chuong 10 khoan lay mau , mo via sp
Chương X
Khoan lấy mẫu và mở vỉa sản phẩm
10.1. Khoan lấy mẫu.
Trong thờigian khoan, nhất là ở các giếng khoan tìm kiếm thăm dò, để nghiên cứu các tầng đất đá khoan qua như:
- Nghiên cứu thành phần thạch học.
- Phát hiện những khoan sản xó tích chứa trong đó .
- Nghiên cứu tính chất cơ lý của đất đá khoan qua .
Muốn vậy, chúng ta phải lấy mẫu đất đá khoan qua nhờ những ống mẫu. Lõi đá lấy bằng ống mẫu có hình trụ đường kính nhỏ và chiều dài lớn. Trên phương diện cấu trúc chúng ta chia ống mẫu thành ba loại.:
- Bộ ống mẫu đơn.
- Bộ ống mẫu kép.
-Bộ ống đặc biệt.
Bộ ống mẫu gồm các thành phần chính sau đây.
1. - Choòng khoan mẫu.
2- Thân
3 - ống đựng mẫu.
4- Vòng bể mẫu.
10.1.1. Bộ ống mẫu đơn: (ha)
Bộ ống mẫu đơn được sử dụng ở những tầng đá chắc đặc. Nó được tạo thành bơỉ ống đựng mẫu 1, phần trên có đầu nối 2 để nối với cột cần khoan, còn phía dưới nối với đầu khoan mẫu 3. Phía trong của ống đựng mẫu có lắp vòng bẻ mẫu và giữ mẫu 4. Tuần hoàn của dung dịch khoan qua khoảng không vành xuyến giữa lõi mẫu và ống đựng mẫu. Lõi mẫu có đường kínhnhỏ hơn đường kính của ống đựng mẫu.
10.1.2. Bộ lấy mẫu kép: (hb)
Bộ lấy mẫu kép được sử dụng rộng rãi ở các giếng khoan dầu khí . Bộ lấy mẫu kép được cấu tạo bằng hai ống đồng tâm. ống mẫu 1 và ống đựng mẫu 2, bên trên ống đựng mẫu 2 có van 6 chi cho dung dịch ở bên trong ống đựng mẫu đi ra và không cho dung dịch từ bên ngoài xâm nhập vào ống. Đầu nối 3 để nối với cột cần khoan. Đầu khoan mẫu 4 và bẻ mẫu và giữ mẫu 5. Tuần hoàn của dung dịch đi qua giữa khoảng không giữa hai ống.
Về phương diện cấu trúc, bộ lấy mẫu kép cũng chia làm hai loại:
a) Bộ lấy mẫu kép có ống đựng mẫu quay đồng thời với ống mẫu.
b) Bộ lấy mẫu kép có ống đựng mẫu không quay đồng thời với ống mẫu (ống đựng mẫu quay tự do).
ở loại này hai ống liên quan với nhau qua vòng bi trung gian. Bộ lấy mẫu này giúp giúp chúng ta lấy được những lõi mẫu nguyên dạng hơn so với bộ lấy mẫu ở trên. Thường dùng để lấy mẫu ở các tầng đất đá kém liên kết.
Đầu khoan mẫu có thể là loại cánh dẹt, chóp xoay hay đầu khoan mẫu kim cương.
10.1.3. Bộ lấy mẫu luồn (bộ lấy mẫu tháo lên được).
Bộ lấy mẫu này là một bộ lấy mẫu kép, mà đầu khoan mẫu và ống mẫu được lắp ở phần dưới của cột cần khoan. Còn bộ ống đựng mẫu bao gồm ống đựng mẫu, bộ phận điều khiển dòng dung dịch và vòng bẻ mẫu được đưa xuống nhờ dòng dung dịch tuần hoàn.
Khi lõi mẫu đã vào hết trong ống đựng mẫu người ta lẫy bộ mẫu đựng mẫu lên bằng một dụng cụ đặc biệt thả vào trong cần khoan bằng dây cáp .
Ưu điểm của bộ lấy mẫu này là lấy mẫu với một chiều sâu lớn. giảm được thời gian nâng thả, tăng được vận tốc cơ học. Nhược điểm của nó là lấy được những lõi mẫu có đường kính rất bé.
10.1.4. Bộ lấy mẫu định hướng:
Đây là bộ lấy mẫu đặc biệt có hai hay ba ống đồng tâm và có dụng cụ để đo độ nghiêng vỉa. Bộ lấy mẫu này sử dụng với mục đích lấy mẫu đá và để xác định hướng nghiêng và góc nghiêng của tầng tương ứng.
10.1.5. Lấy mẫu bằng khoan tuốc bin:
Trong khoan tuốc bin, người ra chế tạo những tuôc bin đặc biệt để khoan lấy mẫu. Thân tuốc bin, bộ phận lấy mẫu và choòng là một khối đồng bộ nhất định, bảo đảm làm việc với tốc độ khoan cao.
10.2. mở vỉa tầng sản phẩm.
Qua mở vỉa tầng sản phẩm chúng ra hiểu rằng tất cả các công tác được thực hiện trong thời điểm choòng khoan bắt đầu khoan vào tầng sản phẩm cho đến khi đưa giếng khoan vào khai thác. Mở vỉa tầng sản phẩm bao gồm các công tác sau đây:
- Khoan qua tầng sản phẩm.
- Tiến hành công tác đo và thử vỉa tầng sản phẩm để thu được những ti tức cần thiết để thiết kế khai thác giếng khoan.
- Cấu trúc giếng khoan ở tầng sản phẩm.
- Tạo điều kiện để chất lỏng chảy từ tầng sản phẩm vào lỗ khoan .Qua các công tác mở vỉa tầng sản phẩm phải đạt được hai yêu cầu:
- Phải đảm bảo hệ số sản phẩm lớn nhất đối với tầng sản phẩm.
- Phải thu được tin tức thật chính xác của tầng sản phẩm.
10.2.1. Khoan qua tầng sản phẩm.
a. Chỉ số khai thác, hệ số tổn thất.
Hệ số sản phẩm Ip được định nghĩa qua lưu lượng thu được khi có sự chênh lệch 1 đơn vị áp suất:
Ip = qa P = 2 . k. h. ln . rv rg
Trong đó:
qa - lưu lượng tuyệt đối của giếng khoan .
P - Chênh lệch áp suất giữa vỉa và đáy giếng khoan.
k - Độ thấm tuỵệt đối của tầng sản phẩm.
h - Bề dày tầng sản phẩm.
- Độ nhớt tuyệt đối của dung dịch chảy từ vỉa vào giếng khoan
rv- Bán kính của vỉa dầu trong phạm vi ảnh hưởng của giếng khoan.
rg- Bán kính giếng khoan.
Nếu như trong thời gian khoan, nước lọc dung dịch thấm vào vỉa sản phẩm với khoảng cách nào đó có bán kính là r0 , và làm giảm độ thấm của vỉa từ k đến k0, hệ số sản phẩm Ip sẽ bị giảm . Để thu được lưu lượng qacần tiêu thụ một áp suất phụ p0, có nghĩa là:
Ip =qa p +p0
Trị số của áp suất phụ sẽ tính bằng công thức:
p0=qa 2. k. h (k -k0 k0 ln. r0 rg)
Và biểu thức ở trong ngoặc k - k0 k0 ln. r0rg = D
gọi là hệ số tổn thất của giếng khoan. D từ đây ta có thể nhận thấy:
Nếu vùng xung quanh lỗ khoan không bị tiêm nhiễm bởi dung dịch khoan k = k0 thì hệ số sản phẩm D và p 0 sẽ triệt tiêu.
Nếu như k0<k thì p0 > 0 thì điều đó chứng tỏ rằng vùng xung quanh lỗ khoan đã bị ảnh hưởng bởi dung dịch khoan, dẫn đến sự giảm lưu lượng khai thác nếu chúng ta vẫn giữ nguyên chênh lệch áp suất. Hay phải tiêu hao thêm áp suất phụ để giữ nguyên lưu lượng khai thác. Vì thế để thu được lưu lượng D thật nhỏ thì phải sử dụng dung dịch khoan thật tốt, không gây nhiễm bẩn cho vỉa sản phẩm.
b. ảnh hưởng của dung dịch khoan đối với hệ số tổn thất D.
Như chúng ta đã biết, để tránh hiện tượng phun của dầu và khí, trong quá trình khoan phải đảm bảo đảm điều kiện áp lực cột thuỷ tĩnh của dung dịch lớn hơn áp lực vỉa. Dưới ảnh hưởng của áp sất chênh lệch này, dung dịch khoan sẽ có xu hướng xâm nhập vào các tầng thẩm thấu.
Đại đa số các trường hợp thường gặp trong thực tế là: các tầng sản phẩm có độ thấm k khoảng từ 0,1 - 10 darxy, do đó các hạt keo của dung dịch khoan không thể xâm nhập vào vỉa với khoảng cách lớn mà chỉ với khoảng cách rất bé khoảng (0,2 0,6rg)và tạo thành màng vỏ sét bên trong cộng với khoảng màng vỏ sét xung quanh thành lỗ khoan. Qua màng vỏ sét này, pha phân tán của dung dịch khoan sẽ lọt vào vỉa và làm nhiễm bẩn vùng xung quanh lỗ khoan. P càng lớn bao nhiêu thì vùng nhiễm càng lớn bấy nhiêu.
Màng vỏ sét bên trong: Để tránh ảnh hưởng cho miền xung quanh lỗ khoan màng vỏ sét phải đảm bảo độ thấm bé nhất để không cho phép lọc một lượng nước lớn từ dung dịch vào vỉa. Màng vỏ sét phải mỏng và bền vững để không dễ bị phá hoại dưới tác dụng quay và kéo thả cột cần khoan.
Nước lọc trong dung dịch khoan sẽ thấm sâu với khoảng cách lớn hơn vào miền xung quanh lỗ khoan (có khi lên đến hàng mét ) và làm tăng hệ số tổn thất D do các hiện tượng sau đây:
- Làm giảm độ thấm tương đối của vỉa đối với dầu (kd)
- Nước lọc từ dung dịch cộng với dầu thô trong vỉa sẽ tạo nhũ tương ổn định, có độ nhớt cao, làm trở ngại cho dầu chảy từ vỉa vào giếng khoan.
- Dưới tác dụng của nước lọc từ dung dịch cộng với nước khoáng từ vỉa sẽ làm kết tủa các muối không tan, làm tắc từng phần hay toàn phần các khe nứt của vỉa vào giếng.
- ở các vỉa sản phẩm có xen kẽ các tầng sét, dưới tác dụng của nước lọc chúng sẽ tăng thể tích và làm thu nhỏ kích thước các kênh rãnh của dầu chảy vào giếng .
Để giảm ảnh hưởng xấu của dung dịch đối với hệ số tổn thất D trong thực tế phải tiến hành các biện pháp sau đây:
- Sử dụng các dung dịch có tính chất keo phân tán tốt có thể tạo thành màng sét mỏng, bền vững và không thấm ở bề mặt của vỉa khai thác và có độ thoát nước bé.
- Gia công dung dịch khoan với các chất hoạt tính bề mặt để hạn chế tạo thành nhũ tương dầu, nước ổn định.
- ở các vỉa có xen kẽ các tầng sét nên sử dụng các dung dịch đặc biệt (dung dịch bão hoà muối, dung dịch gốc canxi dung dịch ức chế) các dung dịch này sẽ làm hạn chế sự trương nở của các thành phần sét.
- Giảm đến mức tối đa d, giảm áp lực dư để giảm B của dung dịch.
- Giảm thời gian tiếp xúc giữa dung dịch và tầng sản phẩm bằng cách tăng tốc độ khoan.
Dung dịch lý tưởng để mở vỉa sản phẩm là dung dịch dầu mỏ hay sản phẩm dầu mỏ. Sử dụng dung dịch khoan bằng dầu mỏ bị hạn chế bởi vì chúng không có tính chất xúc biến và dễ gây hoả hoạn, cho kết quả đo địa vật lý không chính xác, ô nhiễm môi trường, tăng giá thành khoan, xử lý mùn khoan khó khăn vv...
Sử dụng dung dịch nhũ tương ngược (nhũ tương ổn định nước trong dầu với hàm lượng khoảng 50% nước) để mở vỉa sản phẩm cũng rất tốt bởi vì pha lọc vẫn là dầu.
10.2.2. Thử viả sản phẩm
Để biết được khả năng khai thác của vỉa sản phẩm và các chất liệu chứa trong các vỉa. Người ta cũng từng dùng khá nhiều phương pháp như lấy mẫu đá phân tích, các phương pháp đo địa vật lý vv... Để xác định được khả năng khai thác của vỉa và để nghiên cứu các tính chất vật lý của vỉa người ta dùng bộ dụng cụ đặc biệt để thử vỉa.
Các dụng cụ này được đưa vào giếng khoan nhờ cần khoan hoặc dây cáp carota Nhờ bộ dụng cụ này mà ta có thể:
- Tạo dòng chất lỏng và khí chảy từ vỉa thí nghiệm và lỗ khoan.
- Xác định các thông số vật lý của vỉa ( áp lực vỉa, hệ số sản phẩm)
- Lấy mẫu chất lỏng của vỉa
Có hai loại dụng cụ thử vỉa chính.
- Loại dụng cụ được đưa vào giếng nhờ cần khoan
- Loại dụng cụ được đưa vào giếng nhờ dây cáp carota
10.2.2.1. Bộ dụng cụ thử vỉa đưa vào giếng khoan nhờ cần khoan.
Đối với loại dụng cụ này, dựa theo cách thức ngăn cách tầng sản phẩm với giếng khoan còn lại, chúng ta chia làm hai loại
- Dụng cụ thử vỉa có paker hình côn (nón)
- Dụng cụ thử vỉa có paker hình trụ.
a - Dụng cụ thử vỉa có paker hình côn (nón) - (hình a)
Dụng cụ thử vỉa có paker hình côn bao gồm các bộ phận sau đây: ống lọc (1) paker hình côn với bạc cao su(3). Van cân bằng (4) dùng để cân bằng áp suất ở dưới và trên paker trong quá trình kéo thả và trước lúc tháo paker. Van giữ (5) và van thông (6). Trước khi thả bộ dụng cụ thử vỉa xuống một lỗ khoan, cần khoan qua tầng sản phẩm một lỗ có đường kính nhỏ hơn đường kính lỗ khoan, và tạo thành ngưỡng cửa (2) để đặt paker. Paker phải được đặt ở tầng chắc đặc phía trên tầng sản phẩm, nhằm ngăn cách tốt tầng sản phẩm và phần còn lại của giếng .
- Nguyên tắc làm việc của bộ dụng cụ
thử vỉa như sau.
Đưa bộ dụng cụ thử vỉa vào giếng khoan sao cho paker (3) đặt vào ngưỡng cửa (2) bên trên tầng sản phẩm. Trong suốt thời gian thử van cân bằng (4) mở, van giữ và van lưu thông (5),(6) đóng, giữ cho dung dịch khoan không vào được bên trong cần khoan.
- Tiếp tục thả một tải trọng xuống bộ dụng cụ thử vỉa, nó sẽ tạo điều kiện để paker bịt kín ở ngưỡng cửa (2). Dưới tác dụng của tải trọng nên van cân bằng (4) sẽ đóng lại, ngăn cách tầng sản phẩm ở dưới paker với khoảng không ngoài cần.
- Tiếp tục tăng tải trọng khoảng 4 5 tấn, van giữ sẽ mở ra, trong thời điểm này chất lỏng ở phía dưới paker sẽ vào trong bộ thử vỉa và thẳng đến van lưu thông (6).
- Sau đó mở van lưu thông 6 bằng một dụng cụ thả từ trên mặt xuống và tạo điều kiện cho dòng chất lỏng chảy từ vỉa vào bên trong cần khoan.
- Sau khi kết thúc thời gian thử vỉa tiến hành lấy bộ dụng cụ thử vỉa lên, kéo cần khoan lên đầu tiên, đóng van giữ (5) sau đó mở van cân bằng (4) để cân bằng áp suất trên và dưới paker.
Nhược điểm của dụng cụ lấy mẫu có paker hình côn là không bảo đảm độ kín của paker và phải khoan lỗ khoan với đường kính bé cho nên giảm vận tốc thương mại của quá trình khoan.
b - Bộ dụng cụ thử vỉa có paker hình trụ. (h b)
Để tránh các nhược điểm của bộ dụng trên, trong thời gian gần đây người ta sử dụng rộng rãi bộ dụng cụ thử vỉa có paker hình trụ. Bộ dụng cụ này có khác với bộ dụng cụ trước về cấu trúc phần dưới của chúng.
Bộ dụng cụ thử vỉa có paker hình trụ (hình dưới) bao gồm chân 1 ( cấu tạo bằng cần nặng và cùng với nó bộ dụng cụ thử vỉa đưa vào đáy lỗ khoan). ống lọc (2) paker (3). Van cân bằng (4), van giữ (5) và van lưu thông. Bộ dụng cụ thử vỉa với paker hình trụ đưa thử vào giếng khoan ngay sau khi khoan qua tầng sản phẩm. Chiều dài của chân đế 1 được chọn sao cho paker 3 nằm ở tầng chắc đặc và không thẩm thấu.
Làm kín paker với thành lỗ khoan bằng cách thả một tải trọng nén xuống dụng cụ lấy mẫu. Dưới tác dụng của tải trọng nén bạc cao su 3 bị ép lại và nở phình ra ép chặt vào thành lỗ khoan.
Sau khi làm kín paker với thành lỗ khoan, nguyên lý làm việc của bộ dụng cụ thử vỉa có paker hình trụ giống hệt như bộ thử vỉa có paker hình côn.
Các bộ dụng cụ thử vỉa hiện đại có lắp thêm các áp kế tự ghi ở chân dựa 1 phía dưới ống lọc 2. Qua biểu đồ tự ghi của áp kế chúng ta có thể biết chính xác giá trị như áp suất vỉa, hệ số sản phẩm, và cũng như các giai đoạn hoạt động của bộ dụng cụ
Đồ thị dưới đây biều diễn biến thiên áp suất trong quá trình làm việc của bộ dụng cụ thử vỉa.
Hình c
- Khoảng 0A tương ứng với thời gian thả dụng cụ thử xuống giếng. Điểm A là áp suất ở đáy ( ở vỉa sản phẩm)
- Khoảng AB tương ứng với sự thay đổi đột ngột áp suất dưới paker trong thời điểm mở van giữ.
- Khoảng BC tương ứng khoảng phục hồi áp lực cho đến thời điểm bắt đầu mở van lưu thông ở điểm C.
- Trong thời điểm mở van lưu thông áp suất giảm đột ngột từ C xuống D
- Đường cong DE tương ứng vớithời gian chất lỏng chảy từ vỉa vào bên trong cần.
- Từ điểm E bắt đầu kéo bộ dụng cụ lên ( đóng van giữ) và điểmầtmở van cân bằng và sau đó áp kế tự ghi toàn bộ áp suất áp suất của cột dung dịch trong giếng khoan.
- Khoảng GH. tương ứng với thời điểm kéo bộ dụng cụ lên mặt.
c. Bộ dụng cụ thử vỉa đưa vào giếng khoan nhờ dây cáp carota.(hình d)
Cấu tạo chính của bộ dụng cụ bao gồm bình đựng mẫu 1, (lắp ở phía dưới của bộ dụng cụ) có dung tích khoảng 1520l. Một paker đặc biệt được tạo thành bằng bạc cao su 2 và chốt giữ 3. Dụng cụ được thả xuống giếng khoan nhờ cáp CAROTA 4
Nguyên tắc làm việc bộ dụng cụ như sau:
- Sau khi thả dụng cụ thử vào giếng khoan ở tầng sản phẩm, dùng hệ thống điều khiển thủy lực để định hướng paker ở thành lỗ khoan.
- Sau đó tạo dòng chảy từ vỉa vào bình đựng mẫu bằng cách đục lỗ bằng luồng khí tập trung
- Sau khi lấy đầy ống mẫu, tiến hành tháo paker nhờ hệ thống điều khiển thuỷ lực đưa chúng lên mặt.
10.2.3. Cấu trúc của giếng khoan ở vỉa sản phẩm .
Cấu trúc của giếng khoan ở tầng sản phẩm phụ thuộc vào mức độ liên kết đất đá của tầng sản phẩm. Các tầng sản phẩm có xen kẹp các lớp có chứa chất lưu khác hay không? Thông thườngcó ba loại cấu trúc của giếng khoan ở tầng sản phẩm.
a) Cấu trúc của giếng khoan không gia cố tầng sản phẩm. (hình a).
Cấu trúc này (hình a) được áp dụng trong trường hợp đá ở tầng sản phẩm cũng như dưới tầng sản phẩm vững chắc ổn định trong quá trình khai thác. Trong trường hợp này đế của ống chống khai thác nằm ở vách trên của tầng khai thác và trám ximăng ở sau ống chống. Khai thác dầu được tiến hành trên toàn bộ diện tích mở của giếng khoan.
b) Cấu trúc giếng khoan chỉ gia cố ở tầng sản phẩm (hình b).
Cấu trúc này của giếng khoan được sử dụng ở các tầng sản phẩm kém bền vững . Với cấu trúc này cột ống khai thác phần dưới có lắp ống lọc ( hình b1) hay một đoạn ống lửng được đục lỗ sẵn trên mặt và treo ở phía dưới cột ống khai thác. Trám xi măng được tiến hành ở phái bên trên tầng sản phẩm. Trong trường hợp này khai thác dầu cũng được tiến hành trên toàn bộ diện tích mở của giếng.
c) Cấu trúc của giếng khoan bao gồm gia cố và ngăn cách giữa các vỉa bằng cả chống ống và tráng xi măng (hình c)
Loại cấu trúc này rất thường gặp ở thực tế và được sử dụng trong trường hợp tầng sản phẩm xen kẽ với các tầng chứa chất lưu khác.
Với cấu trúc này, đế của ống chống khai thác nằm ở đáy của vỉa sản phẩm, sau khi chống ống khai thác tiến hành trám xi măng trên toàn bộ chiều cao của vỉa. Sau công tác tráng xi măng cột ống khai thác tiến hành đục lỗ cột ống chống để tạo các kênh rãnh để dầu chảy từ vỉa vào giếng khoan. Trong trường hợp này lưu lượng của dung dịch sẽ giới hạn bởi số lượng và đường kính các lỗ đục qua thân ống chống, vành đá xi măng vào vỉa.
10.2.4. Đục lỗ ống chống
Đục lỗ ống chống là để tạo ra những lỗ thủng qua ống chống, vành đá xi măng vào vỉa để dầu khí có thể chảy từ vỉa vào bên trong lỗ khoan. Trên thực tế người ta sử dụng 3 loại dụng cụ đục lỗ.
- Dụng cụ đục lỗ bằng đầu đạn
- Dụng cụ đục lỗ bằng luồng khí nổ tập trung
- Dụng cụ đục lỗ bằng phương pháp thủy lực
a. Dụng cụ đục lỗ bằng đầu đạn (hình a)
Dụng cụ đục lỗ bằng đầu đạn thường có hình trụ, có chiều cao khoảng 3m và được chế tạo bằng các loại thép đặc biệt và đưa xuống giếng khoan nhờ cáp điện carota và một tời lắp ở trên mặt cùng một hệ thống điều khiển. ở bên trong dụng cụ đục lỗ có các luồng đạn, trong đó đặt các kíp nổ, thuốc nổ, đầu đạn. Dụng cụ đục lỗ bằng đầu đạn có thể chia thành hai loại:
Loại bắn đồng thời ( không tự động).
Loại bắn thứ tự (tự động)
*) Dụng cụ đục lỗ bằng đầu đạn bắn đồng thời
Trong loại này các đầu đạn được bắn đi từ thân của bộ dụng cụ vào vỉa hầu như xảy ra cùng một lúc. Bộ dụng cụ này bao gồm từ 10 15 khối hình trụ và nối với nhau bằng ren. Một khối hình trụ là một buồng đạn (hình b). Bao gồm buồng cháy được lắp ở phía trên của bộ dụng cụ và được truyền xuống các buồng đạn qua các ống dẫn lửa 5, buồng cháy 1, làm đầu đạn 2 bắn đi và lửa lại được truyền xuống ống dẫn lửa 5 truyền xuống buồng đạn tiếp theo.
Thời gian nổ của tất cả đầu đạn xảy ra rất nhanh, người ta xem như nó nổ đồng thời.
Dụng cụ đục lỗ loại này có cấu trúc đơn giản nhưng có nhược điểm là tất cả đầu đạn cùng nổ đồng thơì nên ảnh hưởng lớn đến độ bền của ống chống cũng như vòng đá xi măng.
*) Dụng cụ đục lỗ bằng đầu đạn bắn theo thứ tự điều khiển.
Loại dụng cụ này các đầu đạn được bắn đi theo thứ tự điều khiển từ trên mặt nên tránh được các nhược điểm của dụng cụ trước.
Để điều khiển nổ, mỗi buồng đạn được lắp một dây cháy chậm và chỉ nổ khi được đấu vào mạch điện nhờ một bộ phân bố điện lắp ở phía trên bộ dụng cụ và điều khiển từ trên mặt.
Loại dụng cụ đục lỗ bắn theo thứ tự điều khiển M - 1 của Rumania bao gồm: một ống hình trụ, trong đó lắp các thành phần nổ theo hình sau đây (hình c).
Hiệu quả của dụng cụ đục lỗ bằng đầu đạn thường không đạt yêu cầu,. vì khi đập vào ống chống năng lượng của đạn bị giảm đi rất nhanh.
b) Dụng cụ đục lỗ bằng luồng khí nổ tập trung.(hình d)
Hiện nay người ta đã sử dụng rộng rãi các dụng vụ đục lỗ không có đầu đạn. Trong trường hợp này ống chốngbị đục thủng không phải là đầu đạn mà bằng một luồng khí nổ tập trung hình thành khi nổ các khối thuốc nổ định hướng.
Người ta đặt vào dụng cụ đục lỗ các khối thuốc nổ có một chỗ lõm ở phía đối diện với kíp nổ. Khi hiện tượng nổ xẩy ra sẽ hình thành một luồng khí định hướng, có sức đâm xuyên rất lớn.
Dùng phương pháp đục lỗ không có đầu đạn, có thể đục lỗ mà không làm hư hỏng cột ống chống và vành đá ximăng. Ngoài ra, phương pháp này bảo đảm mở vỉa một cách chắc chắn và làm tăng độ thấm của đất đá do hình thành các kẽ nứt sâu hơn so với khi đục bằng đầu đạn.
c) Đục lỗ bằng phương pháp thuỷ lực.
Để nâng cao chất lượng của khu vực đáy lỗ khoan, gần đây người ta đã sử dụng rộng rãi một phương pháp mở vỉa mới đó là phương pháp thuỷ lực. Dùng ống dẫn khí ép để thả xuống lỗ khoan một bộ phận phun nước gồm có lỗ phun. Khi bơm chất lỏng và cát vào ống dẫn với áp suất cao, chúng sẽ bắn ra khỏi lỗ khoan với tốc độ rất lớn và cát sẽ làm thủng ống chống, xi măng cũng như đất đá trên thành lỗ khoan.
Phương pháp đục lỗ bằng thuỷ lực cát có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác, ống chống và vành đá ximăng không bị nứt khi đục lỗ, có thể điều chỉnh đường kính và độ sâu các lỗ, có thể đục lỗ nằm ngang hoặc thẳng đứng. Nhược điểm của phương pháp này la giá thành cao, thiết bị mặt cồng kềnh.
- Khi đục lỗ ống chống người ta phải lắp trên miệng lỗ khoan cácthiết bị đối áp cho phép đóng kín lỗ khoan khi có xuất hiện dầu khi sau khi bắn.
- Trong quá trình đục lỗ giếng khoan luôn luôn để đầy dung dịch để tạo đối áp lên vỉa.
- Trong mỗi trường hợp tuỳ theo tính chất tích tụ của vỉa, cấu trúc của giếng khoan, nhiệt độ và áp suất trong vùng mà chọn loại dụng cụ đục lỗ và mật độ đục lỗ ( số lỗ đục trên 1 m) cho thích hợp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top