CHUONG 4 QTMT

CHUONG 4 QTCL MT KK VI KHI HAU VA TIENG ON

4.1 XAC DINH MUC TIEU DOI TUONG PHAM VI QUAN TRAC

Mục tiêu (1): KK xung quanh: Đánh giá hiện trạng chất lượng không khí xung quanh tại khu vực; Xác định chất lượng không khí liên quan đến sức khỏe cộng đồng, xã hội và các ảnh hưởng môi trường. Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn cho phép; Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí xung quanh theo thời gian/không gian; Cung cấp những thông tin cơ bản để giúp cho việc lập kế hoạch tổng thể về kiểm soát ô nhiễm môi trường, hay vấn đề qui hoạch phát triển vùng công nghiệp. Cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí xung quanh; Xác định ảnh hưởng của các nguồn phát thải riêng biệt hay nhóm các nguồn tới chất lượng môi trường không khí địa phương. Nghiên cứu về sự phân bố nguồn thải hay các cơ chế phản ứng của các chất gây ô nhiễm không khí và sự phát tán. Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường khu vực, địa phương. Mục tiêu (2): KK khu vực sản xuất: ? (chính) Tuân thủ các tiêu chuẩn An toàn và bệnh nghề nghiệp Khí thải: Xác định nồng độ các chất ô nhiễm phát thải cũng như thải lượng. Để tăng năng xuất của quá trình sản xuất. Kiểm toán. Cung cấp số liệu để vận hành các trạm xử lý khí thải. Xác định sự tuân thủ tiêu chuẩn. Cung cấp số liệu để đánh thuế khí thải.

Đối tượng: Khí không khí xung quanh: Không khí khu vực sản xuất: Khí thải:

Phạm vi: Không khí xung quanh: Khu vực, thế giới Toàn quốc, địa phương Khu vực bị tác động của một hay nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội Không khí khu vực sản xuất: trong phạm vi một cơ sở sản xuất Khí thải: Nguồn tập trung: đường ống phát thải của một cơ sở Nguồn không tập trung:

4.2 LUA CHON THONG SO VA TCMT LIEN QUAN

Lựa chọn thông số (1): Không khí xung quanh: Muốn xác định được chính xác các thông số cần phải tiến hành khảo sát hiện trường. Xem xét vị trí quan trắc là khu dân cư, khu sản xuất, loại hình sản xuất, hay các vị trí phát thải, nguồn thải từ đó để chọn lựa các thông số đặc trưng và đại diện cho vị trí quan trắc. Các thông số thường được lựa chọn để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh nói chung thường là: SO2, NO2, CO, CO2, O3, Bụi SPM (PM10), Pb...và các thông sô vi khí hậu, khí tượng kèm theo. Quan trắc tác động của nguồn ô nhiễm: cần định tính chất ô nhiễm (phân tích nguồn ô nhiễm) Lựa chọn thông số (2): Không khí khu vực sản xuất: Muốn xác định được chính xác các thông số cần phải tiến hành bước khảo sát hiện trường, khảo sát và thu thập thông tin về khu sản xuất (KCN), loại hình sản xuất (một cơ sở) để chọn lựa các thông số đặc trưng. Phân tích quy trình sản xuất và nguyên nhiên liệu tiêu thụ để định tính chất ô nhiễm. Ví dụ: Trong cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu: CO, CO2, Clo tự do, H2S, NH3, tác nhân lạnh, độ ẩm, nhiệt độ, tiếng ồn, tốc độ gió, độ chiếu sáng. Cơ sở mạ điện: hơi a xít, hơi kiềm, hơi dung môi hữu cơ, kim loại mạ, độ ẩm, nhiệt độ, tiếng ồn, tốc độ gió, độ chiếu sáng. Lựa chọn thông số (3): Khí thải: Muốn xác định được chính xác các thông số cần phải tiến hành bước khảo sát hiện trường, khảo sát và thu thập thông tin về khu sản xuất (KCN), loại hình sản xuất (một cơ sở) để chọn lựa các thông số đặc trưng. Phân tích quy trình sản xuất và nguyên nhiên liệu tiêu thụ để định tính chất ô nhiễm. Ví dụ: Khí thải lò hơi: T, áp suất, độ ẩm, lưu lượng, CO, CO2, SOx, NOx, bụi. Khí thải lò đốt chất thải: T, áp suất, độ ẩm, lưu lượng, CO, CO2, SOx, NOx, bụi, kim loại (Pb, Cd, As, Hg, Zn), Clo, Dioxin, Furan,.... Khí thải từ ống xả phân xưởng sơn: hơi dung môi hữu cơ (xylen, toluen, benzen), bụi, kim loại,... TCMT liên quan: Không khí xung quanh Không khí khu vực sản xuất Tiêu chuẩn phát thải: tính đến khu vực (nông thôn - miền núi, đô thị, KCN,...) và đến công nghệ.

