chương 3 triết

---------------câu 10(3đ)------------------Trình bày khái niệm:Lực lượng SX,quan hệ SX,quy luật về sự phù hợp của quan hệ Sx với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng Sx?

1- Lực lượng sản xuất: biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất bao gồm: Tư liệu sản xuất và người lao động. (0.25đ)

2 - Quan hệ sản xuất: biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm :

+ Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất,

+ Quan hệ trong tổ chức, quản lý, phân công lao động

+ Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. (0.25đ)

3 Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

* Tính chất của lực lượng sản xuất

+ Công cụ lao động thủ công, chỉ cần một người sử dụng động và sản xuất như cái cày, cái cuốc, con dao…..mà sản xuất được thì lực lượng sản xuất đó có tính cá nhân.(0.25)

+ Nếu công cụ lao động là những dây chuyền máy móc cần nhiều người lao động mỗi người làm một công đoạn thì lực lượng sản xuất đó có tính xã hội.(0.25)

* Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển của khoa học công nghệ, công cụ lao động, phân công lao động và người lao động. Có trình độlực lượng sản xuất thủ công, cơ khí hóa và tự động hóa.(0.25)

* LLSX quyết định QHSX

+ LLSX như thế nào thì QHSX như thế ấy, LLSX là nội dung còn QHSX là hình thức của phương thức sản xuất. (0.25đ)

+ Tính chất và trình độ của LLSX như thế nào thì nó đòi hỏi QHSX phải như thế ấy để đảm bảo sự phù hợp. (0.25đ)

+ Khi LLSX đã thay đổi về tính chất và trình độ thì QHSX cũng phải thay đổi theo cho phù hợp( 0.25đ)

+ Khi LLSX cũ mất đi, LLSX mới ra đời thì QHSX cũ cũng mất đi và QHSX mới phải ra đời để bảo đảm sự phù hợp (0.25đ)

* QHSX tác động trở lại LLSX

+ Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX nó thúc đẩy LLSX phát triển, ngược lại nếu QHSX không phù hợp thì nó kìm hãm, thậm chí phá vỡ LLSX (0.25đ)

+ QHSX được gọi là phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX khi nó tạo ra những tiền đề, những điều kiện cho các yếu tố( Công cụ lao động, đối tượng lao động, Người lao động) của LLSX kết hợp với nhau một cách hài hòa để sản xuất phát triển và đưa lại năng suất lao động cao. (0.25đ)

+ Sự phù hợp giữa QHSX và LLSX không phải chỉ thực hiện một lần là xong mà phải là một quá trình(0.25đ)

-------------------------câu 11----------------Trình bày định nghĩa đấu tranh giai cấp?nội dung đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội?Liên hệ nội dung đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay?

(3đ) 1 * Định nghĩa đấu tranh giai cấp

V.I. Lênin định nghĩa: "Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thêu hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản".(1đ)

2 * Nội dung: Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng vì nó giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong xã hội là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất(0.25đ)

Đấu tranh chính trị là hình thức cao của đấu tranh giai cấp. Trong xã hội tư bản, đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản diễn ra ngay từ khi nó mới ra đời và phát triển từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác đến mục tiêu giành chính quyền.(0.25đ)

Đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã là giai cấp giữ chính quyền và dùng chính quyền làm công cụ tổ chức, xây dựng CNXH.(0.25đ)

Trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay cơ cấu, nội dung, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. (0.25đ)

3 * Nội dung đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta hiện nay: Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nghèo đói kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công, đấu tranh ngăn chặn để khắc phục những hành động tiêu cực sai trái, làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng CNXH .(Đại hội IX) (0.5đ)

--------------------câu 12 (2d)-----------gia đình là gì?Trình bày đặc điểm của gia đình xã hội chủ nghĩa?Liên hệ bản thân?

1 * Gia đình là một cộng đồng xã hội đặc biệt gắn bó những con người với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi sản xuất ra của cải vật chất và sản sinh ra con người.(0.5đ)

2 * Đặc điểm của gia đình XHCN.

- Là kiểu gia đình một vợ, một chồng hiện đại xây dựng trên cơ sở tình yêu chứ không phải sự môn đăng hộ đối về địa vị xã hội và tài sản. (0.25đ)

- Ngoài hai chức năng của gia đình nói chung, gia đình mới XHCN đặc biệt quan tâm đến những vấn đề như: (0.25)

+ Một là: Làm cho gia đình trở thành môi trường tốt để nuôI dạy thế hệ trẻ nhằm cung cấp cho xã hội những công dân tốt, những người lao động có đức, trí, thể, mỹ phát triển cao. (0.25đ)

+ Hai là: Gia đình tổ chức tốt đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho mọi thành viên. (0,25d)

3 * Liên hệ bản thân:

- Hiện nay học tập và rèn luyện….

- Sau này xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc(0.5đ)

----------------câu 13(2đ)----------------Hàng hóa là gì?Hai thuộc tính của hàng hóa?so sánh sự khác nhau giữa hàng hóa với hàng hóa sức lao động?

1 - Hàng hoá là sản phẩm do kết quả lao động của con người và có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán. (0.25đ)

- Hàng hoá có hai thuộc tính:

+ Giá trị sử dụng: Là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. (0.25đ)

+ Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá (0.25đ)

2 * Hàng hóa sức lao động và thuộc tính của nó

Sức lao động là năng lực lao động toàn bộ thể lực và trí lực của người lao động, nó tồn tại trong bản thân người lao động và được người đó đem ra sử dụng trong quá trình lao động. 0.25

- Hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động (0.25đ)

+ Giá trị của hàng hoá sức lao động được tính bằng tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho đời sống hàng ngày của người lao động và gia đình họ cùng những chi phí đào tạo để họ trở thành người lao động.(0.25đ)

+ Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là công dụng của nó. Nó cũng nhằm thoả mãn nhu cầu của người mua để sử dụng vào quá trình lao động.(0.25đ)

3 * So sánh sự khác nhau

Hàng hoá sức lao động khác hàng hoá thông thường ở chỗ khi sử dụng nó sẽ có khả năng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó chính là nguồn gốc của giá trị thăng dư.(0.25đ)

---------------câu 14(3đ)--------------------Trình bày những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta(đã đc thông qua ở đại hội VII và đại hội X của đảng)

1 * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) của Đảng đã thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH" (Cương lĩnh 1991). CNXH mà nhân dân ta xây dựng là xã hội có sáu đặc trưng cơ bản: (0.5đ)

- Do nhân dân lao động làm chủ(0.25đ)

- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất (0.25đ)

- Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

- Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.(0.25đ)

- Các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.(0.25đ)

2 * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006) đã tổng kết 20 năm đổi mới, bổ sung Cương lĩnh năm 1991, xây dựng CNXH gồm 8 đặc trưng0.25đ)

- Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh,

- Do nhân dân lao động làm chủ

- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLS0.25đ)

- Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. (0.25đ)

- Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột bất công, có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. (0.25đ)

- Các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.(0.25đ)

- Có nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng *** .(0.25đ)

------câu15(2d)------------Trình bày cơ sở hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Vn?Những biểu hiện nổi bật của truyền thống đó?Ngày nay thanh niên Vn phải làm j để phát huy truyền thống đó?

1 * Cơ sở hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

- Các điều kiện kinh tế chính trị và văn hoá xã hội và sự hình thành dân tộc là cơ sở bồi đắp nên truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam (0.25đ)

- Quá trình xây dựng các chế độ chính trị, chống ngoại xâm và khắc phục những trở ngại của thiên nhiên đã tác động sâu sắc đến sự hình thành tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất khuất niềm tự tôn dân tộc. (0.5đ)

- Nước ta bao gồm nhiều vùng địa lý với những đặc điểm lịch sử cụ thể tạo nên những vùng địa văn hoá khác nha, góp phần làm đa dạng văn hoá Việt Nam (0.25đ)

2 * Biểu hiện nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam:

- Truyền thống lao động cần cù và sáng tạo.

- Truyền thống đoàn kết nhân nghĩa (0.25đ)

- Truyền thống độc lập tự chủ, tự cường

- Truyền thống đánh giặc giữ nước. (0.25đ)

3 * Liên hệ: Học tập và rèn luyện phát huy truyền thống dân tộc…(0.5đ)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: