chương 2
câu 1. tổ chức bộ máy cai trị của pk pBắc trên lãnh thổ nc ta trong thời kỳ Bắc thuộc. So sánh 2 giai đoạn. Tại sao có sự khác biệt như vậy
trả lời:
* Tổ chức bộ máy thời kỳ Bắc thuộc:
Trong thời kỳ Bắc thuộc, tồn tại một bộ máy cai trị được thiết lập trên lãnh thổ nước ta - do các triều đại phong kiến phương Bắc dựng nên. Xen vào đó, trong một số thời gian ngắn, có những chính quyền tự chủ là kết quả của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 sau CN đánh dấu bước ngoặt lớn.
Thời kỳ Bắc thuộc được chia thành 2 giai đoạn:
-Tổ chức bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta trong giai đoạn 179tr.CN - 40 sau CN.
Nước ta bị 4 triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là nhà Triệu, Tây Hán, nhà Tân, Đông Hán.
Từ thời nhà Triệu đô hộ, nước ta được chia thành các quận, huyện đứng đầu là Thái thú, Huyện lệnh, giúp việc cho quan lại là một số quan chức người Hán và người Việt. Lãnh thổ Âu Lạc được chia thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân Dưới cấp quận vẫn duy trì chế độ lạc tướng, bồ chính, vẫn do người Việt cai trị, theo chế độ cha truyền con nối.
Nhà Tây Hán, nước ta được chia thành 3 quận( thêm quận Nhật Nam),dưới cấp quận là Huyện do Bộ đổi thành, đứng đầu là Huyện lệnh vẫn là người Việt (do lạc tướng đổi thành).
Nhà Tân, bộ máy cai trị không thay đổi.
Đến nhà Đông Hán cai trị, bộ máy cai trị cơ bản vẫn như trước nhưng được hoàn thiện hơn: (1)Thứ sử ở hẳn tại châu, không phải đi lại về báo cáo triều đình như trước. Giúp việc có các tào tòng sự;(2) Cấp quận đặt thêm chức quận thừa, giúp việc cho Thái thú, có quyền thay mặt thái thú khi đi vắng;(3) cấp huyện đặt thêm chức viên thừa(quan văn), hai viên úy(quan võ) và các tào tòng chuyên trách.
Tổ chức bộ máy cai trị thời kỳ này có đặc diểm cơ bản là chính quyền đô hộ mới tổ chức bộ máy trực tiếp cai trị đến cấp quận. Từ cấp quận trở xuống vẫn do người Việt đảm nhiệm. Chế độ lac tướng và tổ chức chính quyền của công xã nông thôn mặc nhiên tồn tại.
-Tổ chức bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta trong giai đoạn 43 - 938
Nước ta bị 10 triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là nhà Đông Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường, Nam Hán.
Đến nhà Đông Hán, có một số thay đổi: (1)Chế độ lạc tướng giữ chức Huyện lệnh bị bãi bỏ. Huyện lệnh là người Hán, do triều đình phong kiến phương Bắc bổ nhiệm;(2) chia lại các huyện.
Nhà Ngô cai trị, nước ta bị chia lại các châu, quận.
Nhà Ngụy, Tấn, Ngô, Tống, Tề, Lương không có thay đổi nhiều về tổ chức bộ máy nhà nước.
Nhà Tùy, bỏ cấp châu, lập 6 quận trực thuộc triều đình phong kiến phương Bắc, chính quyền thời kỳ này vẫn mang tính chất cát cứ.
Nhà Đường đô hộ, lập nước ta thành Giao Châu đô hộ phủ, sau đổi thành An Nam đô hộ phủ vào năm 679. Đứng đầu đô hộ phủ là Tiết độ sứ, thay mặt vua ở địa phương, vừa cai trị hành chính, vừa chỉ huy quân sự. Nhà Đường khôi phục hệ thống các châu trực thuộc Đô hộ phủ, đứng đầu là Thứ sử. Dưới cấp châu là cấp huyện do Huyện lệnh đứng đầu. Dưới cấp huyện là các hương, dưới hương là các xã.
Qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, trải qua nhiều triều đại từ Triệu đến Nam Hán, phong kiến phương Bắc ngày càng ra sức củng cố tổ chức bộ máy cai trị của chúng trên đất nước ta bằng nhiều biện pháp và thủ đoạn thâm độc, chính quyền đô hộ được tăng cường ngày càng chặt chẽ hơn nhưng không một triều đại nào thiết lập được chính quyền đô hộ trên làng xã người Việt, không thể trực tiếp kiểm soát và khống chế toàn bộ lãnh thổ người Việt, nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài sự cai quản của chính quyền phong kiến phương Bắc.
* So sánh sự giống và khác nhau trước và sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng
+ Giống nhau
- đều đặt bộ máy cai trị để thống trị đất nước ta.
- cử quan lại là người chính quốc sang cai trị nước ta.
- chính quyền nước ta mang tính chất cát cứ.
- bị nhiều triều đại đô hộ liên tiếp.
- phong kiến phương Bắc ra sức củng cố, tổ chức bộ máy cai trị trên đất nước ta.
- không một triều đại nào thiết lập được chính quyền đô hộ trên làng xã người Việt, không hề đặt được hệ thống xã quan trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.
- không thể trực tiếp kiểm soát và khống chế toàn bộ lãnh thổ người Việt, nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài sự cai quản của chính quyền phong kiến phương Bắc.
- có các chính sách vơ vét, bóc lột tàn bạo nhân dân ta.
- chính sách đồng hóa dân tộc.
- khủng bố, đàn áp tàn bạo các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
- áp dụng pháp luật phương Bắc lên đất nước ta.
- các luật tục của người Việt có từ thời Văn Lang, Âu Lạc vẫn được áp dụng phổ biến, đặc biệt trong các làng xã người Việt.
- phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc giành độc lập nhiều, liên tục trên cả lĩnh vực chính trị và văn hóa.
- tiếp thu những nét văn hóa tốt đẹp của phương Bắc có chọn lọc.
+ Khác nhau
*/ Trước kn HBT
- Chính quyền đô hộ mới tổ chức được bộ máy trực tiếp cai trị đến cấp quận. Huyện lệnh là người Việt.
- lạc tướng giữ chức huyệnlệnh
- lãnh thổ nc ta đc chia đến cấp quận, huyện
- dưới cấp huyện vẫn là chính quyền công xã nông thôn
*/ Sau kn HBT
- Chính quyền đô hộ được tổ chức trực tiếp đế cấp huyện. Huyện lệnh là người Hán.
- lạc tướng thế tập giữ chức huyện lệnh bị bãi bỏ
- Lảnh thổ nước ta được chia theo Châu, quận, huyện. Có một thời gian bỏ cấp châu, quận trực thuộc triều đình phong kiến. Đến nhà Đường, nước ta bị đặt thành Giao Châu đô hộ phủ.
- dưới cấp huyện còn có các Hương, Xã.
Câu 2.Nội dung cơ bản của chính sách, pl đc áp dụng ở nc ta trong thời B thuộc. nguyên nhân làm thất bại chính sách đồng hoá.
trả lời:
*Chính sách cai trị của phong kiến phương bắc ở nước ta
- Chính sách vơ vét bóc lột tàn bạo nhân dân bản xứ
Dực vào bộ máy cai trị, quân đội được tổ chức tương đối chặt chẽ và khá mạnh, chính quyền phương Bắc ra sức bóc lột và đàn áp nhân dân bản xứ. Chính sách vơ vét bóc lột tàn bạo được thể hiện thông qua chính sách cống nạp, chính sách thuế và bóc lột sức lao động.
Tất cả các loại sản phẩm lao đông của nhân dân ta, của cải thiên nhiên thuộc phạm vi lãnh thổ nước ta đều là đối tượng cống nạp. Với chế độ cống nạp, chính quyền đô hộ của phong kiến phương Bắc đã vơ vét, bóc lột nhân dân ta vô hạn độ. Quan lại ở địa phương ngoài việc thu cống nạp phục vụ cho nhu cầu chính quyền trung ương, còn thu cống nạp phục vụ cho nhu cầu làm giàu cá nhân của mình.
Chính sách thuế nặng, đặc biệt là tô thuế làm cho người lao động nông nghiệp đói khổ. Chính quyền cai trị còn lập các đồn điền, ấp trại đó để biến người dân trở thánh nông nô của nhà nước đô hộ.