4.3 XAC DINH VI TRI THOI GIAN TAN SUAT QT

Vị trí (1): Điểm nền: là điểm quan trắc được lựa chọn để đánh giá trạng thái các thành phần môi trường đặc trưng cho một phạm vi nhất định mà ở đó sự tác động của con người là nhỏ nhất. Điểm tác động: là điểm quan trắc các nguồn xả chất thải hoặc là các nguồn gây tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế - xã hội hay cơ sở sản xuất có thể làm ô nhiễm hoặc thay đổi chất lượng môi trường trong khu vực. Điểm chịu tác động: là điểm quan trắc các thành phần môi trường đang chịu tác động do các hoạt động kinh tế - xã hội gây ra, có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Xác định vị trí các điểm lấy mẫu không khí cần lưu ý: Tuỳ thuộc vào yêu cầu đối tượng của chương trình quan trắc như cần đánh giá tác động của các chất ô nhiễm từ nguồn thải đến khu vực dân cư hoặc trường học, bệnh viện, ... Vị trí (2): Vị trí từ nguồn phát thải đến điểm đo phải tính toán sao cho nồng độ chất ô nhiễm là lớn nhất. Địa hình nơi quan trắc phải thuận tiện, thông thoáng và đại diện cho khu vực cần quan tâm, khuyến cáo tại những nơi có địa hình phức tạp vị trí quan trắc được xác định chủ yếu theo các điều kiện phát tán cục bộ. Chú ý đến điều kiện thời tiết: hướng gió, tốc độ gió, bức xạ mặt trời , độ ẩm. Cần tiến hành khảo sát trước khi lựa chọn vị trí quan trắc.

Vị trí (3): lấy mẫu phát thải Vị trí (4): lấy mẫu phát thải Vị trí (5): lấy mẫu phát thải Vị trí (6): lấy mẫu phát thải Tiết diện là hình chử nhật, cần tính đường kính tương đương: Dtđ = 4 x (diện tích tiết diện/chu vi)

THOI GIAN TAN SUAT Tần xuất và thời gian: Việc chọn tần suất quan trắc phải dựa trên điều kiện kinh tế, kỹ thuật cụ thể. Nếu tăng tần suất quan trắc thì giá trị của bộ số liệu quan trắc thu được sẽ tăng lên và tất nhiên chi phí cho quan trắc cũng tăng lên. Trên thực tế tùy theo từng địa phương mà ta có thể chọn tần suất quan trắc 4 lần/ năm theo bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) hoặc 2 lần/năm theo hai mùa (mùa mưa và mùa khô). Tất nhiên tại những nơi mà chất lượng môi trường không khí có diễn biến phức tạp và điều kiện kinh phí cho phép thì có thể tăng tần suất quan trắc lên 4 lần/ năm. Hiện nay mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia quan trắc với tần xuất 6 lần/năm. Việc chọn thời điểm tiến hành lấy mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thông số cần quan trắc, tình hình hoạt động của các nguồn thải bên trong và lân cận khu vực quan trắc, yếu tố khí tượng. Trong điều kiện có thể, nên chọn thời điểm thuận lợi cho việc quan trắc ví dụ như vào ban ngày trong những ngày không có mưa. Đối với ngồn phát thải:? Tần xuất và thời gian: Bên cạnh tần suất và thời điểm quan trắc thì một yếu tố rất quan trọng là xác định thời gian lấy mẫu cần thiết. Khoảng thời gian này có thể dao động từ 30 phút đến một ngày, thậm chí vài tuần phụ thuộc vào các yếu tố như: Mục tiêu quan trắc; Thông số cần quan trắc; Dạng lấy mẫu được sử dụng là chủ động hay bị động; Độ nhạy cảm của phương pháp phân tích được sử dụng sau khi lấy mẫu. Việc chọn thời điểm tiến hành lấy mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thông số cần quan trắc, tình hình hoạt động của các nguồn thải bên trong và lân cận khu vực quan trắc, yếu tố khí tượng. Trong điều kiện có thể, nên chọn thời điểm thuận lợi cho việc quan trắc ví dụ như vào ban ngày trong những ngày không có mưa. TRANG THIET BI VA PHUONG PHAP LAY MAU Trang thiết bị và phương pháp lấy mẫu (1): Tại vị trí lấy mẫu, tiến hành đo các thông số vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió). Ngoài ra có thể dùng các thiết bị đo nhanh để đo nồng độ một số chỉ tiêu ô nhiễm cơ bản trong không khí như: Bụi, CO, SO2, NO2 ... tuy nhiên mức độ tin cậy của phương pháp đo nhanh đối với việc quan trắc môi trường không khí xung quanh là không cao. Thông thường các thiết bị lẫy mẫu không khí đều có bơm hút, việc hiệu chuẩn bơm hút này rất quan trọng. SO DO: Đầu hút>Bộ lọc bụi và giá đỡ>Bình hấp thụ> Bộ lọc bảo vệ> Bơm lấy mẫu>Đồng hồ đo khí hoặc bộ điều chỉnh dòng khí Trang thiết bị và phương pháp lấy mẫu (3): Lẫu mẫu bụi lắng khô: Đặt các khay hứng mẫu bằng nhôm hoặc thủy tinh có phủ một lớp vazơlin trên giá ở độ cao cách mặt đất 1,5m. Điểm lấy mẫu được bố trí ở nơi trống, thoáng gió từ mọi phía, khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu với các vật cản (nhà cao tầng, cây cao...) phải đảm bảo sao cho góc tạo thành giữa đỉnh của vật cản với điểm đo và mặt nằm ngang không lớn hơn 300. Thời gian hứng một mẫu bụi lắng khô ở khu công nghiệp, dân cư tập trung không ít hơn 24giờ, nhưng không quá 7 ngày. Sau thời gian lấy mẫu cần thiết, đậy nắp khay và cho vào túi PE, xếp vào hộp bảo quản. Ghi số hiệu khay, thời điểm thu mẫu vào biên bản lấy mẫu hoặc sổ theo dõi mẫu, đưa mẫu về phòng thí ngiệm để xử lý.

Trang thiết bị và phương pháp lấy mẫu (4): Lẫu mẫu bụi TSP: Mẫu không khí được lấy ở độ cao từ 1,5 m đến 3,5 m cách mặt đất tùy theo mức độ che chắn xung quanh vị trí lấy mẫu mà xác định độ cao lấy mẫu phù hợp. Điểm lẫy mẫu được bố trí ở nơi trống, thoáng gió từ mọi phía, đảm bảo đại diện cho khu vực quan tâm; số lượng điểm đo, phân bố các điểm trong khu vực đo cũng như chương trình đo được xác định theo những yêu cầu cụ thể. Dùng panh gắp phin lọc lắp vào đầu lấy mẫu, hệ thống đầu lấy mẫu - lưu lượng kế phải đảm bảo kín. Dụng cụ lấy mẫu được lắp ráp theo trình tự : Đầu lấy mẫu - lưu lượng kế - bơm hút. Ghi địa điểm, thời gian lấy mẫu, số hiệu phin lọc vào biên bản lấy mẫu. Bật máy, đồng thời xác định thời điểm bắt đầu lấy mẫu. Sau thời gian lấy mẫu cần thiết, tắt máy rồi dùng panh gắp phin lọc vào bao giấy, để vào hộp bảo quản vận chuyển về phòng thí nghiệm để xử lý. Lấy mẫu bụi PM10: Thao tác tương tự như lấy mẫu bụi TSP, thời gian lấy mẫu bụi PM10 là 24 giờ. Trang thiết bị và phương pháp lấy mẫu (5): Lấy mẫu SO2, NO2: Điểm lẫy mẫu được bố trí ở nơi trống, thoáng gió từ mọi phía, đảm bảo đại diện cho khu vực quan tâm. Cho 10ml dung dịch hấp thụ vào ống hấp thụ (trường hợp dùng 2 ống hấp thụ mắc nối tiếp nhau thì san đều cho mỗi ống). Sắp xếp ống nối sao cho không có chỗ gấp khúc gây trở lực. Độ dài tổng của ống nối giữa đầu hút khí và bình hấp thụ nên càng ngắn càng tốt và trong mọi trường hợp phải nhỏ hơn 6m. Kiểm tra độ kín của tất cả các mối nối giữa các bộ phận của thiết bị.Chọn thời gian lấy mẫu là 30 phút hoặc 60 phút và lưu lượng thể tích vào khoảng 0,5 - 1 lít /phút. Bật máy và xác định thời điểm lấy mẫu. Lấy mẫu CO: Dùng xi lanh hút khí tại vị trí cần lấy mẫu, bơm đầy khí vào trong túi Polyetylen. Xả hết khí trong túi ra với mục đích đuổi hết lượng khí còn sót lại trong túi. Trong khoảng thời gian lấy mẫu (30phút), dùng xi lanh hút khí tại vị trí lấy mẫu bơm đầy túi Polyetylen. Mang túi về phòng thí nghiệm (trong quá trình vận chuyển về phòng thí nghiệm phải cẩn thận, không để vỡ túi và hạn chế rò rỉ khí ra ngoài). Trang thiết bị và phương pháp lấy mẫu (6): Lấy mẫu chì (trên pha bụi trong không khí): Thao tác lấy mẫu tương tự như lấy mẫu bụi TSP, có thể dùng phin lọc có thể ở dạng màng hoặc dạng sợi thủy tinh.Bụi thu góp trên phin lọc sau khi lấy mẫu được phân hủy bằng axít. Lượng chì có trên phin lọc được hòa tan và dung dịch mẫu được phân tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. BAO QUAN VA LUU GIU MAU

Bảo quản và lưu giữ mẫu (1): Mẫu thường bị biến đổi ở những mức độ khác nhau do các tác động lý, hóa và sinh vật học xảy ra trong thời gian lấy mẫu đến khi phân tích. Để có thể hạn chế tối đa các biến đổi này cần phải có các biện pháp xử lý và bảo quản mẫu thích hợp. Trong mọi trường hợp, phương pháp lưu giữ mẫu phải phù hợp với kỹ thuật phân tích tiếp sau, và phân tích càng sớm càng tốt bởi ngay trong thời gian bảo quản mẫu cũng có thể bị biến đổi. Tác dụng của bức xạ mặt trời và oxy của không khí có ảnh hưởng rất lớn đến các mẫu khí phân tích. Đối với các mẫu lấy bằng phương pháp hấp thụ (SO2, NO2, NH3, H2S...), lấy mẫu xong rót mẫu vào lọ thuỷ tinh có nút nhám hoặc ống nghiệm có nút chắc chắn, đặt trong giá đỡ xếp, chèn cẩn thận vào thùng bảo quản lạnh vận chuyển sớm về phòng thí nghiệm, nếu chưa kịp phân tích thì phải đặt trong ngăn mát của tủ lạnh (phải phân tích ngay trong vòng 24 giờ). Đối với mẫu CO, túi Polyetylen đựng mẫu cần được sắp xếp gọn gàng, hạn chế chèn ép nhau hoặc bị các vật khác đè lên nhằm chánh bị vỡ và hạn chế rò rỉ. Mẫu bụi được cho vào bao kép, đóng nắp bao cẩn thận rồi xếp vào hộp kín và bảo quản ở điều kiện thường. Bảo quản và lưu giữ mẫu (1): Mẫu phải được dán nhãn (ký hiệu) rõ ràng, chắc chắn để tránh thất lạc, nhầm lẫn. Bảo quản mẫu theo đúng phương pháp. Khi vận chuyển các mẫu phải được để trên các giá đỡ, chèn kỹ và xếp vào hộp bảo quản để tránh đổ vỡ. 4.5 PHAN TICH MAU KHONG KHI Phân tích bụi lắng: Quy trình quan trắc bụi lắng dựa trên TCVN 5948 : 1995 - Phương pháp xác định lượng bụi lắng ở bên ngoài các xí nghiệp công nghiệp. Nguyên tắc: Dựa trên việc cân dụng cụ hứng mẫu có phủ chất bắt dính trước và sau khi lấy mẫu để xác định nhanh lượng bụi lắng trong thời gian không mưa. Phân tích bụi TSP: Quy trình quan trắc bụi TSP dựa trên TCVN 5067 : 1995 - Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi. Nguyên tắc: Cân lượng bụi trên phin lọc sau khi lọc xong một thể tích không khí xác định. Kết quả hàm lượng bụi trong không khí được biểu thị bằng mg/m3. Phân tích bụi PM10: Quy trình quan trắc bụi PM10 tương tự đối với quy trình quan trắc TSP, chỉ khác nhau ở chỗ thiết bị dùng để lấy mẫu bụi PM10 hoạt động trên nguyên tắc dựa vào quán tính để tách bụi thành các phân đoạn có kích thước mong muốn trước khi dòng khí bụi đi vào vật liệu lọc. Thời gian lấy mẫu 24 giờ.

Phân tích khí SO2: Dùng để xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit trong không khí xung quanh từ 20 g/m3 đến 500 g/m3 bằng phương pháp đo phổ quang kế (550nm), thường được biết đến như là phương pháp Tetraclorua thủy ngân (TCM)/ pararosanilin. Thời gian lấy mẫu thử là 30-60 phút. Phân tích khí NO2: Dùng để xác định nồng độ khối lượng của nitơ dioxit trong không khí xung quanh trong khoảng từ 0,01 đến 20 mg/m3m3 bằng phương pháp đo phổ quang kế . Thời gian lấy mẫu từ 30 phút đến 2 giờ. Phân tích khí CO: Nguyên tắc: Khí cacbon oxyt tác dụng với Paladi clorua tạo thành Paladi kim loại. Thuốc thử Folinxiocanto màu vàng phản ứng với paladi, thuốc thử sẽ bị khử chuyển thành màu xanh. Dựa vào phản ứng trên, phân tích CO bằng phương pháp so màu ở bước sóng 770nm. Phân tích chì (trên pha bụi trong không khí): Nguyên tắc: Bụi được thu góp trên phin lọc được phân hủy bằng axít. Mọi lượng chì có trên phin lọc được hòa tan và dung dịch mẫu được phân tích bằng các phương pháp như cực phổ, AAS, ICP BAN CHAT NGUON THAI Bản chất nguồn thải (1): Tính đại diện của việc xác định nồng độ khí ô nhiễm trong ống xả phụ thuộc vào: Sự không đồng nhất của luồng khí như sự biến đổi nồng độ, nhiệt độ, tốc độ qua đường ống gây ra bởi hơi ẩm hoặc sự phân tầng của khí; Sự rò khí hoặc sự thâm nhập của không khí bên ngoài và các phản ứng liên tục của các chất khí trong ống khói; Sai số ngẫu nhiên do bản chất giới hạn của mẫu và quy trình lấy mẫu đã chọn để thu được mẫu đại diện. Tính đại diện của mẫu khó đạt được là do: Bản chất của nguồn (ví dụ: chu kỳ, liên tục hoặc gián đoạn); Nồng độ khí cần xác định (quá lớn hoặc quá nhỏ ngưỡng phát hiện của phương pháp quan trắc); Kích cỡ của nguồn thải; Cấu tạo của hệ thống đường ống ở đó mẫu được lấy ra. Một số nguồn có thể biến đổi trong quá trình (biến đổi theo chu kỳ) và do đó, phép lấy mẫu theo thời gian đều có thể không đại diện cho nồng độ trung bình nếu không lấy mẫu cho toàn bộ chu kỳ biến đổi. Bản chất nguồn thải (2): Trước khi tiến hành bất kỳ phép lấy mẫu nào cũng cần phải tìm hiểu những đặc tính vận hành của quá trình mà từ quy trình đó sự phát thải được lấy mẫu và xác định. Các đặc tính vận hành này bao gồm những điểm sau, nhưng không nhất thiết bị giới hạn ở những điểm này: Đặc tính vận hành của quá trình (chu kỳ, liên tục hoặc gián đoạn); Tốc độ nạp và thành phần nguyên liệu đưa vào quy trình; Tỷ lệ và thành phần nhiên liệu; Nhiệt độ và áp suất khi hoạt động bình thường; Hiệu suất vận hành và hiệu suất loại hơi nước của các thiết bị kiểm soát ô nhiễm; Cấu tạo đường ống nơi được lấy mẫu khí liên quan đến sự phân tầng của khí; Lưu lượng dòng khí; Thành phần khí dự kiến và các chất cản trở có thể. PHUONG PHAP LAY MAU Phương pháp lấy mẫu (1): Phương pháp đo tự động (Phương pháp đo nhanh): Nguyên tắc: Lấy mẫu khí đại diện cho nồng độ trung bình ở trong đường ống hoặc ống khói được thực hiện bằng cả phương pháp hút và phương pháp trực tiếp. Phương pháp hút: một mẫu đại diện của khí được lấy từ bên trong đường ống bằng một đầu dò lấy mẫu và được chuyển đến máy phân tích qua hệ thống ổn định khí mẫu và đường ống dẫn mẫu. Trên quá trình mẫu chuyển đến máy phân tích, các khí được ổn định để loại sol khí, bụi và các chất cản trở khác. Phương pháp hút

