chương 1
CHƯƠNG 1
Câu 1: Khái niệm chung về kiểm toán
Kiểm toán là quá trình các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập
a) Chủ thể hoạt động kiểm toán: các KTV độc lập và có năng lực.
+) Độc lập
-- Độc lập về chuyên môn: trong hoạt động kiểm toán, KTV chỉ tuân theo chuẩn mực chuyên môn và luật pháp, không để bị chi phối bởi những tác động khác
-- Độc lập về kinh tế
-- Độc lập trong các mối quan hệ gia đình
+) Năng lực
Bao gồm những yếu tố, kỹ năng, phẩm chất về chuyên môn nghiệp vụ mà người KTV cần phải có để tổ chức và thực hiện được cuộc kiểm toán có hiệu quả
b) Các thông tin được kiểm toán:
Là những thông tin đã có sẵn nguồn bằng chứng cho kiểm toán và có căn cứ làm cơ sở cho việc đánh giá thông tin
Bằng chứng kiểm toán là các loại tài liệu, thông tin mà các KTV sử dụng để làm cơ sở cho các ý kiến nhận xét của họ
c) Các chuẩn mực đã được xây dựng và thiết lập
Các chuẩn mực là cơ sở, là thước đo để đánh giá thông tin trong quá trình kiểm toán. Các chuẩn mực này rất phong phú và đa dạng tùy thuộc vào từng loại kiểm toán, như quy định trong các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn định mức cho các lĩnh vực khác nhau, các chuẩn mực kế toán của mỗi quốc gia… tùy từng loại kiểm toán mà sử dụng các chuẩn mực này cho phù hợp
d) Đối tượng của kiểm toán
Là loại thông tin cần được kiểm toán:
+) BCTC và thực trạng về tài sản, nghiệp vụ kinh tế phát sinh
§ Tính hiện thực của thông tin kế toán
§ Tính hợp pháp, hợp lý của các tài liệu kế toán này
§ Sự phù hợp giữa tài liệu kế toán với thực trạng hđộng của đơn vị
§ Độ tin cậy của tài liệu kế toán
+) Thực trạng việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ và những quy định
+) Tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động
e) Nội dung cốt lõi của báo cáo kiểm toán: là BC do KTV lập và công bố trong đó thể hiện ý kiến nhận xét của KTV về thông tin của kiểm toán
f) mục đích của kiểm toán: xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin được kiểm toán với các chuẩn mực đã được thiết lập
Câu 3: Ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của kiểm toán trong quản lý
Ý nghĩa: - là công cụ quản lý phát triển từ thấp đến cao, gắn liền với hoạt động kinh tế của con người
- là công cụ quản lý tất yếu khách quan trong hệ thống công cụ quản lý của con người
Vai trò: - Cung cấp thông tin kinh tế phục vụ quản lý
Sự cần thiết:
§ Tạo niềm tin cho những người quan tâm
§ Góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và ổn định củng cố hoạt động tài chính kế toán cũng như hoạt động của các đơn vị được kiểm toán
§ Góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý
Câu 4: kiểm toán có những chức năng gì? Sự phát triển của các chức năng này qua các thời kỳ có gì giống và khác nhau không? Tại sao? Hãy liên hệ với VN?
Kiểm toán - KT có 2 chức năng cơ bản:
- c/n kiểm tra và xác nhận (hay c/n xác minh) Khái niệm: Xác minh là việc KTV thu thập và đánh giá các Bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm đánh giá sự phù hợp của chúng với các chuẩn mực đã được thiết lập;
là chức năng hướng về quá khứ; gắn liền với sự ra đời và phát triển cuả KT; ban đầu được thể hiện dưới dạng chứng thực BCTC và nay là Báo cáo kiểm toán.
- c/n trình bày ý kiến (hay c/n tư vấn) Khái niệm: Bày tỏ ý kiến là việc kiểm toán viên sau khi kết thúc kiểm toán đưa ra kết luận về chất lượng thông tin được kiểm toán và đưa ra ý kiến tư vấn thông qua chức năng xác minh.
là chức năng hướng về tương lai; phát sinh và hình thành sau chức năng xác minh; ban đầu biểu hiện dưới dạng thư xác minh và hiện nay có nhiều biểu hiện tư vấn khác nhau.
2 chức năng này của KT phát triển hoàn toàn khác nhau tùy theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ở thời kỳ đầu, người ta thường tập trung quan tâm đến chức năng kiểm tra xác nhận. Nhưng ngày nay, xã hội càng phát triển, ngta càng quan tâm nhiều hơn đến chức năng tư vấn của KT, đó là việc nhìn nhận, định hướng cho 1 tương lai đúng đắn để có được những quyết định tối ưu và giành được thắng lợi trong cạnh tranh.
Liên hệ với tình hình VN: cả 2 chức năng của KT đếu đc thực hiện nhưng so với các nước khác, chức năng trình bày ý kiến ở VN còn nhiều hạn chế và tồn tại dưới hình thức tư vấn là chủ yếu.
Câu 5: phân biệt giữa: đối tượng và khách thể của kiểm toán? Khách hàng và đơn vị được kiểm toán:
Đối tượng của KT:
- BCTC và thực trạng về tài sản, nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Thực trạng việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ và những qui định
- Tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động
Khách thể của KT: là các tổ chức, đơn vị, cá nhân có những thông tin cần KT.
- đối với KT nội bộ: khách thể của KTNB là các bộ phận cấu thành trong đơn vị hoặc những chương trình, dự án
- đối với KT nhà nước: khách thể của KTNN bao gồm tất cả các đơn vị, các tổ chức và cá nhân có sử dụng ngân sách NN, tiền và tài sản NN
- đối với KT độc lập: khách thể của KTĐL có thể là tất cả các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức trong mọi lĩnh vực có nhu cầu được KT.
Khách hàng: là các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức trong mọi lĩnh vực có nhu cầu được KT.
Đơn vị được kiểm toán: các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức bị yêu cầu bắt buộc KT khi KTNN và KTNB thực hiện.
7.Phân biệt sự giống nhau và giữa kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán BCTC, giữa kiểm toán nội bô , kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập,/
Phân biệt sự giống nhau và giữa kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán BCTC
· Sự giống nhau:
1. đều có chức năng cơ bản của kiểm toán: kiểm tra, xác minh, tư vấn
2. phương pháp sử dụng: kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ
3. trên một pham vi chung, các loại kiểm toán đều có quy trình kiểm toán tương tự nhau,. Có 3 giai đoan;
lập kế hoạch kiểm toán
thực hiện kiểm toán
kết thúc kiểm toán
· Sự khác nhau
KT hoạt động
KT tuân thủ
KT BCTC
Đinh nghĩa
Là loại kt nhằm xem xét và đánh giá về tính kinh tế, tính hiêu lực va hiệu quả của các hoạt động được KT
Là loại KT nhằm xem xét đơn vị được KT có tuân thủ các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên or các cq chức năng của nhà nước or cq chuyên môn đề ra hay không
Là loại KT nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lí của các BCTC được KT,
Đối tượng kt
Tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động đươc KT
Tinh hình chấp hành luật pháp, csach, chế đô, quy định do các cơ quan liên quan đề ra.
BCTC và thực trạng về tài sản, nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
Tiêu chuan, chuẩn mực đánh giá
- Hệ thống chuản mưc kế toán và kiêm toán
- Sư am hiểu của KTV về nhiều lĩnh vực để đánh giá tính hqua, hluc...
Dựa vào hệ thống pháp luật của nhà nước và những quy định của đơn vị
Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán,
Chức năng
Xác minh và tư vấn nhưng thiên về tư vấn hơn
Xác minh và tư vấn nhưng chủ yếu là kiểm tra xác minh tính tuân thủ luật pháp, quy đinh,..
Chủ yếu là kiểm tra xác minh, thực hiện tư vấn khi có yêu cầu.
Phân biêt giữa kiểm toán nội bô , kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập,
KT độc lập
KT nội bộ
KT nhà nước
Định nghĩa
Là loại KT được hih thành bởi các KTV thuộc các Cty, các vphong KT chuyên nghiệp
Là loai KT có chức năng đánh giá độc lập bên trong tổ chức, kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tchuc cũng như hdong phục vụ tổ chức.
Là loại KT do cơ quan nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí KT
Khách thể
Các đơn vi, doanh nghiệp, tổ chức trong mọi lvuc có nhu cầu được KT
Các bộ phận cấu thành trong đơn vị, phòng, ban or những chương trình, dự án
Đơn vị, tchuc, cá nhân có sdung ngân sách NN, tiền và tài sản cuảNN
Chức năng và vai trò
- Là một bên độc lập trong chức năng thẩm định thong tin do 1 dvi báo cáo và đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của ttin này
- Làm công khai, lành mạnh hóa nền Tài chính
- Là công cuôc pháp lí của các nhà quản lí dvi, phuc vụ đắc lực cho hđong qli của đơn vi.
- Kiểm tra và đánh giá các hoạt động trong bản than đơn vị
-Là một công cụ qli của NN, đặc biệt là trong quản lí chi tiêu NSNN, giúp NN nắm bắt, củng cố điều hành hoạt động của các đơn vị, các tchuc trong viêc tuân thủ Lphap và quy đinh của NN.
Tổ chức và hoạt động
-Mô hình doanh nghiệp:Cty tư nhân or Cty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn.
- Hoạt động: cung cấp dvu KT và tư vấn. Đơn vị được KT phải trả phí dvu cho KTV theo hợp đồng KT
-Chịu trách nhiệm trước pháp luật.
-Thực hiện 3 loại KT đặc biệt là KT BCTC
-Hình thức: là bộ phận chuyên môn và trực thuộc bộ máy ldao cao cấp của đơn vị.
- Chịu trách nhiệm về kết quả hdong của mình trước ldao đơn vị
- Hoạt động không bị quy định bởi pháp luật
- Thực hiện 3 loại KT, đặc biệt là KT hoạt động
Mô hình:
-bộ máy KTNN độc lập trong mọi hdong của cq lập pháp và hành pháp.
-Bộ máy KTNN trực thuộc cq hành pháp
-Bộ máy KTNN trực thuộc cq lập pháp
- Thực hiện 3 loại KT dbiet là KT tuân thủ
Câu 8: trình bày nội dung cơ bản của các giai đoạn của một quy trình kt?
Trả lời:
Các loại KT khác nhau có những quy trình KT đặc thù khác nhau tuy nhiên trên một phạm vi rộng thì tất cả các loại kt đều có quy trình kt tương tự nhau, gồm 3gdoan
1. giai đoạn lập kế hoạch KT
- công tác chuẩn bị: tiếp nhận khách hang, chuẩn bị nhân sự, phương tiện cho cuộc KT
- lập kế hoạch kiểm toán
- xây dưng chương trinh KT
2. giai đoạn thưc hiện kiểm toán
- thực hiện các khảo sát kiểm toán nếu có
- thưc hiện các thủ tục phân tích và các khảo sát chi tiết về số dư
3. kết thúc giai đoạn KT
- tổng hợp kết quả
- lập và công bố BCTC
câu 9: chuẩn mực kiểm toán là gì? Tác dụng và nguyên tắc xây dưng chuẩn mực kiểm toán ở nước ta.
Trả lời:
Chuẩn mực kiểm toán được hiểu là những quy định về những nguyên tắc, thủ tục cơ bản và những hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đó trong quá trình KT
Tác dụng va nguyên tắc của việc xây dưng chuẩn mực kế toán
- ý nghĩa của CMKT
1. là những nguyên tắc và chỉ dẫn cho người KT tổ chức cuộc KT đạt chất lượng và hiệu quả.
2. được các tổ chức KT và các tổ chức khac sử dụng làm thước đo chung để đánh giá chất lương công viêc của KTV đã thực hiện trong quá trình KT.
3. là căn cứ để các đơn vị được KT và những ng khác có liên quan phối hợp thực hiện trong quá trình KT và sử dụng các kết quả của KT.
- nguyên tắc xây dựng chuẩn mực kiểm toán ở vn
· sử dụng chuẩn mực kiểm toán quốc tế làm nền tảng.
· hệ thống chuẩn mực KT vn được xây dưng trên cơ sở hệ thống chuẩn mực quốc teess
và phù hợp với điều kiện VN. Những điều kiện được xem xét khi chuyển hóa hệ thống chuẩn mực KT quốc tế sang hệ thống chuẩn mưc KT vn là những điều kiện vế chính trị, luật pháp, văn hóa, tập quán, trình độ của KTV,…
Câu 10: Mối liên hệ hoặc ảnh hưởng của yêu cầu chuyên môn hoặc đạo đức nghề nghiệp của KTV đến kết quả KT:
Nếu độc lập là điều kiện cần thì năng lực của KTV là điều kiện đủ để đảm bảo cho cuộc KT được thực hiện thành công. Năng lực của KT được thể hiện qua các khía cạnh trình độ chuyên môn, năng lưc thực hiện công việc và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Người KTV cần phải có năng lực KT để tổ chức và thực hiện được cuộc KT hiệu quả. Nếu thiếu một trong các yếu tố trên người KTV có thể đưa ra KQKT không chính xác.
Câu 11: BGĐ đơn vị được KT sử dụng kq của từng loại KT phục vụ cho đơn vị thế nào?
Thông qua KT tuân thủ và KT BCTC, BGĐ biết được tình hình chấp hành pháp luật, quy định của đơn vị, cũng như biết được tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của BCTC từ đó BGĐ đề ra kế hoạch, phương hướng hoạt động cho đơn vị.
Câu 12: Tác dụng của chuẩn mực KT trong công việc KT và trong công việc KS chất lượng công việc KT?
Trong công việc KT, chuẩn mực KT là những nguyên tắc và chỉ dẫn cho KTV tổ chức cuộc KT đạt chất lượng và hiệu quả, nó có tác dụng hỗ trợ, hướng dẫn cho KTV.
Trong công việc KS chất lượng công việc KT, chuẩn mực KT được các tổ chức KT và các tổ chức khác sử dụng làm thước đo chung để đánh giá chất lượng công việc của KTV đã thực hiện. Đó cũng là căn cứ để các đvi được KT và những người khác có liên quan phối hợp thực hiện trong quá trình KT và sử dụng các kq của KT.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top