chuong 2 tin hoc
<P> </P>
<P align=center><B>CHƯƠNG II</B></P>
<P align=center>CẤU TRÚC TỔNG QUAN CỦA MTĐT</P>
<P align=center>03 tiết (LT:03, BT:00, TH:00, KT:00)</P>
<P><B>2.1. Phần cứng (CPU, bộ nhớ, thiết bị vào ra).</B></P>
<P>Phần cứng có thể được hiểu đơn giản là tất cả các phần trong một hệ máy tính mà chúng ta có thể thấy hoặc sờ được. Phần cứng bao gồm 3 phần chính:</P>
<P>- Đơn vị xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit).</P>
<P>- Bộ nhớ (Memory).</P>
<P>- Thiết bị nhập xuất (Input/Output).</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center>Khối xử lí trung tâm</P>
<P align=center>CPU</P>
<P> </P>
<P>CONTROL ALU UNIT Khối tính</P>
<P>Khối điều toán khiển</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center>Các thanh ghi</P>
<P align=center>Main Memory ROM + RAM Bộ nhớ trong</P>
<P> </P>Tạo xung nhịp</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><BR clear=all></P>
<P align=center>Các thiết bị</P>
<P align=center>Vào INPUT DEVICE</P><BR clear=all>
<P>Các thiết bị</P>
<P>Ra OUTPUT DEVICE</P>
<P><BR clear=all></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><BR clear=all></P>
<P> </P>
<P align=center>8 7</P>
<P align=center>Bàn phím, con</P>
<P align=center>chuột</P><BR clear=all>
<P>:</P>
<P align=center>Màn hình,</P>
<P>Máy in</P>
<P><BR clear=all></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center>Bộ nhớ ngoài</P>
<P align=center>AUXILIARY STORAGE</P>
<P align=center>> <</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Đĩa cứng, đĩa mềm, băng từ</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>Hình 2.1. Cấu trúc phần cứng của máy tính</I></B></P>
<P><B><I>2.1.1. Bộ xử lý trung tâm (CPU - Center Processing Unit )</I></B></P>
<P><B>CPU </B>là bộ phận quan trọng nhất của MTĐT. Nó có chức năng xử lý, tính toán dữ liệu dưới sự điều khiển của một chương trình đã được lưu trữ trong bộ nhớ, nó quản lý tất cả các hoạt động của hệ thống máy tính và thực hiện tất cả các thao tác trên dữ liệu. Hầu hết các CPU chỉ bao gồm 1 tập các mạch logic thực hiện liên tục 2 thao tác:</P>
<P>+ Tìm nạp lệnh.</P>
<P>+ Thực thi lệnh.</P>
<P><B>CPU </B>có khả năng hiểu và thực thi các lệnh dựa trên một tập các mã nhị phân, mỗi một mã nhị phân biểu thị một thao tác đơn giản. Các lệnh này thường là các lệnh số học (như cộng, trừ, nhân, chia), các lệnh logic (như <B>AND</B>, <B>OR</B>, <B>NOT</B>, <B>XOR</B>, ...), các lệnh di chuyển dữ liệu hoặc các lệnh rẽ nhánh, được biểu thị bởi một tập các mã nhị phân và được gọi là tập lệnh (<B>instruction set</B>).</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>
<P> </P></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><I>Hình 2.2. Hình ảnh CPU.</I></P>
<P>CPU có 3 bộ phận chính: khối điều khiển, khối tính toán số học và logic, và một số thanh ghi.</P>
<P><B>- Khối điều khiển (CU: Control Unit)</B></P>
<P>Là trung tâm điều hành máy tính. Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu của người sử dụng hoặc theo chương trình đã cài đặt.</P>
<P><B>- Khối tính toán số học và logic (ALU: Arithmetic-Logic Unit)</B></P>
<P>Bao gồm các thiết bị thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ...), các phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau, ...)</P>
<P><B>- Các thanh ghi (Registers)</B></P>
<P>Ngoài hai bộ phận nói trên ra, bên trong CPU còn có một số thanh ghi như là các khối ghi chép để đẩy nhanh việc thực hiện các phép toán. Các thanh ghi thường được dùng để ghi nhận câu lệnh đang được thực hiện, lưu trữ các toán hạng, các kết quả trung gian. Ví dụ thanh ghi tổng (<B>accumlator</B>), thanh ghi nhớ (<B>storage register</B>) lưu trữ tạm thời dữ liệu, thanh ghi địa chỉ (<B>address register</B>) dùng để chỉ địa chỉ lưu trữ lệnh hoặc dữ liệu, thanh ghi chung (<B>general - purpose register</B>) được sử dụng cho một vài mục đích khác nhau.</P>
<P>Thanh ghi là một bộ nhớ cực nhanh. Số lượng, dung lượng các thanh ghi tuỳ thuộc vào bộ vi xử lý chính của máy, số lượng các thanh ghi này không có nhiều, khoảng chục cái. Song nó được gắn chặt vào CPU bằng các mạch điện tử với những chức năng cụ thể, chuyên dụng nên tốc độ trao đổi thông tin là cực kì lớn và các câu lệnh làm việc với thanh ghi được viết ra cũng cực kì đơn giản. Trong CPU của hãng Intel. Họ 80x86, có 13 thanh ghi 16 bit sau: AX, BX, CX, DX, SP, BP, SI, DI, CS, DS, ES, SS, IP và Flag (thanh ghi cờ).</P>
<P>Dưới sự điều khiển của CPU, thông tin có thể chuyển nhanh từ thanh ghi này sang thanh ghi khác.</P>
<P>Các thanh ghi mang các chức năng chuyên dụng giúp tăng tốc độ trao đổi thông</P>
<P>tin trong máy tính.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Tóm lại, <B>CPU </B>gồm một đồng hồ phát xung, <B>CU</B>, <B>ALU</B>, một số thanh ghi. <B>CPU </B>của các máy vi tính có kích thước rất nhỏ, nằm gọn trong một phần tử mạch điện thường được gọi là <B>CHIP </B>hay <B>IC</B>.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P><B><I>2.1.2. Bộ nhớ</I></B></P>
<P>Bộ nhớ là thiết bị có chức năng dùng để lưu trữ thông tin và dữ liệu, bộ nhớ định nghĩa như là khả năng ghi nhớ dữ liệu và chương trình của máy tính. MTĐT xử lý dữ liệu theo chương trình khi cả dữ liệu và chương trình đã được lưu trữ trong bộ nhớ. Bộ nhớ có những đặc trưng chính sau:</P>
<P>- Tốc độ truy nhập (<B>access time</B>) tới bộ nhớ là khoảng thời gian kể từ khi phát tín hiệu điều khiển đọc/ ghi đến khi việc đọc ghi trong bộ nhớ hoàn thành. Tốc độ truy nhập là một yếu tố quyết định tới tốc độ chung của máy.</P>
<P>- Dung lượng bộ nhớ (<B>memory capaccity</B>) chỉ khối lượng dữ liệu mà bộ nhớ có thể lưu trữ đồng thời.</P>
<P>- Từ máy (<B>memory word</B>) là dãy các bít nhớ nhị phân mà CPU có thể xử lý đồng thời trong một phép toán cơ bản. Mỗi MTĐT có độ dài từ máy (số lượng các bít nhớ) xác định, thường là 4, 8, 16, 32 ... bits (tương ứng nửa, một, hai, bốn byte).</P>
<P>Trong máy tính, việc làm này thực hiện thông qua các mạch điện tử và những mạch điện này được gắn lên một mạch bán dẫn <B>(Semicodutor chip</B>). Những con chip này được cắm vào các khe ở trên bo mạch chủ (<B>Motherboard</B>). Bộ nhớ có thể được chia làm 2 loại:</P>
<P>+ Bộ nhớ sơ cấp (<B>Primary Memory</B>).</P>
<P>+ Bộ nhớ thứ cấp (<B>Secondary Memory</B>).</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>a. Bộ nhớ trong</I></B></P>
<P>Là bộ nhớ được dùng để ghi chương trình và dữ liệu trong thời gian xử lý. Giúp cho quá trình truy xuất dữ liệu được nhanh. Bộ nhớ này được gọi là bộ nhớ chính hay bộ nhớ trung ương - Bộ nhớ trong. Loại bộ nhớ này thường trú trên bo mạch chủ, nó</P>
<P>có đặc điểm:</P>
<P><BR clear=all></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>sau:</P><BR clear=all>
<P>- Tốc độ trao đổi thông tin với CPU rất lớn.</P>
<P>- Dung lượng bộ nhớ không cao, giá thành đắt.</P>
<P>Bộ nhớ sơ cấp hiện nay thường được xây dựng với 2 loại vi mạch nhớ cơ bản</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Ø <B>RAM</B>: (Random Access Memory - Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên): Là bộ</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>nhớ trong khi máy tính hoạt động có thể ghi và đọc các thông tin một cách dễ dàng. Dữ liệu phải nuôi bằng nguồn nuôi nên dữ liệu lưu trữ trong <B>RAM </B>sẽ bị xoá khi mất nguồn nuôi. Tức là khi mất điện thông tin trên đó cũng mất theo.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>
<P> </P></P>
<P><BR clear=all></P>
<P align=center><I>Hình 2.4. Hình ảnh một số thanh RAM.</I></P>
<P>Ø <B>ROM</B>: (Read Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc): Là bộ nhớ mà ta chỉ có thể đọc thông tin ra mà không ghi được thông tin lên đó. Thông tin trên <B>ROM </B>do nhà sản xuất ghi lên và nó không bị mất khi ngắt điện hay tắt máy. Nó được dùng để chứa dữ liệu và chương trình cố định điều khiển máy tính khi mới bật điện.</P>
<P align=center>Ø Bảng sau đây sẽ cho chúng ta thấy sự khác nhau của 2 loại bộ nhớ sơ cấp</P>
<P><B>(Primary Memory</B>):</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><B>RAM</B></P>
<P align=center><B>ROM</B></P>
<P> </P>
<P>1. Nó là bộ nhớ có thể đọc và ghi lên nó, chẳng hạn người dùng có thể ghi nội dung lên nó</P>
