Chương 5: Các thiết bị hiển thị và thiết bị để ghi và lưu trũ
Chương 5: Các thiết bị hiển thị bản đồ số sang dạng hình ảnh và thiết bị để ghi và lưu trũ bản đồ số
I, Các thiết bị hiển thị bản đồ số sang dạng hình ảnh
1. Màn hình của máy tính
- Độ phân giải của màn hình
- Màu sắc
- Card đồ họa
- Lưu ý: đối với thiết kế và thành lập bản đồ, để đảm bảo màu sắc chuẩn ng ta thường dùng loại màn hình ống chiều Catốt, không nên sử dụng màn hình lcd.
2. Máy in (plotter)
Có 2 loại:
- Máy vẽ nét: chỉ có khả năng vẽ các yếu tố đg nét trên bản đồ với số màu mực tối đa là 6 màu, thông thường là 4 màu. Nhưng nó có nhược điểm là ko tô ko vẽ được các yếu tố nền màu bản đồ, nên sau khi bản vẽ được hoàn thành ng ta hay dùng màu nước hay chì màu để tô lên diện tích nền bản đồ cần tô.
- Máy in phun màu: dùng để in ra các bản đồ màu có ý nghĩa tương tự như bản gốc biên vẽ hay bản gốc tác giả trong công nghệ truyền thống. Chính vì thế bản đồ được in ra trên máy in phun được gọi là bản đồ tương đồng (tương tự). Căn cứ vào bản vẽ được in ra để kiểm tra chất lượng của quá trình tự động hóa thành lập bản đồ.
*, Lưu ý: khi in phun kiểm tra cần in đúng theo tỉ lệ của bản đồ cần thành lập.
Trên máy in phun các màu được tạo ra là dựa trên sự tổng hợp màu của 4 màu cơ bản. Màu chưa được thât, chưa được chuẩn, chỉ có tính chất để tham khảo, chính vì thế trong quá trình tiếp theo ng ta phải tiến hành chế khuôn in tách màu và tiến hành in thử trên máy in offset.
3. Máy chiếu (projector)
Ưu điểm của máy chiếu là đơn giản, dễ sử dụng, không tốn nguyên vật liệu, có thể nhìn tổng quan hình ảnh bản đồ. Nhưng có nhược điểm là không cho ta hình ảnh màu trung thực của bản đồ.
Máy chiếu này thường được dùng để trình chiếu bản đồ trong các cuộc hội thảo, buổi báo cáo nghiệm thu, báo cáo nhanh, gọn, cũng không yêu cầu chất lượng đồ họa bản đồ cao.
II. Các thiết bị ghi và lưu trữ bản đồ số
1. Băng từ
Có cấu tạo tương tự băng video
Nhược điểm:
- Khi muốn xem phải tua băng đến vị trí ta cần xem
- Các đĩa từ sau một thời gian bị lão hóa nhanh. Với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm ở vn băng hay bị mốc, điều kiện bảo quản khó khăn.
2. Đĩa từ
Là đĩa polyme có phủ một lớp từ lên trên
Có ưu điểm là nhỏ gọn nên thường được thiết kế đi kèm với phần cứng của máy tính. Nhưng có nhược điểm là sau một thời gian sẽ bị mốc, lão hóa, dung lượng bộ nhớ tương đối nhỏ.
3. Đĩa quang (cd-rom)
Được ghi và lưu trữ các thông tin bản đồ theo nguyên tắc dùng các tia laze chiếu lên một lớp màng nhựa mỏng phủ lên lớp nhựa thông thông thường
- Ưu điểm: có dung lượng tương đối lớn và có khả năng lưu trữ nhiều bản đồ trên một đĩa
- nhược điểm: do cấu tạo đĩa được sản xuất bằng lớp phủ vật liệu khác nhau nên chất lượng ghi và lưu trữ các đĩa khác nhau. Hơn nữa khi đọc đĩa quang thì phải có ổ đĩa chuyên dụng.
4. usb
Đây gọi là một ổ cứng di động với khả năng lưu trữ thông tin tương đối tốt, khoảng vài Gb và ngày càng phát triển khả năng lưu trữ hơn nữa. Nhưng có nhược điểm là khả năng lây nhiễm virus vào ổ cứng từ máy này sang máy khác cao.
Giới thiệu một số phần mềm đồ họa trong thiết kế thành lập bản đồ :
1. Các phương pháp thành lập bản đồ:
- Tiến hành đo đạc trực tiếp ngoài thực địa (ngoại nghiệp)
- Từ nguồn tư liệu ảnh viễn thám
- Trong phòng
Trên thực tế phần mềm đồ họa được thiết kế và làm ra phục vụ cho nhiều đối tượng, nhiều mục đích khác nhau. Do đó khi lựa chọn các phần mềm đồ họa cho các công tác thành lập bản đồ thì ta phải lựa chọn dựa vào đặc điểm của phương pháp thành lập bản đồ (3 pp thành lập bản đồ phụ thuộc vào nguồn tư liệu bd khác nhau).
Phần mềm đồ họa có rất nhiều, và tính năng tác dụng của các phần mềm đó khác nhau. Lựa chọn phần mềm tùy theo mục đích thành lập bản độ, phụ thuộc vào thói quen và sự hiểu biết về phần mềm đồ họa.
Căn cứ vào quy trình thành lập bd (hay kỹ thuật thành lập bd) một bd bao giờ cũng phải có:
+ Cơ sở toán học
+ Trình bày nội dung
+ Trình bày bd
- Thiết kế cơ sở toán học cho bản đồ: tỷ lệ bản đồ, kích thước bản đồ (tọa độ của 4 góc khung bản đồ). Đó là lưới chiếu bd (phải xđ phép chiếu bd) => kq phải tạo ra lưới chiếu bd.
- Khả năng lập csth cho bd: bddh (y/c độ chính xác), sử dụng csth của bản đồ tài liệu, trên thực tế một số bản đồ chỉ hiện chỉnh bđ, trong một số trường hợp ng ta yêu cầu nắn chuyển thay đổi cơ sở toán học, bắt buộc phải sd phần mềm đồ họa có chức năng biến chuyển.
- Khả năng thể hiện nội dung bản đồ:
+ Nối các điểm (pp ngoại nghiệp)
+ Đọc đoán ảnh => Xác định ra nội dung bản đồ
+ Toến hành vector hóa, các file tạo theo nội dung.
- Khả năng trình bày bd hình thành bd mới:
+ Thư viện ký hiệu:
+ Tô màu: tô bằng những màu sắc khác nhau tương ứng với mỗi phần mềm đồ họa lại sẽ có những bảng màu đặc trưng. Muốn cho màu tương thích với máy in thì lấy bảng màu của máy in lưu vào phần mềm đồ họa đang sử dụng để thiết kế ra bảng màu cần thiết kế.
+ Đặt tỉ lệ, kích thước bản đồ cần in
+ Đặt thứ tự lớp in
=> bd số: mỗi bd số có cấu trúc dữ liệu khác nhau được quy định bởi phần mềm đồ họa thiết kế lên bd số đó.
Chuẩn dữ liệu của bd số được quy định bởi các phần mềm đồ họa được sử dụng.
Lưu ý: khi sử dụng bd số (dữ liệu bd số) được thành lập trên phần mềm đồ họa nào và phần mềm đang dùng có tương thích ko? Nếu ko tương thích ta phải có một bước chuyển đổi CSDL.
2. Các phần mềm đồ họa thường dùng trong tktlbd
- Với bản đồ địa chính: sử dụng phần mềm famis
- Bản đồ địa hình: là loại bản đồ được tiêu chuẩn hóa: cơ sở toán học phải được thiết kế trên vn-2000, bddh phải được làm trên phần mềm microstation, nội dung được chia làm 7 nhóm.
- Các bd chuyên đề: có thể thành lập trên nhiều phần mềm đồ họa khác nhau, nhưng thông thường được thành lập trên mapinfo: có thể thiết kế các biểu đồ tự động, yếu tố thuộc tính của nội dung bản đồ trên bd chuyên đề đa dạng hơn so với bd địa hình, có chức năng hỏi đáp, thông tin được thể hiện ra qua các trường dữ liệu. mapinfo là một phần mềm GIS.
- Trong thiết kế đồ họa thường dùng AutoCad, corel, freehand, photoshop.
- Để in bản đồ có các tranh ảnh minh họa thì ta phải chuyển nó về phần mềm corel, freehand.
- Trong một số trường hợp, khi xử lý các tư liệu ảnh bd ng ta phải sử dụng đến photoshop.
- Nhóm phần mềm đồ họa quản lý (GIS):
+ arc info
+ arc view: dùng để quản lý
+ arc GIS: tích hợp các chức năng
Ba phần mềm trên đều có thể thiết kế thành lập bản đồ. Có chức năng tra cứu hỏi đáp thông tin ở dạng biểu bảng hay hình ảnh bản đồ, khả năng phân tích và tích hợp thông tin để làm ra các bd dẫn xuất.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top