Chuong 1

CHƯƠNG I: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CSVN VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ

ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

 

I - Sự biến đổi về kinh tế xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp

(trong cuối những năm của thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)

•Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh của nhân dân, Pháp từng bước thiết lập bộ

máy thống trị ở VN

•Chính sách cai trị của thực dân Pháp:

- Về chính trị:

+Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của

chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.

    +Chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc kỳ, trung kỳ và Nam Kỳ và thiết lập chế độ cai trị riêng.Đứng đầu xứ Nam kỳ là quan thống đốc, đứng đầu xứ Trung Kỳ là quanKhâm sứ, đứng đầu Bắc Kỳ là quan thống sứ.

+Thực dân Pháp đã câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột về kinh tế và áp bức

chính trị đối với nhân dân ta.

- Về kinh tế:

    +Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột: cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền,khai thác tài nguyên, xây dung một số cơ sở công nghiệp, đường giao thông, bếncảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

    +Chính sách khai thác thuộc địa đã làm biến đổi cơ cấu kinh tế ở nước ta, (xuất hiệncác ngành mới) du nhập QHSX TBCN, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, nềnkinh tế Việt Nam lệ thuộc vào tư bản Pháp.

   -Về văn hóa:

    Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá, giáo dục thực dân: duytrì các hủ tục lạc hậu (đầu độc bằng thuốc phiện, bằng rượu, thực hiện chính sáchngu dân để cai trị…).

• Tình hình các giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội

-Cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc: xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội:

+Giai cấp địa chủ: Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột áp

bức nông dân. Tuy nhiên g/c địa chủ có sự phân hoá, một bộ phấn yêu nước tham

gia đấu tranh chống thực dân pháp.

+Giai cấp Nông dân: là lực lượng đông đảo bị áp bức bóc lột, ngày càng bị khốn

cùng nên tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai.

    +Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất(1897-1914) ra đời tập trung ở các thành phố và vùng mỏ: Hải Phòng, Hà Nội, SàiGòn, Nam Định, Vinh, Quảng Ninh. Năm 1914 có 10 vạn thì năm 1929 có 22 vạncông nhân.

 

Đặc điểm: Xuất thân từ g/c nông dân, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm

được tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhanh chóng trở

thành lực lượng chính trị tự giác.

+Giai cấp tư sản Việt Nam ngay từ khi vừa ra đời đã bị tư sản pháp và tư sản ngườiHoa cạnh tranh nền có lực lượng nhỏ bé, yếu ớt, không đủ điều kiện để lãnh đạocách mạng dân tộc, dân chủ thành công.

+Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, trí thức, viên chức … trong đó

học sinh và trí thức là bộ phận quan trọng.

Đời sống của tầng lớp này nghèo khổ, dễ trở thành người vô sản, họ có lòng yêunước, căm thù thực dân Pháp xâm lược, lại bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng tiếnbộ bên ngoài, nên họ là lực lượng có tinh thần cách mạng cao.

•Các mâu thuẫn chủ yếu:

-Mâu thuẫn chủ yếu giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến

-Mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt đó là: mâu thuẫn giữa

toàn thể nhân dân Việt Nam và thực dân pháp xâm lược.

-Trước bối cảnh đó, ở Việt Nam đặt ra 2 yêu cầu:

+Thứ nhất, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho

nhân dân.

+Hai là, xoá bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là

ruộng đất cho nông dân.

Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

 

II - Phong trào yêu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản

1.Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức

cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

•Trong 10 năm đầu của quá trình tìm tòi đấu tranh:

-Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

-Trong quá trình tìm đường cứu nước, người đã tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạngđiển hình trên thế giới: đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyềncon người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như cách mạng Mỹ (1776),cách mạng Pháp (1789) nhưng cũng nhận thức được các hạn chế của cách mạng tư sản.

+Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu đến cách mạng tháng 10 Nga năm1917, Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga đãthành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúctự do, bình đẳng thật sự”.

-Năm 1919 Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp (Đảng của quốc tế 2- chất

cách mạng còn nhiều).

-Năm 7-1920, Nguyễn ái Quốc đọc bản: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về

vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin; nội dung:

+Lên án chủ nghĩa đé quốc, thực dân đã nô dịch bần cùng hoá nhân dân các nước

thuộc đi.

+Kêu gọi các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh.

+Phong trào đấu tranh các nước chính quốc phải có trách nhiệm giúp đỡ các phong

trào ở nước thuộc địa.

+Phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa phải liên kết với phong trào đấu tranh ở

chính quốc.

-Tại đại hội đảng xã hội Pháp(12-1920), Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành gianhập quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện nàyđánh dấu bước ngoặc trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguời- từ ngườiyêu nước trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn“con đường cách mạng vô sản”.

Tóm lại trong 10 năm của quá trình tìm tòi đấu tranh:

♦Đây là chăng đường Nguyễn Ái Quốc đi tìm một con đường cứu nước, chứ không

phải cầu viện và cuối cùng người đã tìm thấy con đường đó (giải phóng dân ttộc,

giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người).

♦Nguyễn Ái Quốc bắt đầu từ khảo nghiệm thực tiễn trước rồi mới từng bước tiếp

cận lý luận. (Khi sang Macxây Bác nhận định: Người Pháp ở nước Pháp tốt hơnngười Pháp ở Đông Dương; Bác thừa nhận ở đâu cũng có 2 hạng người: ngườigiàu và người nghèo… Sau quá trình chu du về Pháp Bác mới học lý luận ).

♦Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tự lực, tự lao động để kiếm sống, là quá trình rèn

luyện nghị lực của Bác sau này. (Một hòn gạch nóng nung tâm huyết; Mẩu bánhmỳ con nuôi chí bền; Bác nói: Bác làm 12 nghề nhưng chỉ làm một nghề thôi lànghề cách mạng).

♦Nguyễn Ái Quốc là người đặt nền móng cho quan hệ kinh tế quốc tế và sớm trở

thành chủ nghĩa quốc tế (lộ trình của Nguyễn Ái Quốc là chiến sĩ quốc tế trước khilà lãnh tụ dân tộc; là chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân và củadân tộc).

 

•Giai đoạn 1921-1930: Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị những điều kiện để thành lập

Đảng (đó là quá trỡnh từng bước hỡnh thành cương lĩnh)

    -Từ 1921 đến mùa hè năm 1923: Nguyễn ái Quốc vẫn hoạt động trong Đảng cộngsản Pháp và nằm trong ban thuộc địa vì vậy ông sáng lập ra “Hội liên hiệp các dântộc thuộc địa” và là thời gian hoàn tất các tư liệu để viết các tác phẩm nổi tiếng sau này.

- Từ 14-6-1923 đến 1927:

    +Về tư tưởng: Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam thông qua nhữngbàiđăng trên các báo người cùng khổ, nhân đạo…Đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độthực dân Pháp, trong đó đã vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc chedấu tội ác dưới vỏ bọc “khai hoá văn minh”, từ đó đã khơi dậy lòng yêu nước,thức tỉnh tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân pháp xâm lược.

+Về xây dung tổ chức cách mạng: tháng 11/1924 Bác về Quảng Châu và đến tháng

6/1925, người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Mục đích của hội: làm cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới; sau khi cách

mạng thành công sẽ thành lập chính phủ nhân dân; mưu cầu hạnh phúc cho nhândân tiến lên xây dung CNCS; thực hiện đoàn kết với giai cấp vô sản các nước, vớiphong trào cách mạng thế giới.

Đào tạo cán bộ: Từ 1925 – 1927 , Hội cách mạng thanh niên đã mở các lớp huấn

luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam; xây dung được nhiều cơ sở ở các

trung tâm kinh tế.

Năm 1928, với chủ trương “Vô sản hoá”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn

điền, để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân; để truyền bá chủnghĩa Mác-Lênin và lý luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển củaphong trào cách mạng Việt Nam.

Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc còn lựa chon những thanh niên ưu tú gửi đi học tại đại

học Phương Đông (Liên Xô) và trường lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) để đào

tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

    +Về chính trị: Năm 1927 Bộ truyên truyền của hội các dân tộc thuộc địa bị áp bứcxuất bản Tác phẩm Đường cách mệnh, nó thể hiện đường lối cách mạng, đề cậpnhững vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị:

Thứ nhất, Xác định rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách

mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên CNXH.

 Thứ hai, Mục tiêu cách mạng là đem lại độc lập tự do, hạnh phúc cho toàn

thể nhân dân.

Thứ ba, Về lực lượng cách mạng, người nhấn mạnh cách mạng là sự nghiệp của

quần chúng, chứ không phải của một hai người, do đó phải đoàn kết toàn dân.

Thứ tư, Lãnh đạo cách mạng: do Đảng lãnh đạo và để cách mạng thành công thì

Đảng đó phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin (Đảng có vững, cách mạng mới thànhcông, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thìphải có chủ nghĩa làm cốt, chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnhnhất là chủ nghĩa Mác-Lênin).

Thứ năm, về đoàn kết quốc tế, Nguyễn ái Quốc khẳng định: cách mạng Việt Nam

là một bộ phận trong cách mạng thế giới, ai làm cách mạng trong thế giới đều là

đồng chí của cách mạng Việt Nam

Thứ sáu, Về phương pháp cách mạng: Phải giác ngộ và tổ chức quần chúng cách

mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích của cách mạng, biết đồng tâmhiệp lực, làm cách mạng phải biết cách làm, phải có “Mưu chước” thì mới đảmbảo thành công cho cuộc khởi nghĩa với sự nổi dậy của toàn dân…

2.Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

     -Giai đoạn 1919-1925:

     Phong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức đình công,bãi công, tiêu biểu như các cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925-Sài gòn)do Tôn Đức Thắng tổ chức, cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Địnhngày 30-4-1925, đòi chủ tư bản phải tăng lương, bỏ đánh đập,.. giai đoạn này hìnhthức bãi công trở thành phổ biến, diễn ra trên quy mô lớn và thời gian dài hơn.

   

 

 

    -Giai đoạn 1926-1929:

    Phong trào bãi công đã có sự lãnh đạo của các tổ chức như:Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đờitừ năm 1929 (năm 1928-1929 có khoảng 40 cuộc bãi công diễn ra trên cả nước).

    +Phong trào đấu tranh giai đoạn này đã mang tính chất chính trị rõ rệt, đã có sự liênkết giữa các nhà máy, các ngành và các địa phương. Phong trào công nhân đã cósức lôi cuốn phong trào dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.

    +Cũng vào thời gian này phong trào yêu nước phát triển một cách mạnh mẽ, đặcbiệt là phong trào ông dân diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước, như: nông dân HàNam, Nam Định Ninh Bình, nghệ An, Hà Tĩnh…đấu tranh chống bọn địa chủcướp đất, đòi chia ruộng công…

Phong trào công nhân và nông dân đã hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống

thực dân phong kiến.

 

3.Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam

Tại đại hội lần thứ nhất của hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929) đã xảyra sự bất đồng giữa các đại biểu về việc thành lập Đảng cộng sản, thực chất là sựkhác nhau giữa các đại biểu muốn thành lập ngay một Đảng cộng sản và giải thểtổ chức hội Việt Nam cách mạng thanh niên, với nhưng đại biểu cũng muốn thànhlập Đảng cộng sản nhưng không muốn tổ chức đảng ở giữa đại hội thanh niên vàkhông muốn giải tán Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Trong bối cảnh đó cáctổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời.

-Đông Dương cộng sản Đảng:ngày 17-6-1929, tại Hà Nội, do đại biểu các tổ chức

cộng sản ở miền bắc thành lập.

-An Nam cộng sản Đảng: vào mùa thu năm 1929, do các đại biểu trong hội Việt

Nam cách mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập.

-Đông Dương cộng sản liên Đoàn: Sự ra đời của hai tổ chức cộng sản trên làm cho

nội bộ Đảng tân việt phân hoá, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đứng ra

thành lập Đông dương cộng sản liên đoàn.

Cả ba tổ chức đều gương cao ngọn cờ chống đế quốc và phong kiến, nhưng hoạtđộng phân tán, chia rẽ ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng Việt Nam. Vìvậy cần phải khắc phục những khó khăn trên là nhiệm vụ cấp bách của tất cảnhững người cộng sản Việt Nam.

 

III - Hội nghị thành lập Đảng, cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vàý nghĩa

sự ra đời của Đảng CSVN

1.Hội nghị thành lập Đảng

-Cuối năm 1929 những người cộng sản Việt Nam đã ý thức được sự cần thiết và

cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất.

-Ngày 27-10-1929, Quốc tế cộng sản gửi những người ở Đảng cộng sản Đông

Dương tài liệu về việc thành lập một Đảng cộng sản ở Đông Dương, để khắc phục

sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một Đảng của giai cấp vô sản.

-Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm Đến Trung Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng từ 6-1

đến 8-2. Nhưng Đại hội III (10-9-1960) chọn ngày 3-2 làm ngày thành lập Đảng.

-Thành phần hội nghị: 01 đại biểu quốc tế cộng sản; 2 đại biều Đông Dương cộng

sản đảng; 2 địa biểu An Nam cộng sản đảng, Hội nghị thảo luận đề nghị của

Nguyễn Ái Quốc gồm 5 điểm lớn:

+Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thất hợp tác để thống nhất các nhóm cộng

sản ở Đông Dương.

+Định tên Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam.

+Thảo chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng.

+Định kế hoạch việc thực hiện thống nhất trong nước.

+Cử ban chấp hành trung nương lâm thời gồm 9 người, trong đó có hai đại biểu chi

bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương.

Hội nghị thống nhất với năm điểm lớn của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp

nhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.

-Ngày 24-2-1930, theo yêu cầu của Đông dương cộng sản liên đoàn, ban chấp hành

trung ương lâm thời họp và ra nghị quyết chấp nhân Đông dương cộng sản liên

đoàn gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.

2.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng như: chánh cương vắntắt của Đảng, sách lược vắn tắt của Đảng, chương trình tóm tắt của Đảng, hợpthành cương lĩnh chính trị đầu tien của Đảng cộng sản Việt Nam.

Những vấn đề cơ bản của cương lĩnh:

-Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: tư sản dân quyền cách

mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

-Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng:

+Về chính trị: Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn

toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông.

     +Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (côngnghiệp, vận tải, ngân hàng…) của đế quốc pháp để giao cho chín phủ công nôngbinh quản lý, tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của côngchia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp vànông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ.

+Về văn hoá xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền,.. phổ

thông giáo dục theo công nông hoá.

-Về lực lượng cách mạng: công nhân và nông dân là lực lượng cơ bản, là gốc; đồng

thời phải mở rộng rãi hơn các lực lượng khác đó là: tư sản vừa và nhỏ, trung tiểu

địa chủ.

-Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt

Nam.

-Xác định mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế

giới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận cấu thành của cách mạng thế giới, phải

tranh thủ cách mạng thế giới.

3.ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị

đầu tiên của Đảng.

-Sự ra đời của Đảng đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam đủ

sức đảm đương sứ mạng lịch sử của mình lãnh đạo cách mạng Việt Nam

-Định hình ra được quy luật ra đời và phát triển của Đảng cộng sản ở nước ta: Kết

hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn

tới sự ra đời cua Đảng.

-Đảng có cương lĩnh chính trị là bước vận dụng sáng tạo học thuyết chủ nghĩa

Mác-Lênin về cách mạng thuộc địa vạo thực tế Việt Nam. Vận dụng và phát triển

sáng tạo lý luận vào thực tiễn.

-Về thực tiễn: chấm dứt thời kỳ khủng hoảng và bế tắc về đường lối của phong trào

yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam, đã có một cương lĩnh hoàn chỉnh, mở

ra con đường và phương hướng phát triển mới cho cách mạng Việt Nam.

-Tranh thủ được sựủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, đồng thời cũng góp phần

tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập

dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #chương