chuong 1 choong khoan
Choòng khoan là loại dụng cụ phá huỷ đất đá tạo
thành lỗ khoan.
1.1.Phương pháp phân loại choòng khoan:
Do đặc điểm cơ lý của đất đá và sự đa dạng của
phương pháp khoan cũng như yêu cầu về kỹ thuật địa
chất, kỹ thuật thi công nên choòng khoan được chế
tạo theo nhiều kiểu khác nhau về cấu trúc và nguyên
lý phá huỷ. Chính vì vậy công tác phân loại choòng
cũng được thực hiện theo các quan điểm khác nhau:
+ Căn cứ vào cấu tạo, choòng được chia ra:
- Choòng cánh dẹt
- Choòng chóp xoay
- Choòng kim cương
+ Căn cứ vào công dụng, choòng được chia ra:
- Choòng phá mẫu
- Choòng lấy mẫu
- Choòng có công dụng đặc biệt (choòng mở
lỗ, choòng bậc, choòng doa rộng, choòng để khoan
định hướng,...)
+ Căn cứ vào cấu tạo lỗ thoát nước, choòng được
chia ra:
- Choòng có nước chảy đều
- Choòng có vòi phun thuỷ lực
+ Căn cứ vào tính chất cơ lý của đất đá, choòng
được chia ra:
- Choòng mềm
- Choòng trung bình
- Choòng cứng và các loại choòng liền kề
(choòng mài mòn và ít mài mòn).
Về mặt cấu trúc, một choòng khoan gồm có 3 bộ
phận chính là phần lắp nối, phần hoạt động và phần
dẫn dung dịch. Riêng choòng chóp xoay có thêm một bộ
phận đặc thù đó là hệ thống ổ tựa của chóp xoay.
- Phần lắp nối là phần nối giữa choòng khoan và
phần dưới của cột cần, truyền năng lượng trực tiếp
cho phần hoạt động. Phần lắp nối được tiện ren
(trong hoặc ngoài).
- Phần hoạt động: Là phần trực tiếp tác dụng lên
bề mặt đáy. Đất đá bị phá huỷ bởi các răng dạng nêm
lưỡi cắt, răng hợp kim cứng định hình hoặc hạt kim
cương và chúng được bố trí theo các mặt tiếp xúc với
đáy và thành lỗ khoan nhằm tạo thành lỗ khoan có
hình dạng và đường kính nhất định.
- Hệ thống dẫn dung dịch: Được bố trí ở các
khoảng trống giữa các chân choòng với các vòi dẫn
dung dịch xuống đáy nhằm làm sạch đáy và làm mát
choòng.
Căn cứ vào vận tốc dòng dung dịch qua khỏi vòi
phun (vj) ta chia ra 2 loại:
Choòng có hệ thống rửa thường nếu vj < 70m/s
Choòng có vòi phun thuỷ lực nếu vj ³ 70 ¸
130m/s
1.2. Các loại choòng khoan trong khoan dầu khí.
1.2.1. Choòng cánh dẹt:
+ Phạm vi sử dụng : Choòng cánh làm việc theo
nguyên lý cắt - vỡ, thường được dùng trong đất đá
mềm hoặc dẻo. Không được sử dụng trong khoan tuabin
vì mô men phá huỷ lớn.
+ Các loại choòng cánh và cấu tạo.
Căn cứ vào số cánh mà choòng được phân ra các
loại choòng 2 cánh, 3 cánh và 4 cánh.
Phía trên cùng tiện ren để nối với cần khoan.
Mặt trước và mặt bên đều được gắn hợp kim để tăng độ
cứng của choòng. Lỗ thoát nước hướng chất lỏng từ
cột cần khoan chảy trực tiếp lên đáy được bố trí ở
khoảng cách 2/3 bán kính tính từ tâm choòng khoan.
Sự bố trí vòi phun đảm bảo lệch dòng chất lỏng về
phía trước lưỡi cắt chút ít nhằm đảm bảo làm sạch
đáy và làm mát tốt nhất. Tốc độ khoan sẽ tốt lên nếu
tạo cho vòi phun đạt tốc độ ³ 70 ¸130m/s.
+ Vật liệu chế tạo choòng.
Choòng cánh được chế tạo từ thép có kết cấu hàm
lượng các bon trung bình. Thân và cánh được sản xuất
theo kiểu rèn hoặc dập: Thân bằng thép các bon không
hợp kim. Hàm lượng Cacbon từ 0,35 ¸ 0,4%. Cánh
choòng bằng thép hợp kim với Crom, Silic, Măngan.
Thông thường khi chế tạo, cánh được hàn vào thân
choòng, cũng có khi được rèn liền khối với thân.
Cánh choòng được trám hợp kim Rêlit để tăng khả năng
chống mòn.
1.2.2. Choòng kim cương:
+ Phạm vi sử dụng: Làm việc theo nguyên lý cắt -
vỡ, dùng trong đất đá có độ cứng từ trung bình đến
rất cứng, trong các loại đất đá như sa thạch,
đôlômít, đá vôi và các loại đá mà hiệu suất khoan
của choòng chóp xoay đạt thấp. Dùng được cho tất cả
các phương pháp khoan. Tuy nhiên khoan bằng động cơ
đáy phù hợp nhất vì đạt được vận tốc quay cao.
+ Cấu trúc và sự phân loại choòng kim cương.
Thông thường cấu trúc của 1 choòng kim cương gồm
có các phần chính như: đầu nối ren để nối với cần
khoan, lõi thép và khuôn đấu.
Trên bề mặt khuôn đấu có gắn các hạt kim cương
(xem hình vẽ). Trong đó khuôn đấu là bộ phận quan
trọng nhất nó phải có hệ số dãn nở nhiệt và độ mài
mòn gần giống với kim cương để tránh hiện tượng bong
tróc các hạt kim cương khỏi khuôn đấu. Và cuối cùng
là bộ phận dẫn dung dịch được bố trí thích hợp giữa
các bề mặt đáy được gắn kim cương theo những hình
dạng khác nhau.
Căn cứ vào cách gắn các hạt kim cương và kích
thước các hạt kim cương mà người ta phân ra 3 loại
chính:
- Choòng kim cương 1 lớp (khoan trong đá đồng
nhất).
- Choòng kim cương nhiều lớp (khoan trong đá nứt
nẻ).
- Choòng kim cương thấm nhiễm (khoan trong đá
nứt nẻ).
Ngoài ra người ta còn có cách phân loại như:
Choòng kim cương được gắn lưỡi cắt là kim cương tự
nhiên, loại choòng có lưỡi cắt PDC hay kim cương đa
tinh thể và cuối cùng là lưỡi cắt TSP hay kim cương
đa tinh thể bền nhiệt (Độ chịu nhiệt của PDC £
8000
C, loại TSP có độ ổn định nhiệt tốt hơn).
+ Tính chất của kim cương:
Là khoáng vật cứng nhất trong tự nhiên (cấp
Xii), nhiệt độ nóng chảy là 36500
C. Kim cương bị
grafit hoá ở 14500
C. Đơn vị đo khối lượng của kim
cương là Cara (1 cara = 0,2053 g). Kích thước các
hạt kim cương được gắn vào choòng thay đổi từ 2-12
hạt/cara.
Đặc điểm của kim cương là rất cứng nhưng dòn,
không chịu được va đập và nhiệt độ đáy cao. Kim
cương được dùng để chế tạo choòng kim cương thường
là kim cương nhân tạo vì giá thành rẻ hơn kim cương
tự nhiên.
+ Sử dụng choòng kim cương:
Việc có quyết định chọn và sử dụng choòng kim
cương hay không phải căn cứ vào nhiều yếu tố, trong
đó yếu tố giá thành là rất quan trọng. Những trường
hợp sau đây sẽ là căn cứ để có thể sử dụng choòng
kim cương thay cho choòng chóp xoay:
- Khi tuổi thọ chóp xoay quá ngắn do mòn các ổ
lăn, răng hoặc gãy răng.
- Khi tốc độ khoan quá nhỏ (£1,5m/h), do tỷ
trọng của dung dịch khoan lớn hoặc do thiếu công
suất thuỷ lực của thiết bị khoan.
- Khi fgk £ 6" mà tuổi thọ của choòng chóp xoay
bị hạn chế.
- Khi độ nghiêng tăng lên trong khoan định hướng
hoặc tải trọng lên choòng bị hạn chế.
- Trong khoan tuabin có số vòng quay lớn và đất
đá phù hợp sẽ hiệu quả hơn so với khoan Roto.
Tuy nhiên trong đá rắn chắc và nứt nẻ, các loại
đá chứa đá lửa hoặc pirit sẽ không phù hợp với
choòng kim cương.
Nếu sử dụng hợp lý 1 choòng kim cương có thể
thay thế được tới 15 choòng chóp xoay.
Trước khi bắt đầu khoan bằng choòng kim cương
cần phải doa thân lỗ khoan, lấy hết các mảnh vụn đất
đá và kim loại lên khỏi đáy. Vì thế trước khi khoan
kim cương trong 2 hay 3 hiệp khoan bằng choòng chóp
xoay cuối cùng, cần phải thả ống mùn để lấy hết các
vụn kim loại và đá. ống mùn được lắp trên choòng
trong khoan Roto và trên tuabin trong khoan tuabin.
Trong trường hợp cần doa lỗ khoan và bơm rửa thêm
cần phải khoan hiệp khoan đặc biệt có sử dụng ống
mùn.
1.2.3. Choòng chóp xoay:
1.2.3.1.Phạm vi sử dụng và ưu nhược điểm của choòng
chóp xoay:
Trong công tác khoan dầu khí choòng chóp xoay
được sử dụng rộng rãi nhất chiếm tỷ lệ trên 90%.
Dùng được trong mọi loại đất đá có độ cứng và tính
chất khác nhau.
Choòng chóp xoay có những ưu điểm nổi bật là:
- Diện tích tiếp xúc với đáy nhỏ nhưng độ dài
của mép làm việc lại lớn vì vậy hiệu suất phá đá
cao.
- Các chóp xoay lăn trên đáy nên ít bị mài mòn
hơn choòng cánh.
- Mômen quay choòng nhỏ.
Tuy nhiên nhược điểm là thời gian làm việc của ổ
tựa chóp xoay thường ngắn, các răng choòng kém cứng
vững, nhất là những choòng có đường kính nhỏ.
Hiện người ta chế tạo các loại choòng 1, 2, 3, 4
chóp, riêng loại 3 chóp xoay là phổ biến nhất.
1.2.3.2.Cấu tạo của choòng 3 chóp xoay:
Choòng 3
chóp xoay gồm 4 phần chính đó là thân choòng, phần làm việc, hệ thống
ổ tựa và hệ thống rửa.
- Thân choòng: Tuỳ theo cấu tạo mà thân choòn
được chia ra 2 nhóm: Nhóm thân liền và nhóm thâ
rời.
* Nhóm thân liền (Nhóm A): thân được đúc liề
khối, các chân choòng (trên đó được lắp chóp xoay
được hàn vào thân. Phần trên thân có tiện ren bê
trong.
* Nhóm thân rời (Nhóm B): thân choòng được tạ
thành bằng cách hàn các chân lại. Trên chân choòn
có lắp các chóp xoay. Phía trên thân choòng tiện re
ngoài để lắp với cột cần khoan.
Choòng nhóm A có đường kính f345¸490mm.
Choòng nhóm B có đường kính f76¸320mm.
- Phần làm việc (bao gồm chóp xoay, các răng củ
chóp xoay).
Chóp xoay vừa quay quanh trục của choòng đồng
thời quay quanh trục của chóp xoay và bị trượt khi
quay nên vừa có tác dụng đập vừa có tác dụng cắt hữu
hiệu đối với đất đá mềm.
Chính vì thế để tăng hiệu quả cắt và tăng tốc độ
khoan trong đá mềm người ta sẽ bố trí các chóp xoay
lệch trục so với trục của choòng. Các răng của
choòng được chế tạo theo những hình dạng khác nhau.
Cụ thể loại răng thép (choòng răng phay) để khoan
trong đá mềm có tốc độ quay cao. Bề mặt răng đều
được phủ lớp Cacbuavonfram để tăng độ cứng và chống
mòn. Các loại choòng khoan trong đá mềm có răng dài,
nằm xa nhau để tạo điều kiện tăng chiều sâu cắm ngập
vào đất đá và phá vỡ các mảng lớn. Các choòng khoan
trong đất đá cứng trung bình và nửa cứng thì các
răng bố trí gần nhau hơn. Răng cũng có các góc hơi
lớn hơn để có thể chịu tải trọng lớn đủ để thắng sức
kháng nén của đá. Đối với đất đá cứng thì choòng cần
phải có răng vững chắc, nằm gần nhau, chóp xoay lớn
để có thể chịu tải trọng lớn. Ngày nay nhờ tiến bộ
của ngành luyện kim và hình dạng các răng nhọn định
hình cho phép người ta chế tạo ra được các loại
choòng phù hợp với phần lớn các loại đất đá khi
khoan. (Ví dụ dạng cầu, dạng quả trứng, dạng đầu
đạn, dạng hình chóp, dạng lưỡi đục, dạng thìa múc
đặt biệt vv.).
