CHUONG 3 QTMT

CHUONG III: QUAN TRAC MOI TRUONG NUOC MAT VA NUOC THAI

3.1 XAC DINH MUC TIEU , DOI TUONG , PHAM VI QUAN TRAC

Mục tiêu (1): Đối với nước mặt: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực/địa phương. Để xác định sự phù hợp của nguồn nước vào các mục đích sử dụng khác nhau. Để đánh giá tác động của việc sử dụng đất tới chất lượng nguồn nước. Để nghiên cứu tác động của việc xả nước thải hoặc các sự cố chảy tràn vào nguồn nước. Đánh giá diễn biến chất lượng nước theo thời gian. Cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường khu vực/địa phương.

Đối với nước thải: Xác định nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng nước thải cũng như thải lượng. Để tăng năng xuất của quá trình sản xuất. Cung cấp số liệu để vận hành các trạm xử lý nước thải Xác định sự tuân thủ tiêu chuẩn. Cung cấp số liệu để đánh thuế nước thải.

Đối tượng: Đối với nước mặt: sông, suối, hồ (ao). Đối với nước thải: nước thải sinh hoạt; sản xuất công nghiệp,nông nghiệp, dịch vụ,... Phạm vi: Đối với nước mặt: Phạm vi quan trắc phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, nguồn lực, thời gian nghiên cứu, loại nguồn nước, và tính phức tạp của dự án quan trắc. Hồ, suối, sông, lưu vực sông Đối với nước thải: ?

3.2 LUA CHON THONG SO QT VA CAC TIEU CHUAN MOI TRUONG LIEN QUAN

Lựa chọn thông số QT: Thông số QT nước thải: Lưu lượng, Thông số vật lý: t, TDS, độ dẫn, độ đục, SS, độ màu Thông số hóa học: COD, BOD, Cl-, F-, dinh dưỡng (NH4+, NO3-, tổng N, PO43-, tổng P), kim loại (Fe, Ni, Zn, Cu, Pb, Cd, As, Hg, Cr, ...), clo dư, TBVTV, dầu mỡ (khoáng, động thực vật), pH Thông số sinh học: E.coli, coliform, ... Thông số QT phụ thuộc vào quy trình sản xuất và nguyên nhiên liệu tiêu thụ: xác định các thông số quan trắc đối với nước thải cơ sở mạ điện Ni - Cr, nước thải của khách sạn, cơ sở dệt nhuộm, cơ sở sản xuất bia.... Gợi ý: phân tích quy trình sản xuất kèm theo dòng thải, định tính dòng thải, xác định thông số. Ví dụ: đối với cơ sở mạ điện Ni - Cr: SO DO ...

Đối với nước mặt: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thông số quan trắc: Mục tiêu của chương trình quan trắc, Loại nguồn nước, Mục đích sử dụng, Nguồn ô nhiễm (nguồn tiếp nhận nước thải), Chi phí phân tích và sự phức tạp. Ví dụ điển hình: BANG SO LIEU ... TCMT liên quan: TCMT nước mặt: TCCL nước mặt 5942-1995, Chất lượng nước - chất lượng nước dùng cho thủy lợi TCVN 6773-2000, Chất lượng nước - chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh TCVN 6774-2000 TCMT nước thải: Nước thải CN - TC thải TCVN 5945-2005, Chất lượng nước - nước thải sinh hoạt TCVN 6772-2000, Chất lượng nước - nước thải CN thải vào vực nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt TCVN 6980-2001, Chất lượng nước - nước thải CN thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt TCVN 6981-2001, Chất lượng nước - TC nước thải CN thải vào vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước TCVN 6982-2001, Chất lượng nước - TC nước thải CN thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước TCVN 6983-2001, ...

