CHUONG 3 KT
CHƯƠNG 3
KIỂM TOÁN TÀI SẢN DÀI HẠN
Kiểm toán tài sản cố định hữu hình
3.1.1. Mục tiêu và thủ tục kiểm toán TSCĐHH
3.1.1.1 Đặc điểm khoản mục TSCĐHH:
TSCĐHH là khoản mục có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của bảng cân đối kế toán đặc biệt đối với các ngành khai thác dầu khí, công nghiệp nặng.
Kiểm toán tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình thường chiếm không nhiều thời gian do :
Số lượng TSCĐ thường không nhiều, giá trị lớn;
Số lượng nghiệp vụ phát sinh trong năm không nhiều
Việc khóa sổ cuối năm không phức tạp vì vậy khả năng xảy ra nhầm lẫn về TSCĐ giữa các niên độ không cao
Các yêu cầu của VAS, chế độ kế toán và các quy định có liên quan:
- TSCĐHH phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá quy định cho từng trường hợp. Chi phí phát sinh sau ghi nhận TSCĐHH được ghi tăng NG nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ;
- Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Giá trị phải khấu hao TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác;
Các yêu cầu của VAS, chế độ kế toán và các quy định có liên quan:
- Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể trong việc đánh giá thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thì phải điều chỉnh mức khấu hao. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình phải được xem xét lại định kỳ, thường là cuối năm tài chính, nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ thì được thay đổi phương pháp khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành và các năm tiếp theo;
- TSCĐ hữu hình được ghi giảm khi thanh lý, nhượng bán. Số lãi, lỗ do thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ;
Các yêu cầu của VAS, chế độ kế toán và các quy định có liên quan:
TSCĐ hữu hình được trình bày trên Bảng CĐKT là tài sản dài hạn theo 3 chỉ tiêu: Giá trị còn lại, nguyên giá và hao mòn lũy kế. Ngoài ra, còn phải thuyết minh về chính sách kế toán đối với TSCĐ hữu hình; Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng, giảm trong kỳ; Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và lũy kế đến cuối kỳ; Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố; Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang; Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn trong tương lai; Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tạm thời không được sử dụng; nguyên giá của TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng; giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình chờ thanh lý; Các thay đổi khác về TSCĐ hữu hình.
3.1.1.2 Mục tiêu kiểm toán TSCĐ hữu hình:
- Hiện hữu và quyền: TSCĐ hữu hình có thật và thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
- Đầy đủ: Tất cả TSCĐ hữu hình có thực, thuộc quyền sở hữu của đơn vị và đều được ghi chép và báo cáo.
- Đánh giá và chính xác: TSCĐ hữu hình được đánh giá phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành và việc tính toán, tổng hợp số liệu chính xác.
- Trình bày và công bố: TSCĐ hữu hình được trình bày và khai báo đầy đủ và đúng đắn.
Khi kiểm toán TSCĐ hữu hình, KTV phải thu thập các bằng chứng liên quan đến chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa và thu nhập khác có được từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ hữu hình.
KTV cần chú ý vào cơ sở dẫn liệu về quyền, bởi một số TSCĐ, quyền sở hữu, kiểm soát không đồng nhất với sự hiện hữu.
3.1.2. Nội dung kiểm toán tài sản
cố định hữu hình
3.1.2.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
3.1.2.2 Thử nghiệm cơ bản
(1)Thực hiện thủ tục phân tích
(2)Thử nghiệm chi tiết
3.1.2. Nội dung kiểm toán tài sản cố định hữu hình
3.1.2.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ:
Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ
Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản
3.1.2.1 Nghiên cứu, đánh giá HTKS nội bộ
KTV cần quan tâm đến các thủ tục kiểm soát sau liên quan đến TSCĐ hữu hình:
- Hệ thống sổ, thẻ chi tiết về TSCĐ và cách thức ghi chép, theo dõi;
- Các thủ tục về mua sắm, thanh lý TSCĐ;
- Việc bảo vệ TSCĐ hữu hình không bị thất thoát, hư hỏng;
- Chế độ khấu hao TSCĐ phải được rà soát lại hàng năm.
3.1.2.2 Thử nghiệm cơ bản
(1)Thực hiện thủ tục phân tích
(2)Thử nghiệm chi tiết
3.1.2.2 Thử nghiệm cơ bản
(1)Thực hiện thủ tục phân tích
KTV có thể tiến hành một số quy trình phân tích sau đối với TSCĐ hữu hình:
- Xem xét Bảng kê tổng hợp số liệu về TSCĐđầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ và tồn cuối kỳ, bao gồm cả nguyên giá và khấu hao lũy kế, phân tích theo từng loại và ghi nhận các biến động bất thường trong kỳ;
- Tính tỷ lệ khấu hao bình quân và so sánh với kỳ trước;
- Ước tính chi phí khấu hao trong kỳ và so sánh với kỳ trước.
3.1.2.2 Thử nghiệm cơ bản:
(2)Thử nghiệm chi tiết
* Kiểm tra hệ thống sổ, thẻ chi tiết
KTV cần đối chiếu số liệu tổng hợp với danh sách TSCĐ trên các sổ, thẻ chi tiết. Tìm hiểu các khác biệt (nếu có).
* Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình trong kỳ
KTV xem xét các chứng từ mua sắm, xây dựng TSCĐ trong kỳ (Hóa đơn, biên bản giao nhận, biên bản nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư XDCB…), qua đó kiểm tra về sự phê duyệt của người có thẩm quyền, sự tiếp nhận và đưa vào sử dụng và giá trị tài sản, trong đó lưu ý những chi phí không đủ điều kiện ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ.
3.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản:
* Kiểm tra vật chất đối với TSCĐ hữu hình
KTV xem xét trực tiếp các TSCĐ hữu hình, tập trung vào các tài sản có giá trị lớn và mới tăng lên trong kỳ. Những nội dung cần quan tâm là sự hiện hữu của tài sản, tài sản có được sử dụng không và tình trạng hiện tại của tài sản.
3.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản:
* Kiểm tra quyền sở hữu đối với TSCĐ
KTV xem xét các chứng từ về quyền sở hữu (giấy chủ quyền, giấy đăng ký, các hóa đơn thuế…) và quyền kiểm soát (hợp đồng thuê tài chính). Ngoài ra, cần xem xét các biên bản, thỏa thuận pháp lý, hợp đồng vay để ghi nhận các tài sản đã thế chấp hoặc bị hạn chế.
3.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản:
* Kiểm tra khấu hao TSCĐ hữu hình
- Xem xét chính sách khấu hao của đơn vị có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành, với mức độ sử dụng tài sản của đơn vị;
- Xem xét phương pháp khấu hao có nhất quán với kỳ trước và nếu có thay đổi thì sự thay đổi này có phù hợp không và các công bố cần thiết trên có được thực hiện không;
- Kiểm tra mức khấu hao về sự đúng đắn của các dữ liệu dùng để tính toán (Thời gian sử dụng ước tính, giá trị thu hồi ước tính) và công thức tính toán;
- Kiểm tra việc tính toán và hạch toán chi phí khấu hao, lưu ý những TSCĐ mới đưa vào sử dụng có xác định đúng thời gian bắt đầu tính khấu hao không?
3.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản:
* Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong kỳ
Đối với các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ, KTV cần quan tâm đến cả hai thử nghiệm:
- Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ đã được ghi trên sổ kế toán nhằm bảo đảm các nghiệp vụ này có cơ sở và được xử lý đúng;
- Tìm kiếm các trường hợp TSCĐđã thanh lý nhưng chưa được ghi sổ. Tình trạng này có thể được phát hiện khi kiểm tra vật chất đối với tài sản. Ngoài ra, KTV sẽ xem xét các khoản thu nhập khác có từ thanh lý tài sản, phỏng vấn về những tài sản không cần dùng khi đã mua sắm tài sản mới, thay đổi quy trình sản xuất…
3.2 Kiểm toán TSCĐ vô hình
3.1.2. Mục tiêu và thủ tục kiểm toán TSCĐVH
3.1.2. Mục tiêu và thủ tục kiểm toán TSCĐVH
3.1.2.1 Các yêu cầu của VAS, chế độ kế toán và các quy định có liên quan:
Một nguồn lực vô hình chỉ có thể trở thành TSCĐ vô hình khi đáp ứng đồng thời các yếu tố sau: Tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai. Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả tiêu chuẩn ghi nhận tương tự như TSCĐ hữu hình.
Các yêu cầu của VAS, chế độ kế toán và các quy định có liên quan:
Lợi thế thương mại phát sinh nội bộ, các nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ vô hình. Toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận là TSCĐ vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Chi phí trong giai đoạn triển khai chỉ được ghi nhận vào TSCĐ vô hình khi thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định.
Các yêu cầu của VAS, chế độ kế toán và các quy định có liên quan:
- TSCĐ vô hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ, trừ khi chi phí này có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu; Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ vô hình cụ thể.
Các yêu cầu của VAS, chế độ kế toán và các quy định có liên quan:
- Sau khi ghi nhận ban đầu, TSCĐ vô hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Giá trị phải khấu hao của TSCĐ vô hình được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó. Thời gian tính khấu hao của TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm. Nếu việc kiểm soát đối với các lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình đạt được bằng quyền pháp lý được cấp trong một khoảng thời gian xác định thì thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình không vượt quá thời gian có hiệu lực của quyền pháp lý, trừ khi quyền pháp lý được gia hạn.
Các yêu cầu của VAS, chế độ kế toán và các quy định có liên quan:
Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình phải được xem xét lại ít nhất vào cuối mỗi năm tài chính và điều chỉnh nếu cần thiết. Khi đó, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong báo cáo tài chính.
TSCĐ vô hình được ghi giảm khi thanh lý, nhượng bán hoặc khi xét thấy không thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tiếp sau. Lãi lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ vô hình được xác định và ghi nhận tương tự TSCĐ hữu hình.
Các yêu cầu của VAS, chế độ kế toán và các quy định có liên quan:
TSCĐ vô hình được trình bày trên Bảng CĐKT và thuyết minh tương tự như TSCĐ hữu hình. Ngoài ra, đơn vị còn phải thuyết minh thêm về các TSCĐ vô hình có thời gian khấu hao trên 20 năm, các TSCĐ vô hình do Nhà nước cấp, các chi phí trong giai đoạn nghiên cứu và triển khai đã được đưa vào chi phí trong kỳ.
3.1.1.2 Mục tiêu kiểm toán TSCĐ vô hình:
- Hiện hữu và quyền: TSCĐ vô hình là có thật và thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
- Đầy đủ: Tất cả TSCĐ vô hình thuộc quyền sở hữu của đơn vị và đều được ghi chép và báo cáo.
- Đánh giá và chính xác: TSCĐ vô hình được đánh giá phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành và việc tính toán, tổng hợp số liệu chính xác.
- Trình bày và công bố: TSCĐ vô hình được trình bày và khai báo đầy đủ và đúng đắn.
Khi kiểm toán TSCĐ vô hình, KTV phải thu thập các bằng chứng liên quan đến sự hiện hữu và quyền, chi phí khấu hao, TSCĐ vô hình.
3.2.2. Nội dung kiểm toán tài sản cố định vô hình
3.2.2.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ:
3.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản:
(1)Thực hiện thủ tục phân tích
(2)Thử nghiệm chi tiết:
(Tương tự TSCĐHH)
3.2.2. Nội dung kiểm toán tài sản cố định vô hình
Phần lớn các thủ tục kiểm toán TSCĐ vô hình tương tự như TSCĐ hữu hình. Dưới đây là một số thủ tục kiểm toán cho một số TSCĐ vô hình đặc thù:
(1) Đối với bằng phát minh và nhãn hiệu đăng ký, KTV cần xác nhận với các cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ, kiểm tra việc thanh toán lệ phí gia hạn hàng năm.
