chương 5: qlnn trên 1 số lĩnh vực

1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PTR VH.PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA VĂN HÕA DV SỰ PTR KT - XH VN

@@@@@@@    quan diểm của đảng về vh đã dc nêu  rõ trong đị hội đảng thứ 11. với 4 nội dung sau: 

Một là: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội...; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.

Hai là: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

Ba là: Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới.

Bốn là: Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ.

Như vậy, đến Đại hội XI, các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo mục tiêu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được khẳng định.Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng theo quan điểm của Đảng nêu trên là sự kiên định (kế thừa, bổ sung, phát triển) quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng trong hơn nửa thế kỷ qua, đưa quan điểm đó trở thành hiện thực trong đời sống văn hóa của dân tộc sẽ tạo ra sức đề kháng khỏe mạnh trong cơ thể văn hóa Việt Nam.

**** vai trò của vh đối với sự ptr kt-xh:

Tiến tới quan niệm "văn hoá điều tiết sự phát triển”

Qua các lý thuyết về phát triển và hiện đại hoá, chúng ta nhận thức rõ hơn về vai trò nhân tố văn hoá trong phát triển. Ở nước ta, Hội nghị lần thứ 5, khoá VIII của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam về "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc" đã khẳng định vai trò của văn hoá trong phát triển xã hội. Ðó là : Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu đồng thời là động lực của phát triển xã hội. Có thể nói, đây là lần đầu tiên Ðảng Cộng sản Việt Nam đã đặt văn hoá vào vị trí quan trọng đối với sự phát triển xã hội, điều này vừa phản ánh nhận thức của Việt Nam và đồng thời cũng phản ánh nhận thức của thế giới về nhân tố văn hoá trong phát triển, thể hiện qua thập kỷ văn hoá của UNESCO, mà mục tiêu của nó là làm thức tỉnh ý thức nhân loại về nhân tố văn hoá và khuyến nghị các nhà lãnh đạo các quốc gia đưa nhân tố văn hoá vào các chương trình phát triển.

Rõ ràng, sự khẳng định vai trò của văn hoá trong phát triển như trên là khá mạnh mẽ, tuy nhiên cũng không tránh khỏi xu hướng một chiều. Ðiều này cũng dễ hiểu, bởi vì vào các thập kỷ trước, quan điểm của thế giới cũng như của nước ta đều coi văn hoá như là hệ quả của phát triển, là cái "đuôi” của phát triển, thậm chí trong xây dựng các chương trình phát triển, thì văn hoá thường không có trong tư duy của những người hoạch định kế hoạch.

Như mọi người đều rõ, "văn hoá”, “truyền thống”, “bản sắc dân tộc, bản sắc văn hoá” tác động đến xã hội không thuần tuý một chiều là thúc đẩy, tạo động lực, mà có khi lại là nhân tố cản trở, níu kéo, kìm hãm. Thậm chí cùng một nhân tố văn hoá, truyền thống hay bản sắc, nhưng nó có thể tác động đến xã hội theo cả hai chiều hướng khác nhau. Thí dụ, truyền thống cố kết cộng đồng của làng xã, trong điều kiện xã hội hiện đại, một mặt nó là chất kết dính, tạo nên sức mạnh cộng đồng giúp cộng đồng vượt qua một số thử thách trong chống ngoại xâm, khắc phục thiên tai; nhưng mặt khác, nó lại là cản trở trong phát huy sức sáng tạo, bứt phá của cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường...

Chúng tôi đặt nhân tố văn hoá vào vị trí hệ điều tiết sự phát triển xã hội là bao hàm hai khía cạnh: trước nhất, mọi sự phát triển đều chịu sự tác động ở mức độ khác nhau của nhân tố văn hoá; thứ hai, sự tác động đó theo chiều tích cực hay tiêu cực, thậm chí đồng thời cả hai chiều hướng đó.

Nếu nói văn hoá là một hệ điều tiết phát triển, thì cái "màng lọc" của hệ điều tiết đó chính là hệ giá trị của văn hoá. Ðiều đó hàm chứa ý nghĩa là, hệ giá trị không thể tồn tại và phát huy tác dụng nếu nó không tồn tại trong một nền văn hoá cụ thể hay ngược lại, hệ giá trị bao giờ cũng thuộc về một nền văn hoá nào đó. Nói cách khác, văn hoá, bản sắc văn hoá bao giờ cũng thông qua hệ giá trị để điều tiết sự biến đổi của xã hội.

Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá trong môi trường tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể bao giờ cũng tạo nên một hệ giá trị cho mình. Do vậy, nó là kết tinh của mỗi nền văn hoá, thường được biểu hiện, tiềm ẩn trong các biểu tượng và tới lượt nó, hệ giá trị và biểu tượng ấy định hướng, chi phối hoạt động của con người trong mỗi cộng đồng.

Khổng giáo ở Trung Quốc và các quốc gia nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hoá TrungHoa, trong đó có Việt Nam, khuyến khích con người tu dưỡng cá nhân, nhất là tinh thần học tập và chính thông qua học tập là con đường tiến thân của mỗi con người, dù người đó xuất thân từ tầng lớp xã hội nào. Ðó chính là một trong các giá trị của văn hoá Khổng giáo góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của các xã hội kể trên, trong quá khứ cũng như trong xã hội hiện tại.

Trong văn hoá truyền thống Việt Nam, tinh thần cởi mở trong học hỏi, tiếp thu, cải biến văn hoá tiếp thu từ bên ngoài là một giá trị đáng quý, khiến văn hoá, dân tộc Việt Nam có sức sống trường tồn, vượt qua nhiều thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Nó cũng là điểm mạnh, khả dĩ có bù đắp điểm yếu khác, đó là thiếu tư duy lý luận mang tính lập ngôn, lập thuyết. Chính giá trị này đã và đang là sức mạnh giúp chúng ta học tập, đi tắt, đón đầu các trào lưu tiến bộ của nhân loại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

Vai trò điều tiết của văn hoá thông qua hệ giá trị là một tất yếu khách quan, sản phẩm của quá trình lịch sử mỗi dân tộc; tuy nhiên, điều đó không phải là cái bất biến, mà chúng ta, với tư cách là chủ thể xã hội và văn hoá, một khi đã nhận thức được nó, hoàn toàn có thể tác động theo chiều hướng thúc đẩy, khai thác các mặt, các giá trị tích cực, hạn chế các mặt, các giá trị mang tính tiêu cực, nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội.