- Hệ thống ổ tựa chóp xoay:
ổ tựa chóp xoay có 3 loại đó là
ổ bi cầu hoặc bi đũa hở, ổ bi cầu
hoặc bi đũa kín và loại ổ đỡ ma sát
(còn gọi là vòng trượt)
Chức năng của từng loại ổ đỡ
là: Bi cầu có tác dụng chịu tải
trong chiều trục và tải trọng hướng
tâm (hướng tải trọng về phía đỉnh chóp). Song chịu
tải trọng chiều trục là chính. Ngoài ra còn có tác
dụng hãm chốt trên trục. Bi cầu là ổ tựa không thể
thiếu trong choòng chóp xoay. Một chóp xoay có từ 1
đến 2 ổ bi cầu. Bi đũa chịu lực hướng tâm là chủ yếu
và có tác dụng truyền tải trọng cho lưỡi cắt. Vòng
trượt có thể thay cho bi đũa và làm tăng thể tích
côn, tăng độ vững chắc của ngõng trục.
- Hệ thống cách ly và bôi trơn các ổ tựa chóp
xoay:
Các ổ bi cầu và bi đũa hở không được bôi trơn
thường có thời gian làm việc ngắn, tuổi thọ giảm,
chúng được làm mát và bôi trơn chủ yếu nhờ nước rửa
(khí nén hoặc dung dịch).
Các ổ bi cầu và bi đũa kín được bôi trơn bởi các
loại mỡ nhờ hệ thống cách ly đặc biệt có tuổi thọ
cao ít nhất bằng tuổi thọ của các răng choòng. Hệ
thống bôi trơn gồm có một hốc chứa mỡ, một cơ cấu bù
trừ bằng màng cao su và một đường ống dẫn kín. Cơ
cấu bù trừ làm cân bằng áp lực trong ổ lăn giữa áp
lực của dung dịch khoan và áp lực mỡ được tra vào từ
khi chế tạo. Vòng cách ly được chế tạo từ loại vật
liệu đặc biệt chịu nhiệt, chịu mài mòn dưới áp suất
cao.
- Hệ thống vòi rửa thuỷ lực:
Được bố trí trong thân
choòng với các đường dẫn dung
dịch tới đáy nhằm đáp ứng yêu
cầu làm sạch đáy và làm mát
choòng khoan.
Có 2 loại cấu trúc hệ thống
dẫn dung dịch: Loại choòng 3
chóp xoay thông thường chỉ có
một lỗ thông chất lỏng vào
trục dụng cụ. Chất lỏng rửa
bên trong các chóp xoay có
hiệu quả
kém hơn các tia. Hệ thống rửa thường có lỗ rửa được
thiết kế ở giữa tâm choòng với hình dạng và tiết
diện khác nhau: Lỗ tròn, tam giác hoặc kiểu 3 lỗ
liền kề.
Dòng chất lỏng qua lỗ rửa đập trực tiếp xuống
các chóp xoay sau đó mới tới đáy để cuốn theo các
mảnh vụn đất đá. Vận tốc trung bình khi ra khỏi vòi
phun Vj£ 70m/s.
- Hệ thống rửa kiểu vòi phun thuỷ lực là hệ
thống rửa có hiệu quả tốt nhất. Hệ thống này gồm 3
vòi phun được bố trí giữa các chóp xoay (hình vẽ).
Có thể điều chỉnh tia với hiệu quả cực đại bằng cách
thay đổi đường kính vòi phun. Dòng chảy rối có hiệu
quả với vận tốc đạt khoảng từ 80 ¸ 150 m/s. Các tia
không những có tác dụng rửa sạch các chóp xoay mà
còn có tác dụng làm nguội và tống thoát mùn khoan
một cách nhanh chóng ra khỏi không gian vành xuyến.
Có thể nối dài các vòi phun làm tăng hiệu quả làm
sạch đáy giếng. Các vòi phun được chế tạo từ hợp kim
chống mòn, có thể được thay mới theo cách tháo lắp
răng Ren với bề mặt đáy của choòng khoan.
1.2.3.3.Qui luật phá huỷ của choòng chóp xoay:
Choòng chóp xoay phá đá nhờ 2 chuyển động:
- Chuyển động tịnh tiến từ trên xuống do tác
dụng của áp lực chiều trục.
- Chuyển động quay do tác dụng của Roto hoặc
tuabin.