<P>hoặc đọc nội dung từ bộ nhớ.</P>
<P> </P>
<P>1. Nó là bộ nhớ chỉ đọc. Người dùng không thể ghi bất cứ gì lên bộ nhớ này.</P>
<P>2. Nội dung bộ nhớ sẽ mất đi chẳng hạn khi bị</P>
<P>ngắt điện, nội dung bộ nhớ sẽ bị xoá.</P>
<P>2. Nội dung không mất đi, nó được lưu trữ vĩnh viễn.</P>
<P> </P>
<P>Hầu hết các hệ thống máy tính đều có ổ đĩa và một dung lượng <B>ROM </B>nhỏ chỉ cần</P>
<P>đủ để lưu giữ các chương trình ngắn, thường sử dụng nhằm thực hiện các thao tác xuất nhập. Các chương trình và dữ liệu của người sử dụng được lưu trên đĩa và được nạp vào <B>RAM </B>để thực thi. Với giá thành liên tục được giảm hấp, các hệ máy tính nhỏ thường chứa bộ nhớ <B>RAM </B>từ hàng triệu Byte đến hàng trăm triệu Byte.</P>
<P><B><I>b. Bộ nhớ ngoài</I></B></P>
<P> </P>
<P>Bộ nhớ ngoài là bộ nhớ bên ngoài (<B>External Memorry</B>). Vì dung lượng bộ nhớ sơ cấp (<B>primary</B>) hơi ít và bộ nhớ <B>RAM </B>thì có nhược điểm là mất đi khi không có nguồn điện, còn bộ nhớ chỉ đọc <B>ROM </B>thì lại không thể ghi lên nó được nên có một giải pháp chọn một bộ nhớ bên ngoài vừa có khả năng ghi và đọc để khắc phục.</P>
<P>Bộ nhớ ngoài là các thiết bị lưu trữ thông tin với khối lượng lớn. Tốc độ truy cập chậm hơn bộ nhớ trong. Bộ nhớ ngoài điển hình nhất hiện nay là đĩa từ và đĩa quang.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>o <B>HDD - Đĩa cứng</B></P>
<P> </P>
<P>Đĩa cứng là một cái trại trong máy tính. Nó có thể xem như là một tập hợp nhiều đĩa (như đĩa hát) xếp chồng lên nhau nhưng không hoàn toàn tiếp xúc. Kẽ hở giữa những đĩa này thì rất nhỏ như sợi tóc. Mỗi đĩa sẽ được lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu được lưu trữ và truy xuất từ đĩa bởi một đầu đọc. Trong suốt quá trình đọc và ghi đầu đọc chỉ đứng một chỗ còn các đĩa thì quay với tốc độ rất cao dưới đầu đọc. Đầu đọc có thể đọc và ghi dữ liệu từ một phần của đĩa đang quay phía dưới nó. Dữ liệu được sắp xếp trong một bộ các vòng đồng tâm được gọi là rãnh (<B>Track</B>). Mỗi rãnh có cùng độ rộng như đầu đọc. Rất nhiều bít dữ liệu được lưu trữ trên mỗi rãnh. Vì thế khi mật độ dữ liệu càng nhiều thì càng hướng vào trong cùng của rãnh.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Dữ liệu được lưu trữ và truy xuất từ đĩa theo từng khối (<B>block</B>). Dữ liệu được lưu trữ trong từng khối như vậy gọi là <B>sector</B>. Mỗi <B>Sector </B>có chiều dài cố định hoặc thay đổi. Các <B>Sector </B>kề cận nhau được tách biệt bởi các khe rãnh. Một số dữ liệu điều khiển được ghi trên đĩa để nhận dạng điểm bắt đầu và điểm kết thúc của mỗi Sector. Dữ liệu này được ghi trong suốt quá trình định dạng (<B>format</B>) và chỉ do đĩa cứng sử</P>
<P>
<P> </P>
<P>Track</P>dụng, người sử dụng không thể truy nhập vào.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=right>
<P> </P>
<P> </P>Tracks</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><I>Hình 2.5. Các loại đầu đọc trên đĩa cứng.</I></P>
<P>Đầu đọc có thể được cố định hoặc di chuyển. Đối với đầu đĩa cố định thì mỗi rãnh (<B>Track</B>) có một đầu đọc ghi riêng. Các đầu đọc được đính vào một cánh tay đòn chắc chắn. Cánh tay đòn này duỗi ngang qua tất cả các rãnh (<B>Track</B>). Còn đĩa có đầu đọc di chuyển thì chỉ có một đầu đọc ghi. Đầu đọc được đính lên một cánh tay đòn và cánh tay đòn này cũng có thể duỗi ra hoặc thụt vào.</P>
<P>Các đĩa được đính trên một ổ đĩa. Nó chứa đựng cánh tay đòn, một trụ quay cái đĩa và các điện tử cần cho việc nhập liệu và xuất liệu các dữ liệu nhị phân (<B>Binary data</B>).</P>
<P align=center><I>Hình 2.6. Cấu tạo bên trong đĩa cứng.</I></P>
<P>Trong một vài ổ đĩa (<B>Disk drives</B>) nhiều đĩa có thể được xếp chồng lên theo chiều dọc. Nhiều cánh tay đòn được sử dụng, toàn bộ đơn vị đó được gọi là hộp đĩa (<B>Disk pack</B>). Đầu đọc và ghi được định vị ở một khoảng cách cố định so với đĩa để cho phép khe hở cho không khí.</P>
<P>Tập hợp các rãnh tương ứng trên toàn bộ bề mặt hộp đĩa cách đều với trục được gọi là một trụ (<B>Cylinder</B>). Toàn bộ các đĩa này và các đầu đọc - ghi được đóng vào một hộp chân không để bảo vệ đĩa khỏi bụi và sốc điện.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P><I>Hình 2.7. Hình ảnh đĩa cứng</I></P>