Lựa chọn điểm lấy mẫu: xem phần những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí và tiêu chí lựa chọn vị trí. Nước mặt: Điểm nền là điểm quan trắc được lựa chọn để đánh giá trạng thái các thành phần môi trường đặc trưng cho một phạm vi nhất định mà ở đó sự tác động của con người là nhỏ nhất. Điểm tác động là điểm quan trắc các nguồn xả chất thải hoặc là các nguồn gây tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế - xã hội hay cơ sở sản xuất có thể làm ô nhiễm hoặc thay đổi chất lượng môi trường trong khu vực. Điểm tác động có thể là cống xả nước thải của khu công nghiệp và dân cư. Điểm chịu tác động là điểm quan trắc các thành phần môi trường đang chịu tác động do các hoạt động kinh tế - xã hội gây ra, có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.

Nước mặt: Đối với điểm chịu tác động của môi trường nước mặt: Vị trí các điểm lấy mẫu nước (bao gồm nước sông, suối, nước hồ, ao và nước thải) cần chọn ổn định và phải đại diện được cho môi trường nước mặt ở nơi quan trắc, được xác định dựa vào khả năng tự làm sạch của thuỷ vực. Đối với sông, suối, kênh, rạch chảy qua thành phố và khu công nghiệp thì tối thiểu phải quan trắc tại hai điểm: điểm đầu nguồn nước chảy vào thành phố và điểm cuối nguồn nước chảy ra khỏi thành phố. Đối với nước hồ, ao: tùy theo hồ, ao nhỏ hay to mà lấy mẫu ở 1 đến  3 vị trí. Các điểm quan trắc này phải đại diện cho trạng thái trung bình của hồ ao, tức là chúng không ở gần các miệng cống nước xả vào hồ, ao, cũng như không gần các miệng cống thoát nước của hồ ao. Thiết kế chương trình quan trắc chất lượng nước cần phải cân nhắc đến: Sự phân bố các chất ô nhiễm trong các môi trường khác nhau (nước/trầm tích, các vùng giáp ranh ...). Các yếu tố liên quan đến sự phân bố, pha loãng trong khu vực quan trắc như tốc độ, lưu lượng dòng chảy, lưu vực, thời tiết, sự phân bố đồng nhất các chất cần xác định...

THOI GIAN VA TAN SUAT QT MAU

Thời gian và tần xuất quan trắc: Nước mặt: Tần suất lấy mẫu là số mẫu cần phải lấy trong một chu kỳ nhất định. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của công tác quản lý môi trường, đặc điểm nguồn nước,... mà xây dựng tần suất lấy mẫu thích hợp. Thiết kế tần suất lấy mẫu phải dựa trên quan điểm thống kê và yêu cầu của mục tiêu quan trắc. Khi có những thay đổi theo chu kỳ hay thường xuyên, cần thiết kế khoảng thời gian đủ ngắn giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp để phát hiện được những thay đổi.

Thời gian và tần xuất quan trắc: Nước mặt: Nếu tần suất đo 1 tháng 1 lần thì đối với mỗi địa điểm quan trắc cần đo vào 1-2 ngày xác định trong mỗi tháng. Nếu 2 tháng đo 1 lần thì đối với mỗi địa điểm quan trắc cần đo vào 1-2 ngày xác định trong các tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11. Nếu quan trắc theo quý thì đối với mỗi địa điểm quan trắc cần đo đạc vào 1-2 ngày xác định trong các tháng 2, 5, 8, 11 hàng năm. Quan trắc vào các ngày không mưa, nếu các ngày đã xác định trên bị mưa thì sẽ tiến hành quan trắc vào các ngày tiếp theo, sau ngày mưa tối thiểu là một ngày. Số lần lấy mẫu nước mặt là 2 lần: một lần vào buổi sáng từ 8 -12 giờ, một lần vào buổi chiều từ 14 -17 giờ.

Thời gian và tần xuất quan trắc: Nước thải: Hoạt động sản xuất ổn định. Thời gian quan trắc tối thiểu: 1 ca sản xuất, để có số liệu chính xác cần quan trắc 3 ca sản xuất liên tục. Tần xuất quan trắc: phụ thuộc vào mùa khí hậu, vào lịch trình sản xuất trong năm, thông thường 4 lần trong năm.

