chuong 1

Bài 1
ĐốI TƯợNG, PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
MÔN HọC GIáO DụC QUốC PHòNG - AN NINH

I - MụC ĐíCH, YÊU CầU

- Nắm vững đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh, góp phần bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Sinh viên xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh, tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngay khi đang học tập, rèn luyện trong nhà trường và ở mỗi vị trí công tác tiếp theo.

II - ĐốI TƯợNG NGHIÊN CứU

Đối tượng nghiên cứu của môn học bao gồm đường lối quân sự của Đảng, công tác quốc phòng, an ninh, quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết.

1. Nghiên cứu về đường lối quân sự của Đảng

Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lí luận của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm : những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc ; quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, an ninh nhân dân ; về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kì.

Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc mang tính cách mạng và khoa học sâu sắc. Đó là cơ sở lí luận để Đảng ta đề ra chủ trương, đường lối chiến lược xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay không chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, hải đảo mà còn phải bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nền văn hoá của dân tộc. Các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiến hành chiến tranh nhân dân đều có tính kế thừa và phát triển những truyền thống quân sự độc đáo của dân tộc "cả nước một lòng chung sức đánh giặc", "lấy ít địch nhiều", "lấy nhỏ chống lớn". Đó cũng chính là đặc trưng nghệ thuật quân sự Việt Nam đã chiến thắng các kẻ thù hung hãn nhất. Nghiên cứu đường lối quân sự của Đảng góp phần hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng và lí tưởng cho sinh viên.

2. Nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc phòng, an ninh của Đảng hiện nay, bao gồm : xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kĩ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam ; một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam ; xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia ; đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Nhà nước quy định nhiệm vụ về quốc phòng, quân sự, an ninh cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị cơ sở. Do vậy, nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh thực chất là nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và an ninh chính trị. Mọi công dân đều có trách nhiệm tham gia công tác quốc phòng, luyện tập quân sự, giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phòng, chống có hiệu quả chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, kể cả việc phòng, chống chiến tranh vũ khí công nghệ cao trong tương lai. Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh để xây dựng lòng tin chiến thắng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam.

3. Nghiên cứu về quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết

Nghiên cứu các kiến thức, kĩ năng chiến thuật, kĩ thuật quân sự cần thiết như : những kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phương tiện chỉ huy chiến thuật và chiến đấu ; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng,
bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPD, RPK, B40, B41 ; tính năng, kĩ thuật sử dụng thuốc nổ ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hoá học, sinh học, vũ khí lửa ; vết thương chiến tranh và phương pháp xử lí ; một số vấn đề về điều lệnh đội ngũ và chiến thuật chiến đấu bộ binh.

Kiến thức về quân sự trong môn học là những kiến thức phổ thông, sinh viên cần quan tâm nghiên cứu đặc điểm, nguyên lí, tác dụng... hiểu rõ bản chất các nội dung kĩ thuật, chiến thuật bộ binh ; về khả năng sát thương, với các phương pháp phòng tránh đơn giản, hiệu quả. Trên cơ sở đó nghiên cứu thực hành các bài tập sát với thực tế, thành thạo các thao tác kĩ thuật, chiến thuật trong chiến đấu. Đồng thời có thể ứng dụng các kĩ thuật này khi tham gia dân quân, tự vệ theo quy định của pháp luật.

III - PHƯƠNG PHáP LUậN Và CáC PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU

Việc nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh đòi hỏi phải nắm vững cơ sở phương pháp luận, các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với đối tượng, phạm vi và tính chất đa dạng của nội dung môn học này.

1. Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu giáo dục quốc phòng - an ninh là học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó những quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân... là nền tảng thế giới quan, nhận thức luận của sự nghiên cứu, vận dụng đường lối quân sự của Đảng và những vấn đề cơ bản khác của giáo dục quốc phòng - an ninh.

Việc xác định học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương pháp luận, đòi hỏi quá trình nghiên cứu, phát triển giáo dục quốc phòng - an ninh phải nắm vững và vận dụng đúng đắn các quan điểm tiếp cận khoa học sau đây :

- Quan điểm hệ thống : Đặt ra yêu cầu nghiên cứu, phát triển các nội dung của giáo dục quốc phòng - an ninh một cách toàn diện, tổng thể, trong mối quan hệ phát triển giữa các bộ phận, các vấn đề của môn học.

- Quan điểm lịch sử, logic : Trong nghiên cứu giáo dục quốc phòng - an ninh đòi hỏi phải nhìn thấy sự phát triển của đối tượng, vấn đề nghiên cứu theo thời gian, không gian với những điều kiện lịch sử, cụ thể để từ đó giúp ta phát hiện, khái quát, nhận thức đúng những quy luật, nguyên tắc của hoạt động quốc phòng, an ninh.

- Quan điểm thực tiễn : Chỉ ra phương hướng cho việc nghiên cứu giáo dục quốc phòng - an ninh là phải bám sát thực tiễn xây dựng quân đội và công an nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

2. Các phương pháp nghiên cứu

Với tư cách là bộ môn khoa học nằm trong hệ thống khoa học quân sự, phạm vi nghiên cứu của giáo dục quốc phòng - an ninh rất rộng, nội dung nghiên cứu đa dạng, được cấu trúc theo hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp luôn có sự kế thừa và phát triển. Vì vậy giáo dục quốc phòng - an ninh được tiếp cận nghiên cứu với nhiều cách thức, phù hợp với tính chất của từng nội dung và vấn đề nghiên cứu cụ thể.

Trong nghiên cứu xây dựng, phát triển nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh với tư cách là một bộ môn khoa học cần chú ý sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học.

Trước hết cần chú ý sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí thuyết như phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, mô hình hoá, giả thuyết... nhằm thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu về quốc phòng, an ninh để rút ra các kết luận khoa học cần thiết, không ngừng bổ sung, phát triển làm phong phú nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh.

Cùng với các phương pháp nghiên cứu lí thuyết, cần nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, nghiên cứu các sản phẩm quốc phòng, an ninh, tổng kết kinh nghiệm, thí nghiệm, thực nghiệm... nhằm tác động trực tiếp vào đối tượng trong thực tiễn, từ đó khái quát bản chất, quy luật của các hoạt động quốc phòng, an ninh ; bổ sung làm phong phú nội dung cũng như kiểm định tính xác thực, tính đúng đắn của các kiến thức giáo dục quốc phòng - an ninh.

Trong nghiên cứu lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng quốc phòng, an ninh cần sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học lí thuyết và thực hành nhằm bảo đảm cho người học vừa có nhận thức sâu sắc về đường lối, nghệ thuật quân sự, nắm chắc lí thuyết kĩ thuật và chiến thuật, vừa rèn luyện phát triển được các kĩ năng công tác quốc phòng, thuần thục các thao tác, hành động quân sự.

Đổi mới phương pháp dạy học giáo dục quốc phòng - an ninh theo hướng tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến kết hợp với sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại. Trong quá trình học tập, nghiên cứu các vấn đề, các nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh
cần chú ý sử dụng các phương pháp tạo tình huống, nêu vấn đề, đối thoại, tranh luận sáng tạo ; tăng cường thực hành, thực tập sát với thực tế chiến đấu, công tác quốc phòng ; tăng cường tham quan thực tế, viết thu hoạch, tiểu luận ; tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật, thiết bị quân sự hiện đại phục vụ các nội dung học tập ; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh.

IV - GIớI THIệU Về MÔN HọC GIáO DụC QUốC PHòNG -
AN NINH

1. Đặc điểm môn học

Là môn học được luật định, thể hiện rõ đường lối giáo dục của Đảng được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhằm giúp sinh viên thực hiện mục tiêu "hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".(1)

Kế tục và phát huy những kết quả thực hiện Chương trình Huấn luyện quân sự phổ thông (1961), Giáo dục quốc phòng (1991), trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới và phù hợp với quy chế giáo dục - đào tạo trình độ đại học, năm 2000 chương trình tiếp tục được sửa đổi, bổ sung ; đến năm 2007 triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng - an ninh, môn học Giáo dục quốc phòng được lồng ghép nội dung an ninh thành môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh. Như vậy, trong từng giai đoạn cách mạng, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh đều có những đổi mới phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước và công tác quốc phòng, an ninh trong từng thời kì, gắn kết chặt chẽ các mục tiêu của giáo dục - đào tạo với quốc phòng - an ninh.

Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự và thuộc nhóm các môn học chung, có tỉ lệ lí thuyết chiếm trên 70% chương trình môn học. Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, công tác quản lí Nhà nước về quốc phòng, an ninh ; về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam ; về chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam và kĩ năng quân sự, an ninh
cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

Giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong khoa học ngay khi sinh viên đang học tập trong nhà trường và khi ra công tác. Giảng dạy và học tập có chất lượng môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh là góp phần đào tạo cho đất nước một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ quản lí, chuyên môn nghiệp vụ có ý thức, năng lực sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên mọi cương vị công tác.

2. Chương trình

Môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng ban hành theo Quyết định số : 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình được xây dựng trên cơ sở phát triển trình độ các cấp học dưới, bảo đảm liên thông, logic ; mỗi học phần là những khối kiến thức tương đối độc lập, tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Kết cấu chương trình gồm ba phần chính :

Phần 1 : Mục tiêu, thời gian, thời điểm thực hiện.

Phần 2 : Tóm tắt nội dung các học phần và chương trình.

Học phần I : Đường lối quân sự của Đảng, 45 tiết.

Học phần II : Công tác quốc phòng, an ninh, 45 tiết.

Học phần III : Quân sự chung, 45 tiết.

Học phần IV : Chiến thuật và kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK, 30 tiết.

Sinh viên đại học học 4 học phần, 165 tiết ; sinh viên cao đẳng học 3 học phần (I, II, III), 135 tiết.

Phần 3 : Tổ chức thực hiện chương trình ; phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập.

3. Đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất thiết bị dạy học

Đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh các trường đại học, cao đẳng, các Trung tâm Giáo dục quốc phòng sinh viên được tổ chức trên cơ sở Nghị định của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng - an ninh và Nghị định của Chính phủ về biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Giảng viên sĩ quan từ các quân khu, các học viện, nhà trường quân đội được luân phiên làm công tác quản lí và giảng dạy. Các trường chưa có giảng viên sĩ quan biệt phái được biên chế giảng viên cơ hữu hoặc hợp đồng, thỉnh giảng giảng viên các học viện, nhà trường quân đội. Hệ thống Trung tâm Giáo dục quốc phòng sinh viên do Chính phủ quy định, được phát triển trên phạm vi cả nước đang thu hút phần lớn sinh viên vào học tập rèn luyện trong môi trường văn hoá - quân sự.

Để đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện của sinh viên, Nhà nước đã và đang đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các Trung tâm Giáo dục quốc phòng. Tổ chức dạy, học môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh phải bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được quy định trong danh mục và tiêu chuẩn bộ mẫu thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Khi học thực hành các kĩ năng quân sự phải có sân tập, bãi tập, thao trường. Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho các trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là tài liệu giảng dạy và nghiên cứu chính thức của giảng viên, sinh viên. Ngoài ra, sinh viên tìm đọc thêm tài liệu tham khảo đã được giới thiệu trong giáo trình để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập

Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh được quy định trong Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hình thức tổ chức dạy học tập trung chủ yếu thực hiện ở các Trung tâm Giáo dục quốc phòng ; ở các trường có thể đan xen nhiều hình thức khác theo quy định của hiệu trưởng. Khi học Giáo dục quốc phòng - an ninh, sinh viên phải mặc gọn gàng, thống nhất theo hướng dẫn của giảng viên. Tuyệt đối chấp hành các quy định, quy tắc đảm bảo an toàn về người, vũ khí, trang thiết bị. Sinh viên có đủ số lần kiểm tra cho mỗi học phần ; mỗi lần kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên và có đủ 80% thời gian có mặt trên lớp sẽ được dự thi kết thúc học phần lần thứ nhất. Mỗi sinh viên phải dự thi đủ các học phần quy định trong chương trình.

Học phần có từ 2 đến 3 đơn vị học trình kiểm tra ít nhất một lần ; học phần có từ 4 đơn vị học trình trở lên kiểm tra ít nhất hai lần. Số lần cụ thể do hiệu trưởng các trường quy định. Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh cấp cho sinh viên để xác nhận kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh. Sinh viên đạt điểm trung bình môn học từ 5 điểm và không bị xử lí kỉ luật từ cảnh cáo trở lên được cấp Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh và được ghi kết quả xếp loại trong Chứng chỉ. Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh là một trong những điều kiện để xét tốt nghiệp cao đẳng, đại học.


(1) Lut Giáo dc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: