CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG
282. Mạng viễn thông là:
A. Mạng thực hiện truyền đưa thông tin từ đầu phát tới đầu thu nhằm cung cấp các dịch vụ viễn thông cho khách hàng.
283. Mạng viễn thông bao gồm các thành phần chính:
A. Thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền và thiết bị đầu cuối.
284. Chức năng của thiết bị đầu cuối:
A. Giúp cho việc giao tiếp giữa mạng và con người hoặc máy, bao gồm cả các máy tính. Thiết bị đầu cuối chuyển thông tin thành các tín hiệu điện và trao đổi các tín hiệu điều khiển với mạng.
285. Chức năng của các thiết bị chuyển mạch là:
A. Thiết lập các đường truyền.
286. Chức năng chính của tổng đài:
A. Xác định thuê bao - Kết nối với thuê bao bị gọi - Phục hồi (giải phong cuộc gọi) hệ thống khi cuộc gọi kết thúc.- Tính cước cuộc gọi.
287. Nhiệm vụ của tổng đài:
A. Báo hiệu, Xử lý thông tin báo hiệu và điều khiển thao tác chuyển mạch, Tính cước.
288. Chức năng của báo hiệu:
A. Là nhiệm vụ trao đổi với các thiết bị bên ngoài tổng đài gồm các mạch điện và các đường dây thuê bao, các trung kế đấu nối đến thuê bao hay đến tổng đài khác.
289. Chức năng của xử lý thông tin báo hiệu và điều khiển thao tác chuyển mạch:
A. Thiết bị điều khiển chuyển mạch sẽ nhận thông tin báo hiệu từ đường dây thuê bao và trung kế
B. Xử lý các thông tin báo hiệu và đưa các thông tin điều khiển để cấp tín hiệu đến đường dây thuê bao, trung kế và các thiết bị ngoại vi khác để điều khiển thực hiện công việc chuyển mạch, thông báo đấu nối, giám sát và giải phóng kết nối.
C. Cả A và B
290. Chức năng của thiết bị truyền dẫn:
A. Thiết bị truyền dẫn được sử dụng để nối các thiết bị đầu cuối hay giữa các tổng đài với nhau và truyền các tín hiệu một cách nhanh chóng và chính xác.
291. Phân loại thiết bị truyền dẫn:
A. Thiết bị truyền thuê bao (nối thiết bị đầu cuối với một tổng đài nội hạt) và thiết bị truyền dẫn chuyển tiếp (nối giữa các tổng đài).
292. Thiết bị truyền dẫn thuê bao có thể sử dụng:
A. Cáp kim loại hoặc radio, cáp quang (sử dụng cho đường thuê bao riêng và ISDN).
293. Thiết bị truyền dẫn chuyển tiếp sử dụng :
A. Các hệ thống cáp sợi quang, hệ thống vi ba, hệ thống vệ tinh v.v…
294. Cấu trúc mạng viễn thông của VNPT hiện nay được chia thành:
A. 3 cấp: cấp quốc tế, cấp quốc gia, cấp nội tỉnh/ thành phố.
295. Xét về khía cạnh chức năng của các hệ thống thiết bị trên mạng thì mạng viễn thông bao gồm:
A. Mạng chuyển mạch, mạng truy nhập, mạng truyền dẫn, và các mạng chức năng.
296. Mạng chuyển mạch có mấy cấp (dựa trên các cấp tổng đài chuyển mạch):
A. 4 câp :quá giang quốc tế, quá giang đường dài, nội tỉnh và nội hạt.
297. Mạng chuyển mạch ở thành phố Hồ Chí Minh có mấy cấp (dựa trên các cấp tổng đài chuyển mạch):
A. 5 câp :quá giang quốc tế, quá giang đường dài, nội tỉnh, nội hạt, quá giang nội hạt.
298. Mạng của VNPT đã có các trung tâm chuyển mạch quốc tế và chuyển mạch quốc gia ở:
A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh..
299. Mạng viễn thông của VNPT hiện tại được chia thành mấy cấp:
A. 5 cấp trong tương lai sẽ được giảm từ 5 cấp xuống 4 cấp.
300. Mạng thành viên của VNPT điều hành:
A. Đó là VTI, VTN và các Bưu điện tỉnh.
301. VTI có chứ năng:
A. Quản lý các tổng đài chuyển mạch quá giang quốc tế.
302. VTN có chức năng:
A. Quản lý các tổng đài chuyển mạch quá giang đường dài tại 3 trung tâm Hà nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh.
303. Các loại tổng đài có trên mạng viễn thông Việt Nam:
A. A1000E10 của Alcatel, NEAX 61 của NEC, AXE10 của Ercsson, EWSD của Siemens.
304. Các công nghệ chuyển mạch được sử dụng:
A. Chuyển mạch kênh (PSTN), X.25 relay, ATM (số liệu).
305. Vị trí của mạng truy cập:
A. Mạng nằm giữa người sử dụng dịch vụ viễn thông và điểm dịch vụ của mạng (tổng đài).
306. Mạng truy nhập hiện nay gồm các loại:
A. Mạng cáp kim loại, cáp chôn, cáp treo, cáp cống - Mạng cáp quang - Mạng vô tuyến.- Hệ thống VISAT (Very Small Aperture Terminal).
307. Các hệ thống thiết bị truyền dẫn trên mạng viễn thông của VNPT hiện nay chủ yếu sử dụng loại công nghệ là:
A. Cáp quang SDH và vi ba PDH.
308. Các thiết bị của cáp quang SDH có dung lượng:
A. 155Mb/s, 622Mb/s, 2,5Gb/s,10Gb/s.
309. Thiết bị PDH có nguồn gốc từ các hãng cung cấp:
A. Siemens, Fujitsu, Alcatel, SIS, SAT, NOKIA, AWA.
310. Mạng truyền dẫn có mấy cấp:
A. Mạng truyền dẫn liên tỉnh và mạng truyền dẫn nội tỉnh.
311. Mạng truyền dẫn đường trục quốc gia nối giữa Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh có chiều dài:
A. 4000 km, sử dụng STM -16/ 2F – BSHR.
312.Vòng 1 của mạng truyền dẫn quốc gia:
A. Hà Nội – Hà Tĩnh (884Km).
313. Vòng 2 của mạng truyền dẫn quốc gia:
A. Hà Tĩnh - Đà nẵng (834Km).
314. Vòng 3 của mạng truyền dẫn quốc gia:
A. Quy Nhơn – Tp Hồ Chí Minh (1424Km).
315. Mạng truyền dẫn liên tỉnh bằng vô tuyến dùng hệ thống vi ba SDH:
A. (STM-1, dung lượng 155Mb/s: tuyến Bãi Cháy – Hòn Gai).
316. Mạng truyền dẫn liên tỉnh bằng vô tuyến dùng hệ thống vi ba PDH
A. (dung lượng 4Mb/s, 8Mb/s, 34Mb/s, 140Mb/s) trên các truyến khác.
317. Tuyến truyền dẫn nội tỉnh sử dụng:
A. 88% sử dụng hệ thống vi ba và hệ thống truyền dẫn quang.
318. Hiện nay trên mạng viễn thông Việt nam sử dụng cả hai loại báo hiệu:
A. R2 và SS7.
319. Báo hiệu cho PSTN:
A. R2 và SS7.
320. Báo hiệu đối với mạng truyền số liệu qua IP:
A. H.323.
321. Báo hiệu đối với ISDN:
A. Báo hiệu kênh D.Q.931.
322. Các đồng hồ đồng bộ của Việt Nam được bố trí như thế nào:
A. 3 đồng hồ chủ PRC tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và một đồng hồ thứ cấp SSU.
323. Mạng đồng bộ Viết Nam có mấy cấp:
A. 4 cấp (cấp 0- cấp 4).
323. Đặc điểm cảu sựu suy giảm và méo dạng:
A. Sự suy giảm sẽ là hàm của tần số.
324. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mạng viễn thông:
A. Suy giảm và dẫn đến méo dạng - làm chậm - nhiễu.
325. Các loại nhiễu ảnh hưởng đến chất lượng mạng viễn thông:
A. Nhiễu nhiệt độ - Tạp âm nội bộ - Xuyên âm - Nhiễu xung.
326. Công thức tính nhiễu nhiệt:
A. N = kTB. Trong đó B là băng thông có thể ký hiệu B là W.
327. Nhiễu do hiện tượng phách đó sinh ra do :
A. Hiện tượng không tuyến tính trong các thiết bị phát, thu, hệ thống truyền ...
328. Đặc điểm của nhiễu xung:
A. Là loại nhiễu không liên tục, không quy luật nhiều khi nó là những đột biến biên độ lớn, trong thời gian nhỏ.
329. Nhiễu sinh ra do nhiều nguyên nhân:
A. Đột biến điện từ trường, ánh sáng, tắt bật hệ thống máy ...
320. Quy trình đo theo các giai đoạn: (câu hỏi chưa sát lắm nhưng tạm hiểu)
A. Sản xuất – Lắp đặt - Khắc phục sự cố, bảo dưỡng - Sửa chữa/Xác định qui mô.
321. Yêu cầu khi đo trong sản xuất:
A. Tốc độ đo được tối đa hóa, so sánh nhanh các giá trị danh định và giá trị thực tế, điều khiển từ xa, tích hợp vào các hệ thống đo thử tự động.
322. Yêu cầu khi đo trong lắp đặt:
A. Phân tích lúc đầu và phân tích trong thời gian dài, Các phép đo được thực hiện khi thiết bị không cung cấp dịch vụ, các qui trình/tiến trình đo được định trước, lưu trữ kết quả đo, phân tích lâu dài, dễ dàng sử dụng, có thể mang đi được và mạnh.
323. Yêu cầu khi đo trong khắc phục sự cố, bảo dưỡng:
A. Các phép đo khi thiết bị đang cung cấp dịch vụ (in-service) hoặc không cung cấp dịch vụ (out-ofservice), giám sát đưòng dây và thuộc tỉnh, mô phỏng lỗi và cấc cảnh báo.
324. Đặc điểm khi đo trong sửa chữa:
A. Xác định vị trí sự cố ỏ mức bảng mạch in, mô phỏng các điều kiện hoạt động.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top