Thời gian và tần xuất quan trắc: Nước thải:Thời gian và tần xuất quan trắc: Quan trắc nước mặt và nước thải tự động

3.4 TRANG THIET BI VA PHUONG PHAP LAY MAU XU LY VA BAO QUAN MAU NUOC Trang thiết bị: Nước mặt: Thiết bị lấy mẫu: Đối với mẫu nước bề mặt dụng cụ lấy mẫu đơn giản có thể là bình miệng rộng (xô, ca). Khi cần lấy mẫu ở độ sâu hơn 0,5m (hoặc lấy mẫu khí hoà tan) thì có thể sử dụng thiết bị lấy mẫu theo độ sâu như Kemmer hoặc Bình Van Doren. Các loại thiết bị lấy mẫu nước được đưa trong các tiêu chuẩn ví dụ như TCVN 5992 - 1995.

Trang thiết bị: Nước mặt: Dụng cụ chứa mẫu: Dụng cụ chứa mẫu thường là chai thuỷ tinh, nhựa PE,... (TCVN 5992 - 1995) và phải đáp ứng các yêu cầu sau: Bền, không bị dập vỡ; Kín, không bị dò rỉ; Dễ dàng đóng mở; Ít bị thay đổi do nhiệt độ; Hình dạng, kích thước, khối lượng phù hợp; Dễ dàng làm sạch và sử dụng lại; Giá thành vừa phải. Tuỳ thuộc vào bản chất thông số cần phân tích, phương pháp phân tích mà lượng mẫu được lấy cũng như lựa chọn chai đựng mẫu thích hợp như được trình bày trong ISO 5667-3:1885/TCVN 5993 - 1995, nhưng cần phải lưu ý: Bình chứa mẫu phải được chọn sao cho không có sự tác động giữa nước và vật liệu làm bình. Cần chọn bình tối màu khi cần thiết vì ánh sáng có thể ảnh hưởng đến các sinh vật có trong mẫu và có thể dẫn đến những phản ứng hoá học không mong muốn.

Trang thiết bị: Nước mặt: Dụng cụ chứa mẫu: Bình chứa mẫu phải được làm sạch trước và đậy nắp. Nếu có điều kiện phải bọc giấy tráng paraphin mỏng để chống bụi. Bình chứa mẫu để phân tích kim loại nặng phải được rửa sạch nhiều lần sau đó tráng bằng dung dịch HNO3 1:1 và tráng lại lần cuối cùng bằng nước cất. Bình chứa mẫu phải được kiểm tra định kỳ để phát hiện nhiễm bẩn bằng cách lấy mẫu trắng vào các dụng cụ sử dụng lại hoặc thêm chuẩn ở nồng độ thấp. Không được đựng mẫu trong lọ không có nắp đậy. Việc sử dụng lại các bình chứa mẫu đã rửa sạch là rất thông dụng. Tuy nhiên, không nên sử dụng lại chúng trong các trường hợp phép phân tích có độ nhạy cao.

Trang thiết bị: Nước thải: Thiết bị lấy mẫu: Có thể sử dụng dụng cụ lấy mẫu đơn giản như xô, ca. Khi cần lấy mẫu ở độ sâu hơn 0,5m (hoặc lấy mẫu khí hoà tan) thì có thể sử dụng thiết bị lấy mẫu theo độ sâu như Kemmer hoặc Bình Van Doren. Thiết bị lấy mẫu tự động (lấy mẫu theo thời gian và lấy mẫu theo lưu lượng). Lưu ý khi lấy mẫu lặp vì dòng chảy và đặc trưng nước thải thay đổi liên tục.