(2) Đối với chi phí triển khai, KTV phải kiểm tra để bảo đảm chỉ những dự án thỏa mãn tiêu chuẩn mới được vốn hóa, các chi phí nghiên cứu và các chi phí triển khai không thỏa mãn tiêu chuẩn sẽ phải đưa vào chi phí trong kỳ hoặc phân bổ trong thời gian cho phép
C¸c sai sãt vµ rñi ro tiÒm tµng
GiÊy tê lµm viÖc
Thñ tôc kiÓm to¸n TSC§VH
Thñ tôc kiÓm to¸n TSC§VH
Thñ tôc kiÓm to¸n TSC§VH
Thñ tôc kiÓm to¸n TSC§VH
3.3. Tµi s¶n thuª tµi chÝnh
C¸c thñ tôc kiÓm to¸n
1 VÒ sè d TSC§ thuª tµi chÝnh, kiÓm tra chän mÉu chi tiÕt mét sè tµi s¶n cè ®Þnh ®i thuª tµi chÝnh ph¸t sinh t¨ng gi¶m trong n¨m:
TSC§ ®i thuª tµi chÝnh t¨ng: kiÓm tra c¸c tµi liÖu chøng minh quyÒn së h÷u vµ sù tån t¹i.
TSC§ ®i thuª tµi chÝnh gi¶m: kiÓm tra c¸c tµi liÖu chøng minh do hÕt thêi gian ®i thuª …vv.
Xem xÐt tÝnh phï hîp gi÷a hîp ®ång thuª tµi chÝnh víi c¸c quy ®Þnh hiÖn hµnh (QuyÕt ®Þnh 166),tãm t¾t c¸c hîp ®ång thuª vµ lu ý ®Õn thêi h¹n kÕt thóc cña hîp ®ång thuª.
C¸c thñ tôc kiÓm to¸n
2 VÒ gi¸ trÞ TSC§ thuª tµi chÝnh, kiÓm tra chän mÉu chi tiÕt mét sè tµi s¶n cè ®Þnh ®i thuª tµi chÝnh ph¸t sinh t¨ng gi¶m trong n¨m:
Xem xÐt c¸c chÝnh s¸ch quy ®Þnh cña hîp ®ång thuª vÒ tÝnh to¸n khÊu hao TSC§, chi phÝ ®i thuª
Xem xÐt viÖc h¹ch to¸n TSC§ ®i thuª, tÝnh to¸n chi phÝ tr¶ l·i vay.
3.4. Kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn
3.4.1. Mục tiêu và thủ tục kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn
3.4.2. Nội dung kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn
3.4.1. Mục tiêu và thủ tục kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn
Các yêu cầu của VAS, chế độ kế toán
Các khoản đầu tư dài hạn bao gồm: Đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh và đầu tư dài hạn khác. Đầu tư dài hạn có thể dưới hình thức mua chứng khoán, góp vốn vào doanh nghiệp khác hoặc cho vay dài hạn.
Các yêu cầu của VAS, chế độ kế toán
- Các khoản đầu tư dài hạn được ghi nhận theo giá gốc. Nếu giá thị trường của chứng khoán giảm hơn so với giá gốc hoặc doanh nghiệp nhận góp vốn bị lỗ cần phải lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
- Tiền lãi được hưởng từ các khoản đầu tư dài hạn được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính khi được quyền nhận cổ tức hoặc lợi nhuận được chia. Các khoản lãi chưa thu của một khoản đầu tư đã được dồn tích trước khi đơn vị mua khoản đầu tư phải trừ ra khỏi giá gốc khoản đầu tư khi nhận được lãi.
Các yêu cầu của VAS, chế độ kế toán
- Trên BCTC hợp nhất, các khoản đầu tư vào công ty liên kết và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được ghi nhận theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
- Các khoản đầu tư dài hạn được trình bày trên Bảng CĐKT là tài sản dài hạn và phải thuyết minh về danh sách các công ty con, công ty liên kết, liên doanh quan trọng.
3.4.1. Mục tiêu kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn
- Hiện hữu và quyền: Các khoản đầu tư dài hạn là có thật và thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
- Đầy đủ: Tất cả các khoản đầu tư dài hạn là có thực, thuộc quyền sở hữu của đơn vị và đều được ghi chép và báo cáo.
- Đánh giá và chính xác: Các khoản đầu tư dài hạn được đánh giá phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành và việc tính toán, tổng hợp số liệu chính xác.
- Trình bày và công bố: Các khoản đầu tư dài hạn được trình bày và khai báo đầy đủ và đúng đắn.
Khi kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn, KTV phải thu thập các bằng chứng đầy đủ và thích hợp theo yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán số 501 về việc trình bày và đánh giá các khoản đầu tư dài hạn.
