Chương 3: Phân tích công việc

Chương 3: Phân tích công việc

1. Bản mô tả điều kiện làm việc và những gì mà một người lao động phải thực hiện được gọi là:

Bản mô tả công việc

2. Kiến thức, kỹ năng và khả năng cần có để thực hiện tốt công việc được ghi trong:

Bản tiêu chuẩn công việc

3. Hai sản phẩm của phân tích công việc là:

- Bản mô tả công việc

- Bản tiêu chuẩn công việc

4. Phòng phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 5 nhân viên phát triển thị trường. Vậy bộ phận này có bao nhiêu công việc cần phân tích?

3 công việc

5. Phòng phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 5 nhân viên phát triển thị trường. Vậy bộ phận này có bao nhiêu vị trí công việc?

7 vị trí

6. Trong phân tích công việc, phương pháp nào giúp thu thập được nhiều thông tin nhất:

Phương pháp bảng hỏi

7. Khi phân tích những công việc có tính chuyên môn cao, người ta thường sử dụng phương pháp phân tích công việc nào?

Phương pháp quan sát

8. Bản chất của công việc được mô tả trong nội dung nào dưới đây của bản mô tả công việc:

Phần xác định công việc

9. Phương pháp quan sát trực tiếp đặc biệt hữu ích khi phân tích công việc của:

Những công việc mang tính kỹ thuật

10. Mối quan hệ giữa một công việc với các công việc khác được chỉ ra trong:

Nội dung công việc(Bản mô tả công việc )

11. Mối quan hệ giám sát và chịu sự giám sát của một vị trí công việc được thể hiện trong:

Bối cảnh thực hiện công việc(Bản mô tả công việc )

12. Dữ liệu phân tích công việc có thể thu thập được bằng  việc phỏng vấn các đối tượng dưới đây:

Lao động làm những công việc không rõ ràng

13. Ưu điểm nổi trội của phương pháp phỏng vấn trong phân tích công việc là:

Có thể tìm hiểu sâu về công việc

14. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để thu thập thông tin phục vụ cho quá trình phân tích công việc là:

Phương pháp bảng hỏi

15. Để tránh sự không chính xác trong thu thập dữ  liệu phân tích công việc, người ta áp dụng:

- Áp dụng bảng hỏi với những công việc rõ ràng.

- Áp dụng phỏng vấn với những công việc không rõ ràng.

- Áp dụng quan sát với những công việc mang tính kỹ thuật.

16. Phân tích công việc được thực hiện trong những trường hợp sau:

- Doanh nghiệp mới thành lập và việc phân tích công việc được tiến hành lần đầu

- Khi xuất hiện công việc mới

- Khi có sự thay đổi về nội dung công việc

17. Việc gia tăng số lượng các nhiệm vụ mà  nhân viên phải thực hiện là:

Mở rộng công việc(Phương pháp thiết kế và thiết kế lại công việc)

18. Quá trình phân tích công việc không bao gồm hoạt động:

Trừ:

- Xác định các công việc cần phân tích

- Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp

- Tiến hành thu thập thông tin

- Sử dụng thông tin thu thập được

19. Phương pháp thu thập thông tin nào KHÔNG được sử dụng trong phân tích công việc:

Trừ:

- Phỏng vấn cá nhân

- Quan sát

- Bảng hỏi

- Thông tin có sẵn

- Phỏng vấn nhóm

20. Bản mô tả công việc không bao gồm:

Trừ:

- Phòng ban, nhóm công việc

- Chức danh

- Tóm tắt về công việc

- Các nhiệm vụ và mảng nhiệm vụ

- Bối cảnh thực hiện công việc

- Ngày phân tích công việc

21. Ý nghĩa cơ bản nhất của công tác phân tích công việc:

Người quản lý xác định được các kỳ vọng của mình đối với người lao động và làm cho họ hiểu được các kỳ vọng đó. Và nhờ đó người lao động cũng hiểu các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc.

22. Tác dụng của bản mô tả công việc:

Mô tả những nhiệm vụ người nắm công việc phải thực hiện, thực hiện như thế nào, trong điều kiện như thế nào và tại sao.

23. Những nội dung yêu cầu người lao động trả lời bằng văn bản phục vụ cho quá trình phân tích công việc:

- Kiến thức

- Kỹ năng

- Thái độ, khả năng

- Các yêu cầu khác

24. Nội dung chủ yếu của bản mô tả công việc:

- Phòng ban, nhóm công việc

- Chức danh

- Tóm tắt về công việc

- Các nhiệm vụ và mảng nhiệm vụ

- Bối cảnh thực hiện công việc

- Ngày phân tích công việc

25. Chọn câu ÍT ĐÚNG nhất: Nội dung chính của bản yêu cầu chuyên môn gồm:

Trừ:

Là bản liệt kê các đòi hỏi của công việc đối với người thực hiện về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có, trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết, các đặc trưng về tinh thần và thể lực và các yêu cầu cụ thể khác.

26. Ý nghĩa quan trọng của công tác phân tích công việc:

- Đôi với người lao động: Biết yêu cầu công việc; Biết khả năng của mình; Biết tiêu chí đánh giá;

- Đối với người quản lý: Tạo cơ sở để đánh giá kết quả nhân viên( Kiểm soát các hoạt động nhân viên; Sắp xếp nhân viên )

- Quan trọng và bắt buộc khi:

+) Doanh nghiệp mới thành lập và việc phân tích công việc được tiến hành lần đầu

+) Khi xuất hiện công việc mới

+) Khi có sự thay đổi về nội dung công việc

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: