chuong 2 nhiet luyen
Phần 1: gia công kim loại bằng áp lực:
Chương 2: nhiệt luyện
là quá trình nung nóng kim loại và hợp kim tới nhiệt độ xác định , giữ nhiệt độ đó một thời gian rồi tiếp tục làm nguội để gây ra sự biến dối mong muốn về tổ chức của kim loại và hợp kim theo ý muốn
1:các phương pháp nhiệt luyện:
ủ: là phương pháp nhiệt luyện bằng cách nung nóng kim loại đến nhiệt độ nhất định, giữ nhiệt một thời gian sau đó làm nguội chậm
+mục đích: -làm mèm thép để dễ gia công cắt gọt
-tăng độ mềm dẻo để dễ cán kéo đập
-khử ứng suất dư sau gia công nguội
-làm đồng đều thành phần
-làm mịn hạt
-chuẩn bị tổ chức cho nhiệt luyện cuối cùng
Các phương pháp ủ:
1:ủ thấp(non): +nhiệt độ t=200-300 độ
+tác dụng: khử ứng suất trong, không thay đổi độ cứng kích thước hạt
+ứng dụng: ủ các chi tiết sau khi gia công nguội như lò xo uốn nguội
2:ủ kết tinh lại: +nhiệt độ t=600-700oC
+tác dụng: phục hồi các tính chất như trước khi biến dạng dẻo
+ứng dụng: dung cho các chi tiết gia công nguội để tiếp tục gia công
3: ủ hoàn toàn: +nhiệt độ: t=Ac3+(20-30oC)
+tác dụng: làm mịn hạt tăng độ dẻo
+ứng dụng :dung cho thép trước cùng tích
4:ủ không hoàn toàn: +nhiệt độ: t= Ac1 + (20-30)
+tác dụng: làm mềm thép vừa phải để gia công cắt gọt
+ứng dụng:dung cho thép trước cùng tích
5:ủ khuyêch tán : +nhiệt độ t=1100-1150oC giữ nhiệt độ 10-15h
+tác dụng: làm đồng đều thành phần hóa học
+ ứng dụng: dung cho thép hợp kim cao
6:ủ đẳng nhiệt: +t=Ac3 + (30-50) rồi làm nguội nhanh dưới Ar1(50-100) giữ nhiệt để austenit P
Tác dụng: làm tổ chức đồng đều
ứng dụng:dung cho thép hợp kim
2: thường hóa
Là phương pháp nhiệt luyện bằng cách nung nóng kim loại đến nhiệt độ nhất định giữ nhiệt độ sau đó làm nguội trong không khí tĩnh
-nếu ủ và thường hóa đạt được cùng mục đích thì dung thường hóa vì rẻ hơn và nhanh hơn
-làm giảm độ cứng của thép, thích hợp cho cắt gọt
-chuẩn bị cho nhiệt luyện cuối cùng(tôi+ram)
-đối với thép cácbon thấp không dùng tôi thì dung thường hóa vì thường hóa có cơ tính cao hơn ủ
Tôi: là phuơng pháp nhiệt luyện bao gồm nung nóng thép lên trên nhiệt độ tới hạn giữ nhiệt độ để có tổ chức hoàn toàn rồi làm nguội nhanh để đạt được tổ chức không cân bằng
+mục đích: -nâng cao độ bền
-nâng cao một số tính chất đặc biệt(chống ăn mòn từ tính...)
+công nghệ:
1: nhiệt độ tôi: -đối với thép trước cùng tích : t = Ac3 + (30-50)
-đối với thép sau cùng tích: t = Ac1 + (30-50)
2:môi trường tôi
-nước: thong dụng do giá thành rẻ, tốc đọ làm nguội cao, dung để tôi thép cacbon.do tốc độ nguội cao nên dễ gây cong vênh nứt
-nước pha muối, kiềm: thường pha thêm NaCl hoặc NaOH để tăng tốc độ làm nguội dùng tôi các chi tiết thép cacbon có tiết diện lớn
-dầu: tốc độ làm nguội nhỏ tôi các chi tiết bằng thép hợp kim
3: độ thấm tôi: là chiều dày lớp được tôi phụ thuộc vào thành phần hóa học của thép
Các phương pháp tôi
-tôi một môi trường: sau khi nung chỉ làm nguội trong một môi trường
-tôi hai môi trường:đầu tiên tôi ở mt thứ nhất (nước) sau đó chuyển sang môi trường thứ 2 có tốc độ làm chậm hơn (dầu) để hạn chế ứng suất dư
-tôi phân cấp: nhúng chi tiết vào môi trường có nhiệt độ cao hơn Ms, giữ nhiệt độ một thời gian ngắn xong làm nguội trong đầu hoặc không khí nhằm hạn chế ứng suất dư
-tôi đẳng nhiệt: nhúng chi tiết và giữ lâu trong môi trường có nhiệt độ của vùng chuyển biến bainit. Ưu điểm là ứng suất dư không đáng kể, vật liệu có độ dẻo cao , có thể không cần ram
Ram: là dạng nhiệt luyện dung cho các sản phẩm bằng thép sau khi tôi nhằm giảm ứng suất dư, tạo tổ chức ổn định và tính chất cần thiết cho vật liệu .Tiến hành bằng cách nung lên tới nhiệt độ thấp hơn Ac1
-Ram thấp : tiến hành ỏ nhiệt độ 150-250, dung cho các sản phẩm yêu cầu độ cứng cao như dụng cụ đo , dụng cụ cắt gọt..sau khi ram có tổ chức Mactenxit ram, độ cứng sấp xỉ sau khi tôi
-Ram trung bình:t = 350-500, dung cho các sản phẩm yêu cầu tính đàn hồi cao như lò xo...
- Ram cao: t = 500-dưới Ac1, dùng cho các sản phẩm yêu cầu cơ tính tổng hợp cao(bền dẻo) như tay biên ,trục chịu lực..
Các phương pháp nhiệt luyện khác:
1: phương pháp tôi bề mặt: áp dụng cho chi tiết chỉ cần đạt độ cứng bề mặt bên trong vẫn cần dộ dẻo để chịu va đập
-2 phương pháp tôi bề mặt:+bằng ngọn lửa đèn xì
+bằng dòng điện cao tầng
2: hóa nhiệt luyện:khuyêch tán vào bề mặt chi tiết 1 hay nhiều nguyên tố nhằm thay đổi thành phần hóa học trên bề mặt dẫn đến thay đổi cơ tính lớp bề mặt
+thấm cacbon
+thấm nito
+thấm cả cacbon và nitothấm xianua
+thấm nhân
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top