Phương pháp lấy mẫu (1): Phương pháp đo tự động (Phương pháp đo nhanh): Phương pháp trực tiếp: Phương pháp đo trực tiếp hay phương pháp đo ngang đường ống là dùng một thiết bị quang học đặt trực tiếp vào ống thải. Nó gồm 2 bộ phận: một bộ phận phát bức xạ và một bộ phận thu bức xạ, tia bức xạ sau khi đã đi qua dòng khí thải trong đường ống sẽ được ghi lại và biến đổi thành nồng độ. Những giá trị từ máy phân tích được ghi lại và/hoặc được lưu giữ trên thiết bị điều khiển hoặc lưu trữ. Phương pháp trực tiếp

Phương pháp lấy mẫu (1): Nguyên tắc: Một mẫu đại diện của khí được lấy từ bên trong đường ống bằng một đầu dò lấy mẫu, và được chuyển đến bộ phận thu mẫu qua hệ thống ổn định khí mẫu và đường ống dẫn mẫu. Trên quá trình mẫu chuyển đến bộ phận thu mẫu, các khí được ổn định để loại sol khí, bụi và các chất cản trở khác. Hệ thống thu mẫu có thể là: hệ thống hấp phụ, hấp thụ, ngưng tụ hoặc lấy mẫu khí vào dụng cụ chứa. Quy trình kỹ thuật quan trắc: Thông thường, các khí ô nhiễm được lấy mẫu bằng cách hút một mẫu khí qua hệ dãy ống nghiệm chứa dung dịch hấp thụ chọn lọc, sau khi lấy mẫu dung dịch hấp thụ được bảo quản, vận chuyển về PTN và tiến hành phân tích. Phương pháp này thường được dùng để xác định một số khí ô nhiễm như: SO2, NOx, hơi axit, hơi kiềm, hơi kim loại .... Mức độ đại diện của mẫu cho nguồn thải phụ thuộc vào: Tính đồng đều của tốc độ khí trong mặt phẳng lấy mẫu; Nồng độ khí cần xác định.; Độ ẩm của khí ống khói; Sự xâm nhập của không khí.... Phương pháp lấy mẫu (2): Mẫu khí được hút ra và đưa vào bộ phận thu mẫu. Về nguyên tắc, bộ phận thu mẫu gồm: Đầu dò lấy mẫu; Một bộ tách bụi, đặt ở trước hệ thống ống hấp thụ; Hệ thống ống hấp thụ (impinger); Hệ thống bơm hút; Hệ thống đo lưu lượng khí; có thiết bị loại hơi ẩm. Còn khi lấy mẫu bằng phương pháp hấp phụ hoặc ngưng tụ thì ta chỉ cần thay ống hấp thụ bằng ống hấp phụ hoặc thiết bị ngưng tụ khí. Quy trình kỹ thuật quan trắc và phân tích bụi (1): dựa theo TCVN 5977-1995 Nguyên tắc: Một đầu lấy mẫu dạng thon được đặt trong ống dẫn; hướng vào dòng khí đang chuyển động, và mẫu khí được lấy mẫu một cách đẳng tốc trong một khoảng thời gian đã định. Vì có sự phân bố không đồng đều của bụi ở trong ống dẫn nên cần lấy nhiều mẫu ở nhiều điểm đã chọn trên thiết diện ống dẫn. Bụi trong mẫu khí được tách ra bằng một cái lọc, sau đó được làm khô và cân. Phương pháp lấy mẫu (3): Quy trình kỹ thuật quan trắc và phân tích bụi (2): dựa theo TCVN 5977-1995 Nồng độ bụi được tính từ lượng cân bụi và thể tích mẫu khí. Lưu lượng của bụi được tính từ nồng độ bụi và tốc độ thể tích của khí trong ống dẫn. Quy trình quan trắc: Một mẫu đại diện được hút ra từ nguồn. Mức độ đại diện của mẫu cho dòng khí phụ thuộc vào: Tính đồng