Phần cuối
JOHN KEEGAN . 532của Ottoman, nhưng rồi Selim I kế vị ngôi sultan mà không gặp phải tranh chấp nào vào năm 1512 đã dẫn đến sự sụp đổ của Ba Tư dưới triều đại Safavid vào năm 1514 và cuộc thôn tính Ai Cập từ người Mameluke năm sau đó. Bởi thế, vào năm 1515, biên giới của lãnh thổ Ottoman chạy từ sông Danube đến vùng sông Nile hạ và từ vùng thượng nguồn các sông Tigris và Euphrates đến bờ biển Adriatic, bao trọn một vùng rộng lớn gần bằng diện tích mà người Byzantine đã kiểm soát trước khi xảy ra cuộc đại tiến công của người Ả Rập trong thế kỷ 7. Con trai của Selim là Suleiman "Cao Thượng" kế vị vào năm 1520 còn ra tay mở rộng lãnh thổ Ottoman ra xa hơn nữa. Ông chiếm đảo Rhodes bấy giờ do dòng tu Hiệp sĩ Cứu tế đóng giữ (1522) và trong một cuộc tấn công mở rộng vào các quốc gia vùng Balkan, ông chiếm Belgrade (1521), tiêu diệt sức mạnh quân sự của vương quốc Hungary trong trận Mohacs (1526) và vào năm 1529 đến dưới chân thành Vienna để khiêu chiến với đế quốc Habsburg trong trận bao vây lớn đầu tiên của quân Ottoman tại thành này.Đồng thời người Thổ cũng theo đường biển tiến về phía tây để đánh lại thế giới của người Thiên Chúa giáo. Họ đã tập kích sâu vào biển Adriatic để đánh vu hồi quân Habsburg từ phía đông và lấy đó cảnh báo Venice rằng thành này còn giữ được các đảo mình sở hữu trong biển Aegea, chẳng qua là do người Thổ làm ngơ cho đấy thôi. Thế giới Thiên Chúa giáo phản công. Vào năm 1532, Andrea Doria, hải quân đô đốc của thành phố thương mại vĩ đại Genoa, tập kích Peloponnese; khi một Liên minh Thần thánh thứ hai gồm Tây Ban Nha, Venice và Lãnh thổ Giáo hoàng được thành lập vào năm 1538 để chống lại sự đe dọa của cả Ottoman trong Địa Trung Hải lẫn của người Pháp (vào năm 1536 đã gia nhập khối liên minh với người Thổ) ở Ý, ông trở thành thống lĩnh của hạm đội hỗn hợp. Trận chiến diễn ra dữ dội hết đầu này đến đầu kia vùng biển nội địa này. Năm 1535, đại đô đốc người Thổ Khair-edDin đánh chiếm Tunis và, tuy bị Doria đánh đuổi, đã đánh bại ông ta trong trận Preveza ngoài khơi phía tây bờ biển Hy Lạp (1538). Chiến thắng này giúp cho hạm đội người Thổ trongđài nàynhững năm sau đó tự do đánh phá sâu vào phía tây Địa Trung Hải tới tận Nice, lúc đó chưa thuộc Pháp (1543), và Minorca thuộc Tây Ban Nha (1558). Bất chấp vài cuộc phản công thắng lợi của người Thiên Chúa giáo đánh vào các cửa khẩu hải tặc Hồi giáo trên bờ biển Bắc Phi - đáng kể là tại Djerba vào năm 1560 - cán cân lực lượng nghiêng về phía người Thổ; họ tìm được nguồn nhân lực Thiên Chúa giáo dồi dào tại Hy Lạp và Albania sẵn sàng làm tay chèo để được phát lương. Venice và Tây Ban Nha, vốn sử dụng nô lệ và tội phạm nhiều hơn, khó tìm được số tay chèo tương ứng. Tất cả những gì cản trở người Ottoman trong việc tự do sử dụng Địa Trung Hải cho mục đích tấn công là đảo Malta. Vốn chế ngự các eo biển chia tách đông và tây Địa Trung Hải tại điểm giúp nhau giữa Sicily và Bắc Phi, Malta đã được các hiệp sĩ dòng Cứu tế biến thành một pháo đài hùng mạnh nhưng lại không có quy mô quân số tương ứng. Bị vây hãm vào tháng Năm năm 1565, pháocầm cự trước một cuộc tấn công phối hợp thủy bộ cho đến tháng Chín và chỉ được giải vây nhờ sự can thiệp của một hạm đội Tây Ban Nha. Thắng lợi trong việc giành quyền kiểm soát hoàn toàn Địa Trung Hải của Ottoman đã bị lật ngược chỉ trong đường tơ kẽ tóc. Cuối cùng, mối đe dọa này chấm dứt tại Lepanto, chiến thắng của Liên minh Thần thánh đối với hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ ở ngoài khơi bán đảo Peloponnese vào năm 1571, tổn thất chủ yếu của người Thổ là quân đoàn cung thủ cung đa vật liệu thiện chiến hơn là về tàu thuyền bởi tàu thuyền có thể nhanh chóng bù lại đượC.Như sử gia John Guilmartin đã làm rõ một cách xuất sắc, chiến tranh bằng tàu chiến galley ở Địa Trung Hải, chủ yếu vẫn như đã từng xảy ra trong suốt hai thiên niên kỷ: một cuộc tác chiến thủy bộ không chỉ có các trận hải chiến là một biến thể của những trận chiến trên bộ đương thời, mà bản thân các chiến dịch cũng thường là sự mở rộng của những cuộc hành quân trên bờ. Các đội lục quân và hạm đội hộ tống nhau bằng cách di chuyển dọc theo bờ biển bất cứ khi nào có thể, chỉ giao chiến với dịch khi nào cánh quân ven bờ của hạm đội liên kết được với cánh trên bờ của lục quân hoặc ngược lại, tốt hơn làLỊCH SỬ CHIẾN TRANH .533tại một nơi có đồn lũy vững chắc có thể hỗ trợ cả hai bằng hỏa lực pháo. Lepanto là một ngoại lệ; trong chừng mực một trận chiến diễn ra trên hải phận gần bờ có thể coi là trận hải chiến thực sự thì Lepanto là một trận hải chiến như thế. Tuy vậy, người ta không giành chiến thắng bằng cách đâm tàu vào tàu đối phương hay bằng trọng pháo mà qua giao tranh bằng vũ khí ở tầm gần giữa các quân nhân trên tàu của bên này và bên kia. Tàu của bên Thiên Chúa giáo có quân nhân bắn súng hỏa mai móc và súng có cần điểm hỏa; quân Ottoman chống lại địch bằng vũ khí truyền thống là cung đa vật liệu. Chính sự thất bại của họ - số thương vong của quân Ottoman lên đến ba mươi nghìn trên tổng số sáu mươi nghìn quân - làm cho trận Lepanto trở thành bước ngoặt trong các hoạt động ở Địa Trung Hải. Việc thiếu hụt cung thủ hải quân thiện xạ, vốn không thể thay thế được trong một thế hệ - vì người ta phải luyện tập cả đời mới có được kỹ năng thuần thục cần thiết - "đã báo hiệu sự cáo chung của thời đại vàng son của quyền lực Ottoman... Lepanto đánh dấu cái chết của một truyền thống đang sống mà không thể nào lập lại được nữa." (1)Bên ngoài Địa Trung Hải, cuộc chiến đấu trên biển giữa các tàu có trang bị vũ khí diễn ra dưới một hình thức khác, trong đó vấn đề được quyết định không phải bằng đại bác bố trí ở mũi tàu và vũ khí cá nhân của lực lượng chiến đấu đi trên tàu, mà bằng một khẩu đội pháo binh lớn chiếm hết toàn bộ con tàu. Cho đến lúc đó, các tàu buôn không đượC coi là thích hợp để dùng cho hải quân vì chúng thiếu tay chèo, chạy bằng buồm với tốc độ chậm và vỏ tàu cồng kềnh nên không đủ khả năng xen lẫn với các tàu galley trong hải chiến. Trong hải phận chật hẹp, chúng trở thành mồi ngoncho tàu đối phương đâm vào hoặc bị tàu khác nã pháo khi đứng gió. Nhưng trên đại dương thì những lợi thế này đảo ngược. Các tàu galley không những không phù hợp vì quá dài và lườn tàu quá nồng đối với những con sóng Cồn của đại dương; chúng còn phải cung cấp lương thực cho đoàn thủy thủ lớnbằng cách quay về cảng sau những khoảng thời gian ngắn, nghĩa là chúng chỉ có thể ở trên biển mỗi lần vài ngày mà thôi, ngay cả khi điều kiện thời tiết cho phép. Tàu buồm vận chuyển hàng hóa trên hải phận phương Bắc, được đóng để chịu đựng biển động mạnh hơn, thì không có sự bất tiện đó vì thân tàu sâu của chúng chứa lương khô và nước đủ cung cấp cho một thủy thủ đoàn lớn trong chuyến đi kéo dài nhiều tháng liền. Nhược điểm của tàu buồm thuộc về một phương diện khác: do những khẩu súng bố trí ở mũi tàu chỉ có hiệu lực khi gió thổi từ phía sau và không có gì bảo đảm rằng kẻ địch xuất hiện ở hướng gió thổi nên bất cứ khẩu trọng pháo nào đặt trên tàu đều phải bắn qua lỗ châu mai ở mạn tàu. Sự bố trí này đòi hỏi phải có cả công nghệ phụ dưới hình thức một cơ chế phanh hãm để hấp thu sức giật hậu cũng như cách mới để điều khiển tàu trong trận chiến.Với khả năng thích nghi tương tự như các kỹ sư xây đồn lũy trên đất liền, các chuyên gia đóng tàu giải quyết vấn đề hầu như ngay khi nó xuất hiện. Đại bác nhỏ thế kỷ 15 được đặt trong tháp pháo ở mũi và cuối tàu. Khi trọng pháo được chế tạo vào đầu thế kỷ 17, chúng được đặt dưới boong tàu, trang bị dây thừng và ròng rọc kéo để ngăn không cho chúng xê dịch mất kiểm soát khi nã đạn và được đặt vào vị trí để bắn đồng loạt. Người ta vẫn hay cho rằng chiếc tàu đầu tiên được đóng như thế là chiếc tàu Mary Rose của Anh vào năm 1513; vào năm 1545, một tàu Anh như chiếc Great Harry được bố trí trọng pháo trên hai boong tàu; và năm 1588 những hạm đội lớn đượC vũ trang như thế đã tham gia một trận đánh vận động trên eo biển Manche kéo dài bảy ngày.Tuy nhiên, dẫu sự bại trận của hạm đội Armada Tây Ban Nha có tính quyết định trong việc xác định cán cân lực lượng giữa các cường quốc theo Tin Lành và theo Cơ Đốc giáo trong những cuộc chiến tranh tôn giáo của thế kỷ 16 ít tiêu biểu cho tầm quan trọng của tàu buồm có vũ trang so với những chuyến hải hành vượt đại dương của người Bồ Đào Nha, TâyBan Nha, Anh và Hà Lan đến châu Mỹ, châu Phi, khu vực Ấn Độ và Thái Bình Dương từ cuối thế kỷ 15 trở về sau. Tàu buồm theo kiểu Bắc Âu, từ bỏ sự phụ thuộc vào lực phụ trợ của mái chèo mà chỉ chạy bằng buồm, đã đưa Columbus đến châu Mỹ vào năm 1992 và sau đó đưa người Tây Ban Nha đi xâm chiếm châu Mỹ, những kẻ này tàn phá các nền văn minh của người Aztec ở Mexico, người Maya ở Yucatan và người Inca ở Peru. Ngựa, chứ không phải đại bác, mới là hàng hóa quan trọng đối với các nhà xâm chiếm người Tây Ban Nha trong các chiến dịch chinh phục của họ - Cortés cho lên bờ mười bảy con ngựa ở Mexico vào năm 1517, Montejo mang đến Yucatan năm mươi con vào năm 1527 và Pisarro mang đến Peru hai mươi bảy con vào năm 1531 - vì các giống vật này đã bị những kẻ săn bắn trong các đợt di dân đầu tiên quét sạch khỏi Tây bán cầu từ mười hai nghìn năm trước, nên lúc này chúng lạ lùng đến độ gây khiếp đảm đối với các chiến binh thổ dân. Phong cách chiến đấu theo nghi thức của họ không phù hợp để đương đầu với người châu Âu, những kẻ đánh nhau để chiến thắng hơn là bắt tù binh để tế thần; nhưng trong một cuộc chiến đấu hàng trăm người chống lại hàng nghìn người, ngựa mới chính là thứ đã giúp những kẻ xâm lăng có lợi thế.Ở nơi khác, đại bác là vũ khí then chốt của những nhà phiêu lưu hàng hải châu Âu. Vào năm 1517, khi chạy tàu vòng qua mũi Hảo Vọng đến Jiddah trong Biển Đỏ, người Bồ Đào Nha biết được rằng sẽ rất nguy hiểm nếu giao tranh với một hạm đội của người địa phương (trong trường hợp này là người Mameluke) được đại bác trên bờ hỗ trợ, vì thế toan tính của họ nhằm phong tỏa con đường hàng hải buôn bán gia vị đến các vùng đất Hồi giáo phía tây đã thất bại. Thế nhưng trước đó, họ đã thiết lập tu thế về hải quân trong Ấn Độ Dương bằng các chiến thắng ởOrmuz (1507) - điểm thắt cổ chai mà dầu lửa của vùng Vịnh được chuyên chở qua ngày nay - và tại Diu trên bờ biển Tây Ấn Độ (1509). Chẳng bao lâu, họ vuom ra thiếtlập các căn cứ trong các vùng Đông Ấn (1515) và Trung Hoa (1557) và tranh chiếm Philippines với Tây Ban Nha. Vào cuối thế kỷ đó, các đồn lũy trang bị đại bác mà các quốc gia hàng hải trên bán đảo Iberia đã thiết lập dọc theo bờ tất cả các đại dương của thế giới trở thành mốc tranh đoạt cho các đế quốc sẽ nổi lên trong ba trăm năm kế tiếp.Các xã hội mà những nhà hàng hải châu Âu đầu tiên bắt gặp đã không có được nhiều phương tiện để chống lại những yêu sách của học trước hết là quyền buôn bán, rồi tới đòi đất để xây dựng căn cứ thương mại, cuối cùng là đòi được hỗ trợ độc quyền buôn bằng kiểm soát quân sự. Được bảo vệ bằng một hàng rào bệnh tật các vương quốc dọc bờ biển châu Phi, còn sống sót nguyên vẹn cho đến thế kỷ 19, nhưng với cái giá là phải đồng lõa trong một nền thương nghiệp thu gom nô lệ ngày càng rộng lớn, vào tới tận sâu trong nội địa và mang tính hủy diệt tàn bạo. Người Nhật bảo vệ xã hội truyền thống của họ bằng cách đóng cửa các biên giới hàng hải và thách thức người châu Âu đem lòng dũng cảm của họ ra đọ với lòng dũng cảm của các samurai trong chiến trận. Trung Hoa tự bảo vệ mình trước sự phân hóa nhờ quy mô rộng lớn của nó và tính nhất quán của bộ máy quan lại. Phần lớn các nơi còn lại trên thế giới trở thành những miếng mồi ngon. Ở châu Mỹ, mà ngay từ đầu người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã định chiếm làm thuộc địa, các xã hội thổ dân không Có phương tiện đề kháng hữu hiệu, cũng không có ngay cả một não trạng thích hợp để chống lại sức mạnh quân sự của họ. Các ngôi vị sultan nhỏ nhoi của các xứ vùng Đông Ân bị chế ngự khá dễ dàng, trong khi hầu hết người Philippines mà người Tây Ban Nha đã đụng độ chỉ là những người trồng trọt sống thành bộ lạc. Chỉ ở Ấn Độ mới có một hệ thống nhà nước được tổ chức ở mức độ đủ cao để ngăn chặn những bước xâm lấn của người châu Âu, thế nhưng ngay cả triều Moghul, những người vừa mới đi chinh phục với khả năng kiểm soát lỏng lẻo vùng ngoại biên, cũng không đánh đuổi được người châu Âu một cách triệt để. Hơn nữa, không có vị hoàng đếbị đại bác, thứ duy nhất bảo đảm an ninh bờ biển chống lại những người châu Âu.Việc những nhà hàng hải châu Âu không gặp lực lượng nào chống lại họ bên ngoài biên giới biển ở các vùng đất của người Ottoman không có nghĩa là họ có thể rong ruổi trên biển không bị ai ngăn trở. Trái lại, các chiến lợi phẩm hứa hẹn là quá dồi dào phong phú nên họ nhanh chóng bị xô vào thế đánh lẫn nhau, cả ngoài biển khơi lẫn trong hải phận ở quê nhà, nơi phát xuất các cuộc viễn chinh đến những vùng đất sản xuất vàng và gia vị. Người Hà Lan trước tiên đến vùng bờ biển Coromandel của Ấn Độ vào năm 1601 và sáu năm sau đến lượt người Anh tìm tới. Chẳng bao lâu cả hai đánh nhau với người Bồ Đào Nha trong Ấn Độ Dương - người Hà Lan cũng chiến đấu với người Bồ ngoài khơi Brazil vào các năm 1624-1629 - rồi lại đánh nhau trong biển Manche và trên Biển Bắc trong ba cuộc hải chiến lớn từ năm 1652 đến 1674. Cả hai quốc gia này cùng xung đột với người Tây Ban Nha về quyền buôn bán trong vùng biển Caribê - sau khi cây mía được du nhập đến từ quần đảo Canaries và nô lệ được đưa từ châu Phi tới để trồng mía, nơi sẽ trở thành vùng thuộc địa giàu có nhất thế giới, và họ cũng đánh nhau với người Pháp, những kẻ tham gia hải hành muộn màng nhưng đã thiết lập trạm buôn bán ở Ấn Độ và Tây Phi và những nền tảng ban đầu của một đế quốc hải ngoại ở Bắc Mỹ vào giữa thế kỷ 17.Những cuộc chiến tranh bằng thuốc súng trên biển này, đánh bằng cách đấu pháo mạn thuyền với nhiều tàu chiến được trang bị đến năm mươi khẩu đại bác vào năm 1650 trong những hạm đội tới bảy mươi tàu hay nhiều hơn, làm nổi bật sức mạnh của pháo binh còn ấn tượng hơn so với chiến tranh thành lũy trên đất liền. Một kỹ sư đánh thành giỏi nhất có thể phải mất nhiều tuần để đánh hạ một thành trì xây dựng kiên CỐ; trong trận chiến ba ngày ngoài khơi miền nam nước Anh (vào năm 1563), người Hà Lan mất hai mươi tàu chiến (trong tổng số bảy mươi lăm chiếc) và ba nghìn người tử trận. Kết quả này cho thấy chiến tranh trên biển đã trở nên khốc liệt thế nào, đồng thời cảnh báo rằng nó sẽ còn khốc liệt hơn nữa. Vàocuối thế kỷ 18, những tàu buồm lớn nhất sẽ mang một trăm khẩu đại bác và tổn thất của hạm đội Pháp-Tây Ban Nha chiến đấu ở Trafalgar (năm 1805), trận đánh kéo dài một ngày, lên tới hơn bảy nghìn người tử trận. Nền văn hóa chiến binh của người lính trang bị giáo mác và lính cưỡi ngựa đã di cư ra biển, nơi những thủy thủ-pháo thủ đứng bên các khẩu súng trong cả trăm cuộc đấu pháo trực diện, với sự kiên định của lính bộ binh trang bị nặng trong đội hình phalanx.SỰ ỔN ĐỊNH CỦA THUỐC SÚNGChiến tranh bằng hải pháo đặt ra cho các thủy thủ châu Âu những yêu cầu về lòng dũng cảm và tài năng không khác mấy so với thời điểm xuất hiện "đại chiến thuyền" vào đầu thế kỷ 16 tới thời điểm suy tàn của hậu duệ trực tiếp và dễ nhận ra của nó, tàu chiến tuyến, trước loại tàu chiến vỏ sắt chạy bằng máy hơi nước có nhiều boong đặt súng vào giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên, trên đất liền, khả năng phát triển của những loại vũ khí dùng thuốc súng đã làm cho những người lính xao động suốt trong thế kỷ 16 và 17. Khả năng cơ động và hỏa lực của đại bác tiếp tục gia tăng cho đến khi những khẩu pháo nhẹ hơn thực sự được triển khai có hiệu quả trên chiến trường vào cuối thế kỷ 17. Vào cùng khoảng thời gian đó, hỏa lực và tính tiện dụng của súng hỏa mai cũng đượC cải thiện, cho phép bắn liên tục không nghỉ: một cơ chế súng kíp mới ít bị ẩm ướt hơn loại ngòi hỏa mai cũ chậm chạp. Thế nhưng sự khó khăn trong việc đạt tỷ lệ đúng giữa quân dùng súng và quân dùng giáo trong bộ binh, rồi lại giữa bộ binh và kỵ binh thì vẫn còn đeo đẳng mãi.Khi đối đầu với súng đạn, kỵ binh phải cố duy trì vai trò của mình trên chiến trường bằng cách nghĩ ra một kỹ năng điều khiển ngựa tinh vi hơn - phức tạp giống như trong nghệ thuật furusivua của người Mameluke: bằng một lối quay ngựa vàxoay nửa vòng, kỹ năng này được coi là giúp cho việc sử dụng súng cá nhân trên mình ngựa được thuận tiện (thể thức này đến nay vẫn còn áp dụng tại trường huấn luyện cưỡi ngựa theo lối Tây Ban Nha ở Vienna). Thử nghiệm đó không thành công. Súng cá nhân và ngựa không phối hợp với nhau được, dù sao, bộ binh cũng đã hoàn thiện chiến thuật của riêng họ hiệu quả đến nỗi các kỵ sĩ không làm sao có thể tấn công được vào điểm yếu của xạ thủ súng hỏa mai. Trên thực tế, đó là một phần lý do khiến các quân đội vẫn duy trì quân dùng giáo, với tỷ lệ một lính dùng giáo trên hai lính súng hỏa mai, mãi đến thế kỷ 17. Lính dùng giáo có thể ngăn không cho kỵ binh có chỗ trống để xoay trở và dùng gươm hay súng lục để đe dọa họ, trong khi bản thân họ thì được các xạ thủ súng hỏa mai bảo vệ, số này dùng hỏa lực của mình để chống lại cuộc xung phong.Dù vậy, lính dùng giáo và lính dùng súng hỏa mai không thể đồng thời chiếm cứ cùng một không gian và tuy vũ khí bổ sung cho nhau, họ không thể làm chung một nhiệm vụ. Những trận đánh của cuộc Chiến tranh Ba mươi năm (1618-1648) ở Đức giao chiến với quân đội của Pháp, Thụy Điển và Habsburg đã mang lại kết quả là mọi thứ rối tung rối mù;Gustavus Adolphus, nhà vua-chiến binh của Thụy Điển, tử trận tại Lützen (năm 1632) chính là vì ông cưỡi ngựa chạy vào một cuộc giao chiến tĩnh giữa xạ thủ súng hỏa mai và kỵ binh. Tuy vậy, đã có sẵn giải pháp cho sự khó khăn này. Vào cuối thế kỷ 17, tất cả các quân đội châu Âu hầu như nhất loạt tiếp nhận một bộ phận mới gắn vào súng hỏa mai: cái lưỡi lê có vòng chuôi lắp vào đầu súng, biến nó thành vũ khí đâm đồng thời là súng cá nhân.Thế nhưng, không phải chỉ riêng sự kết hợp súng với lưỡi lê đã tạo nên tính chất riêng biệt cho các trận đánh của thế kỷ 18. Sự phổ cập của việc huấn luyện bộ binh chiến đấu còn có ý nghĩa quan trọng hơn thế. Sự chiến đấu này có nguồn gốc từ cổ xưa: Người ta đoán rằng người Macedonia đã huấn luyện các đội hình phalanx của họ, mặc dù sự đơn giản của chiến thuật đội hình phalanx làm cho phỏng đoán này đâmkhó tin. Chắc chắn là người La Mã đã đưa các tân binh mới gia nhập binh đoàn vào trường huấn luyện vũ khí, dạy họ cách phóng lao vào mục tiêu, cũng như dùng khiên và kiếm theo một phong cách thống nhất. Dù vậy, những tiến hóa trong đội hình của một binh đoàn La mã, dù có chịu ảnh hưởng của việc chạm trán với địch hay không, rất khó chút gì tương tự với những tiến hóa đội hình của một lực lượng súng hỏa mai-lưỡi lê. Quân đội La Mã không có tập quán hành quân theo nhịp - phong cách hành quân mà người lính không thể học được chừng nào chính phủ còn chưa tạo ra những sân diễu hành rộng, bằng phẳng vào thế kỷ 18 - trong khi những nỗ lực chiến đấu bằng sức mạnh cơ bắp thì không thể quy tắc hóa một cách quá tỉ mỉ, dường như người lính quân đoàn được khuyến khích chọn lấy cho mình một mục tiêu cụ thể cho chiếc lao của mình."Tập luyện với súng đạn thì nhắm đến một mục đích hoàn toàn khác. Chắc chắn là nó bắt nguồn từ một nỗi lo lắng tự nhiên của xạ thủ súng hỏa mai - đó ắt cũng là điều các cung thủ cảm thấy một vấn đề chưa được khai thác): làm sao để không gây thương tích cho nhau khi sử dụng vũ khí. Trong khi các cung thủ chỉ có thể rủi tay bắn nhầm một người lân cận duy nhất mà thôi, các xạ thủ súng hỏa mai ở trong đội hình dày đặc, nhất là trong thời kỳ đầu, khi họ làm rơi vãi thuốc súng gần các ngòi hỏa mai cháy chậm, đe dọa gây ra một loạt súng nổ ngẫu nhiên, trừ phi tất cả mọi người thực hiện nhiều bước nạp đạn, nhắm bắn đồng loạt và chính xác. Những cuốn sách huấn luyện súng hỏa mai - tương đương (theo lối của chúng) với các sách hướng dẫn an toàn công nghiệp của thờivốn được in ấn rộng rãi từ đầu thế kỷ 17 trở đi, chia chuỗi quy trình này thành nhiều thao tác chính xác - sách huấn luyện của hoàng thân Maurice xứ Orange năm 1607 có bốn mươi bảy bước - từ lúc người xạ thủ súng hỏa mai cầm vũ khí lên cho đến lúc anh ta bóp cò súng.Tuy nhiên, người xạ thủ súng hỏa mai thế kỷ 17 vẫn là một cá thể riêng biệt. Có thể anh ta không chọn lúc để bắn,saunhung anh ta có thể chọn cho mình một mục tiêu ở trong hàng ngũ đối địch. Đến thế kỷ 18, sự tự do lựa chọn đó biến mất. Các xạ thủ súng hỏa mai trong các trung đoàn hoàng gia đình thành vào cuối cuộc Chiến tranh Ba mươi năm - chẳng hạn, các đơn vị lâu đời nhất của quân đội Phổ, Anh và Áo, tuần tự được thành lập vào năm 1696, 1656 và 1662 - được huấn luyện không phải để nhắm vào một người mà nhắm vào một khối quân địch; các hạ sĩ quan huấn luyện cầm một thứ giống như cây mác (khi ấy đã lỗi thời) và dùng nó để chỉnh cho các mũi súng hỏa mai của hàng quân phía trước năm ở tầm cao ngang bằng nhau để khi lệnh bắn được ban ra thì, ít nhất theo lý thuyết, các viên đạn được bán ra ở cùng một độ cao so với mặt đất sẽ đồng loạt giảng vào hàng quân đầu của đối phương."Sự mất đi tính cách cá nhân của người lính thể hiện rõ trong nhiều khía cạnh khác. Từ cuối thế kỷ 17,người lính phải mặc đồng phục, như những kẻ giúp việc nhà. Ý tưởng về đồng phục thực ra cũng giống như ý tưởng mặc chế phục của kẻ ăn người làm trong nhà. Nó làm cho người mặc trông như kẻ tôi tớ của một ông chủ và, do đó, như một con người bị hạn chế về quyền hạn và quyền tự do. Người lính thế kỷ 16 tự hào với sự đa dạng về quần áo của mình, thường là có được nhờ cướp bóc; thực vậy, kiểu cách ăn mặc thời Phục hưng - cắt ngắn bớt quần áo bên ngoài để làm lộ ra lớp lụa là nhung gấm mặc bên trong - được áp dụng chính là để biểu lộ rằng người lính có thể lấy những thứ đẹp đẽ tùy thích và mặc mà không bị ai trừng phạt cả. Các cấp chỉ huy nuông chiều họ. "Người ta cho rằng quân nhân phải được tự do chọn y phục cho mình... bằng cách đó, người ta nghĩ, họ sẽ chiến đấu dũng cảm hơn và hồ hởi hơn"? Người lính ta không đòi hỏi thế kỷ 18 chiến đấu một cách hồ hởi, họ bị đòi hỏi phải chiến đấu một cách trách nhiệm và theo đúng mệnh lệnh; để áp dụng kỷ luật, các quanđối xử khắt khe với lính của họ, sự khắt khe mà hẳnsikhông một người lính tự do trang bị giáo hay người lính đánh thuê nào của thế kỷ 16 và 17 có thể chịu đựng được. Họ chấp nhận bị treo cổ hay bị phá hủy dung mạo là hình phạt cho tội làm binh biến hay tội sát nhân, nhưng họ sẽ không chấp nhận hình phạt bị đánh roi theo luật định hay đánh đập tùy tiện mà người ta dùng để giữ trật tự với những kẻ tôi tớ phục dịch cho các triều đại quân chủ.Thật ra, chỉ có một loại cá nhân hoàn toàn khác với những kẻ cướp bóc vô chính phủ trong những cuộc chiến tranh của Ý và cuộc Chiến tranh Ba mươi năm thì mới cam lòng nhẫn chịu trong chế độ mới. Một tỷ lệ lớn những người lính trong các cuộc nội chiến thế kỷ 17 ở Pháp là "những kẻ ngoài vòng luật pháp, những kẻ du đãng, trộm cướp, sát nhân, chối Chúa, quyt nợ trôi vào cuộc sống quân ngũ vì họ đã quay lưng lại với cuộc sống dân sự và đời cũng quay lưng với họ. Tất nhiên không phải tất cả họ đều thuộc vào các loại người hèn hạ đó. Người Tây Ban Nha và đặc biệt người Thụy Điển (người Thụy Điển thì thông qua hệ thống Indelingszerket của những địa chủ quân sự) đã kêu gọi thành công những người khỏe mạnh từ các làng mạc hay nông trại ra đăng lính để thành lập các trung đoàn chính quy, song các ông chủ thuê lính đánh thuê thì thường chỉ vét được bọn cặn bã. Các triều đại quân chủ có được kiểu lính khác, thường là con trai thứ trong những gia đình nghèo đông con ít có cơ hội kiếm được việc làm dân sự, những kẻ mà thường bị gọi đăng lính bởi một hình thức cưỡng bách tòng quân trên danh nghĩa, đặc biệt là ở Pháp; ở Phổ và Nga, nơi giai cấp nông dân bị nô dịch rộng rãi từ thế kỷ 17 trở đi, cưỡng bách tòng quân được áp dụng triệt để. Mặc dù những nhà tổ chức chối bỏ, nhưng chúng ta có thể nhìn nhận hệ thống này như một hệ thống nô lệ quân sự, có tính chất gần với lực lượng vệ binh của Ottoman, các thành viên được tuyển mộ, buộc phải tuân phục kỷ luật gắt gao và bị tước bỏJOHN KEEGAN . 544hầu như hoàn toàn quyền công dân. Phong cách chiến đấu mà họ thực hành, các động tác tập luyện rập khuôn hầu như máy móc được thực hiện trong hàng quan sát sạt nhau, phản ánh chính xác quá trình từ bỏ tính cách cá nhân mà các thành viên của họ phải trải qua.Các sĩ quan trong những quân đội hoàng gia này cũng vậy, họ phải từ bỏ nhiều tự do cá nhân mà các tổ tiên hiệp sĩ (thực hay tưởng tượng) của họ ngày xưa đã được hưởng. Từ đầu thế kỷ 17 trở về sau, "sự bừa bãi hiếu động của các thành viên trẻ hơn của những gia đình quý tộc" đã thúc đẩy Venice thiết lập một số học viện quân sự để nhồi nhét một số kỷ luật và kiến thức chuyên môn cho cái mà chẳng bao lâu sẽ được thừa nhận, nếu không muốn nói là còn được đặt tên, "giai cấp sĩ quan". Những cải cách của Maurice, John và William xứ Nassau đã đẩy mạnh tiến trình đó. Việc họ thận trọng quay trở lại cội nguồn của giáo dục quân sự kinh điển, mà kết quả là một nỗ lực có ý thức nhằm hồi sinh tinh thần và cấu trúc của các quân đoàn La Mã, đã đưa đến sự xuất hiện của cả một tập thể các nhà huấn luyện quân sự chuyên nghiệp, những người, cũng giống như các kỹ sư xây dựng đồn lũy, sẵn sàng bán kiến thức của họ trên thị trường quốc tế, đồng thời thiết lập các trường quân sự, nhằm dạy cho các quý tộc trẻ bồng bột xốc nổi tập luyện trên sân thao diễn, đánh kiếm, cưỡi ngựa và trong quá trình, giáo dục, thậm chí khai hóa văn minh cho họ.Schola militaris (tiếng La tinh: trường quân sự) của John xứ Nassau tại Siegen, chỉ tồn tại từ 1617 đến 1623, được coi là học viện quân sự thực sự đầu tiên ở châu Âu; "mục tiêu chính của trường là đào tạo các sĩ quan bộ binh thành thạo kỹ năng". Giáo sư John Hale đã xác định được năm học viện quân sự khác được xây dựng ở Pháp và ở Đức trong thời gian từ 1570 đến 1629 và tuy không một học viện nào trong số đó có thể kể là thủy tổ của các trường còn tồn tại đến ngày nay ở Anh - St Cyr, Sandhurst, Breda, Maria-Theresianer và Modena, có từ thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 - song việc sáng tạo nên chúng đánh dấu sự xuất hiện của một ý tưởng hay ít nhất sự tái sinh của ý tưởng ấy: sự lãnh đạo trong chiến tranh, như người taMã đã tin tưởng, đòi hỏi các đức tính dân sự cũng như quân sự. Đây là một sự phát triển quan trọng hơn so với xu hướng song song là huấn luyện những người trẻ tuổi từ tầng lớp trung lưu mới nổi trong các học viện đào tạo pháo binh và kỹ sư, học viện đầu tiên loại đó đượC vua Louis XIV thành lập tại Metz vào năm 1668. Thông thạo toán học rõ ràng là yêu cầu thiết yếu đối với các pháo thủ và công binh tương lai. Việc bắt người lính trẻ phải học vẹt, thi cử dựa theo văn bản cổ và chịu đe nẹt là các sáng kiến thuộc một trật tự khác. Chúng báo hiệu sự cáo chung của một thời mà thú nuôi chim ưng, săn bắn và đấu thường được coi là sự giáo dục duy nhất mà người chiến binh cần phải có."Tập luyện, kỷ luật, chiến thuật cơ khí, pháo thuật khoa học, tất cả cùng hợp lại làm cho việc tiến hành chiến tranh hồi thế kỷ 18 có tính chất hoàn toàn khác với phong cách thử nghiệm hỗn độn của thế kỷ 16 và 17. Cho đến năm 1700, các vũ khí người ta dùng trong chiến trận mang một hình thức không hề thay đổi sau 150 năm. Bộ binh được trang bị súng hỏa mai, súng này dù hầu như vô hại đối với những người tham chiến ở tầm xa hơn trăm mét nhưng vẫn có thể bắn dồn dập hàng loạt để tạo vùng sát thương ngay trước trận tuyến. Pháo dã chiến tác xạ nhanh và có tính cơ động ngày càng tăng mang lại biện pháp chắc chắn duy nhất làm rung chuyển sự vững chắc của đội hình bộ binh được thao luyện, tuy nhiên, việc triển khai an toàn lực lượng này có thể bị đe dọa nếu lực lượng kỵ binh được tung ra đúng thời điểm; lực lượng kỵ binh ngày càng tận tụy với nhiệm vụ phụ trợ này, cũng như nhiệm vụ tấn công vào bộ binh đã bị hỏa lực pháp làm rối loạn hàng ngũ hoặc truy đuổi những kẻ tìm đường chạy trốn.Những tính chất trái ngược nhau của ba thành tố này của quân đội thế kỷ 18 - súng hỏa mai, pháo binh, kỵ binh - đã mang lại một thế cân bằng lạ lùng trong những trận đánh lớn,JOHN KEEGAN . 546dẫn tới điều mà giáo sư Roussell Weigley nhận định là một sự kém dứt khoát dai dẳng trong những cuộc chiến liên miên giữa các triều đại quân chủ Tây Âu, thường là bởi tranh quyền kế vị, từ các cuộc chiến tranh cuối cùng của người Hà Lan vào cuối thế kỷ 17 cho đến khi Cách mạng Pháp bùng nổ. Các xạ thủ súng hỏa mai mặc đồng phục vẫn tiếp tục dàn trận thành đội hình dày đặc, bắn hàng loạt, choáng váng dưới hỏa lực pháo của địch, bị đẩy lùi hoặc hiếm gặp hơn là bỏ chạy trước kỵ binh địch, nhưng rốt cuộc khi rút khỏi chiến trường họ vẫn còn đủ khả năng tái chiến. Những trận đánh "vĩ đại" trong giai đoạn vàng son của thời kỳ chiến tranh giữa các triều đại - Blenheim (1704), Fontenoy (1745), Leuthen (1757) - đáng được chú ý đến là vì số thương vong của binh sĩ các bên tham chiến chứ không phải vì thành tựu lâu dài đạt được. Chính sự cạn kiệt nguồn tiền bạc và nhân lực, chứ không phải kết quả các cuộc đụng độ vũ khí, đã mang đến kết cuộc của các cuộc chiến ở thế kỷ 18.Trong một nỗ lực nhằm giảm thiểu sự kém dứt khoát trong cách tiến hành chiến tranh, các quân đội châu Âu ở cuối thế kỷ 18 có xu hướng ngày càng tăng là quay sang tuyển mộ lính trong các dân tộc chiến binh truyền thống và hy vọng rằng phương pháp không chính quy sẽ làm sắc bén thêm tính chất tấn công của các binh sĩ "làm công ăn lương". Các kỵ binh nhẹ người Magyar được tuyển mộ từ Hungary, những kẻ lục lâm thảo khấu từ các cánh rừng và vùng núi Trung Âu và những kẻ lánh nạn theo Thiên Chúa giáo (được biết đại khái là người "Albany) từ vùng Balkan thuộc Ottoman; cốt truyện của vở nhạc kịch Così fan tutte của Mozart dấy lên sức hấp dẫn mà những con người xa lạ này có thể khơi ra từ trí tưởng tượng đã được khai hóa của người châu Âu. Trên thực tế, vì số lượng quá ít ỏi không đủ để chuyển đổi cán cân thắng thua về phía này hay phía kia và, mặc dù việc tuyển dụng họ tồn tại mãi đến thế kỷ 19, khi cơ hội chỉ huy các đơn vị người Zouave ở Bắc Phi, người Hồi giáo Bosnia, người Jäger ở vùng Tyrol, người Sikh ở Punjab, và người Gurkha ở Nepal sẽ khơi dậy bản năng của các sĩ quan trẻ tuổi táo bạo nhất người Pháp, Áo và Anh, sự xuất hiện của họ ở hai bên sườn quân chínhquy tạo ra quang cảnh ngoạn mục thì nhiều mà hiệu quả thì ít - trang phục "Thổ Nhĩ Kỳ" của người Zouave là một trong những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất về cách ăn mặc trong thế kỷ 19. Quân không chính quy ngoại lai thì hữu ích trong các cuộc "chiến tranh nhỏ" ở hải ngoại hơn cả. Kỵ binh nhẹ người Đức phục vụ trong quân đội Anh ăn miếng trả miếng rất can trường khi đối đầu với các đội quân cách mạng của Mỹ, trong khi thổ dân châu Mỹ - người Anh điêng - được trang bị vũ khí châu Âu làm bẽ mặt lính chính quy trong những cánh rừng sâu đại ngàn.Thế nhưng, thật nghịch lý, các quân đội được huấn luyện theo tiêu chuẩn châu Âu hoạt động tốt nhất trong các cuộc chiến tranh mà trong đó, phần lớn quân địch là các dân tộc chiến binh truyền thống. Đến cuối thế kỷ 17, cuộc tấn công của người Ottoman vào châu Âu chấm dứt phần lớn là vì triều Habsburg xây dựng thành công một quân đội chính quy mạnh mẽ để giao chiến ngang ngửa với các vệ binh của sultan. Vệ binh của sultanOttoman - Janissary,một từ theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là "tân binh" - bị nô lệ hóa theo khuôn thức của Mameluke nhưng không giống người Mameluke, họ được tuyển mộ trong vùng Balkan thông qua việc cưỡng bách trẻ em Thiên Chúa giáo tòng quân và huấn luyện chúng thành bộ binh. Lính Janissary thoạt đầu có lẽ đúng là một đạo quân "tân tiến" so với lính phương Tây, nhưng đến cuối thế kỷ 17, tính kỷ luật và sự kiên cường của họ trong chiến đấu đã bị lính chính quy châu Âu đuổi kịp, hơn nữa, những người này lại được rèn luyện nhiều hơn họ. Tại trận vây thành Vienna năm 1683, quân vệ binh này đã khiến châu Âu phải rúng động, hai mươi lăm năm sau, họ bị đuổi ra khỏi miền nam Hungary và miền bắc Serbia và chủ của họ buộc phải ký hòa ước Karlowitz (1699), đánh dấu khởi đầu cuộc rút quân lớn của Ottoman về Constantinople và kết thúc bằng các cuộc Chiến tranh Balkan 1912-1913.Trong những vùng đất của người Hồi giáo bên ngoài chậu Âu, đặc biệt là lãnh thổ của triều Moghul ở Ấn Độ, không mộtJOHN KEEGAN . 548quân đội địa phương nào hoạt động hiệu quả ngang với quân vệ binh Ottoman. Từ đầu thế kỷ 16, Ấn Độ đầy rẫy lính pháo thủ đánh thuê và kỹ sư hãm thành người Thổ - người Thổ, với minh chứng là thành lũy đồ sộ của họ ở Belgrade vẫn còn tồn tại đến nay, đã xây dựng các thành lũy đầy ấn tượng như bất cứ thành lũy nào ở phương Tây - và từ thế kỷ 17 có thêm các chuyên gia chế tạo súng người Anh, người Hà Lan, người Pháp, cả người Thụy Sĩ nữa. Trong thế kỷ 18, triều Moghul bắt đầu cần đến các chuyên gia luyện quân và số chuyên gia này chủ yếu được người Pháp cung ứng, nhưng luân lý của triều Moghul, có gốc rễ từ truyền thống người thảo nguyên, đã vô hiệu hóa các nỗ lực của họ. Babur (1483-1530), người sáng lập triều đại Moghul, tin rằng một "đội quân kỵ binh có thể chiến thắng những trận đánh có nghiên cứu trước mà không cần có bộ binh làm nòng cốt". Cho nên Ngài Thomas Roe, đại sứ Anh tại triều đình Moghul từ năm 1615 đến 1619, đã nghĩ rằng "quân triều đình là một đội quân nhu nhược chỉ đáng đi cướp phá hơn là làm kẻ thù khiếp sợ, và nói với các bạn đồng sự của ông ở Constantinople rằng "tuy họ có vô số lính đấy nhưng tôi không thấy ai đáng mặt quân nhân cả". "Chất lượng" đối lại với "số đông" đã xác nhận sự rệu rã của triều đại Moghul: vào giữa thế kỷ 18 khi người Anh bắt đầu tuyển mộ và huấn luyện người Hindu, những kẻ chưa bị tiêm nhiễm thái độ của người thảo nguyên, họ nhanh chóng tạo được một quân đội mà tuy số lượng ít ỏi song bù lại chất lượng huấn luyện bộ binh khá cao. Tại trận Plassey (1757) - chiến thắng mà nhờ đó đế quốc Anh chế ngự được Ấn Độ - 1.100 lính châu Âu và 2.100 lính Ân người Hindu (sepog) của Clive? bị 50.000 quân kỵ và bộ binh Moghul bủa vây, song đã dễ dàng đánh tan tác định bằng kỹ thuật súng hỏa mai vũngvàng và đuổi địch chạy tháo thân khỏi chiến trường. Huấn luyện và tổ chức binh đoàn ở đó đã đạt được tất cả những gì mà ba anh em cai trị xứ Nassau" mong đợi từ 150 năm trước, nhưng chỉ vì chúng đã thực sự gây sốc cho những người lính thuộc một truyền thống khác, những người không sẵn sàng để hứng chịu nó.CUỘC CÁCH MẠNG CHÍNH TRỊ VÀ SỰ THAY ĐỔI VỀ QUÂN SỰViệc huấn luyện quân, và cái luân lý làm nền tảng cho nó, đã giành được những chiến thắng ngoạn mục ở Ấn Độ, thậm chí trước cả những binh lính vũ trang súng hỏa mai và đại bác giống như của các đối thủ châu Âu của họ: trận Plassey và một chục trận đánh tương tự tiếp tục làm tăng thêm sức nặng cho lập luận của những người cho rằng các yếu tố tinh thần có giá trị vượt trội so với các yếu tố vật chất trong chiến tranh theo tỷ lệ ba trên một - theo đánh giá của Napoléon - hoặc hơn. Trong những trận đánh ở hải ngoại khác, nơi kỹ thuật của các địch thủ là ngang ngửa nhau, đáng kể là những trận đánh giữa quân Anh và di dân thuộc địa Anh tại châu Mỹ, giữa quân Tây Ban Nha và người dân các thuộc địa của Tây Ban Nha tại Trung và Nam Mỹ, sự huấn luyện đồng thời bị lấn át bởi yếu tố tinh thần có tính quyết định cho thắng lợi: di dân châu Âu im thấy mình có chính nghĩa bởi họ chiến đấu cho cái mà họ coi là quyền tự do khai thác và tự trị của mình. Cuộc chiến tranh của di dân Bắc Mỹ với nước Anh, gợi cảm hứng cho cuộc chiến của di dân Nam Mỹ chống lại Tây Ban Nha, là cuộc chiến tranh về chính trị thực sự đầu tiên, không xuất phát từ những động cơ truyền thống như dị biệt tôn giáo hay tranh đoạt các quyền hợp pháp, mà chiến đấu để đạt được sự thừa nhận cho những nguyên tắc trừu tượng và không chỉ nhằm giành độc lập mà còn giành quyền tự doJOHN KEEGAN . 550xây dựng một xã hội mới được kỳ vọng là tốt đẹp hơn. Cuộc đấu tranh cho quyền tự do không phải chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai. Có lẽ chỉ một phần ba những người di dân đã tích cực tham dự, một phần ba khác giữ trung lập, và một phần ba còn lại trung thành với trật tự cũ. Quân đội do các nhà cách mạng lập nên lúc đầu còn yếu ớt và trang bị thô sơ. Dựa trên lực lượng dân quân thuộc địa được thành lập để bảo vệ các thuộc địa nguyên khởi chống lại sự tấn công của dân châu Mỹ bản xứ và về sau là của người Pháp ở Canada, họ gặp khó khăn khi đương đầu với quân chính quy đầy kỷ luật của Anh và thành công đạt được phần lớn là nhờ có khả năng đương đầu với quân chính quy ấy bằng cách mở các chiến dịch đe dọa tại nhiều điểm khác nhau trên khắp chiến trường Bắc Mỹ rộng lớn. Hơn nữa, các di dân tự tin tấn công vào địch bất cứ khi nào có cơ hội: vào năm 1975, họ xâm nhập Canada để đánh vào thành trì Quebec, trong khi vào năm 1779 và 1781 họ hành quân vào nội địa, mở chiến dịch xa tới tận sông Ohio và miền trung hai bang Carolina. Chiến lược này khiến quân Anh phải phân tán lực lượng và bị tước mất lợi thế chính là khả năng triển khai lực lượng bằng đường biển đánh vào các trung tâm dân cư chính vùng duyên hải. Lợi thế đó bị tiêu mòn thêm nữa bởi sự can thiệp của quân Tây Ban Nha và Pháp, những địch thủ châu Âu của Anh; việc Pháp gửi sang một lực lượng viễn chinh và một hạm đội lớn vào năm 1780 là yếu tố cuối cùng làm thay đổi tình thế, dẫn đến việc quân chủ lực của Anh đầu hàng tại Yorktown vào tháng Mười năm 1781.Thế nhưng, dù có sự trợ giúp của nước ngoài, chiến thắng này chắc chắn thuộc về chính người Mỹ và chiến thắng ấy đã khích lệ các nhà lập hiến của Pháp đặt ra các yêu sách với vua Louis XVI, khiến ông buộc phải triệu tập đại biểu các thần dân vào năm 1789, sau hơn một thế kỷ không hề được triệu tập, để thông qua một hệ thống thu thuế mới. Ngân khố quốc gia Pháp đã cạn kiệt và hệ thống tài chính của Pháp chịu sức ép nặng nề do những đòi hỏi không ngừng của hoàng gia để tiến hành chiến tranh trongsuốt thế kỷ 18; chi phí cho hải quân Pháp và hỗ trợ quân sự cho các di dân Mỹ trong cuộc chiến tranh chống lại nước Anh là giọt nước làm tràn ly. Tiến hành chiến tranh, ngoại trừ với những kẻ hoàn toàn hung hãn theo truyền thống thảo nguyên, vốn dĩ luôn rất tốn kém, từng khiến nhiều nhà nước suy kiệt ngân khố và thường tạo dịp cho một triều đại này thay thế một triều đại khác. Tuy nhiên, mối đe dọa cạn kiệt ngân khố do tiến hành chiến tranh chưa bao giờ mở ra một triết lý hoàn toàn mới về chính phủ. Dù vậy, đó là kết quả của việc triệu tập Đại hội đồng Quốc gia (Estates General)2, nơi người ta nhanh chóng ra quyết nghị rằng các thành phần đại biểu đại diện cho giới quý tộc, tăng lữ và bình dân nên biểu quyết theo đầu người chứ không phải theo địa vị, họ sẽ ngồi lại chung với nhau, cuối cùng họ sẽ là một hội nghị thường trực cho đến khi nào nhà vua trao quyền lực cho một hiến pháp dân chủ. Những toan tínhvụng về của vua Louis XVI hòng dùng vũ lực để khuất phục Đại hội đồng kính sợ - lúc này đã tự xưng là Quốc hội - dẫn đến cuộc cách mạng tại Paris, có sự tham dự của các đơn vị quân đội hoàng gia, nhất là đội Gardes françaises (Vệ binh Pháp); sau một thời gian trì hoãn để điều đình với phe cáchmạng nhà vua, tìm cách trốn khỏi đất nước nhưng thất bại và bị phế bỏ cương vị điều hành đất nước trong khi đó, Quốc hội cảnh cáo các láng giềng của Pháp, đứng đầu là Phổ và Ảo, rằng Pháp sẽ coi việc các quốc gia này tiếp tục che chở cho những kẻ lưu vong chống nên cộng hòa và hiện đang tổ chức xây dựng lực lượng phản cách mạng là một hành động khiêu chiến. Vào tháng Tư năm 1792 dưới sự xúi giục của Quốc hội, vua Louis XVI tuyên chiến với Áo; các nước Phố và Nga nhanh chóng tham chiến cùng với Ao, và năm 1793 có thêm Anh. Cuộc xâm lăng nước Pháp bắt đầu vào tháng Bảy năm 1792.NJOHN KEEGAN . 552Các cuộc chiến tranh trong thời kỳ Cách mạng Pháp, được tiếp tục duy trì bởi Napoléon Bonaparte, người đứng đầu nhà nước với chức danh Đệ nhất Tổng tài vào năm 1799, kéo dài mãi đến năm 1815; dù người Pháp đã tuyên bố phản đối những cuộc chiến tranh chinh phục vào tháng Năm năm 1790, nhưng từ thế phòng thủ ban đầu họ nhanh chóng phát triển thành cuộc tấn công liên tục và sâu rộng nhất chưa từng có trong lịch sử châu Âu. Thoạt đầu, động cơ thúc đẩy người Pháp là khát vọng mang quyền tự do cách mạng đến với nhân dân các vương quốc láng giềng; về sau họ dốc tâm đeo đuổi một kế hoạch quân sự bành trướng cấp quốc gia. Năm 1812, Napoléon nắm giữ hơn một triệu quân, phân bố trên khắp lục địa, từ Tây Ban Nha đến Nga, ông điều hành một nền kinh tế và chính phủ đế quốc mà mục tiêu duy nhất là giữ cho các đội quân của ông tiếp tục chiến đấu. Các cường quốc chính của lục địa châu Âu, ngoài Nga, đã bị đánh bại ngay trong lãnh thổ của họ, quân lính các nhà nước nhỏ hơm bị sáp nhập hoàn toàn vào quân đội Pháp và những người có đủ sức khỏekhắp nơi hoặc gia nhập quân đội, hoặc sống trong nơm nớp lo sợ bị bắt đăng lính. Trong hai mươi năm, một xã hội châu Âu chỉ những người nghèo khổ mới liều lĩnh gia nhập quân đội giờ đây đã bị quân sự hóa từ trên xuống dưới những vinh nhục của đời lính, vốn dĩ trước đây chỉ được biết đến bởi thiểu số những người sẵn sàng hoặc thông thường hơn là không sẵn sàng chấp nhận, nay đã trở thành trải nghiệm chung cho nhiều người trong trọn cả một thế hệ. Chuyện đó đã diễn ra như thế nào?Người Pháp không cố tình biến "mỗi người dân thành một người lính"; ý tưởng nền tảng cho cuộc Cách mạng Pháp là chống quân phiệt, ủng hộ tính duy lý và tính hợp pháp. Tuy nhiên, để bảo vệ cho sự thống trị của lý trí và vai trò của những luật lệ công bằng - những luật lệ xóa bỏ đặc quyền đặc lợi phong kiến của giai cấp quý tộc, giai cấp vốn cho rằng mình giành được địa vị trong xã hội là nhờ quá khứ chiến binh thuở xưa, dẫu quá khứ ấy chỉ là hư cấu, các công dân của cuộc cách mạng hăng hái cầm súng. Các di dân ở châu Mỹđã làm điều tương tự từ mười lăm năm trước, nhưng trong khi di dân người Anh ở Mỹ đã lái hệ thống quân sự đang Có sẵn - là các dân quân được duy trì để bảo vệ những khu định cư chống lại thổ dân da đỏ và người Pháp - theo mục đích của họ, thì người Pháp phải tạo công cụ mới của riêng mình. Quân đội hoàng gia thì không đáng tin về mặt chính trị, hơn nữa lại còn mất rất nhiều sĩ quan được đào tạo bởi những người này nằm trong số những người đầu tiên rời khỏi Pháp để phản đối những sỉ nhục mà lực lượng cách mạngnhắm tới nhà vua. Những người tình nguyện hăng hái đứng ra thành lập lực lượng Vệ binh Quốc gia để bảo vệ thể chế cách mạng chống lại quân đội hoàng gia còn sót lại, song những nhà lập pháp của thời kỳ 1789-1791, giống những nhà lập pháp của các thành bang Hy Lạp cổ điển, thoạt đầu lo bảo đảm quyền mang vũ khí chỉ dành cho những người có trách nhiệm, nghĩa là người có tài sản, mà thôi. Do đó, Vệ binh Quốc gia nguyên thủy vừa thiếu về số lượng, vừa chứa một tỷ lệ quá cao các nhà tư sản chỉ lo vun vén cho gia đình, nên không thể thành lập được một lực lượng quân sự hữu hiệu. Khi mối đe dọa vẫn chỉ đến từ bên trong, nó không gây khó khăn gilắm:người ta luôn có thể quy tụ những đám đông nhất thời ngoài phố để đối mặt những người lính còn trung thành với nhà vua. Sau tháng Bảy năm 1792, khi mối đe dọa trở thành họa xâm lăng, nước Pháp cần gấp một đội quân lớn và hữu hiệu. Đến lúc ấy người ta đã quên chuyện chống chủ nghĩa quân phiệt năm 1789, tính logic của "quyền mang súng" trong hiến pháp của Mỹ đã được chấp nhận rộng rãi, việc sở hữu súng đưỌC Coi như sự bảo đảm cho quyền tự do của công dân, người ta vội vã bãi bỏ (ngày 30 tháng Bảy) tiêu chuẩn sở hữu tài sản để trở thành thành viên của Vệ binh Quốc gia và phát lời kêu gọi năm vạn người gia nhập quân đội vốn đã có 15 vạn quân chínhquy ngày 12 tháng Bảy. Đầu năm 1793,30 vạn người được động viên, nếu không tình nguyện họ sẽ bị trưng tập, và vào ngày 23 tháng Tám, lệnh tống động viên được ban hànhvàoJOHN KEEGAN . 554buộc tất cả nam giới đủ sức khỏe thuộc quyền điều động của nước cộng hòa Pháp; trước đó đã có lệnh tích hợp quân chính quy và Vệ binh Quốc gia vào các lữ đoàn theo tỷ lệ một trên hai, quân chính quy uốn nắn cho quân tình nguyện cho đến khi họ thông thạo nề nếp.Đây là một kiểu quân đội hoàn toàn mới. Kỷ luật được áp đặt không phải bằng hình phạt thân thể (mặc dù những kẻ say sưa bị bắt uống nước đến đầy bụng) mà bằng các tòa án binh. Các sĩ quan được bầu chọn theo lề lối của Vệ binh Quốc gia; lương bổng cho những tình nguyện viên tham gia cách mạng đưỢC Cố định ở mức tương đối dư dật. Dưới áp lực chiến tranh, việc bầu chọn sĩ quan nhanh chóng bị bãi bỏ (1794) và các hội đồng kỷ luật bị cấm (1795), nhưng đến lúc đó sự biến đổi về mặt xã hội của quân đội đã đi quá xa đến mức không thể vãn hồi. Thôi thúc tình nguyện tòng quân thuở đầu ở những con người khả kính có lẽ đã vơi bớt, đặc điểm của các đoàn sĩ quan đã biến đổi không còn nhận ra được nữa. Vào năm 1789, hơn chín mươi phần trăm sĩ quan là quý tộc (phải thừa nhận rằng đấy thường khi là những quý tộc rất tầm thường, danh hiệu trong quân ngũ của họ hầu như chỉ ban cho họ vị trí xã hội ưa thích mà thôi) thì vào năm 1794 chỉ còn lại ba phần trăm. Các vị trí còn trống được các công dân giành lấy, hoặc thông thường hơn là các cựu hạ sĩ quan của các trung đoàn hoàng gia mà nay được Cách mạng thực sự dành cho một "binh nghiệp trọng tài năng"; trong số hai mươi sáu vị thống chế của Napoléon, có Augereau, Lefebvre, Ney và Soult từng là trung sĩ trước năm 1789. Đáng nói hơn nữa, Victor trước đó là sĩ quan quân nhạc và ba vị thống chế khác trước đó từng là binh nhì: Jourdan, Oudinot và Bernadotte (người chẳng kém gì các tướng lĩnh của Alexander xưa, sau này trở thành vua của Thụy Điển). Đây là những người rất có năng lực nhưng không được quân đội chế độ cũ trọng dụng, đến năm 1782, cấp sĩ quan chỉ được phong cho các ứng viên có ông cố thuộcgiới quý tộc mà thôi. Được huấn luyện vào quân đội, họ dựa vào niềm tự tin có được nhờ cuộc giải phóng xã hội năm 1789 để trở thành các nhà chỉ huy lỗi lạc.Thế nhưng cấp thống chế dưới thời Napoléon cũng có những người đã giữ chức vụ cao từ trước năm 1789. Marmont, giống như bản thân Napoléon, tốt nghiệp trường pháo binh của Louis XIV tại Metz, trong khi Grouchy đã phục vụ trong hàng ngũ Vệ binh Scotland (vốn là lực lượng Varangian trong triều đình của dòng họ Bourbon). "Binh nghiệp trọng tài năng cũng có nghĩa là tài năng của sĩ quan quân đội hoàng gia sẵn sàng phục vụ Cách mạng được thêu dụng, kể cả những kẻ tùng bỏ nước ra đi song đã quay đầu lại. Đến năm 1796, khi Bonaparte bắt đầu vung lưỡi gươm thần tốc của mình chống lại các vùng lãnh thổ của hoàng tộc Habsburg ởÝ thì quân đội Cộng hòa Pháp đúng thực là một đội quân hỗn hợp với nghĩa rộng nhất của từ này: bao gồm không chỉ quan chính quy cũ và cựu Vệ binh Quốc gia mà còn có các sĩ quan từ nhiều đội quân truyền thống khác, cùng hợp nhất lại để phục vụ một nước Pháp mới, cùng khao khát những phần thưởng có thể có nhờ binh nghiệp thành công. Thắng thưởng là một phần, phần khác là cướp bóc, cả hai thứ đó sẽ có rất nhiều trong hai mươi năm kế tiếp. Đồng thời điều cấp bách là phải tìm ra phương cách để gạt bỏ tính kém dứt khoát trong kiểu chiến tranh bằng súng hỏa mai và lưỡi lê, đồng thời thổi vào cuộc đối đầu trên chiến trường giữa lực lượng cách mạng và chế độ cũ chính động cơ mà nhân dân đã lật đổ chính quyền vua chúa bằng ý chí của mình.Một phương cách đã bày sẵn. Kể cả quân đội hoàng gia cũng bị nhiễu loạn bởi sự kém dứt khoát của những trận đánh trong những cuộc Chiến tranh Bảy năm và chiến tranh giành quyền kế vị của Áo vừa xảy ra trước đó không lâu, nhiều sĩ quan quý tộc, đáng kể nhất là bá tước de Guibert, đã chủ trương đưa ra cải cách chiến thuật. Cũng như tất cả các nhân vật quân sự đương thời, Guibert ấn tượng sâu sắc trước thành tựu củaLỊCH SỬ CHIẾN TRANH .555Frederick Đại Đế người Phố: chỉ với một quân đội chính quy bé nhỏ có tinh thần kỷ luật cao, ông thường đánh bại quân đội của các nhà nước lớn hơn rất nhiều. Lối tiếp tiến hành chiến tranh lý trí một cách tàn nhẫn của Frederick phù hợp với tinh thần của thời đại: "Thời đại Khai sáng hay thời đại Lý trí đã khởi xướng ý tưởng rằng mọi thể chế của nhà nước phải hòa hợp với tinh thần và khát vọng của dân tộc". Guibert, một nhà quý tộc duy lý tiêu biểu, tin rằng sự tập luyện và đào tạo của người Phổ có thể biến đổi quân đội Pháp thành một công cụ hợp lý cho quyền lực nhà nước. Như nhiều người đương thời, ông phản đối phụ thuộc vào đội hình cũ gồm các xạ thủ súng hỏa mai đứng sắp hàng ngang - người ta vẫn thường cho rằng chỉ riêng hỏa lực của họ là đủ bẻ gãy sốc kháng cự của địch - và hối thúc thay đổi chiến thuật bằng cách sử dụng những khối quân lớn hơn mà sức nặng của nó sẽ đưa đến hiệu quả có tính quyết định. Vào năm 1789, trong cuộc tranh luận giữa "tuyến và khối" này, ông và các sĩ quan khác có cùng quan điểm đã thuyết phục được mọi người, nhưng cả ông lẫn những người kia đều không thể tiếp tục theo đuổi lập luận của mình đến cùng vì điều đó sẽ đòi hỏi họ phải chấp nhận rằng binh sĩ phải đồng nhất mình với nhà nước để phục vụ nó tốt hơn. Ông vẫn là người theo chính thể chuyên chế từ trong thâm tâm. Về mặt trí tuệ, ông đã nhắc lại ý tưởng về người lính-công dân, nhưng các định kiến xã hội của bản thân đã ngăn cản ông biến ý tưởng đó thành hiện thực.Cuộc cách mạng đã giải quyết mâu thuẫn đó. Gần như chỉ trong một đêm, nó đã dựng nên một quân đội công dân thực sự, thứ đã tìm ra trong các tranh cãi về chiến thuật của chế độ cũ giải pháp cho vấn đề mà nó sắp phải đối mặt trên chiến trường cùng các quân đội của các chế độ cũ đang tồn tại. Người ta đã tranh luận rằng các quân đội cách mạng đã chiến đấu theo những khối người dày đặc được yếm trợ bởi pháo binh di động tập trung cao vì tính chất nghiệp dư của những người lính công dân khiến các chỉ huy không có chọn lựa nào khác.Gần đây hơn, người ta thừa nhận tính năng cạn của quan điểm này: dù sao sự thay đổi vẫn đang diễn ra và các sĩ quancách mạngtích cực thúc đẩy sự thay đổi ấy. Nhưng điều đó không giải thích được tại sao những thay đổi đó có hiệu quả. Dưới quyền các tướng lĩnh như Dumouriez, Jourdan và Hoche, tất cả những khó khăn trước kia vốn khiến người ta không thể quyết định và cản trở sự vận động của quân đội kể từ thời các chuỗi thành lũy trang bị pháo vĩ đại được xây dựng tại các biên giới quốc gia trong thế kỷ 16 giờ đây tan biến như thể có phép lạ. Các đội quân Pháp tràn qua biên giới Bỉ, Hà Lan, Đức và Ý, vượt qua các đồn lũy không sụp đổ ngay khi họ tiến đến và giáng đòn quyết định vào quân Áo và Phổ tại bất cứ nơi nào họ cố ngăn chặn đường tiến quân như thác lũ của Pháp. Một phần thành công của quân Pháp là nhờ cái mà về sau đượC gọi là "đội quân thứ năm"; chẳng hạn, nhiều người Hà Lan luôn sẵn sàng tiếp đón cuộc Cách mạng và Cách mạng cũng chiếm được cảm tình của nhiều người tại Bắc Ý. Một phần là do quy mô đồ sộ của các đội quân cách mạng - năm 1793 đã tăng lên đến 983 nghìn người, vào thời điểm mà một trăm nghìn quân đã là một lực lượng khổng lồ rồi - và do họ không thèm đếmquyước hậu cần; các đồn lũy nhằm chặn đường tiếp tế bị mất tác dụng một khi vùng thôn quê chung quanh đầy rẫy binh lính muốn lấy gì thì lấy.Điều quan trọng hơn hết, thành công phát xuất từ chất lượng ưu việt của chính các đội quân cách mạng. Ít ra là khi mới thành lập chúng đã bao gồm những quân nhân thực sự quyết tâm, những người hết lòng phụng sự một nhà nước duy lý (kể cả dù bản chất thật của nó đã khiến những người duy lý còn sống sót từ thời đại Khai sáng hết sức lo âu) và được chỉ huy bởi các sĩ quan có phẩm chất cá nhân xuất sắc. Cho rằng họ không được huấn luyện đến nơi đến chốn thì có lẽ không đúng. Trong những năm 1793-1794, tập thể các sĩ quan mới đã hết sức nỗ lực huấn luyện cho cả cựu binh hoàng gia lẫn các đơn vị tình nguyện mới gia nhập; vào tháng Sáu 1793,cách mạngbáo cáo rằng "binh sĩ hồ hởi nỗ lực tập luyện không biết mệt mỏi... các binh sĩ cũ ngạc nhiên trướcxỉa đếnhai sĩ quanthao tác chính xác của các cầu tân binh tình nguyện" - trong khi pháo binh, vốn lúc ấy là tốt nhất châu Âu nhờ sự cách tân của Gribeauval, giữ lại nhiều sĩ quan cũng như các pháo thủ thuở đầu. Khi được đưa vào trận đánh, các đơn vị "hỗn hợp" chiến đấu tốt hơn địch, những kẻ vẫn còn mắc kẹt trong các thói quen tuân thủ mệnh lệnh thụ động và những chiến thuật rập khuôn mà người Pháp đã vứt bỏ.Đến năm 1800 phản ứng bảo thủ, đã cứu nguy cho cuộc Cách mạng trước các kẻ địch nước ngoài và bảo vệ nó ở quê nhà. Vị tướng trẻ Bonaparte đã vượt xa các đối thủ, mang lại cho Pháp những chiến thắng ở nước ngoài và cũng giáng đòn quyết định vào chủ nghĩa cực đoan trong nước trong cuộc đảo chính Brumaire vào tháng Mười một năm 1799. Quyền lực chính trị và quân sự rơi vào tay ông một cách tự nhiên. Trong năm 1802 và 1803, ông tiến vào một giai đoạn hòa bình mong manh với các kẻ thù của Pháp - Áo, Phổ, Nga, Anh - nhưng rồi lại thực hiện những cuộc chinh phục chớp nhoángnước ngoài với phạm vi càng xa hơn trong mười hai năm kế tiếp: chống lại Áo vào năm 1805 và 1809, Phổ vào năm 1806, cuối cùng là kết cục thảm họa ở Nga vào năm 1812. Chỉ vào những năm 1809-1814 ở Tây Ban Nha, các thống chế của ông phải chiến đấu chống lực lượng quân viễn chinh Anh có chất lượng cao dưới sự chỉ huy của quận công Wellington, với sự hỗ trợ của quân du kích khắp cả nước và được tiếp tế quân nhu từ Hải quân hoàng gia (từ chiến thắng tại Trafalgar, lực lượng hải quân này không có đối thủ trên biển) thì ông mới gặp kỳ phùng địch thủ. Đại quân của ông không còn là quân đội của Cách mạng, mặc dù còn nhiều sĩ quan và một số binh sĩ từ các chiến dịch oai hùng của những năm 1793-1796, nó đã trở thành công cụ của quyền lực nhà nước hơn là của ýthức hệ. Tuy vậy, đại quân vẫn còn đủ tinh thần cách mạng để làm nên những chiến thắng vĩ đại của Napoléon - trận Austerlitz (1805), Jena (1806) và Wagram (1809) - như là sự tiếp nối truyền thống thắng như chẻ tre ngày trước. Từ những hậu quả tàn khốc của chúng, Clausewitz, một cựu binh của cuộc phản công đầu tiên của quân Phố chống lại quân Cách mạng, người còn tiếp tục sống để chứng kiến sự bại trận của Napoléon vào năm 1815, đã dựng nên lý thuyết của mình cho rằng việc gắn chặt ý muốn của nhân dân vào các mục đích chiến lược mang "chiến tranh thực sự" đến gần với "chiến tranh đúng nghĩa" và ông tin rằng tiến hành chiến tranh rất cuộc là một hành động chính trị.Các ý tưởng của Clausewitz không phải hoàn toàn mới mẻ như chính ông đã tự nhận. Ông nói Machiavelli đã có một phán đoán rất sâu sắc trong các vấn đề quân sự". Đó là một lời khen lấy. Cuốn Binh pháp, được in trong hai mươi mốt ấn bản khác nhau chỉ riêng trong thế kỷ 16, là một văn bản mang tính cáchmạng vì nó là cuốn cẩm nang đầu tiên liên kết trực tiếp việc tiến hành chiến tranh với thuật trị nước. Các nhà trước tác cổ điển trước đó, như Philo, Polybius và Vegetius, chỉ bàn về việc nên kiểm soát các vấn đề quân sự như thế nào cho tốt nhất mà thôi. Machiavelli cho thấy với một quân đội được kiểm soát tốt - ý ông muốn nói một quân đội được tuyển mộ từ trong dân chúng chứ không phải gồm lính đánh thuê - thì người cai trị có thể giành được mục đích của mình như thế nào. Quân đội ấy có giá trị lớn lao đối với những người đứng đầu nhà nước: vào thời kỳ mà sự hồi sinh của nền kinh tế tiền tệ đã làm tiêu mòn nền tảng phong kiến xưa kia của việc tuyển quân, giờ đây họ rất đỗi lúng túng không biết làm thế nào xây dựng những quân đội tốt nhất và đáng tin cậy. Tuy nhiên, Machiavelli có những mục tiêu khá khiêm tốn. Ông chỉ tìm cách đưa ra lời khuyên cho những kẻ như chính ông, thành viên tầng lớp chính trị của các thành bang thời Phục hưnggiàu có. Những tham vọng tri thức của Clausewitz lại có phần hoang tưởng tự đại. Nhưngười gần cùng thời với ông là Marx, ông tuyên bố mình đã nhìn xuyên thấu cái thực tế nội tại và căn bản của hiện tượng mà ông lấy làm đề tài. Ông không định cho lời tư vấn; ông chỉ đưa ra cái mà ông khăng khăng cho là những sự thực không thể tránh được. Chiến tranh là sự tiếp nối của chính trị bằng các phương tiện khác và bất cứ chính phủ nào tự bịt mắt mình trước chân lý đó tức là tự chọn cho mình số phận diệt vong một cách nghiệt ngã trong tay một đối phương biết nhìn xa trông rộng.Do đó, vào giữa thế kỷ 19, chính quyền Phổ nhiệt tình áp dụng ý tưởng của ông, thông qua các học trò ông và những kẻ tin theo ông trong Học viện Chiến tranh và bộ tham mưu. Bàn về chiến tranh là một cuốn sách mang ngòi nổ chậm. Tuy nhiên, vào lúc quân đội Phổ chiến đấu giành quyền bá chủ ở Đức thì những tư tưởng của ông đã ngấm vào nó rồi, những chiến thắng giành được trong những năm 1866 và 1870-1871 đã đảm bảo từ đó trở đi tư tưởng của ông sẽ chi phối đường lối chính sách ngoại giao của đế quốc Đức mới. Bấy giờ, bằng một quá trình thẩm thấu không thể cưỡng lại được, tư tưởng ấy đã thấm qua toàn bộ thiết chế quân sự châu Âu, vào năm 1914, sẽ không sai khi nói rằng quan điểm của nó mang tính Clausewitz cũng giống như liên hiệp các phong trào xã hội và cách mạng của châu Âumangtính Mác xít vậy. Bởi phần lớn mục đích của Thế chiến thứ nhất đượC xác định bằng các tư tưởng của Clausewitz, nên sau chiến tranh, ông bị coi là nhà trí thức đã gây ra một thảm họa lịch sử. B. H. Liddell Hart, bấy giờ là nhà trước tác quân sự có ảnh hưởng nhất của Anh, đã bêu riếu ông là "Đấng cứu thế của đám đông" (Mahdi of Mass). Nay nhìn lại, ta thấy cách đánh giá như thế về ảnh hưởng của ông hình như là thổi phồng quá mức. Trước năm 1914, các ý tưởng của ông chắc chắn là có tác động mạnh mẽ đến việc các tướng lĩnh cho rằng cần triểnkhai số quân động để giành ưu thế trên chiến trường trong tương lai và việc sẽ phải gánh chịu tỷ lệ tổn thất cao; kết quả là các quân đội châu Âu đòi hỏi lượng lính nhập ngũ hằng năm ngày càng lớn hơn cho cả lực lượng dã chiến sẽ cung ứng một tuyến phòng vệ tức thời và lực lượng trừ bị để bổ sung cho số thương vong và lập các đơn vị mới. Nhưng các tướng lĩnh có đòi thêm quân thì cũng chẳng tác dụng gì, kể cả ở những nước áp dụng hệ thống cưỡng bách tòng quân đi nữa, nếu như bản thân nam giới không sẵn lòng đi lính. Trong lĩnh luôn luôn muốn có thêm quân và các nhà nước còn non trẻ và lịch sử chế độ công chức đầy rẫy những ví dụ về các kế hoạch tuyển quân vô tích sự và bị vứt bỏ. Ngay cả khi nhà nước có biện pháp nhận diện được những thanh niên đủ sức khỏe và nơi làm việc hoặc nơi cư trú của họ, như tất cả các nhà nước châu Âu đã làm vào năm 1914, thì kể cả lực lượng cảnh sát giỏi nhất cũng không thể đủ nhân lực để đưa toàn bộ nhóm người trong độ tuổi đến trại lính nếu họ phản kháng và xã hội nhìn chung bênh vực cho sự phản kháng của họ.Việc họ không phản đối và không được bênh vực nói cho chúng ta biết về điều hoàn toàn khác với lời rao giảng của những kẻ tin Clausewitz là kiến trúc sư của Thế chiến thứ nhất. Kiến trúc sư sáng tạo nên các công trình kiến trúc nhưng họ không thể quyết định các tâm thế. Họ phản ánh một nền văn hóa. Họ không thể tạo nên một nền văn hóa. Vào năm 1914, một tâm thế văn hóa hoàn toàn chưa có tiền lệ đã chế ngụ xã hội châu Âu, chấp nhận việc nhà nước có quyền đòi hỏi và mọi cá thể nam giới đủ sức khỏe thể chất đều có bổn phận thực hiện nghĩa vụ quân sự lẫn nhận thức rằng thực hiện nghĩa vụ quân sự tức là được rèn giũa về phẩm cách công dân; tâm thế ấy và phản đối sự phân biệt tự bao đời về mặt xã hội giữa người chiến binh - như một người bị tách riêng ra bởi vì cấp bậc hoặc chẳng có cấp bậc gì - với những người còn lại, coi đó như một định kiến lỗi thời.Có nhiều thứ chống lại tâm thế này, đáng chú ý là niềm tin vào sự tiến bộ nhân văn của thế kỷ 19, trong đó sự thịnh vượng ngày càng tăng và sự mở rộng của các chính phủ hiếnLỊCH SỬ CHIẾN TRANH . 561định theo tinh thần tự do là những dấu mốc quan trọng. Sự hồi sinh mạnh mẽ của cảm thức tôn giáo, một phản ứng trước tính vô thần của cả cuộc cách mạng lẫn những đòi hỏi của khoa học hòng giải thích vũ trụ - dù khoa học đó bảo trợ cho thịnh vượng - cũng chống lại tâm thế đó. Tuy thế, tinh thần lạc quan và đạo đức phản đối bạo lực đã không thể áp đảo các thế lực khác đang gấp rút quân sự hóa đời sống châu Âu.OHIOPENNSYLVANIANEW JERSSMARYLANDINDIANDELALWashingtonSống MissourSt. Louis ILLINOISLouisvilleTAY VIRGINIASông OhioRichmondSong OhioMISSOURIKENTUCKYVIRGINIATENNESSEEBÁC CAROLINAARKANSASChattanoogaNAM CAROLINAJOHN KEEGAN 562Sông MississippiAtlantaALABAMACharlestonVicksburgSavannahGEORGIAMISSISSIPPI250 LàmNội chiến Hoa Kỳ, 1861-1865: Các đường ray và các con sông chínhFLORIDAHợp chủng quốc Hoa Kỳ là quốc gia ít bị quân sự hóa nhất trong các xã hội phương Tây vào giữa thế kỷ và là quốc gia đầu tiên nhận ra nguy cơ của trào lưu đó. Khi rơi vào cuộc nội chiến năm 1861, cả hai miền Nam và Bắc đều không tiên liệu một cuộc xung đột kéo dài. Mỗi bên vội vã gom góp các đội quân nghiệp dư tiến ra chiến trường với hy vọng chiến thắng nhanh chóng. Không bên nào nghĩ tới việc tổng động viên sức người hay năng lực công nghiệp. Thực ra, miền Nam chẳng có được bao nhiêu năng lực công nghiệp để mà huy động. Cả hai bên đều nhận thấy,mình bị dồn vào thế phải mở rộng quân đội để giành lấy phần chiến thắng mà tài thao lưỌC của các tướng lĩnh không đạt được thông qua sự áp đảo vềquân số. Rốt cuộc, miền Nam huy động gần một triệu quân, miền Bắc thì hai triệu, từ một dân số ba mươi hai triệu người trước chiến tranh; như chúng ta đã thấy, tỷ lệ dân số tham gia quân sự chiếm mười phần trăm là mức tối đa mà một xã hội Có thể chịu đựng được trong khi vẫn tiếp tục hoạt động ở mức hiệu quả bình thường. Miền Nam có thể tăng cường nhân lực quân sự bằng cách lấy thêm các trai tráng khỏe mạnh trong số bốn triệu nô lệ, nhưng tính chất chiếm hữu của hệ thống nô lệ miền Nam, thứ mà nó đã lao vào chiến tranh để bảo vệ, đã khiến một mưu tính như thế không khả thi. Miền Bắc huy động các nguồn lực kinh tế vượt trội của mình: một đội hải quân và thương thuyền hàng hải lớn hơn, một hệ thống đường sắt dày đặc hơn nhiều, ngay từ đầu đã có thể phong tỏa miền Nam và vận chuyển quân đội đến các điểm dễ bị tấn công ở miền Nam. Đến năm 1863, miền Bắc đã chia cắt miền Nam thành hai phần và năm 1864 đã bao vây từ tây sang đông khu vực sản xuất phong phú nhất của miền Nam. Tuy vậy, ưu thế tiếp vận hậu cần không thể giúp miền Bắc thắng cuộc chiến tranh chừng nào binh sĩ miền Nam còn dốc lòng chiến đấu và có thể tìm thấy những phương tiện ít ỏi nhất để chiến đấu. Do đó, những trận đánh vào năm 1864 cũng đẫm máu như trong những năm 1862-1863. Người miền Nam chiến đấu ngoan cường để bảo vệ vùng quê nhà của họ cũng như họ đã chiến đấu trong trận tấn công quân miền Bắc tại Gettysburg. Tổn thất cho cả hai bên trong cuộc chiến đấu tàn khốc chưa từng có này là hết sức to lớn. Vào tháng Tư năm 1865, khi vòng vây siết chặt của miền Bắc đối với miền Nam cuối cùng thắng lợi, 620.000 người Mỹ đã chết là hậu quả trực tiếp của chiến tranh, nhiều hơn tổng số người Mỹ chết trong hai cuộc thế chiến, Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam cộng lại.Hậu quả về cảm xúc của chiến tranh đã khiến vài thế hệ người Mỹ miễn nhiễm trước sự lãng mạn dối trá của những bộ quân phục và trại huấn luyện quân sự. Dù vậy, cảnh tượng những đội quân lớn không chuyên được làm cho hiện ra như phép thần mà chiến tranh phô bày đã cổ vũ tinh thần "tìnhLỊCH SỬ CHIẾN TRANH . 563JOHN KEEGAN . 564nguyện" của những kẻ muốn trở thành người lính-Công dân ở các nơi khác, đáng kể là ở Anh, và nó cũng hợp thức hóa việc ngày càng mở rộng nguồn quân dự bị ngoài độ tuổi tòng quân Đức, Pháp, Áo, Ý và Nga.Chủ nghĩa dân tộc đang lên cao của những nhà nước như thế có động cơ mang tính quân phiệt, trong khi ở nước ngoài, chủ nghĩa dân tộc lại được nuôi dưỡng bằng chủ nghĩa đế quốc thành công. Cho dù trong giai đoạn từ 1815 đến 1914 châu Âu lục địa hiếm khi xảy ra chiến tranh - tuy có những cuộc xung đột quốc tế những năm 1848-1871 và một loạt nội chiến, giai đoạn này sẽ vẫn được miêu tả là thời kỳ "hòa bình vĩ đại" - các quân đội và hải quân châu Âu hoạt động liên tụcẤn Độ, châu Phi và Trung và Đông Nam Á và các chiến dịch thắng lợi nhỏ về quy mô nhưng kết quả tốt đẹp mang lại thỏa mãn lớn lao cho các quốc gia bảo trợ chúng. Thế nhưng có lẽ cảm xúc mạnh mẽ nhất đáp ứng sự hài lòng của công chúng đối với tiến trình quân sự hóa là sự hấp dẫn của chính tiến trình đó. Lời tuyên bố quyền bình đẳng đã mang đến cho Cách mạng Pháp một trong những sự hấp dẫn khó cưỡng nhất. Sức hấp dẫn ấy có gốc rễ từ sự đồng nhất hóa quyền bình đẳng mang vũ khí và cài vào ý thức của người châu Âu cái ý tưởng rằng phục vụ như một quân nhân khiến cho người ta càng xứng đáng là một công dân hơn. Cách mạng đã tiêu diệt hẳn tình trạng lính đánh thuê và cũng triệt tiêu luôn đòi hỏi độc quyền lãnh đạo và ra lệnh của tầng lớp chiến binh cũ. Các quân đội nổi lên từ những cuộc chiến tranh cách mạng và đế quốc Pháp được coi là công cụ để gắn kết xã hội và thậm chí tạo sự bình đẳng xã hội - có lẽ theo một cách vô căn cứ vì tầng lớp chiến binh cũ vẫn ngoan cố bảo vệ yêu sách còn sót lại của họ về quyền bổ nhiệm. Trong các quân đội, những người trai trẻ có năng lực thuộc tầng lớp trung lưu có thể kỳ vọng được thăng cấp và qua đó có được chỗ đứng trong xã hội; còn tất cả những người trẻ tuổi, bằng cách khoác lên người bộ quân phục, có thể trưng ra cái phù hiệu chứng tỏ họ được chấp nhận đầy đủ như một thành viên trong cộng đồng. Trước đó, lính đánh thuê và lính chính quy, bị coi là có thânphận thấp hèn; trái lại, cưỡng bách tòng quân nói chung thì được người ta kính trọng thậm chí được dành cho chân trời rộng mở. Như William McNeill đã viết, "nghe có vẻ nghịch lý nhung thoát khỏi đời tự do thường là một sự giải phóng thực sự, nhất là những thanh niên sống trong những điều kiện thay đổi rất nhanh chóng, những người còn chưa có khả năng đảm nhiệm những vai trò của người hoàn toàn trưởng thành."Phán xét này hàm ý rằng có phần nào đó trẻ con trong sự tán thành nồng nhiệt của châu Âu đối với khuynh hướng quân sự hóa, mà có thể như thế thật. Nếu vậy thì đó là tính khí trẻ con của một đứa trẻ biết suy nghĩ. Những kẻ khôn khéo và các chính phủ có trách nhiệm tìm được những lập luận dài dòng để biện minh cho mình. Báo cáo của Hạ nghị viện Pháp về việc tăng mạnh cưỡng bách quân dịch trong năm 1905 nhằmmục đích gia tăng hơn nữa quy mô quân đội, đượC mở đầu như sau:Các ý tưởng quân sự về một nền dân chủ cộng hòa vĩ đại phải được gợi hứng từ chính những ý tưởng cao cả của Cách mạng Pháp: và sau hơn một trăm năm, khi nhà lập pháp có thể yêu cầu tất cả công dân - không phân biệt giàu nghèo và trình độ học vấn - hãy vui lòng dành ra khoảng thời gian như nhau để phụng sự đất nước mình, không có ngoại lệ và không có một loại đặc quyền nào cả, thì đó là bằng chứng rằng tinh thần dân chủ đã một lần nữa lại gắn kết với thời đại. 2)Nghị viện của nền dân chủ tiên tiến nhất của lục địa đã nói như thế tại Kinh đô Ánh sáng chín năm trước khi việc tạo ra các quân đội công dân quy mô lớn bộc lộ những hậu quả hiển nhiên. Vào ngày 3 tháng Tám năm 1914, ngày thứ ba của Thế chiến thứ nhất, hiệu trưởng các trường đại học ở Bavaria (Đức) cùng nhau kêu gọi sinh viên:Hỡi các sinh viên! Các nữ thần thi ca đã im tiếng. Vấn đề hiện naylà chiến tranh, chúng ta buộc phải chiến đấu cho nền văn hóa Đức đang bị những kẻ man di từ phương Đông đe dọa, và cho các giá trị Đức mà kẻ địch ở phương Tây ganh ghét. Và như thế furor teutonicus lại bùng lên thành ngọn lửa. Nhiệt tình của các cuộc chiến tranh giải phóng đã bùng lên, và cuộc chiến tranh thần thánh bắt đầu.(2)Trong lời kêu gọi lạ thường này của nhóm các giáo sư hàng đầu ở Đức, những người chỉ phải ganh đua giành vị trí hàng đầu với các sĩ quan của Bộ Đại Tham mưu trong xã hội Đức, nửa tá những yếu tố, phần bị vùi kín, bán sơ khai hoặc hoàn toàn sơ khai trong kinh nghiệm tiến hành chiến tranh cổ xưa của nhân loại đã hiển hiện. Lý trí và học vấn bị gạt sang một bên (các nữ thần thi ca đã im tiếng"). Nỗi kinh hoàng từ thảo nguyên ("bọn man rợtừ phương Đông" ở đây là người Cossack Nga) đưỢC gợi lại. Quá khứ man rợ của chính người Đức (furor teutonicus, vốn từng lật đổ nền văn minh cổ điển, thứ mà phần lớn nền học vấn Đức đều phỏng theo) bỗng nhiên lại được tôn vinh. Lời kêu gọi thánh chiến - vốn là một ý tưởng của Hồi giáo, không phải của Thiên Chúa giáo hay thậm chí của phương Tây - được phát ra với chữ ký của những người chắc chắn là có chung niềm tin phổ biến của châu Âu rằng thành tựu của đạo Hồi là để gieo rắc sự thối nát mục ruỗng ở bất cứ nơi đâu kinh Koran được đem ra dạy dỗ.Những sự trái ngược đó không hề được các sinh viên đại học của Bavaria - hay của Đức - nhận ra. Dù không được huấn luyện (đạo luật cưỡng bách tòng quân cho họ được miễn quân dịch cho đến khi tốt nghiệp), hầu như toàn bộ họ đã tự nguyện thành lập quân đoàn XXII và XXIII mới, và chỉ sau hai tháng tập tành, tháng Mười năm 1914 họ bị tung ra chiến trường đánh nhau với lính chính quy của Anh gần Ypres, Bỉ. Hậu quả là một sát những con người vô tội (tiếng Đức gọilà Kindermord bei Ypern")) - ngày nay người ta còn nhìn thấy một đài kỷ niệm ghê rợn về chuyện này. Trong nghĩa trang Langemarck, dưới bóng một ngôi đền thờ trang trí bằng huy hiệu của các trường đại học Đức, thi hài của 36 nghìn thanh niên được chôn chung một huyệt, tất cả đều bị giết trong ba tuần chiến đấu, con số đó gần như bằng số lính Mỹ tử trận trong bảy năm chiến tranh ở Việt Nam.SÚNG ĐẠN VÀ NỀN VĂN HÓA PHỤNG SỰ CHUNGMột gã sống sót từ trận Langemarck - một kẻ khác thường trong số các đồng đội học cùng đại học, do tính khí bất thường khiến anh ta không được học cao hơn - là Adolf Hitler. Anh ta đã tỏ ra là một người lính mẫn cán và tiếp tục phục vụ cho đến khi chiến tranh chấm dứt tuy nhiều lần bị thương. Sự sống sót của anh ta cũng làm anh ta trở thành một kẻ khác người. Trung đoàn của Hitler, trung đoàn trù bị 16 Bavaria, nổi lên từ sau trận đánh một tháng ở chiến tuyến Ypres với chỉ 611 người trong số 3.600 lính lúc ban đầu là còn lành lặn. Chỉ trong vòng một năm, gần như chẳng còn lại một mống nào. Những danh sách thương vong dài dằng dặc lúc bấy giờ là bình thường trong tất cả đơn vị chiến đấu của các quân đội tham chiến. Họ ghi nhận một sự đổ máu chưa có tiền lệ về hai phương diện: tổng số người tổn thất, trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc chiến, là cao hơn bất cứ con số nào người ta từng biết trước đó, mức độ tổn thất, tính trên phần trăm nhân lực tham chiến, cũng không có tiền lệ, vì trước đó chưa bao giờ có tỷ lệ dân số tham gia chiến đấu nào cao đến như thế. Thật khó mà phân loại những con số thương vong; như bất cứ sử gia quân sự nào cũng biết, chúng là một vũng lầy mà các học giả càng vùng vẫy thoát ra thì càng lún sâu hơn. Với những thời kỳ chưa có kiểm tra dân số, nghĩa là với tất cả các giai đoạn trước thế kỷ 19, người ta không có con sốchính xác về dân số, cho nên kể cả nếu có thể dựa vào các ước lượng về quân số của quân đội, vốn thường hiếm khi tin cậy được, vẫn khó lòng quy số liệu báo cáo về tổn thất trong trận đánh, lại cũng thường khó tin cậy được, thành con số tiêu biểu cho tỷ lệ xác thực về nhân lực quân sự của một quốc gia tham chiến. Chẳng hạn, thông thường người ta chấp nhận rằng Cộng hòa La Mã tổn thất năm vạn trong số bảy vạn rưỡi quân giao chiến tại Cannae, song chúng ta không biết được tổng số nhân lực quân sự của La Mã là bao nhiêu trong thế kỷ 3 TCN nên không thể so sánh được quy mô của thảm họa đó với thảm họa của trận chiến trong rừng Teutoburg vào thế kỷ thứ nhất.Tuy vậy, có thể áng chừng khá chính xác rằng trước khi người ta áp dụng cưỡng bách tòng quân, quân số của quân đội ở tất cả các nhà nước có tổ chức chỉ là một phần nhỏ so với tổng số dân - ở Pháp vào năm 1789 là 156.000 quân trên 29.100.000 dân (mặc dù tổng động viên vào năm 1793 đã làm Con số này tăng lên 983.000); chúng ta cũng biết rằng tổn thất trong trận chiến rất hiếm khi vượt quá mười phần trăm số quân tham chiến; và cuối cùng trong chiến tranh, các trận đánh chẳng phải là thường xuyên xảy ra (từ năm 1792 đến năm 1800, Cộng hòa Pháp chỉ đánh năm mươi trận cả trên bộ lẫn dưới biển, hay sáu trận một năm, một con số rất cao theo tiêu chuẩn thời trước đó). Như thế, chúng ta có thể kết luận rằng vào bất cứ thời gian nào trước thế kỷ 19, tin tức về thương vong trong trận đánh là một bi kịch gia đình tương đối hiếm hoi. Các trận đánh của Napoléon, chiến đấu bằng các lực lượng lớn bằng lực lượng của toàn bộ quân đội Pháp thời chế độ cũ, khiến cho xác suất thương vong tăng cao hơn. Tại Borodino (1812), chiến thắng kiểu Pyrric của ông bên ngoài Moscow khiến 28.000 trong tổng số 120.000 quân thiệt mạng, trong khi tại trận Waterloo, một trận đánh mà phương pháp thống kê chính xác có thể được áp dụng hầunhư lần đầu tiên, ông mất 27.000 trong tổng số 72.000 quân, quận công Wellington mất 15.000 trong tổng số 68.000 quân.Con số từ cuộc nội chiến của Mỹ (những con số đáng tin, lấy từ sổ trả hưu bổng cho quả phụ của những người lính tử trận) cho thấy xu hướng đi lên: chừng 94.000 trong tổng số 1.300.000 quân của Liên minh miền Nam đã chết trong bốn mươi tám trận đánh lớn trong cuộc chiến tranh bốn năm và khoảng 110.000 trong số 2.900.000 quân của Liên bang miền Bắc đã tử trận. Mức độ tổn thất lớn hơn của Liên minh miền Nam, khoảng bảy phần trăm so với ba phần trăm của miền Bắc, được giải thích là do những yếu tố như mức đào ngũ thấp hơn và các đơn vị của quân đội nhỏ hơn này giao tranh thường xuyên hơn. Khoảng 200.000 thanh niên tử trận trong bốn năm, tính trên số dân 32 triệu người vào năm 1860, để lại một vết thương tình cảm khiến cuộc chiến mãi mãi bị ô danh trong lòng nước Mỹ; nỗi đau xót này còn nhân thêm với cái chết vì bệnh tật hay vất vả khó khăn của 400.000 người nữa.(2)St. PetersburgNAUYTHỤY ĐIỂNChâu Âu, Thế chiến thứ nhất, 1914-1918 Cac tin tuyến và các đường xe lửa chiến lượcMoscowNGACHÚ THÍCHDAN MACH6 tri tuyển |ve mặc áo gian Cac donge la Chain LucRantLƯỚI 4G QUỐC ANHBerlinLondonBrusselsCologneWarsawFrankfurtKievLe Harve2212CracowParisDUCDijonViennaPHÁPTHỤY SĨ.BudapestAO HUNGBelgradeDAHA| BÀI 4 | NHÀSERBIA SoliaMONTENEGROPUNGARTantinopleALBANIITHỐ NI || KY| | APJOHN KEEGAN . 570Vào năm 1914, các quân đội đã được giải tỏa khỏi tai họa lâu đời là bệnh tật, vốn cho đến lúc đó vẫn luôn là tác nhân chết chóc chính: Cuộc chiến tranh Boer (1899-1902) là cuộc chiến cuối cùng mà trong đó Anh phải chịu tổn thất vì bệnh tật nhiều hơn vì tên đạn. Tuy vậy, nó cũng làm cho danh sách thương vong càng nặng nề hơn. Cuộc sống quân ngũ đã trở nên lành mạnh, tân binh được giáo dục trong một môi trường sức khỏe cộng đồng được cải thiện, được ăn uống sản phẩm của nền nông nghiệp cơ khí hóa, đượC giữ tình trạng sức khỏe tốt, thực ra, theo một khía cạnh nào đó, độ dài của các danh sách thương vong trong Thế chiến thứ nhất phản ánh trực tiếp sự giảm mức tử vong của trẻ sơ sinh và sự tăng tuổi thọ trong cuộc sống văn minh vào thế kỷ trước đó. Các dữ kiện đó kết hợp lại cho ta thấy số lượng người lao vào cuộc tàn sát cứ mỗi năm một tăng vọt lên. Vào tháng Chín năm 1915, quân đội Pháp tổn thất 1.000.000 người, một phần ba trong số đó tử thương, trong các trận tuyến biên giới - Marne, Aisne, Picardy và Champagne. Trong trận Verdun (1916), quân đội Pháp mất 500.000 người chết hoặc bị thương (kể theo tỷ lệ thông thường là một phần ba quân số) và phía Đức hơn 400.000; cũng trong năm đó, vào ngày 1 tháng Bảy, ngày đầu tiên của trận đánh trên sông Somme, quân đội Anh tử trận 20.000 người, gần bằng số quân thiệt mạng vì bị thương và bệnh tật trong toàn bộ cuộc chiến tranh Boer cộng lại.Vào năm 1917, quân đội Pháp tổn thất 1.000.000 người chết và sau cuộc tấn công thảm họa tại Champagne vào tháng Tư năm đó, một nửa các sư đoàn chiến đấu đã bất tuân mệnh lệnh tiếp tục tấn công. Sự kiện này được mô tả một cách hời hợt là binh biến, tốt hơn nên coi là một cuộc đình công quân sự quy mô lớn chống lại một chiến dịch mà xác suất thương vong là vô cùng lớn: khi cuộc chiến tranh chấm dứt, cứ mỗi chín lính Pháp trong các đơn vị chiến đấu thì có bốn người chết hay bị thương. Cuối năm đó, quân đội Ý - chính phủ Ý đã tham chiến chống lại Áo vào tháng Năm năm 1915 - cũng chịu tổn thất tương tự; sau khi bị thương vong mất 1.000.000 quân trong mười một cuộc tiến công vô tác dụng ở vùng núiAlps; trước sự phản công của Ảo-Đức, quân đội này sụp đổ và người ta đã không thể huy động lại được cho đến khi đình chiến. Quân đội Nga, số thương vong không được tính, vào lúc đó đã bắt đầu "ủng hộ hòa bình bằng chân" theo cách nói của Lenin. Thắng lợi chính trị của Lenin trong Cách mạng tháng Mười 1917 tại Petrograd đã không xảy ra nếu quân đội không nếm trải thảm họa quân sự tại Đông Phổ, Ba Lan và Ukraina, thảm họa đã làm tan tác các đơn vị mà chính phủ lập hiến sử dụng làm điểm tựa.Nhìn lại những gì đã xảy ra, ta rất dễ rơi vào những cách giải thích máy móc cho bước nhảy vọt này về mức độ thường vong. Hỏa lực, của vũ khí của cá nhân và của súng máy và trọng pháo hỗ trợ, đã được nhân lên hàng trăm lần kể từ thời kỳ thuốc súng "kém dứt khoát" trong thế kỷ 18. Lúc đó người ta đã tính toán thấy rằng tỷ lệ tử vong vì đạn bắn (không kể trọng pháo) đã hạ xuống trong khoảng từ 1 trên 200 đến 1 trên 460. Tuy vậy, xạ thủ súng hỏa mai bắn nhiều nhất đượC ba phát mỗi phút, trong khi các lực lượng đối đầu nhau hiếm khi vượt quá năm chục nghìn quân; kể cả như vậy, thương vong phải chịu trong ít phút bắn nhau qua lại thường là đủ để khiến người bên này hay bên kia đâm hoảng loạn mà bỏ chạy về phía sau và gây hoảng loạn như thế chính là cách mà các chỉ huy sử dụng để hòng chiếm giữ trận địa." Vào năm 1914, người lính bộ binh bắn mười lăm phát đạn mỗi phút, một khẩu súng máy bắn 600 phát và một khẩu trọng pháo phóng đi hai mươi trái phá chứa đầy các viên bi thép. Khi người lính bộ binh ẩn nấp, phần lớn tác dụng của hỏa lực này bị hao phí, nhưng khi họ xông tới tấn công, hỏa lực có thể tiêu diệt một tiểu đoàn một nghìn quân chỉ trong vài phút. Đó là kinh nghiệm của trung đoàn Newfoundland thứ nhất vào ngày 1 tháng Bảy năm 1916, khi nhiều trung đoàn khác hầu như chịu tổn thất tương đương. Hơn nữa, bỏ chạy dưới cơn bão lửa nhưtrôi quaJOHN KEEGAN . 572thế cũng không thoát vì những người chạy trốn phải vượt qua một vùng sát thương của pháo rộng hàng trăm mét trước khi về lại được Công sự bảo vệ. Nếu đã bị thương, anh ta sẽ bị hỏa lực ghìm xuống đất, nơi anh ta không được ai chăm sóc cho đến khi không chịu đựng nổi nữa phải nhắm mắt xuôi tay.Mọi nỗ lực của giới chỉ huy cao cấp trong Thế chiến thứ nhất nhằm áp dụng các phương pháp gián tiếp từ nơi khác nhằm khai thông thế bế tắc mà hỏa lực mạnh gây ra lên chiến trường đều tỏ ra không hiệu quả. Đặc biệt, sáu mươi năm đãkể từ khi người ta thay tàu gỗ bằng tàu sắt, hoạt động của các hạm đội mang lại kết quả thật nghèo nàn so với những món tiền kếch sù người ta đã bỏ ra để xây dựng chúng. Như chúng ta đã thấy, các hạm đội tàu gỗ đã chứng tỏ chúng là Công cụ thành công đến độ phi thường của công nghệ thuốc súng châu Âu tại quê nhà cũng như trên những vùng biển xa. Với chúng, các nhà nước hàng hải ở châu Âu đã mang sức mạnh của mình đi đối chọi với các dân tộc xa xôi có sử dụng vũ khí thuốc súng song về mặt văn hóa hoàn toàn không đủ sức để trực diện chống lại các binh sĩ châu Âu.Trên các vùng biển châu Âu, các quốc gia có hải quân mạnh, trước hết là Anh, không những đã thiết lập sự thống trị lâu dài trên những trục đường mậu dịch và vùng hoạt động xung yếu mà còn nắm vững kỹ thuật cung cấp yểm trợ hiệu quả cho quân của họ trên đất liền, đặc biệt là thông qua phong tỏa và tiếp vận hậu cần. Chính là để nhằm các mục tiêu như thế mà trong thập niên đầu của thế kỷ 20, Đức đã thách thức Anh trong cuộc chạy đua đóng đại chiến hạm (Dreadnought), một cuộc đua trang bị hạm đội của họ bằng hàng tá tàu chiến lớn (vào năm 1914, Anh có 28 đại chiến hạm, Đức có 18) có khả năng tiêu diệt lẫn nhau từ tầm xa ngoài 32 cây số. Mong muốn của bộ tham mưu hải quân Đức là bắt thóp hải quân Anh tại một nơi bất lợi ở Biển Bắc, giáng cho quân Anh những đòn trí mạng, qua đó giành chiến thắng để tự do bứt thoát ra để nhập vào những trục đường mậu dịch trên Đại Tây Dương, tập kích để tiêu diệt nền thương mại của Anh. Các nỗ lực để thực hiện mục tiêu đó, đáng kể là tại trận Jutland (tháng Nămnăm 1916), bị thất bại và từ đó về sau, hải quân Đức co cụm lại trong căn cứ của mình. Hải quân Đức đạt được thành công lớn hơn với những trận chống phong tỏa của Anh bằng hạm đội tàu ngầm U-boat được phát triển nhanh chóng, áp dụng sách lược đánh chìm đối phương mà không cần báo trước vào năm 1917; nhưng cách này rốt cuộc bị thu hẹp khi Bộ hải quân Anh quay lại phương cách của thế kỷ 18, cho những đoàn thương thuyền chạy với tàu chiến hộ tống.Nỗ lực của Anh nhằm khôi phục chiến lược thủy bộ truyền thống của mình, bằng cách đó các lực lượng viễn chinh được hải quân yểm trợ và tiếp tế tại những nơi dễ lâm nguyở vùng biển tiếp giáp với địch, đã gặp phải một bất lợi nghiêm trọng tại điểm duy nhất họ bị tấn công là Gallipoli ở Thổ Nhĩ Kỳ (tháng Tư năm 1915). Lính phòng thủ Thổ Nhĩ Kỳ, mới vừa liên minh với Đức, bộc lộ hết lòng dũng cảm vốn đã làm châu Âu Thiên Chúa giáo phải kiêng dè từ ba trăm năm trước, đồng thời thể hiện họ đã tự mình nắm vững công nghệ mới về thuốc súng. Tại Gallipoli, hỏa lực trên bờ đã đánh bại sức mạnh mang tầm chiến lược ngoài biển.Rốt cuộc, sức mạnh chiến lược trên biển đã giúp ích lớn cho cuộc chiến đấu bằng súng đạn giữa quân Đồng minh và Đúc trên Mặt trận phía tây ở Pháp, chủ yếu bằng cách bảo đảm đường lưu thông an toàn qua Đại Tây Dương cho quân đội còn sung sức của Mỹ mà năm 1918 đã đến với đủ quân số để tạo nên nhuệ khí mới cho người Pháp vốn đã mất tinh thần và người Anh khi ấy đã nhụt chí. Lực lượng Mỹ mới đến này đã làm nản lòng quân Đức, vốn đã tổ chức năm trận tấn công "giành chiến thắng" vào mùa xuân hè, trận nào cũng phá vỡ những phòng ngự được hấp tấp dựng lên để ngăn cản bước tiến của họ. Vào tháng Mười năm 1918, rốt cuộc họ bắt đầu để lộ dấu hiệu mệt mỏi vì chiến tranh, điều cũng đã xảy ra với Pháp, Nga, Ý và cả Anh trong năm trước đó. Tất cả các đội hình bộ binh của họ, cũng giống như của đối thủ, đã hại lần thay đổi nhân lực ban đầu, đôi khi hơn ba lần, và mặc dù đạt được chiến thắng trước quân Nga ở Mặt trận phía đông, một loạt thành công trên những mặt trận khác và gần như đãLỊCH SỬ CHIẾN TRANH . 