Chương 3 - Cấu trúc điều khiển và dữ liệu mảng
CHƯƠNG 3
CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN VÀ DỮ LIỆU KIỂU MẢNG
Cấu trúc rẽ nhánh
Cấu trúc lặp
Mảng dữ liệu
Mảng hai chiều
I. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Nói chung việc thực hiện chương trình là hoạt động tuần tự, tức thực hiện từng lệnh một từ câu lệnh bắt đầu của chương trình cho đến câu lệnh cuối cùng. Tuy nhiên, để việc lập trình hiệu quả hơn hầu hết các NNLT bậc cao đều có các câu lệnh rẽ nhánh và các câu lệnh lặp cho phép thực hiện các câu lệnh của chương trình không theo trình tự tuần tự như trong văn bản.
Phần này chúng tôi sẽ trình bày các câu lệnh cho phép rẽ nhánh như vậy. Để thống nhất mỗi câu lệnh được trình bày về cú pháp (tức cách viết câu lệnh), cách sử dụng, đặc điểm, ví dụ minh hoạ và một vài điều cần chú ý khi sử dụng lệnh.
1. Câu lệnh điều kiện if
a. Ý nghĩa
Một câu lệnh if cho phép chương trình có thể thực hiện khối lệnh này hay khối lệnh khác phụ thuộc vào một điều kiện được viết trong câu lệnh là đúng hay sai. Nói cách khác câu lệnh if cho phép chương trình rẽ nhánh (chỉ thực hiện 1 trong 2 nhánh).
b. Cú pháp
if (điều kiện) { khối lệnh 1; } else { khối lệnh 2; }
if (điều kiện) { khối lệnh 1; }
Trong cú pháp trên câu lệnh if có hai dạng: có else và không có else. điều kiện là một biểu thức lôgic tức nó có giá trị đúng (khác 0) hoặc sai (bằng 0).
Khi chương trình thực hiện câu lệnh if nó sẽ tính biểu thức điều kiện. Nếu điều kiện đúng chương trình sẽ tiếp tục thực hiện các lệnh trong khối lệnh 1, ngược lại nếu điều kiện sai chương trình sẽ thực hiện khối lệnh 2 (nếu có else) hoặc không làm gì (nếu không có else).
c. Đặc điểm
Đặc điểm chung của các câu lệnh có cấu trúc là bản thân nó chứa các câu lệnh khác. Điều này cho phép các câu lệnh if có thể lồng nhau.
Nếu nhiều câu lệnh if (có else và không else) lồng nhau việc hiểu if và else nào đi với nhau cần phải chú ý. Qui tắc là else sẽ đi với if gần nó nhất mà chưa được ghép cặp với else khác. Ví dụ câu lệnh
if (n>0) if (a>b) c = a;
else c = b;
là tương đương với
if (n>0) { if (a>b) c = a; else c = b;}
d. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1 : Bằng phép toán gán có điều kiện có thể tìm số lớn nhất max trong 2 số a, b như sau: max = (a > b) ? a: b ;
hoặc max được tìm bởi dùng câu lệnh if:
if (a > b) max = a; else max = b;
Ví dụ 2 : Tính năm nhuận. Năm thứ n là nhuận nếu nó chia hết cho 4, nhưng không chia hết cho 100 hoặc chia hết 400. Chú ý: một số nguyên a là chia hết cho b nếu phần dư của phép chia bằng 0, tức a%b == 0.
#include
void main()
{
int nam;
cout > nam ;
if (nam%4 == 0 && year%100 !=0 || nam%400 == 0)
cout
else
cout
}
Ví dụ 3 : Giải phương trình bậc 2. Cho phương trình ax2 + bx + c = 0 (a 0), tìm x.
#include // tệp chứa các phương thức vào/ra
#include // tệp chứa các hàm toán học
void main()
{
float a, b, c; // khai báo các hệ số
float delta;
float x1, x2; // 2 nghiem
cout
" ; cin >> a >> b >> c ; // qui ước nhập a 0
delta = b*b - 4*a*c ;
if (delta
" ;
else if (delta==0) cout
';
else
{
x1 = (-b+sqrt(delta))/(2*a);
x2 = (-b-sqrt(delta))/(2*a);
cout
}
}
Chú ý: do C++ quan niệm "đúng" là một giá trị khác 0 bất kỳ và "sai" là giá trị 0 nên thay vì viết if (x != 0) hoặc if (x == 0) ta có thể viết gọn thành if (x) hoặc if (!x) vì nếu (x != 0) đúng thì ta có x 0 và vì x 0 nên (x) cũng đúng. Ngược lại nếu (x) đúng thì x 0, từ đó (x != 0) cũng đúng. Tương tự ta dễ dàng thấy được (x == 0) là tương đương với (!x).
2. Câu lệnh lựa chọn switch
a. Ý nghĩa
Câu lệnh if cho ta khả năng được lựa chọn một trong hai nhánh để thực hiện, do đó nếu sử dụng nhiều lệnh if lồng nhau sẽ cung cấp khả năng được rẽ theo nhiều nhánh. Tuy nhiên trong trường hợp như vậy chương trình sẽ rất khó đọc, do vậy C++ còn cung cấp một câu lệnh cấu trúc khác cho phép chương trình có thể chọn một trong nhiều nhánh để thực hiện, đó là câu lệnh switch.
b. Cú pháp
switch (biểu thức điều khiển)
{
case biểu_thức_1: dãy lệnh 1 ;
case biểu_thức_2: dãy lệnh 2 ;
case ..................: ............... ;
case biểu_thức_n: dãy lệnh n ;
default: dãy lệnh n+1;
}
biểu thức điều khiển: phải có kiểu nguyên hoặc kí tự,
các biểu_thức_i: được tạo từ các hằng nguyên hoặc kí tự,
các dãy lệnh có thể rỗng. Không cần bao dãy lệnh bởi cặp dấu {},
nhánh default có thể có hoặc không và vị trí của nó có thể nằm bất kỳ trong câu lệnh (giữa các nhánh case), không nhất thiết phải nằm cuối cùng.
c. Cách thực hiện
Để thực hiện câu lệnh switch đầu tiên chương trình tính giá trị của biểu thức điều khiển (btđk), sau đó so sánh kết quả của btđk với giá trị của các biểu_thức_i bên dưới lần lượt từ biểu thức đầu tiên (thứ nhất) cho đến biểu thức cuối cùng (thứ n), nếu giá trị của btđk bằng giá trị của biểu thức thứ i đầu tiên nào đó thì chương trình sẽ thực hiện dãy lệnh thứ i và tiếp tục thực hiện tất cả dãy lệnh còn lại (từ dãy lệnh thứ i+1) cho đến hết (gặp dấu ngoặc đóng } của lệnh switch). Nếu quá trình so sánh không gặp biểu thức (nhánh case) nào bằng với giá trị của btđk thì chương trình thực hiện dãy lệnh trong default và tiếp tục cho đến hết (sau default có thể còn những nhánh case khác). Trường hợp câu lệnh switch không có nhánh default và btđk không khớp với bất cứ nhánh case nào thì chương trình không làm gì, coi như đã thực hiện xong lệnh switch.
Nếu muốn lệnh switch chỉ thực hiện nhánh thứ i (khi btđk = biểu_thức_i) mà không phải thực hiện thêm các lệnh còn lại thì cuối dãy lệnh thứ i thông thường ta đặt thêm lệnh break; đây là lệnh cho phép thoát ra khỏi một lệnh cấu trúc bất kỳ.
d. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1 : In số ngày của một tháng bất kỳ nào đó được nhập từ bàn phím.
int th;
cout > th ;
switch (th)
{
case 1: case 3: case 5: case 7: case 8: case 10:
case 12: cout
case 2: cout
case 4: case 6: case 9:
case 11: cout
default: cout
}
Trong chương trình trên giả sử NSD nhập tháng là 5 thì chương trình bắt đầu thực hiện dãy lệnh sau case 5 (không có lệnh nào) sau đó tiếp tục thực hiện các lệnh còn lại, cụ thể là bắt đầu từ dãy lệnh trong case 7, đến case 12 chương trình gặp lệnh in kết quả "tháng này có 31 ngày", sau đó gặp lệnh break nên chương trình thoát ra khỏi câu lệnh switch (đã thực hiện xong). Việc giải thích cũng tương tự cho các trường hợp khác của tháng. Nếu NSD nhập sai tháng (ví dụ tháng nằm ngoài phạm vi 1..12), chương trình thấy th không khớp với bất kỳ nhánh case nào nên sẽ thực hiện câu lệnh trong default, in ra màn hình dòng chữ "Bạn đã nhập sai tháng, không có tháng này" và kết thúc lệnh.
Ví dụ 2 : Nhập 2 số a và b vào từ bàn phím. Nhập kí tự thể hiện một trong bốn phép toán: cộng, trừ, nhân, chia. In ra kết quả thực hiện phép toán đó trên 2 số a, b.
void main()
{
float a, b, c ; // các toán hạng a, b và kết quả c
char dau ; // phép toán được cho dưới dạng kí tự
cout > a >> b ;
cout > dau ;
switch (dau)
{
case '+': c = a + b ; break ;
case '': c = a - b ; break ;
case 'x': case '.': case '*': c = a * b ; break ;
case ':': case '/': c = a / b ; break ;
}
cout
cout
}
Trong chương trình trên ta chấp nhận các kí tự x, ., * thể hiện cho phép toán nhân và :, / thể hiện phép toán chia.
