chuong 1
Chương 1: Một số vấn đề chung về pháp luật đất đai:
Khái niệm: luật đất đai là 1 ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật việt nam, là tổng thể các quy phạm pl do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai...
Đối tượng điều chỉnh: giống các ngành luật khác đó là mối quan hệ xã hội, ngành luật đất đai đc phân công điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội: nhóm qhxh phát sinh trong quá trình sở hữu quản lý nhà nước về đất đai; nhóm qhxh phát sinh trong quá trình sdđ của các tổ chức hộ gia đình cá nhân.
Phương pháp điều chỉnh ngành luật đất đai: đc hiểu đó là phương thức, cách thức nhà nước dùng pháp luật tác động vào các chủ thể tham gia vào các qhpl
Luật đất đai sử dụng hai phương pháp điều chỉnh:
- phương pháp hành chính mệnh lệnh: đ2 của p2 này đc thể hiện ở chỗ các chủ thể khi tham gia vào qhpl đất đai k có sự bình đẳng về địa vị pháp lý. ở đây nhà nước thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai có quyền và trách nhiệm yêu cầu ng sdđ phải tuân theo những quyết định hành chính mang tính mệnh lệnh của mình.
- P2 bình đẳng thỏa thuận: xuất phát từ ngtắc đ2 thuộc sở hữu toàn dân do n2 đại diện chủ sở hữu nhưng nhà nước k trực tiếp sdđ và trao quyền này cho các tổ chức hộ gia đình cá nhân sd ổn định lâu dài, hoặc có thời hạn, ng sdđ có quyền chuyển quyền sdđ theo thỏa thuận đc quy định trong luật dân sự và các quy định của pháp luật đất đai: chuyển nhượng, cho thuê, tặng ....
Các nguyên tắc cơ bản của ngành luật đất đai:
- Ngtắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu, đây là ngtắc mang tính bắt buộc, quy định tại điều 17 HP 1992, đây là cơ sở pháp lý cao nhất để xác định nhà nước là đại diện chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai, với tu cách là đại diện chủ sở hữu duy nhất với đ2 thì nhà nước có đầy đủ 3 quyền năng với đất đai: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
- Ngtắc nhà nước thống nhất qlđ2 theo quy hoạch và pháp luật: đc ghi nhận tại điều 18/HP1992, và tại điều 6 của luật đất đai 2003. nó thể hiện chức năng của nhà nước là ng quản lý mọi mặt quản lý kinh tế xh, trong đó có quản lý đ2 do vậy tổ chức hộ gia đình cá nhân khi sdđ phải căn cứ vào quy hạch kế hoạch, sd đất đã đc phê duyệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để thực hiện đc mục tiêu ql đ2 nhà nc đã xây dựng1 hệ thống các văn bản quy phạm pl và hệ thống các cơ quan QLĐĐ từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiền có hiệu quả các công việc QLNN về đất đai theo sụ phân công
- Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp, xuất phát điểm nc ta là nc có nền nông nghiệp nông dân chiếm khoảng 80% dân số cả nước và chủ yếu dân số sống ở nông thôn mặt khác để đảm bảo an ninh lương thực đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm cho xh.thì vấn đề bv và phát triển quỹ đất có vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Nhà nc có chính sách tạo điều kiện cho ng làm nông, lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản làm muối có đất sản xuất.
Đối với tổ chức hộ gia đình cá nhân sdđ vào mục đích nông nghiệp trong hạn mức sdđ thì không phải trả tiền sử dụng đất
Việc chuyển mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang mục đích khác phải đúng theo quy hoạch kế hoạch đc cơ quan nhà nc có thẩm quyền phê duyệt
N2 có quy định cụ thể về đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục đích từ loại đất này sang loại đất khác khi chưa đc sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà nc khuyến khích mọi tổ chức cá nhân khai hoang phục hóa lấn biển phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nghiêm cấm việc mở rộng một cách tùy tiện các khu dân cư từ đất nông nghiệp.
- Ngtắc sd đất hợp lý tiết kiệm: nhằm nâng cao hiệu quả ktxh của đất, qtrình sdđ phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu...
- Ngtắc cải tạo và bồi bổ đất đai: xp từ mục tiêu lợi ích lâu dài đòi hỏi ng sdđ phải biết khai thác nhưng cũng phải thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất vì khả năng sinh lợi từ đất là vô tận nếu nếu con ng biết tận dụng khai thác và bảo vệ nó.
3.Quan hệ pháp luật đất đai
Khái niệm quan hệ pháp luật đất đai trước hết là những qhxh phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai và những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sdđ của các chủ thể sdđ đc các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật đất đai:
*Chủ thể: bao gồm nhà nước và ngươi sdđ
Nhà nước tham gia qhpldđ với tư cách là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý toàn bộ đất đai, sự có mặt của nhà nc thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính và các cơ quan chuyên môn.
Người sử dụng đất bao gồm các tổ chức trong nước, các tổ chức cá nhân nc ngoài, người việt nam định cư ở nc ngoài, hộ gia đình cá nhân cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo đc nhà nc xác lập quyền sdđ thông qua các hình thức: giao đất, cho thuê, chuyển nhượng quyền sdđ, công nhận quyền sdđ.
* Khách thể: là toàn bộ vốn đất trên lãnh thổ quốc gia không phân biệt đất đang sd hay chưa sd thông qua đó thiết lập nên chế độ sd đối với mỗi loại đất hay nói cách khác đó là toàn bộ vốn quốc gia đc xác lập bởi các chế độ pháp lý nhất định khi nhà nc giao đất cho thuê đất và công nhận quyền sdđ đối với ng sdđ tạo thành khách thể của quan hệ pháp luật đất đai.
* Nội dung của quan hệ pl đất đai: là toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào qh pl đất đai. Tức là toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của nhà nc và ng sdđ tham gia trong qáu trình quản lý đất đai và trong quá trình sdđ.
- nhà nước: với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai và thống nhất quản lý đất đai nên các quyền và nghĩa vụ của nhà nc rất đặc trưng, trước hết là các quyền của ng đại diện chủ sở hữu trong đó đặc biệt là quyền định đoạt đất đai, q điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai còn nghĩa vụ của nhà nước thì gắn với các nội dung trong quản lý nhà nước về đất đai ( điều 6/ luật đất đai)
- người sdđ: luật đất đai 2003 đã quy định quyền và nghĩa vụ của ng sdđ rất cụ thể bao gồm 2 phần:
*phần 1: là những quyền và nghĩa vụ chung cho mội đối tượng sdđ không phân biệt hình thức sdđ do nhà nc xác lập
*phần 2: là quy định quyền lựa chọn hình thức sdđ và gắn liền với nó là những nghĩa vụ phù hợp với mục đích sdđ mà họ lựa chọn, là quyền và nghĩa vụ của ng sdđ khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top