3.4.2. Nội dung kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn
(1) Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Các thủ tục kiểm soát chủ yếu:
- Xét duyệt đối với hoạt động đầu tư dài hạn;
- Phân chia trách nhiệm giữa chức năng ghi chép và chức năng bảo quản (đối với đầu tư vào các loại chứng khoán).
3.4.2. Nội dung kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn
(2) Các thử nghiệm cơ bản đối với đầu tư dài hạn
* Kiểm tra sự có thực và quyền sở hữu
- Kiểm tra các tài liệu chứng minh quyền của đơn vị (Chứng khoán, hợp đồng liên doanh..) trong đó chú ý tên của đơn vị, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền…;
- Gửi thư xác nhận trong trường hợp chứng khoán được bên thứ ba giữ (Ngân hàng, công ty chứng khoán…);
- Xem xét các biên bản họp, hợp đồng thỏa thuận để tìm bằng chứng liên quan đến việc thế chấp, cầm cố.
3.4.2. Nội dung kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn
(2) Các thử nghiệm cơ bản đối với đầu tư dài hạn
* Kiểm tra các nghiệp vụ nhượng bán các khoản đầu tư dài hạn trong kỳ
- Kiểm tra hợp đồng, bản thỏa thuận… về việc nhượng bán các khoản đầu tư dài hạn;
- Xem xét việc nhượng bán có được xét duyệt đúng thẩm quyền không;
- Kiểm tra việc tính toán và ghi chép thu nhập và lợi nhuận liên quan đến các hoạt động này.
3.4.2. Nội dung kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn
(2) Các thử nghiệm cơ bản đối với đầu tư dài hạn
* Kiểm tra về giá trị của các khoản đầu tư dài hạn
Các khoản đầu tư dài hạn được phản ảnh theo giá gốc, trong một số trường hợp có yêu cầu lập dự phòng giảm giá. Các thủ tục kiểm toán thường được thực hiện là:
- Kiểm tra chứng từ các nghiệp vụ mua chứng khoán, nhận chuyển nhượng quyền sở hữu vốn, góp vốn… và các chi phí liên quan để xác định giá gốc của khoản đầu tư. Đối với các hình thức đầu tư thông qua góp vốn, KTV cần đọc BCTC của bên nhận đầu tưđể kiểm tra phần góp vốn của đơn vị được ghi nhận.
- Xem xét giá thị trường của chứng khoán (đối với đầu tư chứng khoán), đọc BCTC của bên nhận đầu tư (đối với đầu tư thông qua góp vốn) để xác định có cần thiết phải lập dự phòng cho các khoản đầu tư hay không.
3.4.2. Nội dung kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn
(2) Các thử nghiệm cơ bản đối với đầu tư dài hạn
* Xác định khả năng và ý định nắm giữ các khoản đầu tư dài hạn
KTV cần tiến hành các thủ tục để xác định xem đơn vị có khả năng và có ýđịnh nắm giữ các khoản đầu tư dài hạn này không và phải thu thập các bản giải trình về khoản đầu tư dài hạn.
3.4.2. Nội dung kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn
(2) Các thử nghiệm cơ bản đối với đầu tư dài hạn
* Kiểm tra việc trình bày các khoản đầu tư dài hạn
KTV cần kiểm tra việc phân loại các khoản đầu tư dài hạn thông qua việc xem xét các thông tin mới nhất về tình trạng của các khoản đầu tư. Mức độ ảnh hưởng của đơn vị đối với đơn vị nhận đầu tư có sự thay đổi do:
- Đơn vị mua thêm hay bán bớt cổ phần hoặc phần vốn góp của mình.
- Đơn vị nhận đầu tư tăng vốn nhưng đơn vị không góp thêm vốn hay mua thêm cổ phần.
- Các thỏa thuận khác.
Các thông tin trên có được qua việc thảo luận với Ban Giám đốc, đọc biên bản họp hội đồng quản trị, xem xét báo cáo tài chính mới nhất của đơn vị nhận đầu tư… Khi có sự thay đổi, KTV cần xem xét đơn vị đã tiến hành xử lý các thay đổi có phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành không.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top