đều của tốc độ khí trong mặt phẳng lấy mẫu; Số lượng đủ các điểm lấy mẫu trong mặt phẳng lấy mẫu; Lấy mẫu đẳng tốc. Thông thường, khi được lấy mẫu ở nhiều điểm trên mặt phẳng lấy mẫu tuỳ theo diện tích của mặt phẳng này. Mặt phẳng lấy mẫu thường được chia thành nhiều diện tích bằng nhau và mẫu được hút ở trung tâm của các diện tích đó. Phương pháp lấy mẫu (4): Quy trình kỹ thuật quan trắc và phân tích bụi (3): dựa theo TCVN 5977-1995 Để xác định nồng độ bụi trong mặt phẳng lấy mẫu, đầu lấy mẫu được di chuyển từ điểm lấy mẫu này sang điểm lấy mẫu khác và lấy mẫu. Mẫu được đưa vào máy lấy mẫu. Về nguyên tắc, máy lấy mẫu gồm: Một cần lấy mẫu có đầu lấy mẫu dạng thon; Một bộ tách bụi, đặt ở trong hoặc ngoài ống dẫn; Một hệ thống đo lưu lượng khí, đặt ở trong hoặc ngoài ống dẫn; Một hệ thống bơm hút. Bộ tách bụi và/ hoặc hệ thống đo lưu lượng khí có thể được đặt ở trong hay ở ngoài ống dẫn. Phương pháp lấy mẫu (7): Lấy mẫu và phân tích hàm lượng các chất ô nhiễm trong khí thải (2): Phân tích NO2 (2): Nguyên tắc: Nitơ oxit trong mẫu khí được hấp thụ vào dung dịch hydro peroxyt kiềm (1,2 mol/l NaOH/ 0,6% H2O2) khi có mặt ion đồng (Cu2+) để nitơ oxit bị oxi hoá thành ion nitrit. Ở những nồng độ trên, ion nitrat không sinh ra trong dung dịch hấp thụ. Hydro peroxyt trong dung dịch hấp thụ cản trở việc tạo mầu. Do đó, hydro peroxyt được phân huỷ bằng xúc tác của Cu2+ khi đun nóng dung dịch 30 phút trên bếp cách thuỷ ở 80oC. Nồng độ nitrit được xác định bằng cách dùng máy trắc quang đo độ hấp thụ của dung dịch tạo mầu từ phản ứng của sunfanilamit với naphtyletylendiamin (NEDA) ở bước sóng 545 nm. Phương pháp lấy mẫu (8): Lấy mẫu và phân tích hàm lượng các chất ô nhiễm trong khí thải (3): Phân tích NO2 (3): Nguyên tắc: Nồng độ khối lượng của nitơ dioxit thu được bằng cách so sánh độ hấp thụ được với đường chuẩn được chuẩn bị từ dung dịch tiêu chuẩn natri nitrit tinh khiết. Phân tích SO2 (2): Phương pháp này dựa theo TCVN 5975-1995, tiêu chuẩn này quy định phương pháp hydro poroxyt/bari perclorat/thorin để xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit phát ra từ các nguồn cháy và từ các quá trình kỹ thuật với lượng không đáng kể của lưu huỳnh trioxit và axit sunfuric. Phương pháp này áp dụng cho nồng độ lưu huỳnh dioxit tối thiểu là 30 mg/m3 với khoảng thời gian lấy mẫu thông thường là 30 phút. Phương pháp lấy mẫu (8): Lấy mẫu và phân tích hàm lượng các chất ô nhiễm trong khí thải (3): Phân tích SO2 (2): Nguyên tắc: Sự hấp thụ lưu huỳnh dioxit có trong mẫu khí thải khi đi qua dung dịch hydro peroxyt trong một khoảng thời gian nhất định, kết quả tạo thành dung dịch axit sunfuric. Điều chỉnh độ pH của dung dịch mẫu đạt tới 3,5 bằng dung dịch natri hydroxit hoặc dung dịch axit perocloric. Xác định nồng độ khối lượng các ion sunfat có trong dung dịch mẫu đã xử lý bằng cách chuẩn độ với dung dịch bari perclorat khi dùng Thorin làm chất chỉ thị và tính toán nồng độ khối lượng lưu huỳnh dioxit. 4.7 XU LY SO LIEU Lưu giữ trong file máy tính. Địa điểm lấy mẫu: Tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường); Tọa độ địa lý; Loại thành phần môi trường Thông tin về mẫu: Điểm lấy mẫu; Ngày và thời gian lấy mẫu; Thành phần môi trường lấy mẫu (môi trường khí); Phương pháp lấy mẫu, thiết bị lấy mẫu; Phương pháp bảo quản mẫu; Những xử lý ban đầu khác ở hiện trường; Tên người lấy mẫu. Các kết quả đo: Nội dung thực hiện phép đo; Phương pháp phân tích; Các kết quả đo thực tế ; Chỉ dẫn về độ tin cậy của kết quả. Các giá trị nhầm lẫn; Tần suất lấy mẫu thay đổi trong chu kỳ ghi chép; Các quan trắc bội trong một chu kỳ lấy mẫu; Độ không đảm bảo trong các thủ đo; Cỡ mẫu nhỏ; Các giá trị không phù hợp với mô hình chung của một tập hợp số liệu (các giá trị ngoại lai); Làm tròn số liệu đo; Số liệu nằm tại hay dưới giới hạn phát hiện. Phân tích số liệu nhằm chuyển số liệu thô về dạng thông tin. 4.9 PHAN TICH DU LIEU VA LAP BAO CAO KET QUA QT IV.9. Phân tích dữ liệu và lập báo cáo kết quả QT Mục tiêu cuối cùng của một chương trình quan trắc là chuyển thông tin đã thu nhập được tới người sử dụng thông tin. Có nhiều phương pháp khác nhau để trình bày các số liệu thu được như: trình bày dưới dạng các bảng số liệu, số liệu đo được xử lý thống kê, có thể được thể hiện dưới dạng đồ thị, thông tin được trình bày có tính địa lý hoặc dưới dạng thông tin tổng hợp... Phân tích kết quả quan trắc: So sánh với tiêu chuẩn, Phân tích theo không gian và thời gian (liên hệ với điều kiện tự nhiên, tình trạng sử dụng đất, quá trình phát triển kinh tế - xã hội như công nghiệp, giao thông đô thị, xây dựng, sinh hoạt,...), Phân tích liên hệ với các quá trình tự nhiên như cháy rừng, gió mùa, Phân tích và liên hệ với quy trình sản xuất (công suất hoạt động so với thiết kế), hệ thống xử lý khí thải. Xét trên quan điểm chất lượng, yêu cầu của một báo cáo quan trắc tùy thuộc vào mục đích quan trắc (quan trắc nền, quan trắc để thanh tra, quan trắc để lấy số liệu làm ĐTM, quan trắc định kỳ làm ISO, ...) tuy nhiên nó cũng phải bao gồm các yêu cầu cơ bản: mục tiêu của chương trình quan trắc, mô tả đặc điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực quan trắc, mô tả chương trình quan trắc (vị trí, thông số, tầng xuất và thời gian lựa chọn; nguồn lực nhân lực, trang thiết bị và tài chính; phương pháp quan trắc và phân tích; chương trình QA/QC áp dụng,...); kết quả thực hiện, phân tích kết quả; kết luận; phụ lục.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top