hình học liên quan đến tính cơ động của ôtô.

Khoảng sáng gầm xe K là khoảng cách giữa điểm thấp nhất của gầm xe với mặt đường, nó đặc trưng cho độ nhấp nhô lớn nhất của đường mà xe đi qua mà không bị va chạm. Khoảng  sáng gầm xe được xác định khi ô tô chở đầy tải. Tuỳ theo kết cấu của từng loại xe điểm thấp có thể nằm ở các te bánh đà, hoặc ở vỏ hộp số, hoặc ở ccầu trước, hoặc ở cầu sau.

Bán kính cơ động dọc 1là bán kính lớn nhất của mặt hình trụ tiếp tuyến với bánh xe trước và bánh xe sau và đi qua điểm thấp nào đấy của gầm xe trong mặt phẳng dọc (hình 5.2).

Để xác định được bán kính cơ động dọc 1 cần phải vẽ đường bao (đường viên) phần gầm xe trong mặt phẳng dọc ở tỷ lệ 1: 5 hoặc 1: 10 rồi vẽ các vòng tròn tiếp tuyến với hai bánh xe trước và sau và đi qua điểm thấp nhất nào đấy cảu gầm xe. Vòng tròn nào có bán kính lớn nhất thì bán kính ấy sẽ được chọn làm bán kính cơ động dọc 1 của ô tô. Bán  kính cơ động dọc được xác định khi tải đầy.

Bán kính cơ động ngang 2 là bán kính lớn nhất của mặt hình trụ tiếp xúc với mặt trong của lốp xe bên phải và bên trái va đi qua điểm thấp nào đấy của gầm xe trong mặt phẳng ngang (hinh 5.2).

Bán kính cơ động ngang 2 được xác định bằng cách vẽ đường bao phần gầm xe trong mặt phẳng ngang ở tỷ lệ 1:5 hoặc 1:10 rồi vẽ các vòng tròn tiếp xúc với phía trong của bánh xe bên phải và bên trái và đi qua điểm thấp nào đấy của bánh gầm xe. Vòng tròn nào có bán kibhs lớn nhất thì bán kính ấy sẽ được chọn làm bán kính cơ động ngang r2 của ô tô. Bán kính cơ động ngang được xác định khi đầy tải.

Góc cơ động trước  và góc cơ động sau . Góc cơ động trước  là góc nhỏ nhất tạo bởi với phẳng tiếp tuyến với bánh xe trước và đi qua điêmt nhô ra nào đấy của đường bao phía trước của ô tô. Góc cơ động sau  là góc nhỏ nhất tạo bởi mặt đường với mặt phẳng tiếp tuyến với bánh xe sau và đi qua điểm nhô ra nào đấy của đường bao phía sau của ô tô (hình 5.2).

Các góc cơ động trước  và góc cơ động sau b được xác định khi ô tô chở đầy tải nhờ các thước đo góc.

Góc cơ động trước và góc cơ động sau có ý nghĩa quan trọng khi ô tô đi qua cầu phà, đi qua các rãnh, các hố sâu nhằm tránh va quệt đâuf xe hoặc đuôi xe.

Để tham khảo, trên bảng (5.1) trình bày giá trung bình của các thông số hình học liên quan đến tình năng cơ động của ô tô với công thức bánh xe 4 x 2 (xe 4 bánh có 2 bánh chủ động).

Bảng 5.1. Các thông số hình học liên quan đến tính cơ động của ô tô có công thức bánh xe 4 x 2

Ô tô

Khoảng sáng gầm xe, (mm)

Bán kính cơ động dọc, (m)

Góc cơ động, (độ)

Trước a

Sau b

Du lịch

Vận tải

Hành khách

150 – 220

250 – 350

220 – 300

3 – 8

2,5 – 6

4 – 9

20 – 30

40 – 60

10 – 40

15 – 20

25 – 45

6 – 20

Các thông số hình học của ô tô có tính năng cơ động cao có các giá trị cao hơn nhiều so với các giá trị nêu ở bảng 5.1, thí dụ ô tô có tính năng cơ động cao thì góc cơ động có giá trị đến a = b =60…700 còn khoảng sáng gầm xe có thể đến 400 mm hoặc hơn nữa.

5.1.4. Các thông số kích thước liên quan đến tính năng quay vòng.

Các kích thước liên quan đến tính năng quay vòng gồm (hình 5.3):

-         Bán kính quay vòng của bánh xe phía ngoài của cầu trước Rn khi góc quay tay lái cực đại;

-         Bán kính quay vòng của bánh xe trong của cầu sau Rtr khi góc quay tay lái cực đại;

-         Các đoạn m và n (hình 5.3) đặc trưng cho những điểm có quỹ đạo nằm cách xa nhất quỹ đạo của hai bánh xe nói trên khi ô tô quay vòng với góc quay tay lái cực đại

Các kích thước nói trên cho chúng ta xác định được bán kính quay vòng nhỏ nhất của ô tô và xác định được hành lang quay vòng của các bánh xe. Hành lang quay vòng của các bánh xe DR sẽ là hiệu số của hai bán kính Rn và Rtr (DR = Rn - Rtr) . Còn  hành lang quay vòng nói chung của ô tô phải kể thêm các kích thước m và n, nghĩa là hành lang quay vòng nói chung của ô tô DR0 = DR + m + n.

………………………………………….(trang 80)

Hình 5.3. các kích thước liên quan đến tính năng quay vòng của ô tô.

Để  đo được các kích thước Rn, Rtr, m và n cần phải thí nghiệm quay vòng ô tô trên mặt phẳng nằm ngang khi tay lái đánh ở góc quay cực đại. Các vết bánh xe ngoài ở cầu trước và bánh xe trong ở cầu sau cũng như quỹ đạo của các điểm A và B (hình 5.3) của vỏ ô tô để lại trên đường khi quay vòng cho phép ta xác định được các đại lượng Rn­,Rtr, m và n nhờ các dụng cụ đo chiều dài.

Các thông số kích thước nói trên còn có thể xác định bằng cách vẽ ô tô ở trạng thái quay vòng với góc quay cực đại của tay lái theo tỷ lệ 1 : 5 hoặc 1 :10, từ đó có thể xác định các kích thước Rn, Rtr, m và n.

5.2. Các thông số trọng lượng

5.2.1. Các loại trọng lượng của ô tô.

Người ta phân biệt các loại trọng lượng của ô tô như sau:

-         Trọng lượng khô của ô tô;

-         Trọng lượng bản thân của ô tô;

-         Trọng lượng toàn bộ của ô tô.

Trọng lượng khô, trọng lượng bản thân và trọng lượng toàn bộ của ô tô được xác định nhờ bàn cân ô tô.

Trọng lượng khô của ô tô là trọng lượng khi ô tô chưa được cung cấp nhiên liệu, đâu bôi trơn và chưa được trang bị các dụng cụ hoặc thiết bị cần thiết cho sử dụng.

Trong trọng lượng khô của ô tô sẽ không có trọng lượng của nước trong hệ thống làm mát và chất lỏng ở hệ thống sưởi ấm của ô tô, không có trọng lượng nhiên liêu và dầu nhờn để bôi trơn động cơ và các cụm khác, không có trọng lượng dầu trong cường hoá lái, và trong hệ thống nâng hạ thuỷ lực (đối với xe ben), không có trọng lượng của hộp dụng cụ cho người lái và không kể trọng lượng của bánh xe dự trữ.

Trong trọng lượng khô của ô tô có bao gồm trọng lượng dầu ở giảm chấn, dầu phanh, mỡ bôi trơn cơ cấu lái, mỡ bôi trơn moay ơ bánh xe và bôi trơn các khớp truyền động cũng như trọng lượng của dung dịch điện phân ở ắc quy. Trọng lượng khô của ô tô dùng để đánh giá kết cấu của ô tô về mặt sử dụng kim loại cũng như sử dụng các nguyên liệu khác để chế tạo chiếc ô tô đó.

Đối  với trọng lượng khô không cần xác định trọng lượng khô phân bố ra trục trước và trục sau vì nó không có ý nghĩa kỹ thuật.

Trọng lượng bản thân của ô tô là trọng lượng khi ô tô được nạp đầy đủ nhiên liệu, dầu bôi trơn, dầu trong các hệ thống làm việc và được trang bị đầy đủ cho sử dụng nhưng chưa chất tải. Nói tóm lại trọng lượng bản thân của ô tô là trọng lượng của ô tô đã sẵn sàng cho việc sử dụng, còn gọi là trọng lượng ô tô khi không tải.

Phần nạp gồm có nhiên liệu, nước làm mát động cơ và chất lỏng để sưởi ấm vỏ ô tô, dầu nhờn ở các te động cơ và các cụm khác, dầu ở cường hoá lái, dầu ở hệ thống nâng hạ thuỷ lực v.v…

Phần các trang bị khác cho ô tô gồm hộp dụng cụ, bánh xe dự trữ, xích chống trượt bánh xe v.v….

Nhờ bàn cân ô tô sẽ xác định được trọng lượng bản thân của toàn ô tô và trọng lượng của bản thân phân bố ra trục trước và trục sau.

Khi xác định trọng lượng bản thân phân bố ra trục trước (bánh xe ở cầu trước ) hoặc trục sau (bánh xe ở trục sau) thì chỉ đặt các bánh xe ở trục cần xe lên mặt bàn cân còn bánh xe ở trục khác phải nằm ngoài mặt bàn cân.

Trọng lượng toàn bộ của ô tô là trọng lượng khi ô tô được nạp và trang bị đầy đủ ở trạng thái tải đây, nghĩa là trọng lượng toàn bộ của ô tô bằng tổng của trọng lượng bản thân và tải trọng có ích, người ta còn gọi là trọng lượng ô tô khi đầy tải.

Khi xác đinh trọng lượng toàn bộ của ô tô cần phaỉ kể đến trọng lượng của người lái xe và trọng lượng của người phục vụ đi theo xe.

Trọng lượng toàn bộ của ô tô và trọng lượng toàn bộ phân bố ra trục trước và trục sau được xác định nhờ bàn cân ô tô.

Để đảm bảo độ chính xác khi cân thì mặt bàn cân và mặt đường ô tô đi vào hoặc đi ra khỏi bàn cân phải nằm trong một mặt phẳng, điều này có ý nghĩa quan trọng khi xác đinh tải trọng tác dụng lên một trục trước hoặc trục sau, vì lúc đó bánh xe ô tô ở một trục nào đó sẽ nằm trên bàn cân và bánh xe ô tô ở trục khác sẽ nằm trên mặt đường đi vào hoặc đi ra khỏi bàn cân. Khi cân để xác định trọng lượng thì phải tắt động cơ để tránh các rung động ảnh hưởng đến kết quả cân.

Các thông số và kích thước của bàn cân ô tô được trình bày ở bảng 5.2.

Bảng 5.2. Các thông số chính và kích thước của các bàn cân ô tô

Các thông số

Ký hiệu bàn cân

A – 10

A – 25M

A – 25B

A – 50

Lực cân cực đại, kN

Lực cân nhỏ nhất cho phép, kN

Kích thước bàn cân,m:

-         Chiều dài

-         Chiều rộng

100

2

5,5

3

250

5

7,5

3

250

5

12,0

3

500

10

15,0

4

5.2.2. Xác định toạ độ trọng tâm của ô tô

Vị trí của trọng tâm ô tô ảnh hưởng nhiều đến tình ổn định của ô tô khi chuyển động trên đường dốc và nó được đặc trưng bằng ba thông số như sau (hình 5.4) :

a - khoảng cách từ trọng tâm đến trục trước theo phương nằm ngang;

b - khoảng cách từ trọng tâm đến trục sau theo phương nằm ngang;

hg – chiều cao trong tâm, tức khoảng cách từ trọng tâm đến mặt đường.

Sau khi cân ô tô trên bàn cân chúng ta xác định được trọng lượng của ô tô G, và trọng lượng phân ra trục trước G1 cũng như trọng lượng phân ra trục sau G2. Từ đó xác đinh các đại lượng a và b như sau:

…………………………………………….(trang 84)

Hình 5.4. Sơ đồ đặt ô tô ở vị trí nằm nghiên để xác định chiều cao trọng tâm.

a =L và b = L

Trong đó : L – chiều dài cơ sở của ô tô.

Để  xác định chiều cao trọng tâm hg của ô tô người ta dùng  phương pháp cân ô tô ở vị trí nằm nghiêg (hình 5.4). Trên hình (5.4) các bánh trước được đặt trên bệ cao, còn các bánh sau nằm trên bề mặt của bàn cân.

Ô tô nằm nghiêng với mặt phẳng nămg ngang mặt góc a. Bàn cân chỉ trọng lượng của ô tô tác dụng lên trục sau Z2 ở trang thái ô tô nằm nghiêng.

Lập phương trình cân bằng mô men của các lực tác dụng lên ô tô đối với trục của các bánh xe trước ta có:

Z2Lcosa – G (acosa + h0sina) = 0,                      (5.3)

Trong đó : Z2  - trọng lượng tác dụng lwn các bánh xe dặt trên bàn cân (đo được khi thí nghiêm);

h0 – khoảng cách từ trọng tâm đến mặt phẳng đi qua các trục bánh xe (hình 5.4).

Từ phương trình (5.3) ta xác định được chiều cao h0

ho = ( L – a ) cotga                                             (5.4)

Chiều cao trọng tâm hg sẽ bằng:

hg = ho + r = (  L – a ) cotga +r ,                           (5.5)

Trong đó : r – bán kính tĩnh của bánh xe ô tô.

Khi thí nghiệm thì tiến hành đặt ô tô ở vị trí nằm nghiêng với góc a nhỏ hơn 10  150. Sở dĩ hạn chế góc a như vậy là để giảm ảnh hương của sự thay đôie độ võng của hệ thống treo khi ô tô nằm nghiêng so với độ võng khi nằm ngang. Để tăng độ chính xác khi thí nghiệm người ta thường chêm ứng hệ thống treo lại và bơm lốp căng đến mức tối đa.

Thí nghiệm được tiến hành lặp đi lặp lại 3 lần rồi lấy giá trị trung bình.

5.2.3. Áp suất của lốp trên mặt đường

Thông số này có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo vệ mặt đường khỏi bị hư hỏng vì đường chỉ có thể chịu đựng một áp suất nhất định, nếu áp suất của lốp trên mặt đương quá mức cho phép sẽ gây rạn nứt hoặc vỡ bề mặt đường.

Khi thí nghiệm thì ô tô được lắp lốp mới đã qua chạy rà và đảm bảo áp suất quy định trong lốp. Ô tô được đặt trên mặt đường nằm ngang rồi dùng kích để nâng bánh xe tách khỏi mặt đường. Dùng sơn bôi lên bề mặt lốp ở hai vị trí : một ở vị trí mặt lốp ứng với vị trí của van bơm không khí, còn một vị trí khác nằm cách 900 so với vị trí nói trên.

Đặt tờ giấy trắng trên mặt đường ngay dưới bánh xe đã được nâng lên. Sau đó hạ từ từ bánh xe xuống tiếp xúc với mặt đường và bánh xe sẽ để lại vết tiếp xúc trên mặt tờ giấy, tiếp đó dùng kích nâng bánh xe lên và rút tờ giấy ra rồi dùng bút chì khoanh đường viền của diện tích tiếp xúc. Dùng thước đo diện tích để xác định diện tích S của vết tiếp xúc này.

Từ đó có thể xác định áp suất của lốp trên mặt đường q như sau:

q =  ,                                        (5.6)

Trong đó: Gb.x – trọng lượng tác dụng lên bánh xe đang thí nghiệm;

S – diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đường.

Thí nghiệm làm ở hai vị trí đã bôi sơn trên và ở mỗi vị trí tiến hành đo 3 lần rồi lấy giá trị trung bình.

5.2.4. Xác định mô men quán tính của ô tô

Các chi tiết quay của ô tô cũng như toàn bộ ô tô có kết cấu rất phức tạp vì thế mô men quán tính của chúng thường xác không phải bằng tính toán mà bằng con đường thực nghiệm. Trong thực nghiệm thường dùng phương pháp “lắc” hoặc phương pháp dao động xoắn để xác định mô men quán tính.

……………………………………………………..(trang87)

Hình 5.5. sơ đồ thí nghiệm để xác định mô men quán tính phần được treo của ô tô.

Trên hình 5.5 trình bày sơ đồ thí nghiệm để xác định mô men quan tính của khối lượng được treo của ô tô với trục nằm ngang đi qua trọng tâm O của nó. Bánh xe của một trục cùng với hệ thống treo được chêm cứng được đặt trên gối tựa đặc biệt. Bánh xe này được bơm với áp suất cao. Còn các bánh xe ở trục khác với hệ thống treo của nó được thay bằng lò xo 1 có độg cứng thấp (hình 5.5).

Tần số dao động sinh ra khi lắc ô tô quanh trục được ghi bằng dao động ký.

Mô men quán tính J’ của khối lượng được treo của ô tô đôi với trục lắc đi qua O1 được xác định theo biểu thức:

J’ =                                                                 (5.7)

Trong đó : c - độ cứng của lò xo, mà trên lò xo đó phát sinh sự rụng động;

T – chu kỳ của một dao động;

l – khoảng cách từ trục lắc đến đường tâm lò xo 1.

Mô men quán tính J của khối lượng được treo của ô tô đối với trục đi qua trọng tâm của nó được xác định theo biểu thức

J = J’ – m R2                                                           (5.8)

Hay là         J =  - m R2                                 (5.9)

Trong đó: m – trọng khối phần được treo;

R – khoảng cách từ trọng tâm đến trục lắc.

Từ công thức (5.9) chúng ta có thể xác định mô men quán tính J của phần được treo của ô tô đối với trục nằm ngang đi qua trọng tâm của nó khi biết độ cứng c của lò xo, khối lượng m, khoảng cách L và chu kỳ dao động T (chu kỳ dao động có thể xác định qua tần số dao động đo được khi thí nghiêm).

Trên hình 5.6 trình bày phương pháp xác định  mô men quán tính của ô tô trên bệ thử có tấm phẳng lắc (rung) 1.

…………………………………….(trang89)

Hình 5.6. Sơ đồ thí nghiệm để xác định mô men quán tính của ô tô.

Mô men quán tính J0 của ô tô đối với trục nằm ngang đi qua trọng tâm của ô tô được xác định như sau:

Jo =  - M  - Jt.p – mt.p                        (5.10)

Trong đó : T0 – chu kỳ dao động của ô tô cùng với tấm phẳng lắc 1 khi thử (xác định bằng thực nghiệm);

c - độ cứng của lò xo 3 của bệ thử;

l – khoảng cách từ trục lắc đến đường tâm lò xo 3;

M – trọng khối của ô tô;

l0 – khoảng cách từ trục lắc A đến trọng tâm O của ô tô theo phương nằm ngang;

Jt.p – mô men quán tính của tấm phẳng lắc 1 đối với trục nằm ngang đi qua trọng tâm O’ của nó;

mt.p – trọng khối của tấm phẳng lắc;

lt.p – khoảng cách từ trục lắc A đến trọng tâm O’ của tấm phẳng lắc theo phương nằm ngang.

Mô men quán tính J0 của tấm phẳng lắc 1 đối với trục nằm ngang đi qua trọng tâm O’ của nó xác định như sau:

Jt.p =  - mt.p                                    (5.11)

Trong đó : Tt.p – chu kỳ dao động của tấm phẳng lắc 1 khi không có ô tô trên bệ thử (xác định bằng thực nghiệm).

Lắp giá trị Jt.p từ công thức (5.11) vào công thức (5.10) ta có công thức cuối cùng để xác định J0.

Jo = (T - T) – M                                 (5.12)

Như vậy muốn xác định được mô men quán tính của ô tô chúng ta cần đo tần số dao động n0 khi lắc ô tô cùng với tấm phẳng 1 trên bệ thử và đo tần số dao động nt.p khi lắc tấm phẳng 1 mà không có ô tô, từ đó chúng ta có thể xác định chu kỳ T0 và Tt.p như sau:

To =   ;        Tt.p =                                      (5.13)

Biết được các giá trị T0 và Tt.p chúng ta lắp vào công thức (5.12) để xác định mô men quán tính J0 của ô tô.

Để  đảm bảo độ chính xác khi thí nghiệm cần chêm cứng hệ thống treo của ô tô và lốp được bơm với áp suất tối đa. Thí nghiệm được tiến hành 3 lần và lấy giá trị trung bình.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: