Chuong 2
CHƯƠNG II: ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN(1930-1945)
I. Hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa “Luận cương chính trị tháng 10
– 1930”
1.Hoàn cảnh ra đời
• Năm 1930:Tháng 4-1930 Trần Phú sau thời gian học tập ở Liên Xô đ-ược quốc tế cộng sản cử về nước. Đến tháng 7-1930 đợc bổ sung vào BCH TW Đảng.
• Từ 14- 30/10/1930 hội nghị BCH TW họp lần thứ nhất tại Hương Cảng,
do Trần Phú chủ trì.
Nội dung của hội nghị gồm: Thảo luận Luận cương chính trị, quyết định đổi tênĐảng từ Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương, trong hội nghịcác đại biểu cũng nhất trí bầu đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư.
2.Nội dung luận cương
-Phân tích đặc điểm, tình hình xã hội nước ta là xã hội thuộc địa nửa phong kiếnvà nêu lên những vấn đề cơ bản của Cách mạng tư sản dân quyển ở Đông Dươngdo giai cấp công nhân lãnh đạo.
-Chỉ rõ mâu thuẫn gay gắt của Cách mạng Việt Nam: mâu thuẫn giai cấp giữa mộtbên là thợ thuyên, dân cày, các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phongkiến, tư bản đế quốc.
-Vạch ra chiến lược Cách Mạng: Thực hiện Cách mạng tư sản dân quyền, giảiphóng dân tộc. Sau đó tiến thẳng lên Chủ nghĩa Xã Hội, không trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
-Khẳng định nhiệm vụ của CM tư sản dân quyền là: Đánh đổ phong kiến, thựchành CM ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho ĐôngDương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau,nhưng Luận cương xác định “Vấn đề thổ địa là cái cốt của CM tư sản dân quyền”.
-Lực lượng CM: giai cấp vô sản vừa là động lực chính của CM tư sản dân quyền,vừa là giai cấp lãnh đạo CM, dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lựcmạnh của CM. Ngoài ra còn có các phần tử lao khổ ở đô thị như trí thức thấtnghiệp, người bán hàng rong..)
-Phương pháp thực hiện cách mạng: phương pháp vũ trang bạo động, đó cũng là
một nghệ thuật (nghệ thuật quân sự).
-Vai trò lãnh đạo của Đảng: Luận cương khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là điềukiện cốt yếu cho thắng lợi của CM. Đảng là đội quân tiên phong của giai cấp vôsản, đại biểu chungcho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương, đấu tranhđể đạt mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sàn ỏ Đông Dương. Để đảm nhậnvai trò đó, Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, lấy chủ nghĩa Mac - Lêninlàm nền tảng tư tưởng, phải có kỷ luật tập trung, phải liên hệ mật thiết với nhân dân.
-Quan hệ giữa Cm Việt Nam với CM thế giới: CM Việt Nam là một bộ phận của
Cm thế giới.
3.Ý nghĩa của luận cương:
• Khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc chiến lược cách mạng mà chính
cương vắn tắt và sách lược vắn tắt đã nêu ra.
• So sánh Luận cương chính trị Tháng 10-1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng
- Điểm giống nhau:
+Chiến lược phát triển CM: Độc lập dân tộc gắn liền CNXH
+Nội dung CM về tư sản dân quyền: Đánh đổ đế quốc & phong kiến
+Thống nhất vai trò của các lực lượng cơ bản của CM: vai trò lãnh đạo của công
nhân và vai trò động lực mạnh của CM của nông dân.
+Thống nhất phương pháp CM : vũ trang bạo động
+Thống nhất mối quan hệ giữa CM Việt Nam & CM thế giới : CM Việt Nam là
một bộ phận của CM thế giới.
+Thống nhất về vai trò lãnh đạo của Đảng trong tiến trình CM.
- Điểm khác nhau:
+Luận cương tháng 10 -1930 không đưa nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu,không nêu ra mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốcPháp.
+Đánh giá không đúng vai trò CM của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cựccủa tư sản dân tộc, chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địachủ vừa và nhỏ tham gia CM, do đó Luận cương không đề ra được một liên minhdân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
-Nguyên nhân chủ yếu khác nhau:
+Luận cương chưa phân tích những mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa nửa
phong kiến của Việt Nam
+Do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề giai cấp, dân tộc trong CM thuộc
địa.
+Chịu ảnh hưởng trực tiếp tử khuynh hướng “Tả” của Quốc tế Cộng sản và một số
Đảng Cộng sản trong thời gian đó.
Luận cương tháng 10-1930 đã không chấp nhận những điểm mới, sáng tạo trong
Chính cương của Nguyễn Ái Quốc.
II. Chủ trương & nhận thức mới của Đảng về vấn đè dân tộc & dân chủ giai đoạn
1936 - 1939
1. Khái quát hoàn cảnh lịch sử
• Tình hình thế giới:
-Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1929-1933 ở các nước thuộc hệ thống tưbản chủ nghĩa đã khiến cho mâu thuẫn nội tại của CNTB ngày càng gay gắt,đồng thời làm cho phong trào cách mạng của quần chúng dâng trào.
-Chủ nghĩa Phát xít đã xuất hiện và thắng thế ởmột số nơi: phát xít Hitle ở Đức,phát xít Phrangco ở Tây Ban Nha, phát xít Mutxolini ở Italia và phái Sĩ quan trẻở Nhật. Chế độ độc tài phát xít là nền chuyên chính của những thế lực phản độngnhất, tàn bạo nhất, dã man nhất. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bànhtrướng và nô dịch các nước khác.Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thếgiới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế.
-Ở Pháp, mặt trân bình dân lên nắm chính quyền do Đảng Xã Hội và Đảng Cộngsản thành lập đã có những chính sách thân thiện hơn với giai cấp công nhân vànông dân.
-Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcova vào tháng 7- 1935 do Dimitoropchủ trì đã diễn ra. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phongdẫn đầu đã tham dự đại hội. Nội dung đại hội :
-Xác định lại kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân laođộng thế giới lúc này chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩaPhát xít.
-Xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thếgiới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, mà là đấu tranh chốngchủ nghĩa Phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.
-Để thực hiện được nhiệm vụ cấp bách này, các đảng cộng sản và nhân dân cácnước trên thế giới cần thiết phải thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống.
• Tình hình trong nước:
-Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc tới mọi giai cấp, tầng
lớp trong xã hội.
-Bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vẹt, bóc lột, bóp nghẹtmọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong tràođấu tranh của nhân dân ta.
2.Chủ trương nhận thức mới của Đảng
• Được thể hiện qua 4 nghị quyết của 4 hội nghị Ban chấp hành trung ương ĐảngCộng sản Đông Dương: Hội nghị lần 2 (tháng 7-1936), Hội nghị lần 3 (3-1937),HN lần 4(9-1937), HN lần 5(3-1938)
-Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh: BCH TW xác định cách mạng
ở Đông Dương vẫn là “cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa”, nhưng yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải
thiên đời sống.
-Về kẻ thù cách mạng: chủ trương đánh đổ bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay
sai của chúng.
-Xác định nhiệm vu trước mắt của CM : chống Phát xít, chống chiến tranh đế
quốc, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
-Xác định lực lượng CM: thành lập mặt trận nhân dân phản đế gồm mọi giai cấp,
tầng lớp, đảng phái, tôn giáo với nòng cốt là liên minh công nông
-Đoàn kết quốc tế: Ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp, ủng hộ Chính phủ mặt trậnnhân dân Pháp để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là bọn Phát xít ở Pháp vàbọn phản đông thuộc địa ở Đông Dương.
-Hình thức và phương pháp đấu tranh: Kết hợp nhiều hình thức. Vừa đấu tranh
công khai vừa nửa công khai, vừa hợp pháp vừa nửa hợp pháp.
-Xây dựng tổ chức: Phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sangcác hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai Nhằm mở rộngquan hệ của Đảng với quần chúng, giáo dục, tổ chức, lãnh đạo quần chúng bằngcác hình thức và khẩu hiệu thích.
-Nhận thức mới của Đảng vể mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ:Được thể hiện trong văn kiện Chung quanh vấn đề chính sách mới công bố tháng10 năm 1936. Trong chính sách mới cho rằng : “ Cuộc dân tộc giải phóng khôngnhất định phải gắn kết chặt với cuộc cách mạng liên địa. Nghĩa là không thể nóirằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giảiquyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xácđáng.”. Tức là với 2 nhiệm vụ này không nhất thiết phải song song tồn tại, màphải tùy hoàn cảnh mà đặt nhiệm vụ nào lên hàng đầu hoặc giải quyết các nhiệmvụ một cách liên tiếp, đồng thời xác định kẻ thù nào là nguy hiểm nhất để tậptrung lực lượng của dân tộc mà đánh cho toàn thắng.
Tóm lại: chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấnđề dân tộc và dân chủ, xác định mục tiêu trước mắt của CM, từ đó đề ra các hìnhthức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp hướng dẫn quần chúng đấu tranhgiành chính quyền, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh sau này.
III.Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa sự chuyển hướng chiến lược cách mạng
của Đảng giai đoạn 1939-1945
1. Hoàn cảnh lịch sử
•Thế giới : Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ với 2 giai đoạn.
- Từ 1/9/1939 - 22/6/1941
Tính chất chiến tranh: CT giữa các tập đoàn đế quốc với nhau, tháng 6-1940:Đức tấn công Pháp và Pháp đầu hàng, Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ, ĐảngCộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
- Từ 22/6/1941 - 2/9/1945:
22/6/1941: Đức tấn công Liên Xô. Từ đây, tính chất của cuộc chiến tranh thayđổi. Một bên là lực lượng Phát xít & một bên là lực lượng đồng minh chống phát xít.
• Trong nước :
-Thực dân Pháp thủ tiêu toàn bộ thành quả của phong trào dân sinh 1936-1939:
+Đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. thẳng tay đàn áp pt đấu tranh của
nd, thủ tiêu dân chủ
+Giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các hội này.
+vơ vét sc người sc của phục vụ chiến tranh
- 22/9/1940: Phát xít Nhật đã tiến vào Lạng Sơn & đổ bộ vào Hải Phòng.
- 23/9/1940: tại Hà Nội, Pháp kí hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đó, nhân dân tachịu cảnh một cổ bị hai tròng áp bức bóc lột của Pháp – Nhật. Mâu thuẫn giữadân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp – Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
2.Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
• Nội dung được thể hiện trong 3 nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành TƯĐảng: Hội nghị lần 6 (11-1939), HN lần 7( 11-1940), HN lần 8 (5-1941). Nộidung chủ trương như sau:
- Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu bởi : Mâu thuẫn chủ yếu của dântộc ta lúc này là mâu thuẫn giữa dân tộc với phát xít Pháp - Nhật. Ban chấp hànhtrung ương quyết định tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất chocho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việtgian cho dân cày nghèo”.
- Xây dựng lực lượng cách mạng: thành lập mặt trận Việt Minh thay cho Mặt trậnthống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, nhằm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượngtham gia giải phóng dân tộc. Trực thuộc Mặt trận Việt Minh có Hội công nhâncứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc…
Mặt trận Việt Minh được hình thành với một số đặc điểm: Chỉ hoạt động trongphạm vi dân tộc Việt Nam, có cương lĩnh hành động rõ ràng, có cờ đỏ sao vàng,tổ chức hoạt động một cách chặt chẽ.
- xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của đảng và nhândân ta trong giai đoạn hiên tại , pt llcm bao gồm chính trị quân sự thành lập cáckhu căn cứ , chú trọng công tác xd đảng, đào tạo cán bộ và đẩy mạnh công tácvận động quần chúng
Phương châm hình thái khởi nghĩa ở nước ta: Nắm vững và dự báo được thời cơcách mạng. chuẩn bị sẵn sàng ll nhằm lợi dụng cơ hội thuận tiện hơn cả đánh lạiquân thù
• 2 dự báo của Bác tại Hội nghị trung ương 8 (5-1941):
+Đức chắc chắn sẽ tấn công Liên Xô, nhưng Liên Xô nhất định thắng lợi, mang
lại cơ hội giải phóng dân tộc cho các nước trên thế giới.
+Cách mạng Việt Nam sẽ thắng lợi vào tháng 8 năm 1945.
3.Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
- Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vu giải phóng dân
tộc lên hàng đầu.
- Tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước vào mặt trận Việt Minh.
- Xây dựng lực lượng quân đội thông qua việc thành lập Việt Nam giải phóng
quân.
- Đường lối là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trongsự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.
IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử của Cách mạng
tháng 8 1945
Mùa thu năm 1945, cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam đã diễn rathắng lợi đánh dấu một mốc lịch sử trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước củadân tộc: Cách mạng tháng 8, năm 1945.
1.Nguyên nhân thắng lợi
- Cách mạng tháng 8 nổ ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi: Kẻ thù trựctiếp của nhân dân ta là phát xít Nhật đã bị Liên Xô và các lực lượng dân chủtrên thế giới đánh bại, quân Nhật ở Đông Dương và tay sai tan rã. Đảng ta đãchớp thời cơ, phát động toàn dân nổi dậy khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng.
- Cách mạng tháng 8 là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ của toàndân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã được rèn luyện qua 3 cao trào cách mạngrộng lớn: Cao trào cách mạng 1930-1931, cao trào 1936-1939 và cao trào giảiphóng dân tộc 1939-1945. Quần chúng cách mạng được Đảng tổ chức, lãnh đạovà rèn luyện bằng thực tiễn đấu tranh đã trở thành lực lượng hùng hậu, có lựclượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
- Cách mạng tháng 8 thành công là do Đảng ta đã chuẩn bị được lực lượng vĩ đạicủa toàn dân đoàn kết trong mặt trận Việt Minh, dựa trên cơ sở liên minh côngnông, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Đảng lãnh đạo cách mạng với đường lối cách mạng đúng đắn, dày dạn kinhnghiệm đấu tranh, đoàn kết thống nhất, nắm đúng thời cơ, chỉ đạo kiên quyết,khôn khéo, biết tạo nên sức mạnh tổng hợp để áp đảo kẻ thù, quyết tâm lãnh đạoquần chúng khởi nghĩa dành chính quyền. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng lànhân tố chủ yếu nhất, quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng tám.
2.Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8
- Cách mạng tháng 8 thắng lợi đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháptrong gần một thế kỷ và ách thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt NamDân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhândân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người dân của một nước độclập tự do, làm chủ vận mệnh của chính mình.
- Thắng lợi của CM tháng 8 đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dântộc Việt Nam, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự dovà chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của CM tháng 8 đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luậncủa chủ nghĩa Mác-Lênin, cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu cho phongtrào đấu tranh giải phóng dân tộc và giành quyền dân chủ.
- Sức mạnh tinh thần từ thắng lợi này đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nướcthuộc địa và nửa thuộc địa đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân dànhđộc lập, tự do.
3.Bài học kinh nghiệm
- Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ: chống đếquốc và chống địa chủ phong kiến. Hai nhiệm vụ này không thể tách rời nhau,tuy nhiên nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất.
- Cần phát huy sức mạnh toàn dân trên nền tảng liên minh công nông. Bởi cuộc
nổi dậy của toàn dân chỉ có thể thực hiện được khi có đạo quân chủ lực là giai
cấp công nhân và giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dựa trên nềntảng liên minh công nông, Đảng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, động viêntoàn dân tổng khởi nghĩa thắng lợi.
- Tận dụng thời cơ, mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. Đó là mâu thuẫn giữa chủnghĩa đế quốc và chủ nghĩa phát xít, giữa chủ nghĩa đế quốc và một bộ phận địachủ phong kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ ngụy quyền tay sai của Pháp và Nhật.
- Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng một cách
thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân.
- Lãnh đạo khởi nghĩa phải nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật quân sựhay chiến lược nhà binh, chọn đúng thời cơ, chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt chokhởi nghĩa thắng lợi.
- Phải xây dựng một Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởinghĩa dành chính quyền. Đảng phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Leninvào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, coi trọng việc quán triệt đường lối, chủtrương trong đảng viên và quần chúng cách mạng, đồng thời phải đấu tranhkhắc phục những khuynh hướng lệch lạc. Đảng biết phát huy triệt để vai trò củaMặt trận Việt Minh với hàng triệu hội viên và thông qua mặt trận Việt Minhlãnh đạo nhân dân đấu tranh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top