PHUONG PHAP LAY MAU

Phương pháp lấy mẫu (1): Nguyên tắc chung: Lấy mẫu là một khâu rất quan trọng để nhận được chính xác các thông tin về môi trường. Sai sót trong việc lấy mẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả quan trắc. Mục tiêu của việc lấy mẫu là chọn một phần thể tích mẫu đủ nhỏ để vận chuyển được và xử lý trong phòng thí nghiệp mà vẫn đảm bảo thể hiện và đại diện được chính xác thành phần các chất tại địa điểm lấy mẫu. Tuỳ thuộc vào mục đích lấy mẫu để phân tích lý hoá học hay để phân tích vi sinh, đặc điểm nguồn nước mà lựa chọn phương pháp lấy mẫu thích hợp. Mẫu lấy phải đáp ứng được các yêu cầu của chương trình lấy mẫu, xử lý mẫu và đủ để phân tích. Cần lựa chọn mẫu tại các vùng mà ở đó chúng khá đồng nhất về thời gian và không gian. Những nơi không thể làm được điều đó cần phải có sự chú ý đặc biệt để có được mẫu đại diện.

Phương pháp lấy mẫu (2): Các dạng mẫu: mẫu đơn và mẫu tổ hợp (1) Mẫu đơn: Mẫu đơn là loại mẫu được lấy tại các địa điểm và thời điểm cụ thể, chỉ đại diện cho thành phần của nguồn tại thời điểm và địa điểm đó. Khi nguồn có thành phần khá đồng đều theo mọi hướng và ít thay đổi theo thời gian thì cách lấy mẫu đơn có thể đại diện cho cả khu vực nguồn đó. Mẫu tổ hợp: có 3 loại mẫu tổ hợp (1) Mẫu tổ hợp theo thời gian bao gồm những mẫu đơn có thể tích bằng nhau và được lấy ở những khoảng thời gian bằng nhau trong chu kỳ lấy mẫu. Mẫu tổ hợp thời gian dùng để nghiên cứu chất lượng trung bình của dòng nước. Mẫu tổ hợp theo không gian bao gồm những mẫu đơn có thể tích bằng nhau và được lấy đồng thời ở các địa điểm khác nhau. Mẫu tổ hợp theo không gian dùng để nghiên cứu chất lượng trung bình theo mặt cắt ngang hay mặt cắt dọc của dòng nước.

Phương pháp lấy mẫu (3): Các dạng mẫu: mẫu đơn và mẫu tổ hợp (2) Mẫu tổ hợp: có 3 loại mẫu tổ hợp (2) Mẫu tổ hợp theo lưu lượng: Lưu lượng và đặc tính của nước thay đổi theo thời gian, do đó để xác định tải lượng ô nhiễm người ta hay sử dụng mẫu tổ hợp theo lưu lượng. Mẫu tổ hợp theo lưu lượng là hỗn hợp của các mẫu đơn tại các khoảng thời gian bằng nhau nhưng theo tỉ lệ với lưu lượng của dòng chảy. Đối với tất cả các loại mẫu tổ hợp, thể tích của từng mẫu đơn không nhỏ hơn 50 ml. Để mang tính đại diện, thể tích của mẫu đơn thông thường dao động trong khoảng 200 ml đến 300 ml.

DO DAC THONG SO HIEN TRUONG

Đo đạc các thông số hiện trường: Một số thông số dễ dàng thay đổi trong quá trình vận chuyển và bảo quản mẫu, vì vậy đòi hỏi phải tiến hành đo trực tiếp tại hiện trường, các thông số này gồm: pH, nhiệt độ, DO, độ dẫn, độ đục,... và lưu lượng đối với nước thải Khi tiến hành đo các thông số trên cần ghi rõ các điều kiện tiến hành (nhiệt độ, thời tiết, áp suất ... ) cũng như độ sâu của nơi lấy mẫu (nếu là nguồn nước mặt) nhằm đính kèm với báo cáo kết quả hoặc để hiệu chỉnh các chỉ tiêu khác về điều kiện chuẩn nếu cần. Máy móc đo đạc hiện trường cần phải được kiểm tra và kiểm chuẩn theo các yêu cầu tương ứng. Kiểm chuẩn cần được thực hiện tại hiện trường ngay trước khi tiến hành đo thử.

Lưu ý khi đo đạc các thông số hiện trường đối với nước thải (1): Một vài thông số như: pH, độ dẫn và tổng chất rắn hòa tan (TDS), độ muối, độ đục và nhiệt độ có thể phân tích trực tiếp tại hiện trường. Trong số này chỉ có pH là thông số được qui định theo TCVN. Các thông số còn lại có thể cho thông tin thêm về thành phần của nước thải. Độ dẫn và TDS cho phép xác định nhanh các chất ô nhiễm dưới dạng ion. Độ dẫn của nước sạch tự nhiên vào khoảng 150- 300 S/cm, giá trị cao hơn có thể chỉ thị cho nước bị ô nhiễm bởi các ion. Giá trị độ đục thường tỉ lệ với hàm lượng chất rắn lơ lửng. Độ muối cho biết nồng độ của các ion. Tóm lại, những thông số đo nhanh có thể giúp dự báo được gần đúng các đặc trưng ô nhiễm của dòng thải.

Lưu ý khi đo đạc các thông số hiện trường đối với nước thải (2): Việc đo nhanh các thông số nên kết hợp cùng với kế hoạch lấy mẫu để tối ưu hóa chương trình quan trắc. Dưới đây trình bày ví dụ cụ thể về một chương trình lấy mẫu tại một Công ty Dệt nhuộm: Cứ 15 phút lấy một lượng mẫu là 250 ml, Lấy bốn mẫu liên tiếp, mỗi lần 250 ml vào chai 1 lít, Mỗi giờ lấy một mẫu tổ hợp và lấy trong 24 giờ để đánh giá được sự dao động theo giờ của dòng thải của cả ba ca sản xuất. Trong mỗi giờ, bốn mẫu 250 ml được trộn vào thành một mẫu duy nhất và sử dụng thiết bị phân tích tại hiện trường để xác định một số thông số, kết quả phân tích được đưa trong Bảng sau.

Lưu ý khi đo đạc các thông số hiện trường đối với nước thải (3): Kết quả phân tích tại hiện trường chỉ thể hiện được những biến động lớn theo thời gian (giờ) của các thông số xác định. Nhằm thiết lập được mối liên hệ giữa quá trình sản xuất và đặc tính của nước thải, cần thiết phải phân tích 24 mẫu đã lấy, song bên cạnh đó, không thể tiến hành phân tích riêng rẽ tất cả 24 mẫu vì lý do kinh tế. Mặt khác, một mẫu tổ hợp duy nhất cũng không thể phản ánh được sự biến động của từng công đoạn dệt nhuộm. Chính vì vậy, cần nhóm 24 mẫu thành một số lượng ít hơn các mẫu đại diện để vừa tiết kiệm chi phí vừa thu được số liệu có ý nghĩa hơn. Dựa vào giá trị độ đục và độ pH, có thể nhóm 24 mẫu thành 6 mẫu tổ hợp (A đến F) như trong Bảng sau. BANG SO LIEU ...

HUONG DAN LAY MAU

Hướng dẫn lấy mẫu (1): Hướng dẫn lấy mẫu nước sông, suối (ISO 5667-6:1990(E)/TCVN 5996-1995): Khi lấy mẫu cho mục đích xác định nền chất lượng nước sông thì điểm lấy mẫu có thể là một cái cầu thông thường, hoặc ở dưới một nguồn xả, hoặc dưới một nhánh sông để cho nước trộn đều nhau trước khi đến điểm lấy mẫu. Cần tránh những điểm như đập nước, điểm thải chính, đường thải nhỏ. Khi nghiên cứu tác động của một dòng nhánh tới chất lượng nước trong một vùng dòng chính, cần ít nhất hai điểm lấy mẫu, một ở vùng thượng lưu của chỗ rẽ nhánh và một đủ xa về phía hạ lưu để đảm bảo trộn lẫn hoàn toàn. Khoảng cách cần để trộn lẫn theo chiều nằm ngang phụ thuộc vào khúc ngoặt và thường là nhiều km. Đối với các con sông bị ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều, mỗi nhóm hiện trường cần phải có bảng thuỷ triều và phải lấy mẫu khi triều kiệt.

Hướng dẫn lấy mẫu (2): Hướng dẫn lấy mẫu nước ao hồ (ISO 5667-4:1987/TCVN 5994-1995): Chất lượng nước ao hồ thay đổi theo mùa, theo độ sâu và theo hướng nằm ngang. Sự không đồng đều chất lượng nước theo độ sâu (theo phương thẳng đứng) là do hiện tượng phân tầng, còn sự không đồng đều theo hướng nằm ngang thường xảy ra đối với các ao hồ có đường bờ phức tạp. Phụ thuộc vào yêu cầu thông tin mà lựa chọn tần suất, thời gian và vị trí lấy mẫu cho thích hợp. Nên tiến hành khảo sát, nghiên cứu sơ bộ (về hình dạng, độ sâu, đo nhanh các thông số pH, nhiệt độ, độ dẫn, độ đục,...) trước khi quyết định vị trí, thời gian lấy mẫu.

Hướng dẫn lấy mẫu (3): Hướng dẫn lấy mẫu nước ao hồ (ISO 5667-4:1987/TCVN 5994-1995): Dùng một loạt mẫu đơn để biết được những cực trị về điều kiện và sự thay đổi chất lượng nhưng giá thành quá cao. Dùng mẫu tổ hợp để giảm giá thành nhưng chỉ biết giá trị trung bình. Vì vậy nên kết hợp lấy mẫu tổ hợp ở những khoảng thời gian ngắn và loạt mẫu đơn ở những khoảng thời gian dài hơn.

Hướng dẫn lấy mẫu (4): Hướng dẫn lấy mẫu phân tích vi sinh: Khi lấy mẫu để phân tích vi sinh cần phải dùng các bình sạch và tiệt trùng, có thể dùng túi chuyên dụng đã vô trùng. Thông thường bình chứa là thuỷ tinh tối màu, rộng miệng, bền nhiệt, dung tích ít nhất 300 ml, có nút nhám hoặc nắp vặn. Giữ bình (túi) kín đến khi nạp mẫu. Trong khi khử trùng hoặc lưu giữ mẫu, bình chứa phải không được giải phóng ra các chất ức chế hoặc kích thích vi sinh vật. Khi lấy mẫu từ vòi hoặc ống lấy mẫu, cần khử trùng bằng lửa hoặc các biện pháp có hiệu quả tương đương như ngâm bằng dung dịch clo 5-15% (khối lượng), rồi cho nước xả mạnh để đuổi hết clo. Trường hợp lấy mẫu nước sông, suối: nắm lấy phần đáy bình rồi cắm cổ bình thẳng vào nước đến độ sâu khoảng 0,3 m dưới bề mặt, sau đó xoay bình để cổ bình hơi ngược lên và miệng bình hướng vào dòng chảy, thao tác như vậy để nước không tiếp xúc với tay trước khi vào bình. Trước khi nạp đầy không cần tráng bình bằng mẫu. Chú ý tránh gây ô nhiễm nút và cổ bình do tay. Nếu bị ô nhiễm do tay thì phải loại bỏ mẫu và lấy mẫu khác.