- Chính sách đồng hóa dân tộc, khủng bố và đàn áp tàn bạo các cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Chính sách đồng hóa dân tộc được thể hiện: (1) xóa bỏ tên nước Âu Lạc, biến lãnh thổ nước ta thành một bộ phận của lãnh thổ nhà nước phong kiến phương Bắc; (2) thiết lập một bộ máy cai trị theo mô hình tổ chức chính quyền phương Bắc; coi đó là một phần trong cấp chính quyền địa phương của nhà nước phong kiến phương Bắc; (3) đưa pháp luật phương Bắc vào áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội; (4) truyền bá tư tưởng nho giáo vào nước ta, tiếng Hán, chữ Hán phổ biến ở Giao Châu; (5) di dân Hán đến sống với người Việt, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục tập quán theo người Hán.
Chính sách khủng bố, đàn áp các cuộc đấu tranh thể hiện: (1) áp dụng pháp luật hà khắc, tàn bạo;(2) thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh;(3) dựng nên nhiều thành lũy kiên cố, tăng cường quân đồn trú trên các vùng lãnh thổ.
* Pháp luật
Áp dụng pháp luật của các triều đại fong kiến pBắc
+ Các bộ luật hành văn
+ các lệnh, luật của hoàng đếm của quan cai trị ở ĐP ban hành. Tuy nhiên làng xã ít bị áp dụng
+ các luật tục của ng việt có từ xưa vẫn đc áp dụng fổ biến
+ 1 số tục lệ cổ truyền đc chính quyền cai trị thừa nhận, áp dụng
* Nguyên nhân thất bại cs đồng hoá:
- do trc khi bị đô hộ, nc ta đã có nền tảng tương đối vững chắc: NN, nền Văn Hoá, Xh -> có gốc rễ -> sau hơn nghìn năm bắc thuộc, khi gặp đkiện thuận lợi, ta có thể khôi fục nhanh chóng
- Hơn nghìn năm đô hộ, nc ta ko chịu sự đô hộ của 1 triều đại nhất định mà fải qua nhiều triều đại liên tiếp thay fiên nhau cai trị nc ta. Vì thế, luật áp dụng vào nc ta ko đc ổn định, tổ chức bộ máy cai trị và ng đứng đầu cai trị cũng bị thay đổi liên tục -> ko có sự bền vững lâu dài
- Ta có nhiều ptrào đấu tranh cả về vũ trang và văn hoá tư tưởng mạnh mẽ -> tạo không khí đtranh sôi sục trên cả nc. Những thắng lọi đã khích lệ tinh thần ng dân về sau.
Câu3. Phong trào đấu tranh chống bắc thuộc và các chính quyền độc lập tự chủ
Trả lời:
* Ptrào đtranh chống B thuộc:
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi, tuy bị đàn áp nhưng cũng đóng góp to lớn vào việc khích lệ ng dân qua những cuộc khởi nghĩa thắng lợi, t hiết lập đc chính quyền tự chủ trong thời gian ngắn.
- Bên cạnh khởi nghĩa vũ trang, các cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng để bảo tồn những tinh hoa, giá trị của nền văn hoá cổ truyền cũng diễn ra mạnh mẽ.
Từ đó giữ lại đc những nét văn hoá truyền thống như nhuộm răng, ăn trầu,bơi chải....
Ngoài ra, nhân dân ta còn tiếp thu những văn hoá tốt đẹp của pBắc 1 cách có chọn lọc để lmà fong fú nền văn hoá truyền thống như chuyển từ nhà sàn sang nhà đất nện
* Các chính quyền độc lập tự chủ:
-40-43 : KN HBT
+ tồn tại trong 1 time ngắn nhưng có ý nghĩa to lớn , mở đg cho công cuộc giành lại độc lập của nhân dân ta sau đó
+ Tổ chức bộ máy chính quyền sơ sài nhưng là cquyền độc lập, tự chủ của ng Việt
+ PL chủ yếu sử dụng luật lệ cổ truyền của ng Việt để quản lý đất nc.
- 544-603 : NN Vạn Xuân
+ đây là kết quả của cuộc khởi nghĩa lí bí
+ Tổ chức bộ máy NN còn sơ sài. Đứng đầu là hoàng đế, giúp việc có 2 ban văn võ
+ PL đơn giản, chủ yếu sử dụng luật tục
- 905 -930: cq họ Khúc
+ xoá bỏ mô hình cq cai trị pB thiết lập
+ xdựng cq dtộc thống nhất từ TƯ -> cấp xã
+ lãnh thổ chia thành : lộ fủ châu giáp xã
+ pl : đường lối thân dân, sửa chế độ thuế khoá lao dịch nặng nề
- 931-937 : cq D Đ Nghệ
+ áp dụng tổ chức bộ máy NN và PL như cq họ Khúc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top