Chương 3: Kinh tế sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp
Chương 3: Kinh tế sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp
I.Bản chất, vai trò, đặc điểm của các yếu tố nguồn lực
1. Bản chất
Nguồn lực là tất cả những nguồn tài nguyên được sự dụng hoặc có thể đc đưa vào sử dụng nhằm sản xuất ra của cải vật chất. hay dịch vụ
Về mặt kinh tế: các nguồn lực là phạm trù kinh tế chỉ các nguồn tài nguyên về thiên nhiê, kinh tế xã hội đang và sẽ đc sử dụng để tạo ra của cải vật chất hay dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người.
Trong sản xuất nông nghiệp yếu tố nguồn lực có thể tồn tại dưới dạng vật chất hoặc giá trị
Dưới dạng vật chất thì phân ra các nhóm:
+) Nhóm tự nhiên: -) nguồn nước, khoáng sản
-)yếu tố sinh học: nguồn gen quý
+) Nguồn lực kinh tế: -) lao động
-) khoa học công nghệ
-) vốn
+) Nguồn lực xã hội: -) mật độ quy mô dân số
-) trình độ dân trí
-) truyền thống văn hóa
Tùy từng trình độ ở mỗi nơi , mỗi quốc gia, trong mỗi thời kỳ mà các yếu tố nguồn lực ngày đc sử dụng hợp lí các yếu tố nguồn lực của sản xuất đều có hạn, và ngày càng khan hiếm.
ð Trong hoạt động sản xuất phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí
2. Vai trò
+) Yếu tố nguồn lức có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nói chung, việc tăng trưởng và phát triển nói chung phụ thuộc trước hết vào sự tăng trưởng của các yếu tố nguồn lực
+) Nguồn lực lao động có vai trò quyết định trong quá trình sản xuất, lao động vừa là yếu tố của quá trình sản xuất, vừa là chủ thể quá trình sản xuất
+) Vốn là đk không thể thiếu trong quá trình sản xuất,.vốn còn là yếu tố năng động đến việc sử dụng các yếu tố khác
+) Khoa học công nghệ là chìa khóa mở ra quá trình sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Tiến bộ khoa học công nghệ là động lực của sự tăng trưởng , phát triển các ngành sx
Đất đai, tài nguyên: là đối tượng của sản xuất, tư liệu sản xuất chủ yếu
ð Các yếu tố nguồn lực có vai trò rất quan trọng và to lớn trong nền kinh tế nông nghiệp . vì vậy sản xuất nông nghiệp vừa phải sử dụng hợp lí vừa phải giữ gìn và bảo vệ các nguồn lực kinh tế
3.Đặc điểm
II) Sử dụng nguồn nhân lực trong nông nghiệp
1. Khái niệm và đặc điển
+) Khái niệm: nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào sản xuất bao gồm cả số lượng và chất lượng
-) số lượng : bao gồm những người trong độ tuổi lao động và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng có khả năng tham gia
-) chất lượng lao động là thể lực và trí lực của những người tham gia lao động
+) Đặc điểm:
-) nguồn lực mang tính thời vụ cao không xóa bỏ đc làm phức tạp thêm cho quá trình sử dụng nhân lực
-) lao động nông nghiệp thuộc lao động tất nhiên của xã hội nên nó có xu hướng theo quy luât: giảm số lượng nguồn nhân lực để cho các ngành khác
-) chất lượng thấp
2. Xu hướng biến động nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong nông nghiệp diễn biến theo xu hướng có tính quy luật
+) số lượng : về thời kì đầu số lượng nguồn nhân lực đông, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng lao động xã hội song xu hướng này đang giảm dần cả về tương đối và tuyệt đối. xu hướng đó diễn ra trong hai giai đoạn. thời kì đầu khi đất nước chuyển sang công nghiệp hóa nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa=> năng suất lao động tăng lên làm giải phóng một số lượng lao động dư thừa và chuyển sang các ngành khác. Nhưng do tốc độ tăng tự nhiên của lao động trong nông nghiệp còn lớn hơn nên thời kì này lao động nông nghiệp chỉ giảm số tương đối. giai đoạn 2: khi nền kinh tế đang phát triển cao thì năng suất lao động tăng nhanh, số lượng lao động giảm nhanh
Sở dĩ có điều này vì lao động là lao động tất yếu của xã hội nên khi ktxh phát triến thì nó sẽ giảm
+) chất lượng: theo xu hướng chất lượng và sử dụng ld chất lượng cao ngày càng tăng.
3) Phương hướng và giải pháp sử dụng hợp lí nguồn nhân lực
a. khái quát thực trạng sử dụng nguồn nhân lực
+) Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đang có xu hướng giảm tuy nhiên lao động nông nghiệp vẫn còn tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội
1996 lao động trong nông nghiệp chiếm 69.8%
2005 lao động trong nông nghiệp chiếm 56,8%
2006 lao động trong nông nghiệp chiếm 55,7%
Hiện nay (2008) 52,6%
+) việc phân bổ chưa đồng đều theo ngành và theo từng vùng tập trung chủ yếu trông trọt và sản xuất lương thực, các nghành còn ít=> ảnh hưởng lớn đến phát triển toàn diện nền nông nghiệp hàng hóa
Theo vùng , lực lượng lao động tập trung đông ở vùng đồng bằng và vùng ven biển trong khi đó trung du và miền núi đất đai rộng lớn , nhiều tài nguyên thì lại ít lao động
Chính sự mất cân bằng đó làm cho hiệu quả sử dụng lao động và tài nguyên thấp.
+) Tỷ suất lao động chưa cao, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn lớn ( Tỷ suất lao động là tỉ lệ giữa số người tham gia lao động và số người có khả năng tham gia lao động
+) Chất lượng lao động nông nghiệp còn thấp
+) Năng suất lao động thấp: 2009 :1959 usd/người/năm (tổng kinh tế)
Trong đó nông nghiệp là 821 usd/người/năm
Của malai 6112, philipin 1400, thái lan 900
b.) Phương hướng và giải pháp
1. phương hướng
-) Dẩy nhanh quá trinh tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn một cách bền vững
-) Sử dụng hợp lí nguồn nhân lực nâng cao năng suất lao động và mức sống của người lao động
2.) Giải pháp
+) Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí , vừa có ý nghĩa đến việc phát triển kinh tế, vừa có ý nghĩa rất lớn để sử dụng nguồn nhân lực hợp lý
Từ đó tạo ra cơ cấu lao động xã hội phù hợp
+) cơ cấu kinh tế hợp lý kết hợp với đối ngoại đề khai thác lợi thế xuất khẩu
+) phân bổ lại lao động hợp lý theo nghành, vùng kinh tế
-) theo nghành: phát triển theo xu hướng giảm dần lao động nông nghiệp, tăng dần lao động công nghiệp dịch vụ. muốn vậy thì phải nâng cao chất lượng lao động, năng suất lao động
-) theo vùng: phân bổ hợp lí nhằm đảm bảo kết hợp hợp lí nguồn tái nguyên và lao động để tạo ra nhiều nghành sản xuất, nhiều vùng chuyên môn hóa.
+) đẩy mạnh phát triển các nghành nghề công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn nhằm vừa sử dụng hợp lí lao động vừa phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho đời sống người lao động, đẩy nhanh phân công lao động xã hội tại chỗ
+) thực hiện tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực hướng vào 2 vấn đề:
-) nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn cho người lao động.
-) nâng cao thể lực cho người lao động
=> cải tiến giáo dục đào tạo cho phù hợp với nền kinh tế hàng hóa, trong đó có sự hoạt động của thị trường lao động, tăng cường cơ sở dạy nghề, đào tạo ra lao động có tay nghề cao.
4.) Việc làm và thu nhập
+) Việc làm, thu nhập là vấn đề kinh tế xã hội bức xúc hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, một trong những thách thức hiện nay và trong giai đoạn tới là vấn đề việc làm và thu nhập
Trong nông nghiệp hiện nay lao động còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội mà đất nông nghiệp thì không nhiều . tốc độ tăng of dân cao và mỗi năm có 1,2 triệu người lao động mới cần việc làm=> tình trạng thiếu việc làm trầm trọng tại nông thôn
Vấn đề đặt ra là nâng cao thu nhập và việc làm cho lao động ở nông thôn, đặt ra nhiều thách thức mới, đòi hỏi nhiều giải pháp.
-) các giải pháp để phát triển nguồn cung lao động trên thị trường
1, phát triển giáo dục đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ chuyên môn.
2, quy hoạch và phát triển trung tâm dạy nghề để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề trong xã hội
3, đưa lao động từ nông thôn vào thành thị và các khu công nghiệp
+) Giải pháp để phát triển cầu trên thị trường
1, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều việc làm cho người lao động
2, trên cơ sở anh ninh lương thực thực hiện chuyển dịch cơ cấu sang CNHHĐH
3, đưa công nghiệp về nông thôn nhất là nghành mà không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao mà có khả năng thu hút nhiều lao động
4, phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các thị trấn, tụ điểm dân cư để thu hút lao động
5. chính sách vốn hợp lí, hỗ trợ việc làm
+) Giải pháp về giá cả và sức lao động
-) cải cách hệ thống trả công, lương theo thị trường , đảm bảo tiền công và tiền thưởng khuyến khích người lao động nâng cao kỹ năng, năng suất lao động
-) hoàn thiện cơ chế thị trường lao động: tạo khung pháp lí
III) Sử dụng nguồn đất đai trong nông nghiệp
1. Vị trí, và đặc điểm của nguồn lực đất
a.) Đất đai là cơ sở tự nhiên, là đk trước tiên của mọi quá trình sản xuất. vì thế về mặt sở hữu, nó là tài sản quốc gia, là sở hữu toàn dân
+) đất tham gia vào quá trình sản xuất của xã hội và trở thành tư liệu sản xuất chung cho mọi nghành tuy nhiên tùy từng loại sản xuất khác nhau mà biểu hiện khác nhau
Trong nông nghiệp, các chỗ này không dich đc
b,) đặc điểm của ruộng đất
+”) ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm lao động của con người nên cần phải sử dụng hợp lí hiệu quả và không ngừng cải tạo bỗi dưỡng cho đất
+) ruộng đất có giới hạn về diện tích nhưng sức sản xuất không có giới hạn khả năng đem lại không giới hạn nếu dduc sử dụng hợp lí
ð Tích cực mở rộng diện tích đất nông nghiệp hạn chế tối đa đất tốt của nông nghiệp chuyển sang xây dựng cơ bản
ð Tăng cường đầu tư thêm vốn, công nghệ vào để nâng cao năng suất
+) đất có vị trí cố định và chat lượng không đồng đều => đưa các loại tư liệu sản xuất khác đối với từng loại đất từng vùng để tạo năng suất cao. Bố trí xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với từng vùng, từng loại đất
+) ruộng đất là tư liệu chủ yếu không bị hao mòn và đào thải trong quá trình sử dụng nếu đc sử dụng hợp lí thì nó ngày càng tốt lên mãi
ð Đẩy mạnh thâm canh lien tục để vừa đem lại hiệu quả kinh tế nhưng cũng làm cho đất tốt lên
2,) Tính quy luật của biến đông,…………………. Tự đọc giáo trình hehe.
3.) các giải pháp sử dụng
+) đánh giá đất đai theo số lượng và chất lượng cùng với các đk sản xuất khác, là cơ sở khoa học cho việc phân loạivà bố trí để sử dụng đất phù hợp
+) Đẩy mạnh đầu tư thâm canh=> tăng năng suất ruộng đất. đầu tư thâm canh là quá trình đầu tư thêm tư liệu lao động và sản xuất cao trên một đơn vị diện tích
+) phải tích cực mở rộng diện tích ruộng đất bằng khai hoang, tăng vụ
IV.) Sử dụng nguồn lực vốn trong sản xuất nông nghiệp
1.) Vai trò và đặc điểm của vốn sản xuất
+) vốn là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động đc dựa vào sản xuất nông nghiệp
+) vai trò
Là đk sản xuất không thể thiếu cho quá trình sản xuất
Là yếu tố sản xuât năng động có tính liên quan đến việc sử dụng các yếu tố khác
+) đặc điểm của vốn : 5 đặc điểm của vốn giáo trình nhé hohô
2,) vốn cố định trong nông ngiệp
+) vốn cố định là vốn ứng trước để mua sắm thiết bị, tư liệu sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
Theo kế toán thì vốn cố đinh được biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định đc dùng trong nông nghiệp
+) đặc điểm
-) vốn cố định tham gia nhiều lần vào chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi so với ban đầu
-) giá trị của vốn đc chuyển dần vào giá trị của sản phẩm khi tham gia vào quá trình sản xuất
-) vốn đầu tư ban đầu đc thu hồi từng phần sau mỗi chu trình sản xuất thông qua khấu hao tài sản cố định
b.) tái sử dụng tài sản cố định
trong quá trình sản xuất tài sản cố định đều bị hao mòn vô hình và hữu hình=> cần phải tái sản xuất tài sản cố định
thực hiện chủ yếu bằng 2 cách
1, thông qua quỹ khấu hao
2, thông qua đầu tư xây dựng cơ bản
+) thông qua quỹ khấu hao: quỹ khấu hao đc hình thành thông qua tính khấu hao hằng năm. Yêu cầu trích khấu hao :
-) bù đắp tài sản đã hao mòn trong quá trình sử dụng
-) phải khôi phục lại giá trị phần sửa chữa lớn: khi sử dụng cần tính thêm khoản chi cho sửa chữa
Quỹ khấu hao thông qua các loại quỹ như quỹ khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn
Công thức tính
A=(Gb+S-Gt)/ T or =(Gb+S-Gt)q/ Q
Trong đó A là khấu hao hàng năm
Gb là giá trị hoàn toàn of tài sản cố định
S là chi phí sửa chữa lơn tscđ
T thời gian sử dụng
q lượng sản phẩm sản xuất ra trong một năm
Q lượng sản phẩm sản xuất ra trong cả thời kỳ
+) bỏ vốn để mua sắm, xây dựng mới tài sản cố định, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nguồn vốn để tái sản xuất tài sản cố định
3,) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Khái niệm: là tổng hợp các chi phí để tái sản xuất ra tài sản cố định nhằm để xây dựng tài sản cố định mới để mở rộng và hoàn thiện kỹ thuật của tài sản hiện có
Chi phí xây dựng cơ bản có 3 loại
1 chi phí xây lắp
2 chi phí mua sắm máy móc thiết bị
3 chi phí xây dựng cơ bản khác : chi phí giao dịch, chi phí đào tạo nhân lực
ð Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là nguồn gốc để xây dựng vốn cố định nhưng không phải tất cả chi phí xây dựng cơ bản để tạo vốn cố định.( vì chi phí xây dựng cơ bản chia làm 3 nhóm trong đó có chi phí xây dựng cơ bản khác)
Đầu tư xây dựng cơ bản là biện pháp chủ yếu để phát triển kinh tế, phương hướng đầu tư cơ bản đúng có tác dụng quyết định tới nâng cao năng suất
Đầu tư cơ bản thực hiện theo hai phương thức: thực hiện đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
-) đầu tư theo chiều rộng là làm cho tài sản cố định tăng lên trên cơ sở khoa học công nghệ hiện có
-) đầu tư theo chiều sâu là trên cơ sở áp dụng kỹ thuật-công nghệ tiên tiến để làm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, khối lượng sản phẩm lớn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top