CAU 2: NỘI DUNG QLNN VỀ VH. PHÂN TÍCH THÁCH THỨC ĐV QLNN VỀ VH a) xd thể chế vh:  thể chế vh là tông hợp các pp và  cách thức thực hiện việc qlnn bao gồm hệ thống các vb quy fam pl do các cơ quan nn có thẩm quyền ql vh ban hành nằm điều chỉnh về các mặt tc và hđộng , chế độ công vị tài chính , nhân sự liên quan đến  hệ thoongs vh , bảo đảm hiệu lực hiệu quả trong qlnn trog lĩnh vực vh của bm nn  thể chế vh gồm: - thể chế về pl, về bm tc, về c sách, đầu tư ngân sách.                                quy hoạch xd hệ thống cơ sở hạ tầng b) xd thiết chế vh: xd thiết chế cho fu hợp vs xu thé của sự ptr của xh . nn ql hệ thống thiết chế bằng hình thức xd các quy chuẩn vs những chuacs năng nhiệm vụ của từng thiết chế các thiết chế:  vh liên quan đến hđ sáng tạo gồm; các cơ quan d vị nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, các hội sáng tác ,các dng sx và kd sp vh.  các thiets chế liên quan đến công tác bảo tàng , thue viện . lưu trữ... ngoài ra còn các trường vh, cơ sở shoatj vh  c)hoạch định và tổ chức thự thi các chính sách vh: fai duawjtreen mối tương qua giữa 3 thành phần chính cung tham gia và chịu trách nhiệm trong việc ban hnahf và thi hành chính sách chủ thẻ qđịnh chính sách : các nhà lãnh đạo và ql ng thực hiện cs: tập thể những ng hoạt động chuyên môn trong lv vh  Đối tượng cs: các lớp công chúng  cũng như tiềm năng  của lĩnh vực vh  d) thanh tra ktr các hđọng vh :  đây là ndung cần thiết cho công tác qlnn ko chỉ riêng dv l.vực vh mà cả các l.vực khác . với chức năng này nn đã điều tiết điều chỉnh các vấn đề vh thông qua đó phất huy những giá trị vh cần gìn giữ , đồng thời cũng phát hiện và ngăn chặn nhũng vấn dề những sự kiện vh gây ác ddooongj xấu. việc sử lý kịp thời những vấ đề tiêu cực nảy sinh trong công taccs qlvh cũng chính là góp phần làm lành mạnh hóa cá hđộng vh, trong đó có hđộng qll Chúng ta đang từng bước hội nhập toàn diện, trong đó có hội nhập văn hóa với khu vực và thế giới, nhưng trong thực tế, thách thức mới đã và đang đặt ra cho chúng ta trong giai đoạn mở cửa hiện nay cách tiếp nhận cũng như việc quản lý lãnh đạo, chỉ đạo công tác này như thế nào? Thách thức thì phải có giải pháp: Các nhà lãnh đạo văn hóa-thông tin phải đi trước một bước, phải có sự tính toán kỹ lưỡng nhằm tháo gỡ và ngăn chặn những nguồn thông tin độc hại đang từng ngày từng giờ xâm nhập vào đất nước ta. Nếu có biện pháp ngăn chặn, chúng ta sẽ tìm ra cách “gạn đục khơi trong”. Việc mở cửa và vận dụng chính sách kinh tế nhiều thành phần là một việc làm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Sự thành công đã được minh chứng bằng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam ngày càng được cải thiện, củng cố và phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua, có lúc, có nơi chúng ta còn buôn Đáng chú ý, thông qua xa lộ thông tin toàn cầu, hằng ngày, hằng giờ có khá nhiều thông tin độc hại bằng tiếng Việt, công khai xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền, quảng bá lối sống sa đọa, tự do buông thả… Mục đích của chúng là làm chuyển hóa nhận thức, suy nghĩ, hành động, đạo đức, lối sống và phong cách sống của thế hệ trẻ - đối tượng thường xuyên có điều kiện tiếp xúc với mạng internet và một số phương tiện truyền thông đại chúng khác. Cùng với quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế, tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự là một thách thức không nhỏ với Việt Nam.

Ngoài thách thức về kinh tế và' xã hội, Việt Nam còn phải đối mặt với thách thức không nhỏ về văn hóa. Thực ra, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, sự lo ngại về khả năng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là mối lo chung của các nước đang phát triển. Một số học giả cho rằng, những luồng văn hóa ngày nay đang bị mất cân bằng, thiên mạnh theo hướng từ những nước giàu tới chuyển sang và gây áp lực đối với những nước nghèo. Người ta cũng nói nhiều đến thứ 'hàng hoá không trọng lượng' với hàm lượng tri thức cao, chứ không phải là hàm lượng vật chất. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành công nghiệp xuất khẩu lớn nhất hiện nay của Mỹ không phải là máy bay hay ôtô, mà là ngành vui chơi giải trí - phim của Hollywood. Ngành này có tổng thu nhập lên tới 30 tỉ USD năm 1997. Nhờ các mạng lưới thông tin đại chúng trên toàn cầu và công nghệ truyền thông qua vệ tinh, những phương tiện thông tin đại chúng có sức bành trướng khắp toàn cầu. Những mạng lưới này đã đưa Hollywood tới tận những làng quê hẻo lánh. 'Sự hiện diện khắp nơi của những nhãn hiệu Nike, Sony đang thiết lập nên những chuẩn mực xã hội mới từ Ðêli đến Vacsava, tới Riađơ Janeira. Những cuộc tấn công dữ dội đó của văn hóa nước ngoài có thể đe doạ tính đa dạng văn hóa, và khiến cho dân chúng lo sợ đánh mất bản sắc văn hóa của mình'. CÂU 3: VAI TRÒ QL NN DV GIÁO DỤC ĐÀO TẠO. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG HƯỚNG PTR GD VÀ DT O VN HNAY QLNN  về giáo dục về tổng thể là đảm bảo trật tự kỉ cương trong các hoạt dộng giáo dục và đào tạo ,để thực hiện mục tiêu nâng cao daan trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài và ptr nhân cách của công dân . VAi trò ql nn vê dg dt trước hết xuất phất từ vai trò quốc sách hàng đầu của dg dt dv sự ptr của qg , sự ql đó tạo ra nhữn tiền đề điều kiện cho sự ptr gd dt : -Làm cho sự phát triển đào tạo đúng hướng đáp ứng mục tiêu chiến lược giáo dục- ĐT trong từng giai đoạn phát triển làm cho tất cả các hoạt động  GV- DT đi vào kỉ cương trật tự Đảm bảo công bằng trong giáo dục đào tạo thông qua hệ thống chính sách về giáo dục đào tạo,tạo cơ hội cho mọi người có điều kiện tham gia vào quá trình GD DT đảm bảo những điều kiện vật chất to lớn cho giáo dục dào tạo phát triển. Nhà nước là người đầu tư và cũng là người đặt hàng lớn nhất cho GD ĐT phương hướng phát triển giáo dục hiện nay  Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý.

- Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

- Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục.

- Rà soát lại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học; chuẩn bị kỹ việc xây dựng và triển khai thực hiện bộ chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả.

- Đổi mới, hiện đại hóa chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, chuyển mạnh mẽ từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu xã hội.

- Tăng cường nguồn lực cho giáo dục. Tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục và đào tạo; ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải; đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và bảo đảm công bằng trong giáo dục.

- Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Nhà nước tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền...

- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế càng cần phải bảo đảm phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, phát huy tối đa nội lực, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới.

- Mở rộng hợp tác đào tạo đa phương gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước.  CÂU 5: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VN HIỆN NAY

Môi trường đất: Có xu thế thoái hoá do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ; khô hạn, sa mạc hoá, ngập úng, lũ; trượt, sạt lở đất; mặn hoá, phèn hoá... dẫn đến nhiều vùng đất bị cắn cỗi, không còn khả năng canh tác và tăng diện tích đất bị hoang mạc hoá.

Môi trường nước: Chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt nhưng vùng hạ lưu phần lớn bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng. Chất lượng nước suy giảm mạnh: nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là một số khu công nghiệp và đô thị có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và ở một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm do khai thác bừa bãi và không đúng kỹ thuật.

Môi trường không khí: Chất lượng không khí ở Việt Nam nói chung còn khá tốt, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi. Thế nhưng vấn đề bụi lại đang trở thành vấn đề cấp bách ở các khu đô thị và các khu công nghiệp. Việc gia tăng các phương tiện giao thông cũng đang gây ô nhiễm không khí ở nhiều nơi. Nồng độ chì, khí CO khá cao, trực tiếp gây hại đến sức khoẻ của những người tham gia giao thông. Nhiều vụ cháy rừng gần đây làm suy giảm chất lượng không khí và gây ra một số hiện tượng thiên nhiên không bình thường khác.