<P>Khi đĩa cứng đang được truy cập, nó sẽ tạo nên một âm thanh hơi đặc biệt. Điều này cho thấy rằng ổ đĩa cứng là một ví dụ về thiết bị có cả phần cơ và điện tử.</P>
<P>Sức chứa dữ liệu tiêu biểu của một đĩa cứng ngày nay trên thị trường là 10 G,</P>
<P>20G, 30G, 40G, ... Đĩa cứng thường được lắp trên Case chứa <B>CPU </B>có mật độ ghi thông tin rất lớn ở mức GB. Với đĩa cứng thì đĩa được lắp trong hộp gọi là ổ đĩa cứng. Khi sử dụng chỉ việc cắm <B>Cable </B>điện và <B>Cable </B>dữ liệu cho nó.</P>
<P>o <B>FDD - Đĩa mềm</B></P>
<P> </P>
<P>Nó là một đĩa từ dạng trung. Đem so với ổ đĩa cứng thì nó rất nhỏ về mặt dung lượng. Tuy nhiên nó cũng được xem là quan trọng vì tính dễ dàng mang theo. Nó phù hợp với việc sao chép và đem dữ liệu từ máy này sang máy khác. Tất cả các việc cần thực hiện là đưa đĩa mềm vào trong ổ đĩa, sao chép dữ liệu từ ổ đĩa cứng sang đĩa mềm và đưa nó sang máy tính đang cần lấy dữ liệu đó. Đĩa mềm vẫn được xem là cách trao đổi thông tin giữa hai máy tính một cách nhanh và rẻ tiền.</P>
<P>Đĩa mềm được bọc trong một bao nhựa để bảo vệ nó khỏi sức nóng, bụi và sốc</P>
<P>điện. Khi một đĩa mềm bị bóc vỏ ra thì có hai sự việc có thể xuất hiện:</P>
<P>+ Đĩa mềm có thể bị hư hại về mặt vật lý, dẫn đến tình trạng mất dữ liệu chứa</P>
<P>đựng trong nó.</P>
<P>+ Đĩa mềm có thể không bị trầy rách nhưng dữ liệu có thể bị mất.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center>
<P> </P><I>Hình 2.8. Hình ảnh đĩa mềm.</I></P>
<P>Đĩa mềm có đặc tính rất hay đó là chống ghi (<B>Write protect</B>). Hãy xem cái miếng đậy trong hình, nó có thể được đẩy lên trên để đóng cái lỗ đó. Khi cái lỗ đóng lại thì việc ghi dữ liệu có thể được thực hiện lên đĩa mềm, ngược lại ta chỉ đọc nội dung trên đĩa. Vì thế cái miếng đậy đó có thể được kéo lên để cái lỗ hở ra vì vậy không ai có thể vô ý thay đổi dữ liệu được lưu trên đĩa mềm.</P>
<P>Các đĩa mềm thường có kích thước 5.1/4" và 3.5". Con số này nói đến đường kính</P>
<P>của đĩa. Dung lượng lưu trữ của đĩa mềm là: 1,2 MB; 1,44 MB, ngoài ra hiện nay đang có loại 2,88 MB hoặc 720 KB v.v ...</P>
<P>Với đĩa mềm ta phải dùng với ổ mềm. Ổ mềm chỉ hoạt động khi có đĩa mềm</P>
<P>trong đó. Mật độ ghi thông tin trên đĩa mềm nhỏ chỉ ở mức MB.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P align=center>o <B>Đĩa CD/DVD</B></P>
<P> </P>
<P>Khi nhu cầu về dung lượng tăng cao và có nhiều phương tiện lưu trữ thứ cấp tin cậy hơn thì có một loại phương tiện lưu trữ thứ cấp mới đang bắt đậu phổ biến. Đó là CD (<B><I>Compact disc</I></B>), đây là loại đĩa hiện nay được bán phổ biến trên thị trường, giá thành rẻ, khả năng lưu trữ thông tin lớn, độ an toàn dữ liệu không cao.</P>
<P>Loại đĩa này nó rất giống như một đĩa cứng, nhưng về mặt dung lượng lưu trữ thì vô cùng lớn. Tốc độ truy cập dữu liệu từ CD là rất nhanh, khả năng lưu trữ dữ liệu của CD khoảng 640 MB đến 700 MB. Một đĩa CD có thể dùng để lưu dữ liệu dạng số, chữ, âm thanh và hình ảnh.</P>
<P>Có hai loại đĩa quang đang được sử dụng trên thị trường hiện nay là đĩa <B>CD - ROM (Compact Disc Read Only Memory) </B>và <B>WORM (Write Once Read Memory)</B>.</P>
<P> </P>
<P><B><I>2.1.3. Các thiết bị nhập/ xuất</I></B></P>
<P><B>a. Các thiết bị nhập</B></P>
<P>Các thiết bị thường dùng cho việc lấy dữ liệu từ người sử dụng (người sử dụng nhập thông tin vào máy tính) được gọi là thiết bị nhập. Các thiết bị nhập được dùng phổ biến hiện nay là:</P>
<P>Ø <B><I>Bàn phím </I></B>(Keyboard, thiết bị nhập chuẩn): là thiết bị nhập dữ liệu và câu lệnh,</P>
<P>bàn phím máy vi tính phổ biến hiện nay là một bảng chứa 104 phím có các tác dụng khác nhau.</P>
<P>Có thể chia làm 3 nhóm phím chính:</P>
<P>+ <I>Nhóm phím đánh máy</I>: gồm các phím chữ, phím số và phím các ký tự đặc biệt</P>
<P>(~, !, @, #, $, %, ^,&, ?, ...).</P>
<P>+ <I>Nhóm phím chức năng </I>(function keypad): gồm các phím từ F1 đến F12 và các phím như ← ↑ → ↓ (phím di chuyển từng điểm), phím PgUp (lên trang màn hình), PgDn (xuống trang màn hình), Insert (chèn), Delete (xóa), Home (về đầu), End (về cuối).</P>
<P>+ <I>Nhóm phím số </I>(numeric keypad) như NumLock (cho các ký tự số), CapsLock</P>
<P>(tạo các chữ in), ScrollLock (chế độ cuộn màn hình) thể hiện ở các đèn chỉ thị.</P>
<P><B>Ø <I>Chuột </I></B>(Mouse): Là thiết bị cần thiết phổ biến hiện nay, nhất là các máy tính chạy trong môi trường Windows. Con chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên một tấm phẳng (mouse pad) theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình sẽ di chuyển theo hướng đó tương ứng với vị trí của của viên bi hoặc tia sáng (optical mouse) nằm dưới bụng của nó. Một số máy tính có con chuột được gắn trên bàn phím.</P>
<P> </P>
<P>
<P> </P></P>
<P align=center><I>Hình 2.10 Hình ảnh Chuột máy tính.</I></P>
<P><BR clear=all></P>
<P><B>Ø <I>Máy quét hình </I></B>(Scanner): là thiết bị dùng để nhập văn bản hay hình vẽ, hình chụp vào máy tính. Thông tin nguyên thủy trên giấy sẽ được quét thành các tín hiệu số tạo thành các tập tin ảnh (Image file).</P>
<P>Và một số thiết bị nhập liệu khác như Webcam,...</P>
<P><B>b. Các thiết bị xuất</B></P>
<P>Các thiết bị có trách nhiệm đưa các thông tin cần hiển thị ra ngoài. Những thông tin đầu ra có thể được hiển thị lên màn hình. Loại hiển thị này về bản chất chỉ là tạm thời vì nếu xảy ra sự cố mất điện thì phần hiển thị trên sẽ mất. Một cách hiển thị thứ hai đó là tạo các bản copy cứng (<B>Hard copy</B>) hoặc in ra các dữ liệu đầu ra. Dạng này về bản chất được lưu lâu dài hơn và hiệu quả hơn khi ta cần phân phát các dữ liệu đầu ra này.</P>
<P>Những thiết bị có thể cung cấp các bản <B>Hard copy </B>này là các máy in (<B>Printer</B>) và máy vẽ (<B>Ploter</B>). Một máy in được dùng khi dữ liệu đầu ra ở dạng văn bản và hình ảnh. Còn máy vẽ (<B>Ploter</B>) thì thường dùng cho các bản vẽ kĩ thuật hoặc xây dựng. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về máy in trong phần tiếp theo.</P>
<P><B>Ø <I>Màn hình </I></B>(Screen hay Monitor, thiết bị xuất chuẩn): Màn hình có thể được phân loại dựa theo kích thước hoặc dạng thu sóng.</P>
<P><B>- </B> Kích thước<B>: </B>Hầu hết các màn hình đo được 12 <B>inches </B>theo đường chéo. Nhưng với những màn hình lớn lơn kích thước khoảng 14 hay 17 <B>inches </B>thì rất phổ biến với những người làm công việc đồ hoạ. Các màn hình đều có các phần điều khiển thao tác điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của màn hình hiển thị. Chức năng của nó giống như ống tia điện tử (<B>CRT - Cathode Ray Tube</B>) được dùng trong Tivi.</P>
<P><B>- </B>Màu sắc<B>: </B>Các màn hình có thể ở dạng đơn sắc chẳng hạn như màn hình đen trắng hoặc màn hình màu.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>
<P> </P></P>
<P><I>Hình 2.11 . Màn hình máy tính.</I></P>
<P>Màn hình có hai chế độ biểu hiện: Text và Graphic.</P>
<P>- Ở chế độ <B>Text </B>80 cột x 25 hàng.</P>
<P>- Ở chế độ <B>Graphic </B>màn hình ở độ phân giải chuẩn là: 640 x 480 dot.</P>
<P>Toạ độ đánh số từ góc trái trên tăng dần qua phải, xuống dưới và bắt đầu từ số 0.</P>
<P>- Ở chế độ <B>Text </B>có con nháy như " <B>- </B>" luôn nhấp nháy ở tần số 15 <B>- </B>20 lần / phút nhắc nhở địa điểm làm việc trên màn hình.</P>
<P>- Ở chế độ đồ hoạ các phần tử biểu diễn dưới dạng điểm tuỳ theo độ phân giải</P>
<P>cao hay thấp của loại màn hình. Thường thì ở chế độ chuẩn là 640 x 480 dot.</P>
<P>Trên màn hình đồ hoạ không có con trỏ xuất hiện như ở màn hình <B>Text</B>.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P><B>Ø <I>Máy in </I></B>(Printer): Khi cần đưa thông tin ra giấy thì người ta sử dụng máy in. Tuỳ theo yêu cầu công việc và điều kiện thực tế người ta sử dụng các loại máy in khác nhau. Hiện nay thường dùng hai loại máy in chủ yếu: Máy in kim và máy in <B>LASER</B>.</P>
<P>Các máy in lấy thông tin từ bộ xử lý trung tâm (<B>CPU</B>) và in thông tin đó lên trên giấy. Ngày nay có rất nhiều loại máy in được phân loại theo nguyên lý làm việc của chúng. Nếu các bạn đã từng thấy máy đánh chữ hoạt động thì bạn sẽ thấy được rằng khi một phím được nhấn, một cái búa gỗ được gắn với phím sẽ đập vào dây rubăng (<B>Ribbon</B>). Dây <B>Rubăng </B>được phủ lên một lớp mực ở trên một bề mặt của nó. Và bề mặt được phủ lớp mực đó sẽ đụng vào mặt tờ giấy thế là vết in của một chữ được xuất hiện. Một vài loại máy in đầu tiên đã sử dụng nguyên lý giống như thế và được gọi là máy in gõ (<B>impact printer</B>). Tuy nhiên cũng có vài loại máy in không có sự va chạm giữa phím và dây <B>rubăng </B>và giấy. Công nghệ này khác xa với loại máy in gõ và được gọi là máy in không gõ (<B>not impact printer</B>).</P>
<P>Ví dụ về máy in gõ (<B>impact printer</B>) như:</P>
<P>- Máy in kim (Máy in ma trận chấm - <B>Dot matrix Printer</B>): Là loại máy không dùng bộ chữ tạo dạng sẵn mà sử dụng một bộ các kim. Ảnh hay chữ được tạo bằng các chấm do kim in đập vào băng mực in vào giấy. Như vậy mỗi chữ được thể hiện qua một tổ hợp các điểm tách từ một ma trận điểm (khung chữ). Vì lý do này mà máy in kim còn gọi là máy in theo kiểu ma trận (<B>dot-matrix printer</B>). Chất lượng của máy in kim có thể đánh giá qua tốc độ in tính bằng số ký tự in được trong một giây (<B>characters per second</B>) và mật độ điểm máy in có thể in được. Tính năng thứ hai này đo độ nét của ảnh và chữ được in ra.</P>
<P>Máy in kiểu này rất gọn nên hay được dùng với các máy vi tính. Thông dụng hiện nay ở nước ta đang dùng các máy in như: EPSON FX (9 kim), EPSON LQ (24 kim), EPSON LX (9 kim).</P>
<P>- Máy in dòng <B>(Line Printer</B>)...</P>
<P>Ví dụ về máy in không gõ (<B>not impact printer</B>) như:</P>
<P>- Máy in <B>LASER (Laser printer): </B>Máy in loại này dùng kỹ thuật <B>Laser </B>để tạo ảnh từng trang một trên một ống mực. Ưu điểm của loại máy này là chất lượng của chữ và ảnh rất cao. Tuy nhiên giá thành của loại máy in Laser còn cao.</P>
<P>Hiện nay ở nhiều cở sở nước ta đang sử dụng các loại máy in Laser: HP Laser Jet</P>
<P>III, HP Laser Jet IIIp, HP Laser Jet 4 ...</P>
<P>- Máy in phun mực <B>(ink - Jet Printer</B>)...</P>
<P> </P>
<P>
<P> </P></P>
<P align=center><I>Hình 2.12. Hình ảnh một số loại máy in.</I></P>
<P>Ø <B><I>Máy chiếu </I></B>(Projector): Chức năng tương tự màn hình, thường được sử dụng thay cho màn hình trong các buổi Seminar, báo cáo, thuyết trình, ...</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Và một số thiết bị xuất khác như Loa,...</P>
<P><B>2.2. Phần mềm (Hệ điều hành, chương trình ứng dụng, mgôn ngữ lập trình).</B></P>
<P><B><I>2.2.1. Khái niệm phần mềm</I></B></P>
<P>Phần mềm là một bộ chương trình các chỉ thị điện tử ra lệnh cho máy tính thực hiện một công việc nào đó theo ý của người sử dụng. Chúng ta không thể thấy hoặc sờ được phần mềm mặc dù ta có thể hiển thị chương trình lên màn hình hoặc máy in. Phần mềm có thể được ví như phần hồn của máy tính mà phần xác của máy tính chính là phần cứng.</P>
<P>Trong đó, phần mềm là một tập hợp các chương trình, mỗi chương trình là một tập các câu lệnh, mỗi câu lệnh là một chỉ dẫn cho máy tính để làm một công việc nào</P>
<P>đó.</P>
<P>Một máy tính bỏ túi có thể xem như là một phần mềm vì nó gồm nhiều chương trình kết hợp lại.</P>
<P>Mối quan hệ giữa 3 khái niệm câu lệnh, chương trình và phần mềm có thể được</P>
<P>biểu diễn bằng sơ đồ sau:</P>
<P> </P>
<P align=center>Phần mềm</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Chương trình 1</P><BR clear=all>
<P>Chương trình 2</P>
<P><BR clear=all></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Các câu lệnh Các câu lệnh</P><BR clear=all>
<P>Các câu lệnh</P>
<P><BR clear=all></P>
<P> </P>
<P><I>Hình 2.13. Mối quan hệ giữa các khái niệm trong phần mềm.</I></P>
<P><B><I>2.2.2. Phân loại phần mềm</I></B></P>
<P>Có hai loại phần mềm là phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống.</P>
<P><B>a. Phần mềm ứng dụng.</B></P>
<P>Phần mềm được phát triển cho một ứng dụng đặc thù được gọi là phần mềm ứng dụng. Xét trường hợp dùng máy tính để in hoá đơn tiền điện. Chúng ta cần những</P>
<P>thông tin sau:</P>
<P>1. Số hiệu khách hàng.</P>
<P>2. Ngày bắt đầu đọc số.</P>
<P>3. Ngày kết thúc đọc số.</P>
<P>4. Số điện của lần ghi cuối cùng và hiện tại.</P>
<P>5. Tỉ giá trên một đơn vị tiêu thụ. Và các hướng dẫn sau:</P>
<P>- Yêu cầu người dùng nhập các thông tin đề cập ở trên.</P>
<P>- Dùng công thức (<I>Chỉ số đọc hiện tại - Chỉ số đọc lần cuối cùng</I>) * <I>Tỉ giá trên một đơn vị tiêu thụ </I>thì chúng ta sẽ tính được thành tiền của hoá đơn.</P>
<P>- In hoá đơn.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Bây giờ chương trình được viết để đọc những dữ liệu này, xử lý và in ra những hoá đơn giống như chúng ta nhận, được gọi là các chương trình ứng dụng.</P>
<P>Với bản chất chuyên dụng, một phần mềm ứng dụng sẽ chỉ có thể làm công việc</P>
<P>mà nó được mong đợi, giống như ứng dụng in hoá đơn tiền điện. Phần mềm này sẽ không thể in ra hoá đơn điện thoại bởi danh sách các dữ liệu đưa vào, thông tin ra và quy trình xử lý khác ứng dụng tính hoá đơn điện thoại.</P>
<P>Người dùng phải nhập dữ liệu cho chương trình.</P>
<P>Ngoài các chương trình ứng dụng giải quyết các bài toán riêng lẻ, các chương trình quan trọng, có tính ứng dụng cho nhiều người, trong nhiều lĩnh vực trọng yếu và được cài đặt có chất lượng cao thường được bán trên thị trường. Do vậy, phần mềm loại này còn được gọi là phần mềm thương mại (<B>commercal software</B>).</P>
<P>Ví dụ một vài phần mềm ứng dụng phổ biến như:</P>
<P><B>+ Xử lý từ</B>: Dùng cho những công việc trên cơ sở văn bản như là viết thư chuyên nghiệp, chuẩn bị báo cáo, các công việc phát hành. Được dùng bởi các tác giả, tất cả các văn phòng. Ví dụ như chương trình soạn thảo văn bản: MS Word, Vietres, Word Xp, WordPofect, ...</P>
<P><B>+ Kế toán: </B>Dùng để chuẩn bị các bảng thu chi thử nghiệm, bảng quyết toán. Ví dụ chương trình: Tally, MS Excel, Lotus 1-2-3, Quatro ...</P>
<P><B>+ Chương trình vẽ: </B>Dùng để vẽ: Paint, CAD, ...</P>
<P><B>+ Các hệ quản lý cơ sở dữ liệu: </B>Foxbase, Foxpro,... Là các phần mềm chuyên dụng phổ biến đã được thương mại hoá.</P>
<P><B>b. Phần mềm hệ thống:</B></P>
<P>Loại phần mềm được dùng để làm cho máy tính (máy móc) hoạt động, hiểu dữ liệu và những chỉ thị người dùng đưa vào, xử lý dữ liệu đó để đưa ra thông tin cần thiết gọi là phần mềm hệ thống. Vài chức năng mà phần mềm này có thể đảm nhận:</P>
<P>- Dịch những chỉ dẫn định nghĩa bởi người dùng cho máy tính.</P>
<P>- Điều khiển máy tính.</P>
<P>Các phần mềm hệ thống làm việc trên mặt nền (<B>background</B>) và không trực tiếp</P>
<P>tương tác với người sử dụng. Phần mềm quan trọng nhất thuộc phân loại này là hệ điều hành.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B>2</B><B>.</B><B>3. Mạng máy tính.</B></P>
<P> </P>
<P><B>2.3.1. Khái niệm chung về mạng máy tính, lịch sử phát triển.</B></P>
<P><I>a. Khái niệm chung về mạng máy tính.</I></P>
<P>Là sự kết hợp của hai hay nhiều máy tính với nhau và cho phép dùng chung thiết bị của nhau, nói cách khác là cho phép chia sẻ tài nguyên giữa các máy tính với nhau như: ổ đĩa, máy in,...</P>
<P><I>b. Lịch sử phát triển của mạng máy tính.</I></P>
<P>Mạng máy tính đầu tiên xuất hiện đó là mạng Sneakernet. Đặc điểm của mạng này là các máy trao đổi thông tin với nhau thông qua việc dùng các đĩa mềm chép dữ</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>liệu từ máy này rồi đem sang máy khác dùng. Việc trao đổi dữ liệu đó rất chậm, đôi khi còn phát sinh nhiều lỗi về dữ liệu. Sau đó người ta phát hiện ra rằng việc trao đổi thông tin giữa các máy tính dùng Cable hiệu quả hơn, từ đó mạng máy tính được ra đời.</P>
<P><B>2.3.2. Phân loại mạng máy tính</B></P>
<P>Có 4 cách phân loại mạng:</P>
<P><I>a. Phân loại logic mạng: </I>Theo quan điểm này mạng được chia theo khả năng cung cầu về tài nguyên giữa các máy tính trong mạng và chia làm 3 loại sau:</P>
<P>- Mạng bình đẳng ( peer to peer ): Trong mạng này tất cả các máy có vai trò như nhau trong mạng, không có máy chủ. Loại mạng này chỉ sử dụng với hệ thống mạng có quy mô nhỏ.</P>
<P>- Mạng khách chủ (Client/Server): Trong mạng này có một máy chủ và hệ thống các</P>
<P>máy trạm, các tài nguyên chung và quan trọng được tập trung trên máy chủ. Loại mạng này sử dụng cho hệ thống mạng có quy mô lớn.</P>
<P>- Mạng hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa hai loại mạng trên. Loại này được sử dụng cho hệ</P>
<P>thống mạng có quy mô cực lớn.</P>
<P><I>b. Phân loại mạng theo quy mô: </I>Gồm 2 loại:</P>
<P>- Mạng LAN (Local Area Network - Mạng cục bộ): Đây là loại mạng có cấu trúc thuần nhất, nét đặc trưng nhất để phân biệt mạng LAN với mạng WAN là khoảng cách từ mỗi máy trạm đến máy chủ không vượt quá khả năng của thiết bị dành cho mạng cục bộ.</P>
<P>- Mạng WAN (Wide Area Network - Mạng toàn cục): Dùng để chỉ hệ thống mạng có quy mô lớn, có thể được tạo thành nhờ việc ghép nối của nhiều mạng LAN và sử dụng các thiết bị viễn thông không có trong mạng LAN (Modem - Modulation Demodulation - Đều chế và giải điều chế)</P>
<P><I>c. Phân loại theo NIC(Network Interface Card - Card giao diện mạng)</I></P>
<P>Được chia làm 3 loại tuỳ thuộc vào NIC mà mạng sử dụng gồm:</P>
<P>- Ethernet.</P>
<P>- Arcnet</P>
<P>- Tokenring.</P>
<P><I>d. Phân loại mạng theo sơ đồ nối (Topology): </I>Được chia làm 3 loại:</P>
<P>- Nối theo sơ đồ BUS: Các máy nối tiếp với nhau sử dụng chung một Card. Điểm đầu và điểm cuối của mạng ở hai đầu khác nhau.</P>
<P>- Nối theo sơ đồ RING: Các máy nối theo vòng tròn, điểm đầu và điểm cuối của mạng trùng nhau.</P>
<P>- Nối theo sơ đồ STAR: Các máy nối theo kiểu hình sao.</P>
<P><B>2.3.3. Internet, Intranet và các dịch vụ trên Internet.</B></P>
<P><I>a. Internet.</I></P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Internet là một hệ thống liên kết nhiều mạng máy tính với nhau trên phạm vi toàn cầu và được gọi là mạng toàn cầu.</P>
<P>Mạng Internet hoạt động trên phạm vi toàn cầu sử dụng công cụ truyền thông</P>
<P>chính là vệ tinh. Tài nguyên trên mạng phong phú, đa dạng về chủng loại và số lượng.</P>
<P>Internet không phải là một chương trình, không phải là phần cứng, không phải là phần mềm mà nó chỉ là nơi truy xuất thông tin và tạo nên các thông tin lấy miễn phí hay phải trả tiền.</P>
<P><I>b. Intranet.</I></P>
<P>Mạng Intranet là mạng cục bộ có phạm vi trên một quốc gia, sử dụng công cụ</P>
<P>của Internet. Tài nguyên trên mạng phong phú, đa dạng về chủng loại và số lượng.</P>
<P><I>c. Các dịch vụ trên Internet.</I></P>
<P><I>- Thư điện tử ( Electric Mail)</I></P>
<P>+ Khái niệm: Là dịch vụ phổ biến trên mạng Internet thông qua E_Mail. Mỗi người muốn tham gia E_Mail cần có một địa chỉ E_Mail riêng của mình và địa chỉ E_Mail nơi gửi tới.</P>
<P>+ Lợi ích: Tốc độ truyền cao, đảm bảo độ tin cậy. Khi một E_Mail được gửi đi mà không có người nhận ngay thì nó sẽ được lưu trên Server.</P>
<P>+ Ứng dụng: Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Truyền các thông tin ngắn, trao đổi dữ liệu, thông điệp, gửi kèm các tài liệu, tệp tin, chương trình,...</P>
<P><I>- Dịch vụ truyền File (File Transfer)</I></P>
<P>Trên mạng Internet ta có thể truyền các file hình ảnh, âm thanh,... đến một máy trạm nào đó hay nạp nó lên Internet như một tài nguyên chung của Internet cũng như tải file từ trên Internet xuống (Nếu như có quyền).</P>
<P><I>- Dịch vụ WEB</I></P>
<P>Trên Internet phổ biến một loại dữ liệu đó là siêu văn bản (bao gồm cả hình ảnh, âm thanh, chữ viết) nó được sử dụng rộng rãi trong các dịch vụ về thông tin, văn hoá nghệ thuật trên Internet.</P>
<P>Để truy cập vào các vùng thông tin mong muốn ta thường sử dụng dịch vụ này.</P>
<P>Tất cả các kho tàng về văn hoá, nghệ thuật, các thông tin kinh tế, thời sự,...đều có thể được biết đến thông qua các Website (siêu văn bản).</P>
<P><I>- Một số dịch vụ khác.</I></P>
<P>Trên Internet có rất nhiều các dịch vụ, chúng phong phú, đa dạng và có trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như truy cập thông tin từ xa, các dịch vụ hội thảo, thương mại điện tử,...</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Để sử dụng, nắm bắt được các thông tin trên Internet không có cách nào tốt hơn là hãy tham gia kết nối Internet. Trên đó ta có thể khai thác đầy đủ các dịch vụ và thông tin cần thiết.</P>
<P> </P>
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top