Trong quá trình làm việc các chóp xoay của
choòng quay xung quanh trục của mình và xung quanh
trục của choòng. Khi quay xung quanh trục của mình,
các chóp xoay lúc thì tỳ 1 răng lúc thì tỳ 2 răng
lên đáy lỗ khoan. Vì vậy trong quá trình quay các
chóp xoay sẽ có sự dịch chuyển lên xuống và tác dụng
va đập từng phần lên đáy. Nhờ thế mà chóp xoay tác
dụng lên đáy cả tải trọng tĩnh lẫn tải trọng động.
Tuỳ theo hình dạng của chóp xoay và vị trí tương đối
giữa trục của choòng và trục của chóp xoay mà tác
dụng của răng choòng lên đất đá ở đáy là đập thuần
tuý hoặc đập cộng với cắt.
Trong quá trình quay xung quanh trục của mình và
trục của choòng, các chóp xoay thực hiện một chuyển
động phức tạp.
* Choòng có tác dụng đập thuần tuý:
Là choòng có đường sinh của chóp xoay trùng với
trục tức thời MN hay đỉnh của côn trùng với tâm lỗ
khoan (có hệ số trượt = 0).
Choòng khoan chạy trục:
Chóp có thể đơn côn hoặc đa côn. Trường hợp đơn
côn nhưng có đỉnh vượt ra ngoài hay hụt vào trong
tâm lỗ khoan đều được gọi là choòng chạy trục. Loại
choòng này ngoài tác dụng đập còn có hiện tượng
trượt vuông góc với đường sinh. Khoảng chạy trục f
càng lớn thì trượt càng nhiều. Nếu chóp đa côn, hiện
tượng trượt được xem xét cho từng côn riêng rẽ. Côn
nào có đỉnh nằm ở tâm sẽ không có hiện tượng trượt
và ngược lại.
* Choòng lệch trục:
Choòng lệch trục là choòng mà trục của chóp xoay
và trục của choòng không giao nhau, nhằm tăng cường
hệ số trượt K (dọc + ngang)
Tóm lại: Dựa vào đặc tính phá huỷ của choòng ta
có thể phân ra 3 nhóm: Choòng có tác dụng đập thuần
tuý, choòng đập + cắt và choòng có tác dụng đập +
cắt + dọc.
Khi nghiên cứu sự làm việc của choòng ta cần
quan tâm tới các khả năng trượt ngẫu nhiên và trượt
cưỡng bức.
· Choòng tự làm sạch: Sự cần thiết tăng hệ số
trượt và thể tích côn sẽ dẫn đến sự xâm nhập lẫn
nhau giữa các chóp. Nghĩa là hàng răng của chóp này
đi vào rãnh giữa 2 hàng răng của chóp kia ngăn ngừa
sự lấp nhét mùn khoan ở các choòng này. Hiện tượng
đó được gọi là tự làm sạch.
· Hệ số phủ (h): Là tỷ số giữa tổng chiều dài
của các răng của 1 chóp tiếp xúc với đáy lỗ khoan ở
một thời điểm nào đó và bán kính của choòng khoan.
Với choòng thường dùng có h = 1,2 ¸ 1,5
Đất đá càng mềm, dẻo thì dùng choòng có hệ số phủ
càng lớn và ngược lại.
+ Phương pháp phân loại choòng chóp xoay:
Để đáp ứng với sự đa dạng của điều kiện địa chất
ở các nước người ta chế tạo ra rất nhiều những loại
choòng có đặc tính làm việc phù hợp.
Theo GOCT người ta phân ra 4 loại chính là: mềm,
trung bình, cứng và rắn tương ứng với các ký hiệu
chữ cái là: M, C, T và K. Bên cạnh đó còn chế tạo ra
các loại choòng liền kề để phù hợp với điều kiện đất
đá cứng mềm và mài mòn xen kẹp.
Cụ thể theo GOST - 20692-75 được thể hiện ở bảng
dưới đây (bảng 1). Ngoài các ký hiệu được nêu trong
bảng còn các ký hiệu khác như:
B: Các ổ đỡ rãnh lăn,
H: Một ổ đỡ trượt, các ổ đỡ còn lại là ổ đỡ có
rãnh lăn,
A: ổ đỡ trượt,
U: Choòng có nước rửa thường,
G: Choòng có vòi phun thuỷ lực,
P: Choòng khoan thổi khí, v.V....
1.2.4. Các loại choòng đặc biệt:
+ Choòng đầu nhọn: Dùng để khoan chuyển đường
kính từ lớn sang nhỏ, khoan phá nút xi măng trong
ống chống, dùng để cứu sự cố (ha)
+ Choòng lệch tâm: Dùng để khoan mở lỗ nhánh
trong trường hợp cần có lỗ khoan đường kính lớn hơn
đường kính đã cho (hb)
+ Choòng lưỡi xoắn: Dùng để khoan xiên giếng
khoan trong trường hợp khoan bằng phương pháp khoan
roto có sử dụng máng nghiêng (hc)
+ Choòng doa rộng: Là loại choòng dùng để mở
rộng đường kính thân lỗ khoan. Thường có 2 loại:
Loại cấu tạo cánh để doa trong đất đá mềm, loại bằng
chóp xoay để doa trong đất đá cứng (h.D)
+ Choòng khoan mẫu: Là loại choòng phá huỷ đất
đá ở đáy theo hình vành khăn sát thành lỗ khoan để
lại mẫu lõi ở giữa: Choòng lấy mẫu có nhiều kiểu cấu
trúc khác nhau. Loại lưỡi cắt choòng kim cương loại
4 chóp xoay có độ cứng cũng rất khác nhau phù hợp
với từng loại đất đá khoan qua. Choòng khoan mẫu
được lắp phía dưới của ống mẫu bằng ren (h12)
1.3. Phương pháp lựa chọn choòng khoan.
Do tính chất rất khác nhau về độ cứng, độ mài
mòn của đất đá cũng như sự đa dạng, phong phú về
chủng loại nên việc lựa chọn được choòng thật phù
hợp cho từng đối tượng đất đá là công việc rất khó
khăn và hầu như không thể.
ở đây ta chia ra 2 trường hợp:
1.3.1.Đối với lỗ khoan thăm dò:
Cột địa tầng mới chỉ là dự kiến sơ bộ các tính
chất cơ lý của đất đá (chưa hiểu rõ) và sự thay đổi
đột ngột của chúng thường gây rất nhiều khó khăn cho
việc sử dụng choòng. Việc lựa chọn choòng ở đây hoàn
toàn mang tính chất giả định. Vì vậy phải kết hợp
chặt chẽ với sự phán đoán của kỹ thuật địa chất để
làm cơ sở lựa chọn chủng loại hợp lý. Trong trường
hợp này các chủng loại choòng cần được chuẩn bị
nhiều hơn để đề phòng mọi trường hợp phát sinh bất
ngờ.
1.3.2.Đối với các giếng khoan khai thác:
Cột địa tầng đã biết trước một cách khá chính
xác về tính chất cơ lý, độ cứng và bề dày các lớp
đất đá. Vì thế ta có thể chủ động lựa chọn được
choòng phù hợp. Đối với một loại đất đá cụ thể ở
chiều sâu nhất định có thể có nhiều loại choòng có
khả năng phá huỷ tốt. Vì vậy công việc nghiên cứu
mang tính so sánh được thực hiện ở giếng khoan đầu
tiên sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho phép thực
hiện ở những giếng khoan khai thác tiếp theo đạt
được hiệu quả cao về thời gian khoan cũng như kinh
tế. ở đây ta xem loại choòng khoan hợp lý nhất là
choòng cho phép đạt giá thành 1m khoan thấp nhất
trong điều kiện kỹ thuật tốt.
Sau đây là những ví dụ để so sánh trong việc lựa
chọn choòng phù hợp với địa tầng khoan qua:
Ta đã biết, giá thành 1m khoan được tính như
sau; (Gm):
Gm =
Gc + Gh (tc + tnt)
h ; VND/m
Trong đó:
Gm - Giá thành 1m khoan
Gc - Giá thành của choòng
G - Giá thành 1 giờ làm việc của thiết bị khoan
tc - Thời gian khoan thuần tuý
tnt - Thời gian nâng thả
h - Số lượng m khoan được
1.4. Phương pháp loại bỏ choòng khoan hợp lý:
Việc loại bỏ choòng khoan hợp lý có ý nghĩa kinh
tế kỹ thuật rất lớn. Giá thành 1m khoan phụ thuộc
phần lớn vào mức độ hợp lý của việc thay choòng đúng
thời điểm.
Việc giảm thời gian làm việc của choòng trên đáy
cho phép tăng được tốc độ cơ học cực đại, nhưng việc
thay choòng lại không thể căn cứ vào tốc độ cơ học
được mà phải căn cứ vào tốc độ hiệp (vh) sao cho vh
đạt cực đại.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top