Môi trường đô thị và công nghiệp: Ô nhiễm do hệ thống tiêu nước, thoát nước lạc hậu, xuống cấp nhanh. Năng lực thu gom chất thải rắn còn thấp kém; chất thải nguy hại chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Trong khi đó, bụi, khí thải, tiếng ồn... do hoạt động giao thông vận tải nội thị và mạng lưới cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với hạ tầng kỹ thuật đô thị yếu kém, không theo kịp với sự gia tăng dân số đã làm nảy sinh các vấn đề bất cập về mặt xã hội và vệ sinh môi trường đô thị.

Môi trường lao động, dân số và môi trường: Nhiều khu vực sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp. Dân số Việt Nam thuộc loại đông trên thế giới, gây áp lực rất lớn lên môi trường.

Môi trường nông thôn và miền núi: Với hơn 75% dân số sống ở nông thôn miền núi, song tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh chỉ chiếm 28-30%. Số hộ được cung cấp nước sạch chỉ đạt khoảng 50% do các hủ tục lạc hậu, cách sống thiếu vệ sinh. Nạn chặt phá rừng làm nương rẫy, ô nhiễm môi trường các làng nghề, lạm dụng hoá chất trong canh tác nông nghiệp cũng góp phần làm suy thoái đất canh tác, ô nhiễm nguồn nước và suy giảm đa dạng sinh học.

Rừng và độ che phủ thảm thực vật: Độ che phủ rừng tăng nhưng chất lượng rừng chưa được cải thiện, vẫn tiếp tục bị suy giảm. Rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn bị tàn phá nghiêm trọng.

Đa dạng sinh học: Việt Nam là một trong mười quốc gia có đa dạng sinh học thuộc dạng cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây, đa dạng sinh học nước ta bị suy giảm mạnh do cháy rừng, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, làm thu hẹp nơi cư trú của các giống loài. Nạn khai thác và đánh bắt quá mức, buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm vẫn tiếp diễn...

Môi trường biển ven bờ: Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200km nhưng trong vòng 20 năm qua, diện tích rừng ngập mặn nước ta giảm hơn một nửa. Lũ quét, triều cường, sóng biển dẫn tới sạt lở bờ biển làm cho các loài sinh vật bị mất nơi cư trú, suy giảm mạnh về chủng loại và số lượng.

giải pháp: Có rất nhiều biện pháp bảo vệ môi trường được các quốc gia áp dụng. Nhưng nhìn chung có 5 biện pháp chính:

1. Biện pháp tổ chức-chính trị. Bằng vận động chính trị, vấn đề môi trường sẽ được thể chế hóa thành các chính sách, pháp luật.

2. Biện pháp kinh tế. Biện pháp này chủ yếu dùng các lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường.

3. Biện pháp khoa học- công nghệ. Ứng dụng các biện pháp khoa học công nghệ vào giải quyết những vấn đề môi trường.

4. Biện pháp giáo dục. Giáo dục, vận động ý thức của cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường.

5. Biện pháp pháp lý.  

6) CÂU 6: TRÌNH BÀY QD CỦA ĐẢNG VỀ PTR KH-CN . PHÂN TÍCH NỘI DUNG QLNN VỀ PTR KH-CN Ở VN HIỆN NAY

quan điểm: 

- Phát triển mạnh kh-cn làm động lực đẩy nhanh quá trình CNH_HDH, ptr kt tri thức , góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng hiệu quả , sức cạnh tranh của nền kt , sự ptr nhanh , bền vững của đất nc, tang tỉ lệ đóng góp của những yếu tố  năng suất tổng hợp vào tăng truongr. t, hiện đồng bộ 3 n.vụ chủ yếu nâng cao lăng lực khcn đổi mới cơ chế quản lý , đẩy mạnh ngiên cưu ứng dụng 

- ptr năng lực khcn có trọng tâm trọng điểm, tập trung cho những ngành ,lĩnh vực then chốt , mũi nhọn đảm bảo đồng bộ về cơ sở vật chất , nguồn nhân lực . nn tawngmuwcs đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vu, các sp khoa học , công nghệ trọng điểm quốc gia , đồng thời đẩy mạnh xhh, huy động mọi nguồn lực , đặc bieetj là của các doanh nghiệp cho đầu tư ptr khcn 

- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế ql, tổ chức , hđộng khcn , xem đó là khâu đột phá để thúc đẩy ptr và nâng cao hiệu quả cua kh cn . chuyenr các cơ sở nghiên cứu , ứng dụng sang cơ chế tự chủ , tự chịu trách nhiệm , ptr các khcn , thị trường khcn. đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nn , xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả các chuong trình .,đề tài khoa hocjvasf xh, lấy hiệu quả ứng dụng làm thước đo chủ yếu đánh giá chất lượng công trình ,. thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo , thu hút, trọng dụng , dãi ngộ xứng đáng kh cn 

- Đảy mạnh nghiên cứu ứng dụng ,ptr đòng bộ kh xh , kh tự nhieen , kh kĩ thuật và công nghệ . khoa học xh làm tốt nhiệm vụ tổng kết thực tiễn nghiên cứu lý luận , dự báo xu hướng ptr , cung cấp luận cứ cho việc xd đường lối , chính sách ptr đất nc trong giai đoạn mới. hướng mạnh nghiên cứu , ứng dungjkhcn phục các chương trình , kế hoạch ptr kt , xh đặc biệt trong những ngành , những lĩnh vực then chốt mũi nhọn . Ưu tiên ptr công nghẹ cao đồng thời sử dụng hợp lý công nghệ  sử dụng nhiều lao động . nhanh chóng hình thành 1 số cơ sở nghiên cứu ứng dụng  mạnh , gắn vs các dnghieepj chủ lực , đủ sức tieepd thu cải tiến và sáng tạo công nghệ mới , khuyến khích và hỗ trợ các dng thuộc mọi thành phần kt đổi mới cn

- xd đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học , công nghệ trước hết là công nghệ thông tin , truyền thống công nghệ tự động , nâng cao năng lực nghiên cứu , ứng dụng gắn vs ptr nguồn nhân lưc chất lượng cao

--------- nọi dung qlnn về ptr khcn ở v n

- Xd và chỉ đạo thực hiện chính sách , quy hoạch , kế hoạch , nvuj kh cn 

-ban hành và tổ chức t,hiện các quy fam về kh cn 

tổ chức bm ql 

- tchuc,hướng đấn dăng kí hoạt động của tc kh cn , qux ptr kh cn 

- bảo hộ quyền sở hữ trí tuệ 

- quy định việc đánh giá nghiệm thu , ứng dụng và công bố kq nghiên cứu kh và ptr cn, chức vụ kh. giải thưởng khvà công nghệ ;giải thưởng kh và công nghệ và các hình thức ghi nhận công lao về kh và cn của tc cá nhân 

-Tổ chức ql công tác thẩm dịnh nghiên cứu kh và pt cn

- tổ chức chỉ đạo  cong tác thống kê thông tin kh và cn 

- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kh cn 

- tổ chức hợp tác quốc tế về kh cn 

- tanh tra kiểm tra việc chấp hành pl về kh và cn , giải quyết tranh chấp , khiếu nại tố cáo trong hoạt động kh và công nghệ , xử lý các vi phạm pl về khcn

CÂU 7: SỰ CẦN THIẾT CỦA QL NN VỀ Y TẾ:LIÊN HỆ VN ĐỂ LÀM RÕ NỘI DUNG QLNN VỀ Y TẾ 

vì: ......

nội dung ql: 

- ban hành và thực thi ác văn bản pháp luật

làm cơ sở pháp lý cho các ơ quan quản lý nn ở các cấp ql các hđọng y tế và buộc các cơ quan tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y té và ng dân fai chấp hành

càn hoàn chỉnh hệ thống pl, tuyên truyề phổ biến , hướng dẫn để đua luật khám chữa bệnh vào cs, ban hành luật an toàn thực phẩm