3. Câu lệnh nhảy goto
a. Ý nghĩa
Một dạng khác của rẽ nhánh là câu lệnh nhảy goto cho phép chương trình chuyển đến thực hiện một đoạn lệnh khác bắt đầu từ một điểm được đánh dấu bởi một nhãn trong chương trình. Nhãn là một tên gọi do NSD tự đặt theo các qui tắt đặt tên gọi. Lệnh goto thường được sử dụng để tạo vòng lặp. Tuy nhiên việc xuất hiện nhiều lệnh goto dẫn đến việc khó theo dõi trình tự thực hiện chương trình, vì vậy lệnh này thường được sử dụng rất hạn chế.
b. Cú pháp
Goto ;
Vị trí chương trình chuyển đến thực hiện là đoạn lệnh đứng sau nhãn và dấu hai chấm (:).
c. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 3 : Nhân 2 số nguyên theo phương pháp Ấn độ.
Phương pháp Ấn độ cho phép nhân 2 số nguyên bằng cách chỉ dùng các phép toán nhân đôi, chia đôi và cộng. Các phép nhân đôi và chia đôi thực chất là phép toán dịch bit về bên trái (nhân) hoặc bên phải (chia) 1 bit. Đây là các phép toán cơ sở trong bộ xử lý, do vậy dùng phương pháp này sẽ làm cho việc nhân các số nguyên được thực hiện rất nhanh. Có thể tóm tắt phương pháp như sau: Giả sử cần nhân m với n. Kiểm tra m nếu lẻ thì cộng thêm n vào kq (đầu tiên kq được khởi tạo bằng 0), sau đó lấy m chia 2 và n nhân 2. Quay lại kiểm tra m và thực hiện như trên. Quá trình dừng khi không thể chia đôi m được nữa (m = 0), khi đó kq là kết quả cần tìm (tức kq = m*n). Để dễ hiểu phương pháp này chúng ta tiến hành tính trên ví dụ với các số m, n cụ thể. Giả sử m = 21 và n = 11. Các bước tiến hành được cho trong bảng dưới đây:
Bước m (chia 2) n (nhân 2) kq (khởi tạo kq = 0)
1 21 11 m lẻ, cộng thêm 11 vào kq = 0 + 11 = 11
2 10 22 m chẵn, bỏ qua
3 5 44 m lẻ, cộng thêm 44 vào kq = 11 + 44 = 55
4 2 88 m chẵn, bỏ qua
5 1 176 m lẻ, cộng thêm 176 vào kq = 55 + 176 = 231
6 0 m = 0, dừng cho kết quả kq = 231
Sau đây là chương trình được viết với câu lệnh goto.
void main()
{
long m, n, kq = 0; // Các số cần nhân và kết quả kq
cout > m >> n ;
lap: // đây là nhãn để chương trình quay lại
if (m%2) kq += n; // nếu m lẻ thì cộng thêm n vào kq
m = m >> 1; // dịch m sang phải 1 bit tức m = m / 2
n = n
if (m) goto lap; // quay lại nếu m 0
cout
}
II. CẤU TRÚC LẶP
Một trong những cấu trúc quan trọng của lập trình cấu trúc là các câu lệnh cho phép lặp nhiều lần một đoạn lệnh nào đó của chương trình. Chẳng hạn trong ví dụ về bài toán nhân theo phương pháp Ấn độ, để lặp lại một đoạn lệnh chúng ta đã sử dụng câu lệnh goto. Tuy nhiên như đã lưu ý việc dùng nhiều câu lệnh này làm chương trình rất khó đọc. Do vậy cần có những câu lệnh khác trực quan hơn và thực hiện các phép lặp một cách trực tiếp. C++ cung cấp cho chúng ta 3 lệnh lặp như vậy. Về thực chất 3 lệnh này là tương đương (cũng như có thể dùng goto thay cho cả 3 lệnh lặp này), tuy nhiên để chương trình viết được sáng sủa, rõ ràng, C++ đã cung cấp nhiều phương án cho NSD lựa chọn câu lệnh khi viết chương trình phù hợp với tính chất lặp. Mỗi bài toán lặp có một đặc trưng riêng, ví dụ lặp cho đến khi đã đủ số lần định trước thì dừng hoặc lặp cho đến khi một điều kiện nào đó không còn thoả mãn nữa thì dừng ... việc sử dụng câu lệnh lặp phù hợp sẽ làm cho chương trình dễ đọc và dễ bảo trì hơn. Đây là ý nghĩa chung của các câu lệnh lặp, do vậy trong các trình bày về câu lệnh tiếp theo sau đây chúng ta sẽ không cần phải trình bày lại ý nghĩa của chúng.
1. Lệnh lặp for
a. Cú pháp
for (dãy biểu thức 1 ; điều kiện lặp ; dãy biểu thức 2) { khối lệnh lặp; }
Các biểu thức trong các dãy biểu thức 1, 2 cách nhau bởi dấu phảy (,). Có thể có nhiều biểu thức trong các dãy này hoặc dãy biểu thức cũng có thể trống.
Điều kiện lặp: là biểu thức lôgic (có giá trị đúng, sai).
Các dãy biểu thức và/hoặc điều kiện có thể trống tuy nhiên vẫn giữ lại các dấu chấm phảy (;) để ngăn cách các thành phần với nhau.
b. Cách thực hiện
Khi gặp câu lệnh for trình tự thực hiện của chương trình như sau:
• Thực hiện dãy biểu thức 1 (thông thường là các lệnh khởi tạo cho một số biến),
• Kiểm tra điều kiện lặp, nếu đúng thì thực hiện khối lệnh lặp thực hiện dãy biểu thức 2 quay lai kiểm tra điều kiện lặp và lặp lại quá trình trên cho đến bước nào đó việc kiểm tra điều kiện lặp cho kết quả sai thì dừng.
Tóm lại, biểu thức 1 sẽ được thực hiện 1 lần duy nhất ngay từ đầu quá trình lặp sau đó thực hiện các câu lệnh lặp và dãy biểu thức 2 cho đến khi nào không còn thoả điều kiện lặp nữa thì dừng.
c. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1 : Nhân 2 số nguyên theo phương pháp Ấn độ
void main()
{
long m, n, kq; // Các số cần nhân và kết quả kq
cout > m >> n ;
for (kq = 0 ; m ; m >>= 1, n
cout
}
So sánh ví dụ này với ví dụ dùng goto ta thấy chương trình được viết rất gọn. Để bạn đọc dễ hiểu câu lệnh for, một lần nữa chúng ta nhắc lại cách hoạt động của nó thông qua ví dụ này, trong đó các thành phần được viết trong cú pháp là như sau:
Dãy biểu thức 1: kq = 0,
Điều kiện lặp: m. Ở đây điều kiện là đúng nếu m 0 và sai nếu m = 0.
Dãy biểu thức 2: m >>= 1 và n > 1 (tương đương với m = m / 2) và n = n
Khối lệnh lặp: chỉ có một lệnh duy nhất if (m%2) kq += n ; (nếu phần dư của m chia 2 là khác 0, tức m lẻ thì cộng thêm n vào kq).
Cách thực hiện của chương trình như sau:
• Đầu tiên thực hiện biểu thức 1 tức gán kq = 0. Chú ý rằng nếu kq đã được khởi tạo trước bằng 0 trong khi khai báo (giống như trong ví dụ 6) thì thành phần biểu thức 1 ở đây có thể để trống (nhưng vẫn giữ lại dấu ; để phân biệt với các thành phần khác).
• Kiểm tra điều kiện: giả sử m 0 (tức điều kiện đúng) for sẽ thực hiện lệnh lặp tức kiểm tra nếu m lẻ thì cộng thêm n vào cho kq.
• Quay lại thực hiện các biểu thức 2 tức chia đôi m và nhân đôi n và vòng lặp được tiếp tục lại bắt đầu bằng việc kiểm tra m ...
• Đến một bước lặp nào đó m sẽ bằng 0 (vì bị chia đôi liên tiếp), điều kiện không thoả, vòng lặp dừng và cho ta kết quả là kq.
Ví dụ 2 : Tính tổng của dãy các số từ 1 đến 100.
Chương trình dùng một biến đếm i được khởi tạo từ 1, và một biến kq để chứa tổng. Mỗi bước lặp chương trình cộng i vào kq và sau đó tăng i lên 1 đơn vị. Chương trình còn lặp khi nào i còn chưa vượt qua 100. Khi i lớn hơn 100 chương trình dừng. Sau đây là văn bản chương trình.
void main()
{
int i, kq = 0;
for (i = 1 ; i
cout
}
Ví dụ 3 : In ra màn hình dãy số lẻ bé hơn một số n nào đó được nhập vào từ bàn phím.
Chương trình dùng một biến đếm i được khởi tạo từ 1, mỗi bước lặp chương trình sẽ in i sau đó tăng i lên 2 đơn vị. Chương trình còn lặp khi nào i còn chưa vượt qua n. Khi i lớn hơn n chương trình dừng. Sau đây là văn bản chương trình.
void main()
{
int n, i ;
cout > n ;
for (i = 1 ; i
' ;
}
d. Đặc điểm
Thông qua phần giải thích cách hoạt động của câu lệnh for trong ví dụ 7 có thể thấy các thành phần của for có thể để trống, tuy nhiên các dấu chấm phẩy vẫn giữ lại để ngăn cách các thành phần với nhau. Ví dụ câu lệnh for (kq = 0 ; m ; m >>= 1, n
kq = 0;
for ( ; m ; ) { if (m%2) kq += n; m >>= 1; n
Tương tự, câu lệnh for (i = 1 ; i
i = 1;
for ( ; i
(câu lệnh kq += i++; được thực hiện theo 2 bước: cộng i vào kq và tăng i (tăng sau)).