Hướng dẫn lấy mẫu (5): Hướng dẫn lấy mẫu trầm tích (1): Mẫu trầm tích được lấy bằng cuốc đại dương Petersen hoặc Ekman tại lớp trầm tích tầng mặt đang diễn ra quá trình lắng đọng hiện tại. Bản chất các chất ô nhiễm trong trầm tích liên quan đến hai quá trình bao gồm: quá trình hóa học, sinh học diễn ra bên trong trầm tích và quá trình lắng đọng các chất ô nhiễm hiện tại liên quan đến hoạt động của con người. Vì vậy mẫu trầm tích được lấy tại lớp lỏng nhão bề mặt dày tối thiểu 2,5 cm . Chiều dày lớp trầm tích lấy mẫu của từng trạm sẽ được cố định cho cả thời gian quan trắc tiếp theo. Tại mỗi vị trí lấy mẫu phải thu từ 3-5 mẫu, mỗi mẫu cách xa nhau 100-300m (lấy tâm trạm làm tọa độ khống chế), các mẫu trầm tích có đặc tính tương tự nhau.

Hướng dẫn lấy mẫu (6): Hướng dẫn lấy mẫu trầm tích (2): Có hai cách lấy mẫu như sau: Lấy mẫu riêng cho từng điểm vị trí (mỗi điểm khảo sát thu từ 3-5 mẫu cho 1 lần khảo sát) bảo quản và phân tích kết quả riêng biệt, sau đó tính giá trị trung bình. Đây là cách tốt nhất bảo đảm độ chính xác và chất lượng tài liệu khảo sát và phân tích. Lấy 3-5 mẫu xung quanh tâm tọa độ vị trí lấy mẫu sau đó trộn đều các mẫu với nhau, chia trung bình và lấy mẫu trung bình cho từng trạm. Dụng cụ lấy mẫu phải sạch và rửa lại bằng nước tại trạm thu mẫu. Khi lấy mẫu cần loại bỏ các mảnh vụn kích thước > 4mm: các mảnh vỏ sinh vật, cành cây, rác và các tạp chất khác...

Hướng dẫn lấy mẫu (7): Hướng dẫn lấy mẫu trầm tích (3): Trong thời gian đo các thông số ngoài hiện trường, tiến hành mô tả nhật ký về mầu sắc, mùi, thành phần cơ học, độ ướt trầm tích và các tạp chất lẫn vào trong trầm tích. Ngoài ra còn mô tả chế độ dòng chảy, nhiệt độ, không khí, gió...và hiện trạng môi trường nước gồm váng dầu, rác nổi, mầu nước độ đục, phù sa lơ lửng. Các đặc trưng của vị trí lấy mẫu như độ ẩm không khí, toạ độ, thời gian ghi mẫu đều được ghi chép đầy đủ.

BAO QUAN MAU

Bảo quản mẫu (1): Mẫu nước (1): Mẫu cần được bảo quản theo TCVN 5993 - 1995 và được thể hiện trên sơ đồ sau. Các hoá chất bảo quản mẫu phải đạt độ tinh khiết phân tích (Pure for Analysis) hoặc tốt hơn và được ghi chép, dán nhãn rõ ràng dùng cho loại mẫu nào khi ra hiện trường để tránh sự nhầm lẫn. SO DO : Mẫu nước (Từ thiết bị lấy mẫu) <5 MUC DUOI > 1 Đo tại chỗ*1. pH2. Nhiệt độ3. DO 4. Độ dẫn/TDS5. Độ đục 2 Bảo quản lạnh1. SS2. BOD53. SO4-24. Cl-5. PO4-36. NO2- 3 Axit hoá(H2SO4, pH  2)1. COD2. NH4+. NO3- 4 Axit hoá(HNO3, pH  2)Kim loại và kim loại nặng 5 Bảo quản lạnh(Na2S2O3)1. Coliform 2. Fecal coli

Bảo quản mẫu (3): Mẫu nước (3): Khi đem mẫu về phòng thí nghiệm nếu không thể phân tích ngay thí cần bảo quản mẫu trong điều kiện tránh được sự nhiễm bẩn từ bên ngoài cũng như bất kỳ sự thay đổi nào về hàm lượng của chất cần xác định. Mẫu cần được bảo quản lạnh và tối ở nhiệt độ từ 2~50C. Thời gian bảo quản mẫu đã được nêu trong TCVN 5993 - 1995. Nếu bảo quản lâu hơn phải giữ ở nhiệt độ -200C. Khi bảo quản mẫu ở nhiệt độ -200C, trước khi phân tích phải để mẫu tan hết đá, bảo đảm tính đồng nhất của mẫu. Mẫu cần phải được mã hoá và nhận dạng để tránh nhầm lẫn.

Bảo quản mẫu (4): Mẫu trầm tích (1): Phương pháp và thời gian bảo quản mẫu trầm tích phụ thuộc vào thông số cần phân tích. Các mẫu phân tích khí H2S, metan (CH4) được lấy trước tiên, đựng trong chai thủy tinh chứa đầy khí CO2 và đưa vào bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3-4o C. Mẫu được phân tích sau 5-7 ngày sau khi thu mẫu. Các mẫu phân tích cacbuahdrydro vòng thơm (PAHs), thuốc trừ sâu Clo hữu cơ, tổng cacbon hữu cơ (TOC), dầu mỡ được đựng trong chai thủy tinh 150 - 250ml và bảo quản lạnh ở 3-4o C, phân tích trong thời gian 14 ngày kể từ khi thu mẫu. Các mẫu phân tích kim loại nặng, tổng N, tổng P được đựng trong túi nilon sạch thể tích 250ml và bảo quản trong bóng tối, mát. Mẫu được phân tích trong 4-6 tuần kể từ khi thu mẫu.

Bảo quản mẫu (5): Mẫu trầm tích (2): Các mẫu phân tích các dạng tồn tại của kim loại nặng, dinh dưỡng (NO3-, NO2-, NH4+, PO43-) được bảo quản lạnh ở 3-4oC, đựng trong túi nilon sạch và phân tích sau 7 ngày kể từ khi thu mẫu. Các thông số yêu cầu phân tích trong thời gian ngắn kể từ khi thu mẫu, nếu không kịp thời đưa về phòng thí nghiệm phải được xử lý, chiết thành các dung dịch và bảo quản lạnh trong thời gian từ 7-10 ngày tiếp theo.

3.5 PHUONG PHAP PHAN TICH

Phương pháp phân tích: Những điểm lưu ý khi phân tích

3.6 XU LY SO LIEU QUAN TRAC

Đối với nước mặt: Kiểm tra kết quả phân tích. Xử lý số liệu phân tích theo xác xuất thông kê nhằm tìm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, loại trừ sai số hệ thống, tìm khoảng tin cậy,... (xem lại bài giảng về phân tích môi trường). Chuyển đổi về điều kiện chuẩn nếu cần. Áp dụng biểu đồ kiểm soát chất lượng. Xử lý kết quả phân tích mẫu với các biểu hiện vật lý của mẫu cũng như những quan sát hiện trường. Xử lý số liệu: so sánh với số liệu của các đợt quan trắc trong quá khứ. Xử lý kết quả phân tích theo mối quan hệ giữa các thông số, ví dụ: DO, BOD, COD; độ đục và SS; pH và kim loại; S2- và kim loại; ... Lưu giữ số liệu.

3.7 PHAN TICH DU LIEU VA LAP BAO CAO KET QUA QT

Đối với nước mặt: So sánh với tiêu chuẩn, Phân tích theo không gian và thời gian (liên hệ với điều kiện tự nhiên, tình trạng sử dụng đất, quá trình phát triển kinh tế - xã hội), Xây dựng báo cáo quan trắc: mục tiêu của chương trình quan trắc, mô tả đặc điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực quan trắc, mô tả chương trình quan trắc (vị trí, thông số, tầng xuất và thời gian lựa chọn; nguồn lực nhân lực, trang thiết bị và tài chính; phương pháp quan trắc và phân tích; chương trình QA/QC áp dụng,...); kết quả thực hiện, phân tích kết quả; kết luận; phụ lục.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top