- Xd chiến lược phát triển ngành y là 1 trong những nọi dung quantrongj của công tác qlnn nhằm định hướng cho y tế ptr phù hợp vs mục tiêu chung của ptr kt xh .xd các chiến lược ptr cho từng giai đoan 

-hoạch định chỉ đạo triển khai  các chương trình các chính sách y tế 

hoạch định và triển khai các chuong trình y tế trọng điểm quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết của công tác chăm sóc sức khỏe ndaan( chương trình ohong chống sót rét, chương trình tiêm chủng mở rộng ..)mỗi chương trình đều có mục tiêu giải pháp thực hiện riêng và dụa vào giải pháp chung để triển khai

nn còn bam các chính sách cụ thể ( chính sách quốc gia về thốc , chính sách tà chính y tế..) các chính sách này có vai trò khuyến khích , điiều tiết định hướng cho các h.động y tế ptr

-Dầu tư cho y tế : 

nn cần tăng cương đầu tu hơn nữa về ngân sách bảo vệ sk .thực hiện ngaan sách y t ế theo đàu ng dân và thay đổi các cơ chế  ql ns cho phù hợp , tăng cuongf sự quản lý điều hành của ngành y tế đối với ngân sách y tế 

cùng vs việc tăng cường đầu tư còn phải nang cao hiệu quả  sử dụng các nguồn vốn , làm cho việc sử dụng các nguồn tài chionhs dó đúng mục tiêu , dúng đối tượng và ko bị lạm dụng 

đầu tư cho y tế từ các nguồn : ngân sách nn, nguồn thu từ 1 fan viện phí, nguồn thu từ bhyt,đầu tư các tổ chức qte, các thành phần khác 

- nn thực hiện tchuc bm và đào tạo cbo y tế 

thành lập các cơ quan quản lý nn  vè y tế tư tw đến địa phương 

, đào tạo cán boojj y tế , nâng cao chất luongj cơ sơ vật chất đi kèm vs nâng cao chất lg đào tạo nguonf nhân lực vs các hình thức và nội dung chuong trình đào tạo phù hợp

song song vs đào tạo cán bộ y tế còn hải chú trọng tới y đức , coi đó là phẩm chaats quan trọng ngamg vs chất lượng chuyên môn của cán bộ y tế

- hoạt dộng thanh tra y tế : gồm: thanh tra khám chữa bệnh . điều dưỡng, phục hồi chức năng ,tt dược , tt các h,động vệ sinh, an toàn thực phẩm ., tt công tác ql hành chính, tài chính ở các cơ sở y tế 

CAU 8 : PHÂN TÍCH THỰC TRANG ,ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QLNN VỀ Y TẾ Ở NƯỚC TA 

về môi trường : Theo thống kê của Cục Môi Trường Việt Nam năm 2004 về chất thải nguy hại mỗi năm nước ta thải ra ngoài môi trường 10946 tấn/năm, riêng tại TP HCM mỗi năm thải ra môi trường chiếm tới 42% tổng lượng thải của cả nước.Theo đánh giá của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có tới 20% dến 25% là chất thải y tế nguy hại, trong đó có khoảng 15% là chất thải lâm sàng có khả năng gây lây nhiễm và truyền bệnh cao như : kim tiêm, dao mổ, các mô bênh, bông băng dính máu bệnh…

Tuy nhiên, xét theo nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân thì nguồn nhân lực ngành Y tế của  hiện nay, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ, dược sĩ đại học, các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực điều trị (nhất là ở tuyến huyện) đang ở tình trạng thiếu hụt. Điều này tạo nên một sức ép lớn đối với cả thầy thuốc và người bệnh. Theo quy định chuyên môn, một bác sĩ chỉ có thể khám tối đa từ 30-40 bệnh nhân/ngày, nhưng thực tế, hiện nay, con số này là từ 90-100 bệnh nhân. Sự “quá tải” đó đã tạo nên áp lực công việc đối với bác sĩ và nỗi bức xúc đối với người bệnh.

Về phía con người

- Thiếu về số lượng của toàn bộ hệ thống đặc biệt là CBQL tuyến cơ sở 

- Sự thiếu số lượng dẫn đến yếu về chất lượng chung, nhất là ở tuyến cơ sở, tuyến tỉnh (dự phòng và điều trị) và cả ngay tại SYT

- Đến việc chưa trao quyền thực sự cho CBQL, hạn chế năng lực của người quản lý từ đó kìm hãm sự phát triển của một cơ quan hành chính Nhà nước. 

- Tư tưởng “nể trên, bọc dưới” đã hằn sâu trong tư tưởng của những nhà lãnh đạo; điều này đã ảnh hưởng ít nhiều trong việc ra quyết định hay xử lý công việc của người cán bộ quản lý.

Về cơ sở vật chất

- Thiếu và xuống cấp của cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhưng CBQL không được đào tạo, cập nhật.

 Về  tài chính

- Thiếu nguồn tài chính, chưa được tự chủ 

- Chính sách bồi dưởng đặt thù cho công tác viên tuyến cơ sở 

- Lương  và các chế độ chính sách theo

 Về cơ chế chính sách

- Các chính sách Nhà nước thường xuyên thay đổi, không nhất quán giữa các cấp đã tạo nên những trở ngại không nhỏ trong công tác quản lý hành chính 

- Họp hành quá nhiều tạo thêm áp lực thời gian cho người lãnh đạo trong việc giải quyết các vấn đề còn tồn động tại cơ quan sở tại.

Kiến nghị những nhóm giải pháp nhằm cải thiện thực trạng này ngay trước mắt và lâu dài cho đội ngũ CBQL của  ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Về nhân sự

- Giải pháp trước mắt cho tình trạng thiếu hụt lực lượng nhân viên y tế ở tuyến cơ sở là thu hút nhân sự về sau đó đào tạo tại chỗ  

- Ngoài ra mình cần có những chính sách ưu đãi đối với những nhân viên làm việc lâu năm 

- Về lâu dài để có được một đội ngũ nhân viên y tế giỏi chuyên môn và những nhà lãnh đạo vững chuyên môn thì cần có một kế hoạch đào tạo dài hạn và ổn định

- Về giải pháp đào tạo bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn cũng như năng lực quản lý nên tổ chức liên tục.

- Chọn lựa cán bộ nguồn cần phải có một qui hoạch cụ thể, lâu dài và xác đáng

- Riêng đối với cán bộ quản lý cần được đào tạo đúng chuẩn cũng như phải được thường xuyên đánh giá chất lượng.

- CBQL cần được trao những quyền hạn thực sự để có thể đưa ra các giải pháp mang tính chất quyết định công việc quản lý.

Về cơ sở vật chất

- Cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ không chỉ tạo điều kiện cho nhân viên y tế hoạt động tốt hơn

 Về tài chính

- Đảm bảo đời sống vật chất cho nhân viên là một trong những giải pháp không những chỉ giữ chân lực lượng nhân viên y tế hiện tại mà còn là một chiến lược nhằm thu hút nguồn lực cán bộ trẻ năng động, sáng tạo về phục vụ ngành y tế tỉnh nhà.

- Riêng đối với kinh phí hoạt động ở tuyến xã vẫn còn phụ thuộc, không tương xứng với hoạt động.

 Về cơ chế chính sách

- Trong việc tuyền nhân sự cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính. 

- Cần có những qui chế, tiêu chuẩn trong mọi công tác quản lý từ việc bố trí nhân sự đến việc phân bổ nguồn kinh phí hoạt động. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hưng#oan