Trong trường hợp điều kiện trong for cũng để trống chương trình sẽ ngầm định là điều kiện luôn luôn đúng, tức vòng lặp sẽ lặp vô hạn lần (!). Trong trường hợp này để dừng vòng lặp trong khối lệnh cần có câu lệnh kiểm tra dừng và câu lệnh break.
Ví dụ câu lệnh for (i = 1 ; i
i = 1;
for ( ; ; )
{
kq += i++;
if (i > 100) break;
}
Tóm lại, việc sử dụng dạng viết nào của for phụ thuộc vào thói quen của NSD, tuy nhiên việc viết đầy đủ các thành phần của for làm cho việc đọc chương trình trở nên dễ dàng hơn.
e. Lệnh for lồng nhau
Trong dãy lệnh lặp có thể chứa cả lệnh for, tức các lệnh for cũng được phép lồng nhau như các câu lệnh có cấu trúc khác.
Ví dụ 4 : Bài toán cổ: vừa gà vừa chó bó lại cho tròn đếm đủ 100 chân. Hỏi có mấy gà và mấy con chó, biết tổng số con là 36.
Để giải bài toán này ta gọi g là số gà và c là số chó. Theo điều kiện bài toán ta thấy g có thể đi từ 0 (không có con nào) và đến tối đa là 50 (vì chỉ có 100 chân), tương tự c có thể đi từ 0 đến 25. Như vậy ta có thể cho g chạy từ 0 đến 50 và với mỗi giá trị cụ thể của g lại cho c chạy từ 0 đến 25, lần lượt với mỗi cặp (g, c) cụ thể đó ta kiểm tra 2 điều kiện: g + c == 36 ? (số con) và 2g + 4c == 100 ? (số chân). Nếu cả 2 điều kiện đều thoả thì cặp (g, c) cụ thể đó chính là nghiệm cần tìm. Từ đó ta có chương trình với 2 vòng for lồng nhau, một vòng for cho g và một vòng cho c.
void main()
{
int g, c ;
for (g = 0 ; g
for (c = 0 ; c
if (g+c == 36 && 2*g+4*c == 100) cout
}
Chương trình trên có thể được giải thích một cách ngắn gọn như sau: Đầu tiên cho g = 0, thực hiện lệnh for bên trong tức lần lượt cho c = 0, 1, ..., 25, với c=0 và g=0 kiểm tra điều kiện, nếu thoả thì in kết quả nếu không thì bỏ qua, quay lại tăng c, cho đến khi nào c>25 thì kết thúc vòng lặp trong quay về vòng lặp ngoài tăng g lên 1, lại thực hiện vòng lặp trong với g=1 này (tức lại cho c chạy từ 0 đến 25). Khi g của vòng lặp ngoài vượt quá 50 thì dừng. Từ đó ta thấy số vòng lặp của chương trình là 50 x 25 = 1000 lần lặp.
Chú ý: Có thể giảm bớt số lần lặp bằng nhận xét số gà không thể vượt quá 36 (vì tổng số con là 36). Một vài nhận xét khác cũng có thể làm giảm số vòng lặp, tiết kiệm thời gian chạy của chương trình. Bạn đọc tự nghĩ thêm các phương án giải khác để giảm số vòng lặp đến ít nhất.
Ví dụ 5 : Tìm tất cả các phương án để có 100đ từ các tờ giấy bạc loại 10đ, 20đ và 50đ.
main()
{
int t10, t20, t50; // số tờ 10đ, 20đ, 50đ
sopa = 0; // số phương án
for (t10 = 0 ; t10
for (t20 = 0 ; t20
for (t50 = 0 ; t50
if (t10*10 + t20*20 + t50*50 == 100) // nếu thoả thì
{
sopa++; // tăng số phương án
if (t10) cout
if (t20) cout
if (t50) cout
cout
' ; // xuống dòng
}
cout
}
2. Lệnh lặp while
a. Cú pháp
while (điều kiện) { khối lệnh lặp ; }
b. Thực hiện
Khi gặp lệnh while chương trình thực hiện như sau: đầu tiên chương trình sẽ kiểm tra điều kiện, nếu đúng thì thực hiện khối lệnh lặp, sau đó quay lại kiểm tra điều kiện và tiếp tục. Nếu điều kiện sai thì dừng vòng lặp. Tóm lại có thể mô tả một cách ngắn gọn về câu lệnh while như sau: lặp lại các lệnh trong khi điều kiện vẫn còn đúng.
c. Đặc điểm
Khối lệnh lặp có thể không được thực hiện lần nào nếu điều kiện sai ngay từ đầu.
Để vòng lặp không lặp vô hạn thì trong khối lệnh thông thường phải có ít nhất một câu lệnh nào đó gây ảnh hưởng đến kết quả của điều kiện, ví dụ làm cho điều kiện đang đúng trở thành sai.
Nếu điều kiện luôn luôn nhận giá trị đúng (ví dụ biểu thức điều kiện là 1) thì trong khối lệnh lặp phải có câu lệnh kiểm tra dừng và lệnh break.
d. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1 : Nhân 2 số nguyên theo phương pháp Ấn độ
void main()
{
long m, n, kq; // Các số cần nhân và kết quả kq
cout > m >> n ;
kq = 0 ;
while (m)
{
if (m%2) kq += n ;
m >>= 1;
n
}
cout
}
Trong chương trình trên câu lệnh while (m) ... được đọc là "trong khi m còn khác 0 thực hiện ...", ta thấy trong khối lệnh lặp có lệnh m >>= 1, lệnh này sẽ ảnh hưởng đến điều kiện (m), đến lúc nào đó m bằng 0 tức (m) là sai và chương trình sẽ dừng lặp.
Câu lệnh while (m) ... cũng có thể được thay bằng while (1) ... như sau:
void main()
{
long m, n, kq; // Các số cần nhân và kết quả kq
cout > m >> n ;
kq = 0 ;
while (1) {
if (m%2) kq += n ;
m >>= 1;
n
if (!m) break ; // nếu m = 0 thì thoát khỏi vòng lặp
}
cout
}
Ví dụ 2 : Bài toán cổ: vừa gà vừa chó bó lại cho tròn đếm dủ 100 chân. Hỏi có mấy gà và mấy con chó, biết tổng số con là 36.
void main()
{
int g, c ;
g = 0 ;
while (g
c = 0 ;
while (c
if (g + c == 36 && 2*g + 4*c == 100) cout
c++;
}
g++;
}
}
Ví dụ 3 : Tìm ước chung lớn nhất (UCLN) của 2 số nguyên m và n.
Áp dụng thuật toán Euclide bằng cách liên tiếp lấy số lớn trừ đi số nhỏ khi nào 2 số bằng nhau thì đó là UCLN. Trong chương trình ta qui ước m là số lớn và n là số nhỏ. Thêm biến phụ r để tính hiệu của 2 số. Sau đó đặt lại m hoặc n bằng r sao cho m > n và lặp lại. Vòng lặp dừng khi m = n.
void main()
{
int m, n, r;
cout > m >> n ;
if (m
while (m != n) {
r = m - n ;
if (r > n) m = r; else { m = n ; n = r ; }
}
cout
}
Ví dụ 4 : Tìm nghiệm xấp xỉ của phương trình ex 1.5 = 0, trên đoạn [0, 1] với độ chính xác 10-6 bằng phương pháp chia đôi.
Để viết chương trình này chúng ta nhắc lại phương pháp chia đôi. Cho hàm f(x) liên tục và đổi dấu trên một đoạn [a, b] nào đó (tức f(a), f(b) trái dấu nhau hay f(a)*f(b)
Trong ví dụ này hàm f(x) chính là ex - 1.5 và độ xấp xỉ là 10-6. Đây là hàm liên tục trên toàn trục số và đổi dấu trên đoạn [0, 1] (vì f(0) = 1 1.5 0). Sau đây là chương trình.
void main()
{
float a = 0, b = 1, c; // các điểm mút a, b và điểm giữa c
float fa, fc; // giá trị của f(x) tại các điểm a, c
while (b-a > 1.0e-6) // trong khi độ dài đoạn còn lớn hơn
{
c = (a + b)/2; // tìm điểm c giữa đoạn [a,b]
fa = exp(a) - 1.5; fc = exp(c) - 1.5; // tính f(a) và f(c)
if (fa*fc == 0) break; // f(c) = 0 tức c là nghiệm
if (fa*fc > 0) a = c; else b = c;
}
cout
}
Trong chương trình trên câu lệnh if (fa*fc > 0) a = c; else b = c; dùng để kiểm tra f(a) và f(c), nếu cùng dấu (f(a)*f(c) > 0) thì hàm f(x) phải trái dấu trên đoạn con [c, b] do đó đặt lại đoạn này là [a, b] (để quay lại vòng lặp) tức đặt a = c và b giữ nguyên, ngược lại nếu hàm f(x) trái dấu trên đoạn con [a, c] thì đặt lại b = c còn a giữ nguyên. Sau đó vòng lặp quay lại kiểm tra độ dài đoạn [a, b] (mới) nếu đã bé hơn độ xấp xỉ thì dừng và lấy c làm nghiệm xấp xỉ, nếu không thì tính lại c và tiếp tục quá trình.
Để tính f(a) và f(c) chương trình đã sử dụng hàm exp(x), đây là hàm cho lại kết quả ex, để dùng hàm này hoặc các hàm toán học nói chung, cần khai báo file nguyên mẫu math.h.
3. Lệnh lặp do ... while
a. Cú pháp
do { khối lệnh lặp } while (điều kiện) ;
b. Thực hiện
Đầu tiên chương trình sẽ thực hiện khối lệnh lặp, tiếp theo kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện còn đúng thì quay lại thực hiện khối lệnh và quá trình tiếp tục cho đến khi điều kiện trở thành sai thì dừng.
c. Đặc điểm
Các đặc điểm của câu lệnh do ... while cũng giống với câu lệnh lặp while trừ điểm khác biệt, đó là khối lệnh trong do ... while sẽ được thực hiện ít nhất một lần, trong khi trong câu lệnh while có thể không được thực hiện lần nào (vì lệnh while phải kiểm tra điều kiện trước khi thực hiện khối lệnh, do đó nếu điều kiện sai ngay từ đầu thì lệnh sẽ dừng, khối lệnh không được thực hiện lần nào. Trong khi đó lệnh do ... while sẽ thực hiện khối lệnh rồi mới kiểm tra điều kiện lặp để cho phép thực hiện tiếp hoặc dừng).
d. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1 : Tính xấp xỉ số pi theo công thức Euler , với .
void main()
{
int n = 1; float S = 0;
do S += 1.0/(n*n) while 1.0/(n*n)
float pi = sqrt(6*S);
cout
}
Ví dụ 2 : Kiểm tra một số n có là số nguyên tố.
Để kiểm tra một số n > 3 có phải là số nguyên tố ta lần lượt chia n cho các số i đi từ 2 đến một nửa của n. Nếu có i sao cho n chia hết cho i thì n là hợp số ngược lại n là số nguyên tố.
void main()
{
int i, n ; // n: số cần kiểm tra
cout > n ;
i = 2 ;
do {
if (n%i == 0) {
cout
return ; // dừng chương trình
}
i++;
} while (i
cout
}
Ví dụ 3 : Nhập dãy kí tự và thống kê các loại chữ hoa, thường, chữ số và các loại khác còn lại đến khi gặp ENTER thì dừng.
void main()
{
char c; // kí tự dùng cho nhập
int n1, n2, n3, n4 ; // số lượng các loại kí tự
n1 = n2 = n3 = n4 = 0;
cout
" ;
do
{
cin >> c;
if ('a'
else if ('A'
else if ('0'
else n4++; // loại khác, tăng n4
cout
} while (c != 10) ; // còn lặp khi c còn khác kí tự
}
4. Lối ra của vòng lặp: break, continue
a. Lệnh break
Công dụng của lệnh dùng để thoát ra khỏi (chấm dứt) các câu lệnh cấu trúc, chương trình sẽ tiếp tục thực hiện các câu lệnh tiếp sau câu lệnh vừa thoát. Các ví dụ minh hoạ bạn đọc có thể xem lại trong các ví dụ về câu lệnh switch, for, while.
b. Lệnh continue
Lệnh dùng để quay lại đầu vòng lặp mà không chờ thực hiện hết các lệnh trong khối lệnh lặp.
Ví dụ 1 : Giả sử với mỗi i từ 1 đến 100 ta cần thực hiện một loạt các lệnh nào đó trừ những số i là số chính phương. Như vậy để tiết kiệm thời gian, vòng lặp sẽ kiểm tra nếu i là số chính phương thì sẽ quay lại ngay từ đầu để thực hiện với i tiếp theo.
int i ;
for (i = 1; i
if (i là số chính phương) continue;
{ // dãy lệnh khác
.
.
.
}
}
(Để kiểm tra i có là số chính phương chúng ta so sánh căn bậc hai của i với phần nguyên của nó. Nếu hai số này bằng nhau thì i là số chính phương. Cụ thể nếu sqrt(i) = int(sqrt(i)) thì i là số chính phương. Ở đây sqrt(x) là hàm trả lại căn bậc hai của x. Để sử dụng hàm này cần phải khai báo file nguyên mẫu math.h.)
5. So sánh cách dùng các câu lệnh lặp
Thông qua các ví dụ đã trình bày bạn đọc có thể thấy rằng về mặt thực chất để tổ chức một vòng lặp chúng ta có thể chọn một trong các câu lệnh goto, for, while, do ... while, có nghĩa về mặt khả năng thực hiện các câu lệnh này là như nhau. Tuy nhiên, trong một ngữ cảnh cụ thể việc sử dụng câu lệnh phù hợp trong chúng làm cho chương trình sáng sủa, rõ ràng và tăng độ tin cậy lên cao hơn. Theo thói quen lập trình trong một số ngôn ngữ có trước và dựa trên đặc trưng riêng của từng câu lệnh, các lệnh lặp thường được dùng trong các ngữ cảnh cụ thể như sau:
• FOR thường được sử dụng trong những vòng lặp mà số lần lặp được biết trước, nghĩa là vòng lặp thường được tổ chức dưới dạng một (hoặc nhiều) biến đếm chạy từ một giá trị nào đó và đến khi đạt được đến một giá trị khác cho trước thì dừng. Ví dụ dạng thường dùng của câu lệnh for là như sau:
• for (i = gt1 ; i
• for (i = gt2 ; i >= gt1 ; i--) ... tức i giảm từ gt2 xuống gt1
• Ngược lại với FOR, WHILE và DO ... WHILE thường dùng trong các vòng lặp mà số lần lặp không biết trước, chúng thường được sử dụng khi việc lặp hay dừng phụ thuộc vào một biểu thức lôgic.
• WHILE được sử dụng khi khả năng thực hiện khối lặp không xảy ra lần nào, tức nếu điều kiện lặp có giá trị sai ngay từ đầu, trong khi đó DO ... WHILE được sử dụng khi ta biết chắc chắn khối lệnh lặp phải được thực hiện ít nhất một lần.
III. MẢNG DỮ LIỆU
1. Mảng một chiều
a. Ý nghĩa
Khi cần lưu trữ một dãy n phần tử dữ liệu chúng ta cần khai báo n biến tương ứng với n tên gọi khác nhau. Điều này sẽ rất khó khăn cho người lập trình để có thể nhớ và quản lý hết được tất cả các biến, đặc biệt khi n lớn. Trong thực tế, hiển nhiên chúng ta gặp rất nhiều dữ liệu có liên quan đến nhau về một mặt nào đó, ví dụ chúng có cùng kiểu và cùng thể hiện một đối tượng: như các toạ độ của một vectơ, các số hạng của một ma trận, các sinh viên của một lớp hoặc các dòng kí tự của một văn bản ... Lợi dụng đặc điểm này toàn bộ dữ liệu (cùng kiểu và cùng mô tả một đối tượng) có thể chỉ cần chung một tên gọi để phân biệt với các đối tượng khác, và để phân biệt các dữ liệu trong cùng đối tượng ta sử dụng cách đánh số thứ tự cho chúng, từ đó việc quản lý biến sẽ dễ dàng hơn, chương trình sẽ gọn và có tính hệ thống hơn.
Giả sử ta có 2 vectơ trong không gian ba chiều, mỗi vec tơ cần 3 biến để lưu 3 toạ độ, vì vậy để lưu toạ độ của 2 vectơ chúng ta phải dùng đến 6 biến, ví dụ x1, y1, z1 cho vectơ thứ nhất và x2, y2, z2 cho vectơ thứ hai. Một kiểu dữ liệu mới được gọi là mảng một chiều cho phép ta chỉ cần khai báo 2 biến v1 và v2 để chỉ 2 vectơ, trong đó mỗi v1 hoặc v2 sẽ chứa 3 dữ liệu được đánh số thứ tự từ 0 đến 2, trong đó ta có thể ngầm định thành phần 0 biểu diễn toạ độ x, thành phần 1 biểu diễn toạ độ y và thành phần có số thứ tự 2 sẽ biểu diễn toạ độ z.
Tóm lại, mảng là một dãy các thành phần có cùng kiểu được sắp kề nhau liên tục trong bộ nhớ. Tất cả các thành phần đều có cùng tên là tên của mảng. Để phân biệt các thành phần với nhau, các thành phần sẽ được đánh số thứ tự từ 0 cho đến hết mảng. Khi cần nói đến thành phần cụ thể nào của mảng ta sẽ dùng tên mảng và kèm theo số thứ tự của thành phần đó.
Dưới đây là hình ảnh của một mảng gồm có 9 thành phần, các thành phần được đánh số từ 0 đến 8.
0 1 2 3 4 5 6 7 8
b. Khai báo
[số thành phần] ; // không khởi tạo
[số thành phần] = { dãy giá trị } ; // có khởi tạo
[ ] = { dãy giá trị } ; // có khởi tạo
Tên kiểu là kiểu dữ liệu của các thành phần, các thành phần này có kiểu giống nhau. Thỉnh thoảng ta cũng gọi các thành phần là phần tử.
Cách khai báo trên giống như khai báo tên biến bình thường nhưng thêm số thành phần trong mảng giữa cặp dấu ngoặc vuông [] còn được gọi là kích thước của mảng. Mỗi tên mảng là một biến và để phân biệt với các biến thông thường ta còn gọi là biến mảng.
Một mảng dữ liệu được lưu trong bộ nhớ bởi dãy các ô liên tiếp nhau. Số lượng ô bằng với số thành phần của mảng và độ dài (byte) của mỗi ô đủ để chứa thông tin của mỗi thành phần. Ô đầu tiên được đánh thứ tự bởi 0, ô tiếp theo bởi 1, và tiếp tục cho đến hết. Như vậy nếu mảng có n thành phần thì ô cuối cùng trong mảng sẽ được đánh số là n - 1.
Dạng khai báo thứ 2 cho phép khởi tạo mảng bởi dãy giá trị trong cặp dấu {}, mỗi giá trị cách nhau bởi dấu phảy (,), các giá trị này sẽ được gán lần lượt cho các phần tử của mảng bắt đầu từ phần tử thứ 0 cho đến hết dãy. Số giá trị có thể bé hơn số phần tử. Các phần tử mảng chưa có giá trị sẽ không được xác định cho đến khi trong chương trình nó được gán một giá trị nào đó.
Dạng khai báo thứ 3 cho phép vắng mặt số phần tử, trường hợp này số phần tử được xác định bởi số giá trị của dãy khởi tạo. Do đó nếu vắng mặt cả dãy khởi tạo là không được phép (chẳng hạn khai báo int a[] là sai).
Ví dụ:
• Khai báo biến chứa 2 vectơ a, b trong không gian 3 chiều:
float a[3] , b[3] ;
• Khai báo 3 phân số a, b, c; trong đó a = 1/3 và b = 3/5:
int a[2] = {1, 3} , b[2] = {3, 5} , c[2] ;
ở đây ta ngầm qui ước thành phần đầu tiên (số thứ tự 0) là tử và thành phần thứ hai (số thứ tự 1) là mẫu của phân số.
• Khai báo mảng L chứa được tối đa 100 số nguyên dài:
long L[100] ;
• Khai báo mảng dong (dòng), mỗi dòng chứa được tối đa 80 kí tự:
char dong[80] ;
• Khai báo dãy Data chứa được 5 số thực độ chính xác gấp đôi:
double Data[] = { 0,0,0,0,0 }; // khởi tạo tạm thời bằng 0
c. Cách sử dụng
i. Để chỉ thành phần thứ i (hay chỉ số i) của một mảng ta viết tên mảng kèm theo chỉ số trong cặp ngoặc vuông []. Ví dụ với các phân số trên a[0], b[0], c[0] để chỉ tử số và a[1], b[1], c[1] để chỉ mẫu số của 3 phân số a,b,c.
ii. Tuy mỗi mảng biểu diễn một đối tượng nhưng chúng ta không thể áp dụng các thao tác lên toàn bộ mảng mà phải thực hiện thao tác thông qua từng thành phần của mảng. Ví dụ chúng ta không thể nhập dữ liệu cho mảng a[10] bằng câu lệnh:
cin >> a ; // sai
mà phải nhập cho từng phần tử từ a[0] đến a[9] của a. Dĩ nhiên trong trường hợp này chúng ta phải cần đến lệnh lặp for:
int i ;
for (i = 0 ; i > a[i] ;
Tương tự, giả sử chúng ta cần cộng 2 phân số a, b và đặt kết quả vào c.
Không thể viết:
c = a + b ; // sai
mà cần phải tính từng phần tử của c:
c[0] = a[0] * b[1] + a[1] * b[0] ; // tử số
c[1] = a[1] * b[1] ; // mẫu số
Để khắc phục nhược điểm này, trong các chương sau C++ cung cấp một kiểu dữ liệu mới gọi là lớp, và cho phép NSD có thể định nghĩa riêng phép cộng cho 2 mảng tuỳ ý, khi đó có thể viết một cách đơn giản và quen thuộc c = a + b để cộng 2 phân số.
d. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1 : Tìm tổng, tích 2 phân số.
void main()
{
int a[2], b[2], tong[2], tich[2] ;
cout > a[0] ; cout > a[1] ;
cout > b[0] ; cout > b[1] ;
tong[0] = a[0]*b[1] + a[1]*b[0] ; tong[1] = a[1] * b[1] ;
tich[0] = a[0]*b[0]; tich[1] = a[1] * b[1] ;
cout
cout
}
Ví dụ 2 : Nhập dãy số nguyên, tính: số số hạng dương, âm, bằng không của dãy.
void main()
{
float a[50], i, n, sd, sa, s0; // a chứa tối đa 50 số
cout > n; // nhập số phần tử
for (i=0; i> a[i]; } // nhập dãy số
sd = sa = s0 = 0 ;
for (i=1; i
if (a[i] > 0 ) sd++;
if (a[i]
if (a[i] == 0 ) s0++;
}
cout
cout
}
Ví dụ 3 : Tìm số bé nhất của một dãy số. In ra số này và vị trí của nó trong dãy.
Chương trình sử dụng mảng a để lưu dãy số, n là số phần tử thực sự trong dãy, min lưu số bé nhất tìm được và k là vị trí của min trong dãy. min được khởi tạo bằng giá trị đầu tiên (a[0]), sau đó lần lượt so sánh với các số hạng còn lại, nếu gặp số hạng nhỏ hơn, min sẽ nhận giá trị của số hạng này. Quá trình so sánh tiếp tục cho đến hết dãy. Vì số số hạng của dãy là biết trước (n), nên số lần lặp cũng được biết trước (n-1 lần lặp), do vậy chúng ta sẽ sử dụng câu lệnh for cho ví dụ này.
void main()
{
float a[100], i, n, min, k; // a chứa tối đa 100 số
cout > n;
for (i=0; i> a[i]; }
min = a[0]; k = 0;
for (i=1; i
cout
}
Ví dụ 4 : Nhập và sắp xếp tăng dần một dãy số. Thuật toán được tiến hành bằng cách sắp xếp dần từng số hạng bé nhất lên đầu dãy. Giả sử đã sắp được i-1 vị trí, ta sẽ tìm số bé nhất trong dãy còn lại (từ vị trí thứ i đến n-1) và đưa số này lắp vào vị trí thứ i. Để thực hiện, chúng ta so sánh a[i] lần lượt với từng số a[j] trong dãy còn lại (tức j đi từ i+1 đến n), nếu gặp a[j] bé hơn a[i] thì đổi chỗ hai số này với nhau.
void main()
{
float a[100], i, j, n, tam;
cout > n ;
for (i=0; i> a[i] ;} // nhập dữ liệu
for (i=0; i
for (j=i+1; j
if (a[i] > a[j]) { tam = a[i]; a[i] = a[j]; a[j] = tam; } // đổi chỗ
}
for (i=0; i
getch();
}
2. Xâu kí tự
Một xâu kí tự là một dãy bất kỳ các kí tự (kể cả dấu cách) do vậy nó có thể được lưu bằng mảng kí tự. Tuy nhiên để máy có thể nhận biết được mảng kí tự này là một xâu, cần thiết phải có kí tự kết thúc xâu, theo qui ước là kí tự có mã 0 (tức '\0') tại vị trí nào đó trong mảng. Khi đó xâu là dãy kí tự bắt đầu từ phần tử đầu tiên (thứ 0) đến kí tự kết thúc xâu đầu tiên (không kể các kí tự còn lại trong mảng).
0 1 2 3 4 5 6 7
H E L L O \0
H E L \0 L O \0
\0 H E L L O \0
Hình vẽ trên minh hoạ 3 xâu, mỗi xâu được chứa trong mảng kí tự có độ dài tối đa là 8. Nội dung xâu thứ nhất là "Hello" có độ dài thực tế là 5 kí tự, chiếm 6 ô trong mảng (thêm ô chứa kí tự kết thúc '\0'). Xâu thứ hai có nội dung "Hel" với độ dài 3 (chiếm 4 ô) và xâu cuối cùng biểu thị một xâu rỗng (chiếm 1 ô). Chú ý mảng kí tự được khai báo với độ dài 8 tuy nhiên các xâu có thể chỉ chiếm một số kí tự nào đó trong mảng này và tối đa là 7 kí tự.
a. Khai báo
char [độ dài] ; // không khởi tạo
char [độ dài] = xâu kí tự ; // có khởi tạo
char [] = xâu kí tự ; // có khởi tạo
Độ dài mảng là số kí tự tối đa có thể có trong xâu. Độ dài thực sự của xâu chỉ tính từ đầu mảng đến dấu kết thúc xâu (không kể dấu kết thúc xâu '\0').
Do một xâu phải có dấu kết thúc xâu nên trong khai báo độ dài của mảng cần phải khai báo thừa ra một phần tử. Thực chất độ dài tối đa của xâu = độ dài mảng - 1. Ví dụ nếu muốn khai báo mảng s chứa được xâu có độ dài tối đa 80 kí tự, ta cần phải khai báo char s[81].
Cách khai báo thứ hai có kèm theo khởi tạo xâu, đó là dãy kí tự đặt giữa cặp dấu nháy kép. Ví dụ:
char hoten[26] ; // xâu họ tên chứa tối đa 25 kí tự
char monhoc[31] = "NNLT C++" ;
xâu môn học chứa tối đa 30 kí tự, được khởi tạo với nội dung "NNLT C++" với độ dài thực sự là 10 kí tự (chiếm 11 ô đầu tiên trong mảng monhoc[31]).
Cách khai báo thứ 3 tự chương trình sẽ quyết định độ dài của mảng bởi xâu khởi tạo (bằng độ dài xâu + 1). Ví dụ:
char thang[] = "Mười hai" ; // độ dài mảng = 9
b. Cách sử dụng
Tương tự như các mảng dữ liệu khác, xâu kí tự có những đặc trưng như mảng, tuy nhiên chúng cũng có những điểm khác biệt. Dưới đây là các điểm giống và khác nhau đó.
• Truy cập một kí tự trong xâu: cú pháp giống như mảng. Ví dụ:
char s[50] = "I\'m a student" ; // chú ý kí tự ' phải được viết là \'
cout
s[1] = 'a' ; // đặt lại kí tự thứ 2 là 'a'
• Không được thực hiện các phép toán trực tiếp trên xâu như:
char s[20] = "Hello", t[20] ; // khai báo hai xâu s và t
t = "Hello" ; // sai, chỉ gán được khi khai báo
t = s ; // sai, không gán được toàn bộ mảng
if (s
...
• Toán tử nhập dữ liệu >> vẫn dùng được nhưng có nhiều hạn chế. Ví dụ
char s[60] ;
cin >> s ;
cout
nếu xâu nhập vào là "Tin học hoá" chẳng hạn thì toán tử >> chỉ nhập "Tin" cho s (bỏ tất cả các kí tự đứng sau dấu trắng), vì vậy khi in ra trên màn hình chỉ có từ "Tin".
Vì các phép toán không dùng được trực tiếp trên xâu nên các chương trình dịch đã viết sẵn các hàm thư viện được khai báo trong file nguyên mẫu string.h. Các hàm này giải quyết được hầu hết các công việc cần thao tác trên xâu. Nó cung cấp cho NSD phương tiện để thao tác trên xâu như gán, so sánh, sao chép, tính độ dài xâu, nhập, in, ... Để sử dụng được các hàm này đầu chương trình cần có khai báo string.h. Phần lớn các hàm này sẽ được giới thiệu trong phần tiếp sau.
c. Phương thức nhập xâu (#include )
Do toán tử nhập >> có hạn chế đối với xâu kí tự nên C++ đưa ra hàm riêng (còn gọi là phương thức) cin.getline(s,n) để nhập xâu kí tự. Hàm có 2 đối với s là xâu cần nhập nội dung và n-1 là số kí tự tối đa của xâu. Giống phương thức nhập kí tự cin.get(c), khi gặp hàm cin.getline(s,n) chương trình sẽ nhìn vào bộ đệm bàn phím lấy ra n-1 kí tự (nếu đủ hoặc lấy tất cả kí tự còn lại, trừ kí tự enter) và gán cho s. Nếu tại thời điểm đó bộ đệm đang rỗng, chương trình sẽ tạm dừng chờ NSD nhập dữ liệu (dãy kí tự) vào từ bàn phím. NSD có thể nhập vào dãy với độ dài bất kỳ cho đến khi nhấn Enter, chương trình sẽ lấy ra n-1 kí tự đầu tiên gán cho s, phần còn lại vẫn được lưu trong bộ đệm (kể cả kí tự Enter) để dùng cho lần nhập sau. Hiển nhiên, sau khi gán các kí tự cho s, chương trình sẽ tự động đặt kí tự kết thúc xâu vào ô tiếp theo của xâu s.
Ví dụ 1 : Xét đoạn lệnh sau
char s[10] ;
cin.getline(s, 10) ;
cout
cin.getline(s, 10) ;
cout
giả sử ta nhập vào bàn phím dòng kí tự: 1234567890abcd . Khi đó lệnh cin.getline(s,10) đầu tiên sẽ gán xâu "123456789" (9 kí tự) cho s, phần còn lại vẫn lưu trong bộ đệm bàn phím. Tiếp theo s được in ra màn hình. Đến lệnh cin.getline(s,10) thứ hai NSD không phải nhập thêm dữ liệu, chương trình tự động lấy nốt số dữ liệu còn lại (vì chưa đủ 9 kí tự) "0abcd" để gán cho s. Sau đó in ra màn hình. Như vậy trên màn hình sẽ xuất hiện hai dòng:
123456789
0abcd
Ví dụ 2 : Nhập một ngày tháng dạng Mỹ (mm/dd/yy), đổi sang ngày tháng dạng Việt Nam rồi in ra màn hình.
#include
main()
{
char US[9], VN[9] = " / / " ; // khởi tạo trước hai dấu /
cin.getline(US, 9) ; // nhập ngày tháng, ví dụ "05/01/99"
VN[0] = US[3]; VN[1] = US[4] ; // ngày
VN[3] = US[0]; VN[4] = US[1] ; // tháng
VN[6] = US[6]; VN[7] = US[7] ; // năm
cout
}
d. Một số hàm xử lí xâu (#include )
• strcpy(s, t) ;
Gán nội dung của xâu t cho xâu s (thay cho phép gán = không được dùng). Hàm sẽ sao chép toàn bộ nội dung của xâu t (kể cả kí tự kết thúc xâu) vào cho xâu s. Để sử dụng hàm này cần đảm bảo độ dài của mảng s ít nhất cũng bằng độ dài của mảng t. Trong trường hợp ngược lại kí tự kết thúc xâu sẽ không được ghi vào s và điều này có thể gây treo máy khi chạy chương trình.
Ví dụ:
char s[10], t[10] ;
t = "Face" ; // không được dùng
s = t ; // không được dùng
strcpy(t, "Face") ; // được, gán "Face" cho t
strcpy(s, t) ; // được, sao chép t sang s
cout
• strncpy(s, t, n) ;
Sao chép n kí tự của t vào s. Hàm này chỉ làm nhiệm vụ sao chép, không tự động gắn kí tự kết thúc xâu cho s. Do vậy NSD phải thêm câu lệnh đặt kí tự '\0' vào cuối xâu s sau khi sao chép xong.
Ví dụ:
char s[10], t[10] = "Steven";
strncpy(s, t, 5) ; // copy 5 kí tự "Steve" vào s
s[5] = '\0' ; // đặt dấu kết thúc xâu
// in câu: Steve is young brother of Steven
cout
Một sử dụng có ích của hàm này là copy một xâu con bất kỳ của t và đặt vào s. Ví dụ cần copy xâu con dài 2 kí tự bắt đầu từ kí tự thứ 3 của xâu t và đặt vào s, ta viết strncpy(s, t+3, 2). Ngoài ra xâu con được copy có thể được đặt vào vị trí bất kỳ của s (không nhất thiết phải từ đầu xâu s) chẳng hạn đặt vào từ vị trí thứ 5, ta viết: strncpy(s+5, t+3, 2). Câu lệnh này có nghĩa: lấy 2 kí tự thứ 3 và thứ 4 của xâu t đặt vào 2 ô thứ 5 và thứ 6 của xâu s. Trên cơ sở này chúng ta có thể viết các đoạn chương trình ngắn để thay thế một đoạn con bất kỳ nào đó trong s bởi một đoạn con bất kỳ (có độ dài tương đương) trong t. Ví dụ các dòng lệnh chuyển đổi ngày tháng trong ví dụ trước có thể viết lại bằng cách dùng hàm strncpy như sau:
strncpy(VN+0, US+3, 2) ; // ngày
strncpy(VN+3, US+0, 2) ; // tháng
strncpy(VN+6, US+6, 2); // năm
• strcat(s, t);
Nối một bản sao của t vào sau s (thay cho phép +). Hiển nhiên hàm sẽ loại bỏ kí tự kết thúc xâu s trước khi nối thêm t. Việc nối sẽ đảm bảo lấy cả kí tự kết thúc của xâu t vào cho s (nếu s đủ chỗ) vì vậy NSD không cần thêm kí tự này vào cuối xâu. Tuy nhiên, hàm không kiểm tra xem liệu độ dài của s có đủ chỗ để nối thêm nội dung, việc kiểm tra này phải do NSD đảm nhiệm. Ví dụ:
char a[100] = "Mẫn", b[4] = "tôi";
strcat(a, " và ");
strcat(a, b);
cout
char s[100] , t[100] = "Steve" ;
strncpy(s, t, 3); s[3] = '\0'; // s = "Ste"
strcat(s, "p"); // s = "Step"
cout
• strncat(s, t, n);
Nối bản sao n kí tự đầu tiên của xâu t vào sau xâu s. Hàm tự động đặt thêm dấu kết thúc xâu vào s sau khi nối xong (tương phản với strncpy()). Cũng giống strcat hàm đòi hỏi độ dài của s phải đủ chứa kết quả. Tương tự, có thể sử dụng cách viết strncat(s, t+k, n) để nối n kí tự từ vị trí thứ k của xâu t cho s.
Ví dụ:
char s[20] = "Nhà " ;
char t[] = "vua chúa"
strncat(s, t, 3) ; // s = "Nhà vua"
hoặc:
strncat(s, t+4, 4) ; // s = "Nhà chúa"
• strcmp(s, t);
Hàm so sánh 2 xâu s và t (thay cho các phép toán so sánh). Giá trị trả lại là hiệu 2 kí tự khác nhau đầu tiên của s và t. Từ đó, nếu s1 s2. Trong trường hợp chỉ quan tâm đến so sánh bằng, nếu hàm trả lại giá trị 0 là 2 xâu bằng nhau và nếu giá trị trả lại khác 0 là 2 xâu khác nhau.
Ví dụ:
if (strcmp(s,t)) cout
• strncmp(s, t) ;
Giống hàm strcmp(s, t) nhưng chỉ so sánh tối đa n kí tự đầu tiên của hai xâu.
Ví dụ:
char s[] = "Hà Nội" , t[] = "Hà nội" ;
cout
cout
• strcmpi(s, t) ;
Như strcmp(s, t) nhưng không phân biệt chữ hoa, thường.
Ví dụ:
char s[] = "Hà Nội" , t[] = "hà nội" ;
cout
• strupr(s);
Hàm đổi xâu s thành in hoa, và cũng trả lại xâu in hoa đó.
Ví dụ:
char s[10] = "Ha noi" ;
cout
cout
• strlwr(s);
Hàm đổi xâu s thành in thuờng, kết quả trả lại là xâu s.
Ví dụ:
char s[10] = "Ha Noi" ;
cout
cout
• strlen(s) ;
Hàm trả giá trị là độ dài của xâu s.
Ví dụ:
char s[10] = "Ha Noi" ;
cout
Sau đây là một số ví dụ sử dụng tổng hợp các hàm trên.
Ví dụ 1 : Thống kê số chữ 'a' xuất hiện trong xâu s.
main()
{
const int MAX = 100;
char s[MAX+1];
int sokitu = 0;
cin.getline(s, MAX+1);
for (int i=0; i
cout
}
Ví dụ 2 : Tính độ dài xâu bằng cách đếm từng kí tự (tương đương với hàm strlen())
main()
{
char s[100]; // độ dài tối đa là 99 kí tự
cin.getline(s, 100); // nhập xâu s
for (int i=0 ; s[i] != '\0' ; i++) ; // chạy từ đầu đến cuối xâu
cout
}
Ví dụ 3 : Sao chép xâu s sang xâu t (tương đương với hàm strcpy(t,s))
void main()
{
char s[100], t[100];
cin.getline(s, 100); // nhập xâu s
int i=0;
while ((t[i] = s[i]) != '\0') i++; // copy cả dấu kết thúc xâu '\0'
cout
}
Ví dụ 4 : Cắt dấu cách 2 đầu của xâu s. Chương trình sử dụng biến i chạy từ đầu xâu đến vị trí đầu tiên có kí tự khác dấu trắng. Từ vị trí này sao chép từng kí tự còn lại của xâu về đầu xâu bằng cách sử dụng thêm biến j để làm chỉ số cho xâu mới. Kết thúc sao chép j sẽ ở vị trí cuối xâu (mới). Cho j chạy ngược về đầu xâu cho đến khi gặp kí tự đầu tiên khác dấu trắng. Đặt dấu kết thúc xâu tại đây.
main()
{
char s[100];
cin.getline(s, 100); // nhập xâu s
int i, j ;
i = j = 0;
while (s[i++] == ' '); i-- ; // bỏ qua các dấu cách đầu tiên
while (s[i] != '\0') s[j++] = s[i++] ; // sao chép phần còn lại vào s
while (s[--j] == ' ') ; // bỏ qua các dấu cách cuối
s[j+1] = '\0' ; // đặt dấu kết thúc xâu
cout
}
Ví dụ 5 : Chạy dòng chữ quảng cáo vòng tròn từ phải sang trái giữa màn hình.
Giả sử hiện 30 kí tự của xâu quảng cáo. Ta sử dụng vòng lặp. Cắt 30 kí tự đầu tiên của xâu cho vào biến hien, hiện biến này ra màn hình. Bước lặp tiếp theo cắt ra 30 kí tự của xâu nhưng dịch sang phải 1 kí tự cho vào biến hien và hiện ra màn hình. Quá trình tiếp tục, mỗi bước lặp ta dịch chuyển nội dung cần hiện ra màn hình 1 kí tự, do hiệu ứng của mắt ta thấy dòng chữ sẽ chạy từ biên phải về biên trái của màn hình. Để quá trình chạy theo vòng tròn (khi hiện đến kí tự cuối của xâu sẽ hiện quay lại từ kí tự đầu của xâu) chương trình sử dụng biến i đánh dấu điểm đầu của xâu con cần cắt cho vào hien, khi i bằng độ dài của xâu chương trình đặt lại i = 0 (cắt lại từ đầu xâu). Ngoài ra, để phần cuối xâu nối với phần đầu (tạo thành vòng tròn) ngay từ đầu chương trình, xâu quảng cáo sẽ được nối thành gấp đôi.
Vòng lặp tiếp tục đến khi nào NSD ấn phím bất kỳ (chương trình nhận biết điều này nhờ vào hàm kbhit() thuộc file nguyên mẫu conio.h) thì dừng. Để dòng chữ chạy không quá nhanh chương trình sử dụng hàm trễ delay(n) (thuộc dos.h, tạm dừng trong n phần nghìn giây) với n được điều chỉnh thích hợp theo tốc độ của máy. Hàm gotoxy(x, y) (thuộc conio.h) trong chương trình đặt con trỏ màn hình tại vị trí cột x dòng y để đảm bảo dòng chữ luôn luôn hiện ra tại đúng một vị trí trên màn hình.
#include
#include
#include
main()
{
char qc[100] = "Quảng cáo miễn phí: Không có tiền thì không có kem. ";
int dd = strlen(qc);
char tam[100] ; strcpy(tam, qc) ;
strcat(qc, tam) ; // nhân đôi dòng quảng cáo
clrscr(); // xoá màn hình
char hien[31] ; // chứa xâu dài 30 kí tự để hiện
i = 0;
while (!kbhit()) { // trong khi chưa ấn phím bất kỳ
strncpy(hien, s+i, 30);
hien[30] = '\0'; // copy 30 kí tự từ qc[i] sang hien
gotoxy(20,10); cout
delay(100); // tạm dừng 1/10 giây
i++; if (i==dd) i = 0; // tăng i
}
}
Ví dụ 6 : Nhập mật khẩu (không quá 10 kí tự). In ra "đúng" nếu là "HaNoi2000", "sai" nếu ngược lại. Chương trình cho phép nhập tối đa 3 lần. Nhập riêng rẽ từng kí tự (bằng hàm getch()) cho mật khẩu. Hàm getch() không hiện kí tự NSD gõ vào, thay vào đó chương trình chỉ hiện kí tự 'X' để che giấu mật khẩu. Sau khi NSD đã gõ xong (9 kí tự) hoặc đã Enter, chương trình so sánh xâu vừa nhập với "HaNoi2000", nếu đúng chương trình tiếp tuc, nếu sai tăng số lần nhập (cho phép không quá 3 lần).
#include
#include
#include
void main()
{
char pw[11]; int solan = 0; // Cho phep nhap 3 lan
do {
clrscr(); gotoxy(30,12) ;
int i = 0;
while ((pw[i]=getch()) != 13 && ++i
pw[i] = '\0' ;
cout
if (!strcmp(pw, "HaNoi2000")) { cout
else { cout
} while (solan
}
IV. MẢNG HAI CHIỀU
Để thuận tiện trong việc biểu diễn các loại dữ liệu phức tạp như ma trận hoặc các bảng biểu có nhiều chỉ tiêu, C++ đưa ra kiểu dữ liệu mảng nhiều chiều. Tuy nhiên, việc sử dụng mảng nhiều chiều rất khó lập trình vì vậy trong mục này chúng ta chỉ bàn đến mảng hai chiều. Đối với mảng một chiều m thành phần, nếu mỗi thành phần của nó lại là mảng một chiều n phần tử thì ta gọi mảng là hai chiều với số phần tử (hay kích thước) mỗi chiều là m và n. Ma trận là một minh hoạ cho hình ảnh của mảng hai chiều, nó gồm m dòng và n cột, tức chứa m x n phần tử, và hiển nhiên các phần tử này có cùng kiểu. Tuy nhiên, về mặt bản chất mảng hai chiều không phải là một tập hợp với m x n phần tử cùng kiểu mà là tập hợp với m thành phần, trong đó mỗi thành phần là một mảng một chiều với n phần tử. Điểm nhấn mạnh này sẽ được giải thích cụ thể hơn trong các phần trình bày về con trỏ của chương sau.
0 1 2 3
0
1
2
Hình trên minh hoạ hình thức một mảng hai chiều với 3 dòng, 4 cột. Thực chất trong bộ nhớ tất cả 12 phần tử của mảng được sắp liên tiếp theo từng dòng của mảng như minh hoạ trong hình dưới đây.
dòng 0 dòng 1 dòng 2
a. Khai báo
[m][n] ;
m, n là số hàng, số cột của mảng.
kiểu thành phần là kiểu của m x n phần tử trong mảng.
Trong khai báo cũng có thể được khởi tạo bằng dãy các dòng giá trị, các dòng cách nhau bởi dấu phẩy, mỗi dòng được bao bởi cặp ngoặc {} và toàn bộ giá trị khởi tạo nằm trong cặp dấu {}.
b. Sử dụng
• Tương tự mảng một chiều các chiều trong mảng cũng được đánh số từ 0.
• Không sử dụng các thao tác trên toàn bộ mảng mà phải thực hiện thông qua từng phần tử của mảng.
• Để truy nhập phần tử của mảng ta sử dụng tên mảng kèm theo 2 chỉ số chỉ vị trí hàng và cột của phần tử. Các chỉ số này có thể là các biểu thức thực, khi đó C++ sẽ tự chuyển kiểu sang nguyên.
Ví dụ:
Khai báo 2 ma trận 4 hàng 5 cột A, B chứa các số nguyên:
int A[3][4], B[3][4] ;
Khai báo có khởi tạo:
int A[3][4] = { {1,2,3,4}, {3,2,1,4}, {0,1,1,0} };
với khởi tạo này ta có ma trận:
1 2 3 4
3 2 1 4
0 1 1 0
trong đó: A[0][0] = 1, A[0][1] = 2, A[1][0] = 3, A[2][3] = 0 ...
Trong khai báo có thể vắng số hàng (không được vắng số cột), số hàng này được xác định thông qua khởi tạo.
float A[][3] = { {1,2,3}, {0,1,0} } ;
trong khai báo này chương trình tự động xác định số hàng là 2.
Phép khai báo và khởi tạo sau đây là cũng hợp lệ:
float A[][3] = { {1,2}, {0} } ;
chương trình cũng xác định số hàng là 2 và số cột (bắt buộc phải khai báo) là 3 mặc dù trong khởi tạo không thể xác định được số cột. Các phần tử chưa khởi tạo sẽ chưa được xác định cho đến khi nào nó được nhập hoặc gán giá trị cụ thể. Trong ví dụ trên các phần tử A[0][2], A[1][1] và A[1][2] là chưa được xác định.
c. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1 : Nhập, in và tìm phần tử lớn nhất của một ma trận.
#include
#include
#include
main()
{
float a[10][10] ;
int m, n ; // số hàng, cột của ma trận
int i, j ; // các chỉ số trong vòng lặp
int amax, imax, jmax ; // số lớn nhất và chỉ số của nó
clrscr(); cout > m >> n ;
for (i=0; i
for (j=0; j
{
cout > a[i][j] ;
}
amax = a[0][0]; imax = 0; jmax = 0;
for (i=0; i
for (j=0; j
if (amax
{
amax = a[i][j]; imax = i; jmax = j;
}
cout
" ;
cout
for (i=0; i
for (j=0; j
{
if (j==0) cout
cout
}
cout
cout
getch();
}
Ghi chú: Khi làm việc với mảng (1 chiều, 2 chiều) do thói quen chúng ta thường tính chỉ số từ 1 (thay vì 0), do vậy trong mảng ta có thể bỏ qua hàng 0, cột 0 bằng cách khai báo số hàng và cột tăng lên 1 so với số hàng, cột thực tế của mảng và từ đó có thể làm việc từ hàng 1, cột 1 trở đi.
Ví dụ 2 : Nhân 2 ma trận. Cho 2 ma trận A (m x n) và B (n x p). Tính ma trận C = A x B, trong đó C có kích thước là m x p. Ta lập vòng lặp tính từng phần tử của C. Giá trị của phần tử C tại hàng i, cột j chính là tích vô hướng của hàng i ma trận A với cột j ma trận B. Để tránh nhầm lẫn ta qui ước bỏ các hàng, cột 0 của các ma trận A, B, C (tức các chỉ số được tính từ 1 trở đi).
#include
#include
#include
main()
{
float A[10][10], B[10], C[10][10] ;
int m, n, p ; // số hàng, cột của ma trận
int i, j, k ; // các chỉ số trong vòng lặp
clrscr();
cout > m >> n >> p;
// Nhập ma trận A
for (i=1; i
for (j=1; j
{
cout > A[i][j] ;
}
// Nhập ma trận B
for (i=1; i
for (j=1; j
{
cout > B[i][j] ;
}
// Tính ma trận C = A x B
for (i=1; i
for (j=1; j
{
C[i][j] = 0; for (k=1; k
}
// In kết quả
cout
" ;
cout
for (i=1; i
for (j=1; j
{
if (j==1) cout
cout
}
getch();
}
BÀI TẬP
Lệnh rẽ nhánh
1. Nhập một kí tự. Cho biết kí tự đó có phải là chữ cái hay không.
2. Nhập vào một số nguyên. Trả lời số nguyên đó: âm hay dương, chẵn hay lẻ ?
3. Cho n = x = y và bằng: a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
Hãy cho biết giá trị của x, y sau khi chạy xong câu lệnh:
if (n % 2 == 0) if (x > 3) x = 0;
else y = 0;
4. Tính giá trị hàm
a.
b.
5. Viết chương trình giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn:
6. Nhập 2 số a, b. In ra max, min của 2 số đó. Mở rộng với 3 số, 4 số ?
7. Nhập 3 số a, b, c. Hãy cho biết 3 số trên có thể là độ dài 3 cạnh của một tam giác ? Nếu là một tam giác thì đó là tam giác gì: vuông, đều, cân, vuông cân hay tam giác thường ?
8. Nhập vào một số, in ra thứ tương ứng với số đó (qui ước 2 là thứ hai, ..., 8 là chủ nhật).
9. Nhập 2 số biểu thị tháng và năm. In ra số ngày của tháng năm đó (có kiểm tra năm nhuận).
10. Lấy ngày tháng hiện tại làm chuẩn. Hãy nhập một ngày bất kỳ trong tháng. Cho biết thứ của ngày vừa nhập ?
Lệnh lặp
11. Giá trị của i bằng bao nhiêu sau khi thực hiện cấu trúc for sau:
for (i = 0; i
12. Giá trị của x bằng bao nhiêu sau khi thực hiện cấu trúc for sau:
for (x = 2; i
13. Bạn bổ sung gì vào lệnh for sau:
for ( ; nam
để khi kết thúc nam có giá trị 2000.
14. Bao nhiêu kí tự 'X' được in ra màn hình khi thực hiện đoạn chương trình sau:
for (x = 0; x 0; y --) cout
15. Nhập vào tuổi cha và tuổi con hiện nay sao cho tuổi cha lớn hơn 2 lần tuổi con. Tìm xem bao nhiêu năm nữa tuổi cha sẽ bằng đúng 2 lần tuổi con (ví dụ 30 và 12, sau 6 năm nữa tuổi cha là 36 gấp đôi tuổi con là 18).
16. Nhập số nguyên dương N. Tính:
a.
b.
17. Nhập số nguyên dương n. Tính:
a. n dấu căn
b. n dấu chia
18. Nhập số tự nhiên n. In ra màn hình biểu diễn của n ở dạng nhị phân.
19. In ra màn hình các số có 2 chữ số sao cho tích của 2 chữ số này bằng 2 lần tổng của 2 chữ số đó (ví dụ số 36 có tích 3*6 = 18 gấp 2 lần tổng của nó là 3 + 6 = 9).
20. Số hoàn chỉnh là số bằng tổng mọi ước của nó (không kể chính nó). Ví dụ 6 = 1 + 2 + 3 là một số hoàn chỉnh. Hãy in ra màn hình tất cả các số hoàn chỉnh
21. Các số sinh đôi là các số nguyên tố mà khoảng cách giữa chúng là 2. Hãy in tất cả cặp số sinh đôi
22. Nhập dãy kí tự đến khi gặp kí tự '.' thì dừng. Thống kê số chữ cái viết hoa, viết thường, số chữ số và tổng số các kí tự khác đã nhập. Loại kí tự nào nhiều nhất ?
23. Tìm số nguyên dương n lớn nhất thoả mãn điều kiện:
a. .
b. .
24. Cho = 1e6. Tính gần đúng các số sau:
a. Số pi theo công thức Euler: dừng lặp khi .
b. ex theo công thức: dừng lặp khi .
c. , dừng lặp khi .
d. theo công thức: , dừng khi .
25. In ra mã của phím bất kỳ được nhấn. Chương trình lặp cho đến khi nhấn ESC để thoát.
26. Bằng phương pháp chia đôi, hãy tìm nghiệm xấp xỉ (độ chính xác 106) của các phương trình sau:
a. ex 1.5 = 0, trên đoạn [0, 1].
b. x2x 1 = 0, trên đoạn [0, 1].
c. a0xn + a1xn-1 + ... + an = 0, trên đoạn [a, b]. Các số thực ai, a, b được nhập từ bàn phím sao cho f(a) và f(b) trái dấu.
Mảng
27. Nhập vào dãy n số thực. Tính tổng dãy, trung bình dãy, tổng các số âm, dương và tổng các số ở vị trí chẵn, vị trí lẻ trong dãy. Tìm phần tử gần số trung bình nhất của dãy.
28. Tìm và chỉ ra vị trí xuất hiện đầu tiên của phần tử x trong dãy.
29. Nhập vào dãy n số. Hãy in ra số lớn nhất, bé nhất của dãy.
30. Nhập vào dãy số. In ra dãy đã được sắp xếp tăng dần, giảm dần.
31. Cho dãy đã được sắp tăng dần. Chèn thêm vào dãy phần tử x sao cho dãy vẫn sắp xếp tăng dần.
32. Hãy nhập vào 16 số nguyên. In ra thành 4 dòng, 4 cột.
33. Nhập ma trận A và in ra ma trận đối xứng của nó.
34. Cho một ma trận nguyên kích thước m*n. Tính:
Tổng tất cả các phần tử của ma trận.
Tổng tất cả các phần tử dương của ma trận.
Tổng tất cả các phần tử âm của ma trận.
Tổng tất cả các phần tử chẵn của ma trận.
Tổng tất cả các phần tử lẻ của ma trận.
35. Cho một ma trận thực kích thước m*n. Tìm:
Số nhỏ nhất, lớn nhất (kèm chỉ số) của ma trận.
Số nhỏ nhất, lớn nhất (kèm chỉ số) của từng hàng của ma trận.
Số nhỏ nhất, lớn nhất (kèm chỉ số) của từng cột của ma trận.
Số nhỏ nhất, lớn nhất (kèm chỉ số) của đường chéo chính của ma trận.
Số nhỏ nhất, lớn nhất (kèm chỉ số) của đường chéo phụ của ma trận.
36. Nhập 2 ma trận vuông cấp n A và B. Tính A + B, A B, A * B và A2 - B2.
Xâu kí tự
37. Hãy nhập một xâu kí tự. In ra màn hình đảo ngược của xâu đó.
38. Nhập xâu. Thống kê số các chữ số '0', số chữ số '1', ..., số chữ số '9' trong xâu.
39. In ra vị trí kí tự trắng đầu tiên từ bên trái (phải) một xâu kí tự.
40. Nhập xâu. In ra tất các các vị trí của chữ 'a' trong xâu và tổng số lần xuât hiện của nó.
41. Nhập xâu. Tính số từ có trong xâu. In mỗi dòng một từ.
42. Nhập xâu họ tên, in ra họ, tên dưới dạng viết hoa.
43. Thay kí tự x trong xâu s bởi kí tự y (s, x, y được đọc vào từ bàn phím)
44. Xoá mọi kí tự x có trong xâu s (s, x được đọc vào từ bàn phím). (Gợi ý: nên xoá ngược từ cuối xâu về đầu xâu).
45. Nhập xâu. Không phân biệt viết hoa hay viết thường, hãy in ra các kí tự có mặt trong xâu và số lần xuất hiện của nó (ví dụ xâu "Trach Van Doanh" có chữ a xuất hiện 3 lần, c(1), d(1), h(2), n(2), o(1), r(1), t(1), (2), space(4)).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top