573đe dọa khiến các cường quốc phía tây phải đầu hàng, họ lại nao núng khi nghĩ rằng đang hy sinh vô ích. Vào tháng Mười, đối mặt với sự thật không thể chối cãi rằng họ đã vắt kiệt sức binh sĩ bộ tư lệnh cấp cao của Đức, liền xem xét khả năngngừng chiến.JOHN KEEGAN , 574Sự thật là tất cả các nhà nước tham chiến đều đã vắt kiệt sức binh sĩ của mình. Sự hành xác do họ tự gây cho mình chẳng kém gì do kẻ khác gây ra. Dân chúng các nước từng hào hứng tiếp nhận sự bùng nổ chiến tranh vào năm 1914 đã gửi con em mình ra mặt trận với niềm tin không những vào chiến thắng mà còn vào niềm vinh quang, hy vọng rằng việc con em họ trở về với vòng nguyệt quế sẽ biện minh cho tất cả niềm tin họ đặt vào nền văn hóa phụng sự chung và sự cam kết với giới chiến binh. Cuộc chiến tranh đã làm tan vỡ ảo tưởng ấy. "Mỗi người là một người lính", triết lý nền tảng cho chính sách cùng bách tòng quân đã dựa trên sự hiểu sai căn bản về tiềm năng của con người.Các dân tộc chiến binh có thể đã biến mỗi người thành một người lính, nhưng họ đã than trọng chỉ chiến đấu với điều kiện tranh xung đột trực tiếp hoặc lâu dài với kẻ địch, chấp nhân thoát khỏi giao chiên và rút lui là những hành động được phép và hợp lý nêu đối phương kiên quyết kháng cự, họ chẳng thèn ca ngợi lòng dũng cảm trong vô vọng và cần trọng trong việc sử dụng phương tiện vật chất để tiến hành bạo lực. Người Hy Lạp đã cho thấy một mặt trận dũng cảm hơn, nhưng dù đã đặt ra kiều đanh mặt đối mặt, họ vẫn không đua nguyên tắc tiền hàng chien tranh của mình lên đến mức đòi hỏi sự lột đồ kiều Clausewzlà hệ qua cần thiết của nó. Các hậu Liup châu Âu của họ cũng đã giới hạn các mục tàu khi tiến hành chiến tranh: người La Mã hạn chế mục đều ác vào việc cũng có nhu cầu vệu là đảm bảo một bên tr có thể bảo vệ xenền văn minh của họ và nghi: Từ ly quân sự của nam Trung Hoa cũng vậy trong khi nhi người kế vị La Mã đã chiến đấu, cầu không nghĩ Vềa là để tận huong cả quyền hạn và tinh thực đax karh vùng kính N Ire:trận đánh tranh giành quyền lực cũng thể hiện đặc điểm của chiến tranh giữa các nhà nước thời đại thuốc súng. Mặc dù các cuộc đấu tranh của họ bị những dị biệt tôn giáo thể hiện trong cuộc Cải cách làm cho nặng nề thêm, người dân theo đạo Tin Lành đã hành động nhằm thách thức các quyền hiện hữu hơn là đưa ra các quyền mới. Hơn nữa, không một ai trong những người tham gia các cuộc chiến này đã thuận theo niềm tin sai lạc rằng toàn thể nam giới phải bị huy động để theo đuổi đến cùng cuộc tranh cãi. Kể cả nếu điều đó là có thể theo nghĩa vật chất - trong khi cường độ lao động của nền nông nghiệp, chưa nói đến sự bất lực về mặt tài chính, không cho phép điều đó - thì không một xã hội nào trước năm 1789 lại cho rằng bất cứ ai cũng phải theo binh nghiệp. Ai cũng xem chiến tranh là việc quá tàn bạo đối với mình, trừ những kẻ mà, do địa vị xã hội, được nuôi dưỡng dành riêng cho chiến tranh hoặc bị đẩy vào thế phải nhập ngũ do thiếu địa vị xã hội; lính đánh thuê hay lính chính quy cũng như nhau: nghèo, không công ăn việc làm, thường là tội phạm bị xã hội ruồng bỏ và được cho là phù hợp với chiến tranh vì cuộc sống hòa bình không mang lại cho họ điều gì ngoài những khó khăn trong tự như trong chiến tranh.Những kẻ cần cù siêng năng, những người có tay nghề, những kẻ có học thức và những người có tài sản khiêm nhường được miễn phục vụ quân ngũ, điều này phản ánh một nhận thúc dễ hiểu rằng tính chất của chiến tranh gây hệ lụy như thế nào cho bản tính con người. Những khắc nghiệt của chiến tranh chẳng phải là thứ dễ hứng chịu đối với con người vốn Có những thói quen thoải mái, đều đặn và nhằm đến sự sinh Sôi. Trong cơn say sưa cào bằng mọi thứ, Cách mạng Pháp thô bạo gạt bỏ nhận thức này sang một bên khi tìm cách ban cho khối đa số những gì mà cho đến lúc đó vẫn là đặc quyền đặc lợi của một thiếu số - quyền tự do hoàn toàn về mặt pháp lý, thể hiện qua vị thế chiến binh của người quý tộc. Cách mạng làm như thế không phải hoàn toàn sai. Nhiều người khả kính có cha từng trốn lính thì nay lại chứng tỏ mình là những người lính tuyệt vời, ở cả hàng binh sĩ lẫn hàng chỉLỊCH SỬ CHIẾN TRANH . 575huy: Murat, người can trường nhất trong số các thống chế của Napoléon, trước đó từng đi học làm thầy dòng, Bessières đã là sinh viên y khoa, Brune là một biên tập viên báo chí. Đúng là chủng sinh trường dòng và biên tập viên báo chí cũng là xuất thân của Stalin và Mussolini, nhưng đó là con những kẻ có khí chất hung bạo trong thời đại về sau. Trong thời của họ, Murat, Bessières và Brune được coi là những nhà tư sản (bourgeois) đáng kính và cũng chỉ tình cờ mà tính khí của họ khiến họ phù hợp với kỷ luật và sự hiểm nguy của đời quân ngũ. Trong quân đội của Napoléon, họ vẫn là ngoại lệ, một trăm năm sau, họ sẽ không còn là ngoại lệ nữa. Các quân đội trong Thế chiến thứ nhất từ cấp bậc thấp nhất đến gần cấp bậc cao nhất là tập hợp các đại biểu của mọi tầng lớp và nghe nghiệp trong xã hội, những người không bị thương vong đã phục vụ hai, ba hay thậm chí là bốn năm trong quân ngũ mà không kêu ca phàn nàn. Nhưng 200 hay 300 phần trăm thương vong trong bộ binh, vượt ngưỡng một triệu người chết, sẽ đủ để làm rúng động tinh thần một quốc gia. Vào tháng Mười một năm 1918, Pháp đã tổn thất 1,7 triệu thanh niên trên dân số 40 triệu người, Ý mất sáu vạn trên dân số 36 triệu, đế quốc Anh mất một triệu lính trong đó 50 triệu dân của các đảo Anh đã mất 70 vạn người.Sự ngoan cố của Đức cho đến tận phút chót, bất chấp tổn thất hơn hai triệu người trên dân số 70 triệu trước chiến tranh, còn đáng chú ý hơn. Nước này đã trả cái giá về tinh thần, dù là bằng cách khác với các quốc gia thắng trận. Ở những nước này, người ta không thể chịu đựng những ước tính tổn thất quá cao thêm lần nữa. "Tôi bắt đầu dụi mắt trước viễn cảnh hòa bình", Cynthia Asquith, Con dâu của một cựu thủ tướng Anh, đã viết vào tháng Mười năm 1918: "Tôi nghĩ viễn cảnh ấy đòi hỏi nhiều can đảm hơn bất cứ gì từng xảy ra trước đây... cuối cùng ta sẽ nhận thức rõ rằng người ta chết không chỉ trong thời chiến? Dĩ nhiên, tháng Mười một năm 1918 đánhmůdấu thời điểm chấm dứt bốn năm ròng hàng triệu gia đình thấp thỏm lo sợ người phát thư đến của nhà mình với giấy báo tử, nhưng cảm nhận của Cynthia là đúng. Danh sách thương vong đã để lại những khoảng trống hầu như trong mọi gia đình và chừng nào những người này còn sống thì họ vẫn còn đau xót vì mất mát người thân. Thậm chí cho đến hômnay, cột báo "Tưởng nhớ của các tờ báo Anh vẫn còn đăng lời tưởng nhớ những người cha, người anh em đã chết trong chiến hào hay bỏ mình ở những nơi hoang vắng hơn tám mươi năm trước. Những vết thương lòng sâu hoắm như thế không thể được chữa lành khi người ta quên đi ký ức đau buồn. Chúng mung trong ý thức chung, và ý thức quốc gia của Anh và Pháp sau năm 1918, lại tấy lên khi người ta nghĩ đến việc lặp lại nỗi đau.Nước Pháp tìm cách dựng tường bảo vệ mình theo đúng nghĩa đen để tránh lặp lại nỗi đau chiến tranh, bằng cách xây dựng một hệ thống chiến hào bằng bê tông dọc theo biên giới với Đức; trong giai đoạn đầu, chiến tuyến Maginot, tốn kém (ba tỷ quan Pháp) tương đương với chương trình đóng Dreadnought của Anh vào những năm 1906-1913. Như một hạm đội tàu chiến khổng lồ bị kẹt trong đất liền, hệ thống này được dự trù ngăn chặn cuộc tấn công của bất kỳ quân đội Đức nào trong tương lai vào lãnh thổ Pháp - vì trên thực tế, Đức đã bị tước bỏ quân đội theo các điều khoản của hiệp ước hòa bình. Nước Anh đối phó với viễn cảnh một trận đại chiến khác với cùng sự ghê tởm như người Pháp, mặc dù không có tính thực tiễn như vậy. Vào năm 1919, với sự hối thúc của Winston Churchill, cựu bộ trưởng Bộ hải quân và bộ trưởng Bộ chiến tranh và Bộ không quân, nước này áp dụng một quy luật "với mục đích điều chỉnh các đánh giá [về phòng thủ], [ta phải giả định rằng tại bất cứ thời điểm nhất định nào sẽ không có một cuộc chiến tranh lớn kéo dài mười năm" và "quy luật mười năm này" được xem xét làm mới năm này qua năm khác cho đến năm 1932;kể cả sau đó, bất kể Hitler lên nắm quyền lực ở Đức vào năm 1933 và quyết tâm đảo ngược kết quả của Thế chiến thứ nhất, nước Anh vẫn không tiến hành biện pháp thực chất nào để tái vũ trang cho mãi đến năm 1937. Cùng thời gian đó, Hitler lại đưa ra cưỡng bách tòng quân khắp cả nước và bắt đầu tái tạo lại một nền văn hóa chiến binh trong một thế hệ thanh niên Đức mới.CÁC VŨ KHÍ TỐI HẬUĐối với Hitler, Thế chiến thứ nhất là "kinh nghiệm lớn nhất trong mọi kinh nghiệm".2) Như một thiểu số cựu chiến binh trong tất các quân đội, ông ta thấy sự phấn khích, thậm chí sự hiểmnguy của các chiến hào, khiến con người trở nên lớn lao, thực sự nâng cao con người. Lòng dũng cảm khiến ông ta được tặng nhiều huân chương và nhận được đánh giá tốt của các sĩ quan chỉ huy; còn việc được nhận vào một nhóm bạn bè chiến hữu, sau nhiều năm sống chui rúc như một kẻ thất cơ lỡ vận trên những khu phố nghèo mạt rệp thành Vienna, đã củng cố niềm tin nóng bỏng của ông ta vào tính ưu việt của quốc gia Đức so với tất cả các quốc gia khác. Và ông ta ôm trong lòng nỗi căm hờn dai dẳng vì nỗi sỉ nhục mà nước Đức phải chịu tại hội nghị Versailles: chính phủ Đức chấp nhận các điều khoản trong đó - bao gồm mất đất, giảm thiểu quân đội xuống còn 100.000 quân, tước sạch các tàu chiến hiện đại của hải quân và thủ tiêu hoàn toàn không quân - chỉ vì họ không có lựa chọn nào khác trước sự phong tỏa hải quân của Đồng minh cuối cùng đã đạt được kết quả mà nó từng không thể giành được trong những năm chiến tranh. Cơm giận dữ của Hitler được phụ họa thêm bởi cơn giận dữ của đông đảo các cựu chiến binh ủng hộ khi ông ta lên nắm quyền trong cánhcực hữu vào năm 1921, với các hạt nhân thuộc một đảng phái bán quân sự.Các đảng bán quân sự phát triển mạnh vào những năm 1920 trong hầu hết mọi quốc gia bại trận hoặc bị lừa phỉnh về kỳ vọng chiến thắng. Thổ Nhĩ Kỳ là một ngoại lệ: sau khi quân Đồng minh thủ tiêu đế quốc Ottoman ở Trung Đông vị cứu tinh quân sự Atatürk của nước Thổ Nhĩ Kỳ, đã lần đầu tiên xoay chuyển thành công dân tộc vốn chuộng chiến tranh đi theo một chiến lượC ôn hòa. Tại Nga, đảng Bôn-sê-vích chiến thắng trong cuộc nội chiến và đang thiết lập một chế độ, rồi sẽ vượt xa Cách mạng Pháp trong việc chi phối mọi khía cạnh đời sống dẫn từng hùng hồn tuyên bố về quyền bình đẳng. Ở Ý vào năm 1923, Mussolini - người đại diện cho tất cả những ai cảm thấy Anh và Pháp đã giành cho mình phần lớn chiến lợi phẩm một cách thiếu công bằng dù người Ý đã góp phần hy sinh xương máu tương đương - đã lật đổ chính phủ bằng một đảng mặc quân phục, bắt chước các thói quen quân sự, lưu đày hoặc giam giữ các đối thủ chính trị của mình và thiết lập lực lượng dân quân của chính mình trên vị thế ngang hàng với quân đội theo hiến pháp.Hitler ngưỡng mộ sâu sắc Mussolini, không ngớt so sánh ông ta với Julius Caesar; việc Mussolini sử dụng biểu tượng của quân đoàn La Mã, bao gồm cờ quân đoàn và cách chào kiểu "La Mã", được Hitler tiếp nhận cho nhóm cách mạng của chính mình. Tuy suy yếu vì bại trận, nhà nước Đức tỏ ra cứng cỏi hơn cả nhà nước Ý. Mưu toan đảo chính của Hitler vào năm 1923 dễ dàng bị cảnh sát Bavaria dập tắt; cảnh sát được sự hỗ trợ của một quân đội vốn không muốn thấy vai trò mang tính quốc gia của mình bị một đám diễu hành ồn ào giả trang quân đội Đức thách thức. Trong mười sáu tháng ngồi tù, Hitler suy ngẫm lại những sai lầm của mình và quyết định sẽ không bao giờ đối đầu trực tiếp với quân đội nữa. Thay vì đối đầu, trong khi ve vãn giới lãnh đạo quân sự và tiến hành tạo ra một khối dân quân mặc đồng phục "quân xung kích" (một lực lượng lên tới 100.000 người lớn bằng cả một quân đội - vào năm 1931), ông ta quyết định sử dụng quá trình bầucử để lên nắm quyền lực. Vào tháng Giêng năm 1933 ông ta gom góp được đa số phiếu, được lập làm Thủ tướng và bắt tay ngay vào các biện pháp được vạch ra để khôi phục nước Đức trở lại vị thế cường quốc quân sự trước kia, vào ngày 8 tháng Hai, ông ta bí mật thông báo cho nội các của mình rằng "năm năm tới phải quyết tâm làm cho nhân dân Đức có thể cầm vũ khí trở lại". (2) Năm kế tiếp, sau cái chết của vị tổng tư lệnh thời chiến, tổng thống Hindenburg, Hitler sắp xếp cho tất cả quân lính tuyên thệ cá nhân trung thành với ông ta như người lãnh đạo mới của đất nước (Führer,hay "Quốc trưởng"). Năm 1935, ông ta không thừa nhận hiệp ước Versailles vốn hạn chế quân đội Đức ở mức 100.000 quân, tái ban hành lệnh cưỡng bách tòng quân toàn quốc và ra sắc lệnh thành lập một lực lượng không quân độc lập; năm 1936, Hitler thường thuyết ký với Anh một hiệp ước Anh-Đức mới về hải quân cho phép ông ta chế tạo tàu ngầm U-boat, đồng thời đơn phương đưa quân Đức tái chiếm đóng và phi quân sự hóa Rhineland. Hitler đã tiến hành sản xuất xe tăng - vào tháng Giêng năm 1934 ông được Guderian, cha đẻ của lực lượng thiết giáp Đức, cho xem các mẫu thiết giáp bất hợp pháp tại Kummersdorf và đã hét tướng lên: "Đó là thứ tôi đang cần! Đó là thứ tôi đang muốn có!" - và vào năm 1935, ba sư đoàn thiết giáp được thành lập.3) Vào năm 1937, quân đội Đức có ba mươi sáu sư đoàn bộ binh và ba sư đoàn thiết giáp (năm 1933,Đức chỉ có bảy sư đoàn bộ binh). Cùng với quân trù bị, quân đội Đức lúc này đạt được lực lượng chiến đấu lên đến ba triệu quân, tức là sức mạnh quân sự tăng ba mươi lần trong khoảng thời gian bốn năm. Đến năm 1938, lực lượng không quân Đức có 3.350 máy bay chiến đấu (năm 1933 không có chiếc nào) và đang huấn luyện quân nhảy dù để thành lập lực lượng nhảy dù cho quân đội, trong khi lực lượng hải quân đưa ra một loạt siêu chiến hạm đầu tiên và đang lập kế hoạch đóng một tàu sân bay.Nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt việc tái vũ trang, không hải chỉ vì nó đưa ra một biện pháp thu hút giới trẻ thất nghiệp và sáp nhập vào lãnh thổ Đức cả vùng Rhineland cũng như một phần đất của Áo và các vùng nói tiếng Đức của Tiệp Khắc vào năm 1938, mà còn vì nó phục hồi lòng tự hào dân tộc của nước Đức. Với các nước thắng trận, cái giá của chiến thắng trong Thế chiến thứ nhất đã khiến nhân dân các nước đó quyết định sẽ không bao giờ gánh chịu như thế nữa, ở Đức, cái giá của bại trận dường như chỉ được biện minh nếu như kết quả có thể được đảo ngược lại. Mang trong mình đầy ắp niềm tin đó, Hitler, nhạy bén nắm bắt được lòng thù hận phổ biến này, dù nó được chôn giấu dưới lớp son của chủ nghĩa quốc tế vốn là triết lý chính thức của nhà nước Đức hậu đế quốc, và đã ra sức xúi giục nó trong suốt mười lăm năm kích động chính trị. Ông buộc tội phản quốc cho những người đã ký kết hiệp ước Versailles và những lời hô hào phục thù không ngừng nghỉ của ông ta được nhiều người hưởng ứng.Khi người Pháp củng cố phòng tuyến Maginot và người Anh khăng khăng từ chối tái vũ trang, thanh niên Đức hào hứng khoác lên mình bộ quân phục màu xám nơi chiến hào, phơi mình ra trước sự ngưỡng mộ của các Công dân như ông cha họ đã làm trong các thập niên trước năm 1914, khi quân đội nhập ngũ theo luật định là biểu tượng chính của tinh thần quốc gia Đức, và hăm hở với các xe tăng, máy bay chiến đấu và máy bay oanh tạc được đưa ra trình diễn. Viễn kiến của Mussolini về những gì nước Ý có thể làm được gợi cảm hứng từ nghệ thuật của chủ nghĩa vị lai", tương lai của nước Đức không chỉ là một khát vọng như ở nước Ý phát-xít thiếu tiền bạc, mà là một thực tế sục sôi. Vào năm 1939, xã hội Đức không chỉ được tái quân sự hóa mà còn tràn trề niềm tin rằng nó có đầy đủ phương tiện để khuất phục các láng giềng bạc nhược, những nước chẳng làm gì hơn ngoài những lời đầu môi chót lưỡi với triết lý "mỗi người là một người lính", và giành lại chiến thắng mà nước Đức đã bị tước đoạt bằng trò lừa phỉnh hai mươi mốt năm trưÓC.Tuyên bố gây chiến với Ba Lan, do đó với cả Pháp và Anh, ngày 1 tháng Chín năm 1939, Hitler nhắc lại công khaiLỊCH SỬ CHIẾN TRANH . 581W(1)hồi kết cục.kinh nghiệm chiến hào. Ông ta nói: "Tôi không yêu cầu người Đức làm nhiều hơn những gì chính tôi đã sẵn sàng thực hiện trong mấy năm chiến tranh [Thế giới thứ nhất]... Từ nay trở đi tôi chính là người lính đầu tiên của Đế chế. Một lần nữa tôi khoác lên người bộ quân phục thiêng liêng nhất và thân yêu nhất đối với tôi. Tôi sẽ không cởi nó ra chừng nào còn chưa nắm chắc chiến thắng trong tay, hoặc tôi sẽ chết trước khi đếnĐây là những lời tiên tri quái gở của một lãnh tụ chính trị, người sẽ tự sát sáu năm rưỡi sau đó khi bom đạn kẻ thù trút như mưa xuống hầm ngầm nơi ông ta trú ẩn trong thành phố Berlin đổ nát. Tuy nhiên, ngay từ đầu, bất cứ viễn cảnh bại trận nào cũng đều có vẻ hão huyền. Như mọi nhân vật nhà binh chuyên nghiệp thường làm khi đượã yêu cầu đưa kế hoạch vào hành động các tướng lĩnh của Hitler đã cảnh báo, rằng chiến thắng Ba Lan có thể sẽ không mau lẹ. Trong biến Cố này, bốn mươi sư đoàn của Ba Lan, không có thiết giáp, lọt trong vòng vây của sáu mươi hai sư đoàn Đức, trong đó có mười sư đoàn thiết giáp, và bị áp đảo sau năm tuần chiến đấu, lực lượng không quân Ba Lan với 935 máy bay, hầu như tất cả đều lỗi thời, bị quét sạch trong ngày đầu tiên. Gần một triệu quân Ba Lan bị bắt làm tù binh, hai trăm nghìn bị người Nga bắt. Trong một thỏa thuận mật với Hitler nhằm giải tỏa cho người Đức nguy cơ phải chiến đấu trên hai mặt trận như trong năm 1914, Nga đã chuẩn bị để xâm lăng Ba Lan và sáp nhập miền đông nước này một khi các chiến dịch diễn ra.Chiến dịch Ba Lan hé lộ các chiến thuật mới mà các lực lượng trên không và trên bộ của Đức được trang bị và huấn luyện. Được gọi là Blitzkrieg, "chiến tranh chớp nhoáng", một thuật ngữ của nhà báo nhưng rất gợi tả, chiến thuật này tập trung xe tăng của các sư đoàn thiết giáp vào một đội hình tấn Công kiểu phalanx, được yểm trợ của những đội hình máy bay ném bom như là "pháo binh bay", khi được điều đến đánh vào một điểm yếu trên một tuyến phòng ngự - kể ra thì điểm nào cũng yếu cả, theo định nghĩa, nếu bị tấn một lực lượng áp đảo đến thế - các máy bay này phá vỡ nó, càn quét tiếp để gây rối loạn tràn lan tiếp theo sau đó. Chiến thuật này cũng đã được Epaminondas áp dụng tại Leuctra, được Alexander dùng để đánh Darius tại Gaugamela và được Napoléon sử dụng tại Marengo, Austerlitz và Wagram. Tuy nhiên, Blitzkrieg đã đạt được kết quả mà các chỉ huy ngày trước không đạt được là bởi khả năng tận dụng thế thắng tại thời điểm xông lên tấn công bị tốc độ và sức chịu đựng của ngựa hạn chế, bất kể là ngựa được dùng làm công cụ sức mạnh hay làm phương tiện mang chỉ thị và báo cáo. Chiến xa không những dễ dàng vượt xa bộ binh mà còn có thể giữ nhịp độ tiến quân 48 cây số một giờ, thậm chí 80 cây số một giờ trong hai mươi bốn giờ không nghỉ chừng nào còn được tiếp tế nhiên liệu và phụ tùng thay thế; radio trên xe có thể giúp tổng hành dinh vừa nhận được tin tình báo, vừa chuyển mệnh lệnh với cùng tốc độ hành quân, một bước tiến mà trong cuộc chiến tranh này đượC gọi là "thời gian thực."Trong Thế chiến thứ nhất, người ta đã thử nghiệm dùng radio nhưng các radio thuở đầu cần nguồn điện rất lớn, chỉ hoạt động tốt trên biển. Máy thu phát được thu nhỏ đã giảm thiểu nhu cầu điện năng, cho phép người ta chế ra những radio đáng tin cậy để lắp đặt trong xe tăng hay trên xe chỉ huy, người Đức cũng đạt được thành công đáng kể trong việc Cơ giới hóa việc mã hóa tin điện báo, nền tảng căn bản cho một cuộc cách mạng về tấn công. Tính chất của nó được tóm lược trong nhận xét của tướng không quân Đức, Erhard Milch trong một hội nghị trước chiến tranh về chiến thuật Blitzkrieg: "Các phi cƠ oanh tạc sẽ tạo nên một dạng pháo binh bay, được hướng dẫn để phối hợp với các lực lượng mặt đất thông qua thông tin liên lạc tốt bằng radio... xe tăng và máy bay sẽ [theo sự bố trí của tư lệnh chiến trường]. Bí quyết thật sự là tốc độ - tốc độ tấn công thông qua tốc độ của thông tin liên lạc."(1)Những yếu tố cách mạng trong hình thức tấn công này• 584đã thuyết phục Hitler và các tướng lĩnh biết nhìn xa trông rộng hơn rằng không những Wehrmacht có thể đánh bại các quân đội địch ở phương Tây vốn vẫn còn được tổ chức theo lối quy ước mà còn chỉ phải chịu ít tổn thất hơn, nền kinh tế Đức không phải gánh phí tổn quá lớn của việc tập trung toàn lực vào phục vụ chiến tranh. Theo thiết chế quân sự Đức, chiến thắng của Đồng minh năm 1918 là do họ có khả năng tốt hơn để chiến đấu trong một Materialschlacht (trận chiến vật chất), qua đó lưu giữ cái ảo tưởng rằng người lính Đức chưa hề bại trận bao giờ. Như thế, chiến tranh bằng thứ vũ khí tương đối rẻ tiền Blitzkrieg, sẽ cho phép dân tộc Đức tận hưởng thành quả của chiến thắng mà không đòi hỏi hy sinh về tài chính như việc dốc toàn lực cho chiến tranh trước kia.Các kết quả của chiến dịch tháng Năm-tháng Sáu năm 1940 tại Pháp và các quốc gia vùng Thấp? có vẻ diễn ra đúng theo dự tính này. Tập trung quân và ém kỹ trong những khu rừng Ardennes phía bắc phòng tuyến Maginot, các sư đoàn chiến xa Đức phá vỡ các tuyến phòng ngự dã chiến của Pháp trong ba ngày giao tranh và thẳng tiến tới vùng duyên hải biển Manche tại Abbeville vào ngày 19 tháng Năm. Cuộc tiến quân này cắt quân Đồng minh làm hai, khiến phần quân tinh nhuệ nhất của Pháp và lực lượng viễn chinh Anh bị cô lập ở phía bắc, trong khi phía nam sâu trong nội địa nước Pháp chỉ được phòng thủ bằng các lực lượng hạng hai và không lưu động. Ở chiến đấu phía bắc bị loại bỏ vào ngày 4 tháng Sáu - hầu hết quân viễn chinh Anh được di tản bằng đường biển từ Dunkirk - trong khi mặt trận phía nam bị đánh thủng và bị quân Đức tràn vào ngày sau đó. Vào ngày 17 tháng Sáu, chính phủ Pháp xin đình chiến, cuộc đình chiến (cùng với cả Ý, là nước mới về phe với Đức) có hiệu lực vào ngày 25 tháng Sáu. "Cuộc chiến đấu lớn với Pháp chấm dứt", một sĩ quan trẻ của Đức viết, "nó đã kéo dài suốt hai mươi sáu năm". Cảm tưởngJOHN KEEGANcủa anh ta gần như phản ánh cảm tưởng của Hitler. Ngày 17 tháng Bảy, Hitler tổ chức lễ mừng chiến thắng ở Berlin, thăng cấp cho mười hai đại tướng lên hàng thống chế; ông ta đã có quyết định cho phục viên ba mươi lăm trong số một trăm sự đoàn lục quân để nền công nghiệp lấy lại nhân lực cần thiết hòng duy trì nền sản xuất hàng tiêu dùng ở mức độ thời bình.Do đó dường như trong mùa hè năm 1940, nước Đức sắp tận hưởng những thành quả tốt đẹp nhất: chiến thắng, kinh tế dồi dào và các chiến sĩ quay về với mái ấm gia đình. Để phòng ngừa xung đột tái diễn, Hitler ra lệnh giữ vững mức sản xuất vũ khí mới; số sư đoàn chiến xa tăng gấp đôi, số tàu ngầm U-boat được hạ thủy tăng lên và các mẫu máy bay tiên tiến được đưa vào giai đoạn sản xuất. Tuy vậy, không có lấy một chút đe dọa xung đột nào. Liên bang Xô viết bất động, hài lòng sáp nhập vào lãnh thổ của mình các vùng đất phía đông được dành cho họ theo thỏa thuận trước chiến tranh giữa Hitler và Stalin, đồng thời cung cấp cho Đức] đầy đủ nguyên liệu thô, vốn là một điều kiện cho việc sáp nhập đất đai đó. Anh quốc bị đẩy khỏi lục địa, nơi nước này đã bỏ lại hầu hết thiết bị quân sự nặng, bị tước mất phương tiện để mở đợt tấn công; cùng lắm là Anh hy vọng bảo vệ được các trục đường biển và không phận. Theo bất cứ tính toán hợp lý nào, Anh cũng phải tìm cách đàm phán hòa bình. Hitler tính toán đúng như vậy và ông ta đợi suốt tháng Sáu đến tháng Bảy để tiếp các phái đoàn đàm phán của Churchill.Chẳng có phái đoàn nào đến cả. Thay vì thế, chiến tranh xảy ra theo một diễn tiến khác. Hitler đã quay sang xem xét mức độ an toàn đạt được nếu để yên không chọc phá Liên Xô trên biên giới để ngỏ phía đông. Việc Liên Xô thiếu những đường biên giới tự nhiên và lại có những vùng đất rộng "xe tăng có thể hoạt động được" ở vùng thảo nguyên phía tây khiến nước này bỏ ngỏ trước Blitzkrieg trên quy mô rộng, một cuộc chiến tranh chóp nhoáng thành công sẽ cung cấp cho Đức nguyên liệu và các tài nguyên công nghiệp để trở thành cường quốc thống trị châu Âu, vĩnh viễn không ai đụng tới được. Nếu Anh thỏa thuận đình chiến thì không một cuộcLỊCH SỬ CHIẾN TRANH . 585chiến tranh chớp nhoáng nào như thế được tung ra, vì điều đó sẽ ngăn chặn nguy cơ rốt cuộc Hoa Kỳ có thể can thiệp vào châu Âu như nước này đã làm vào năm 1917 để đảo ngượC cán cân quyền lực. Tuy nhiên, Anh tỏ ra ngoan cố, kể cả khi Đức tấn công toàn lực dồn dập bằng không quân xuống nước Anh vào tháng Tám. Do đó, trong khi Hitler chờ xem không quân phòng vệ của Anh có thể kháng cự được bao lâu, ông ta quyết định ngưng cho phục viên các sư đoàn đã tham chiến ở trận đánh Pháp và bắt đầu triển khai các đội hình chiến xa về phía đông để đề phòng.Nhìn lại, ta phải thấy Hitler là một nhà lãnh đạo chiến tranhnguy hiểm nhất từng gây đau khổ cho nền văn minh vì nhãn quan của ông ta kết hợp ba niềm tin bổsungcho nhau một cách man rợ, ba thứ vốn xuất hiện đơn lẻ nhưng chưa từng được kết hợp trong tâm trí một người duy nhất. Ông ta bị ám ảnh bởi kỹ nghệ tiến hành chiến tranh, đắc ý về việc mình thông thạo nó đến từng chi tiết và luôn tin chắc rằng vũ khí ưu việt có thể mang lại chìa khóa cho chiến thắng; về điều này ông hoàn toàn đối lập với truyền thống của quân đội Đức vốn đặt lòng tin vào sức mạnh chiến đấu của người lính Đức và tài năng chuyên môn của bộ tham mưu. ông ta cũng tin tưởng vào tính ưu việt của giai cấp chiến binh và các thông điệp chính trị gửi cho nhân dân Đức chứa đựng nội dung tàn bạo về chủng tộc. Cuối cùng, ông ta là môn đệ thuần thành của Clausewitz: ông ta thực sự thấy chiến tranh là sự tiếp nối của chính trị và quả thực chẳng phân biệt chiến tranh và chính trị như các hoạt động riêng rẽ. Hitler rẻ rúng gạt bỏ chủ nghĩa tập thể của Marx, vì nó được phát minh ra nhằm giải phóng mọi người không phân biệt chủng tộc khỏi sự nô lệ về kinh tế nhưng giống như Marx ông ta quan niệm cuộc sống là cuộc chiến đấu, vì thế chiến tranh là biện pháp tự nhiên mà chính trị chủng tộc dùng để đạt được mục đích của mình. Vào năm 1934, ông ta nói sa sả trước một cử tọa ở Munich: "Không một ai trong các người đã đọc Clausewitz,(1) Dù vậy,(1)hoặc nếu các người có đọc thì cũng không biết cách liên hệ ông ấy với hiện tại"; trong những ngày cuối đời tại Berlin vào tháng Tư năm 1945, khi ông ta ngồi trong hầm ngầm viết tuyên bố chính trị gửi cho nhân dân Đức, cái tên duy nhất ông ta đề cập đến là "Clausewitz vĩ đại" nhằm biện minh cho những gì ông ta đã cố đạt cho được."Các vũ khí mang tính cách mạng, đạo lý chiến binh và triết lý Clausewitz về hợp nhất mục đích quân sự với mục đích chính trị rồi sẽ bảo đảm rằng dưới tay Hitler, việc tiến hành chiến tranh ở châu Âu từ năm 1939 đến 1945 đạt được mức độ tổng lực mà không một nhà lãnh đạo nào trước đó - cả Alexander, Muhammad, Thành Cát Tư Hãn hay Napoléon - dám mơ tưởng đến. Lúc đầu trong tuyên bố do chính phủ Anh và Pháp đưa ra, ông ta đã mặc nhiên xác nhận họ sẽ không tấn Công trực tiếp bằng máy bay vào mục tiêu dân sự. Khi sự ngăn cấm này bị vi phạm - thật tình cờ, một cuộc tấn công nhầm lẫn của quân Đức vào thành phố Freiburg của Đức vào ngày 10 tháng Năm năm 1940 mà họ thủ đoạn đổ vấy cho quân đội Pháp - các hạn chế đó bị gạt sang bên. Trước đó nhà lý thuyết quân sự người Ý Douhet, đã đề xuất rằng có thể thắng trong chiến tranh chỉ bằng lực lượng không quân (không biết có phải ngẫu nhiên hay không mà người Ý là những kẻ đầu tiên dùng máy bay vào mục tiêu quân sự, chống lại người Thổ ở Libya trong cuộc chiến tranh năm 1911-1912); mặc dù việc ném bom các thành phố của nhau bằng máy bay và khinh khí cầu trong Thế chiến thứ nhất đã chẳng giết được mấy người và chẳng gây được bao nhiêu thiệt hại, người ta đã thuyết phục Hitler rằng lực lượng không quân mới với hàng nghìn máy bay ném bom của ông ta, có thể bẻ gãy không quân hoàng gia và tinh thần người Anh bằng một đòn đánh tập trung. Về ngày màLondon ngày nay vẫn còn gọi là "ngày đầu của cuộc ném bom", ngày 7 tháng Chín năm 1940, không quân Đức đánhphá khu vực neo tàu, các khu vực rộng trong thành phố ở hai bên bờ sông Thames, vào ngày 31 tháng Mười hai, không quân Đức phá hủy phần lớn thành phố London, vào ngày 10 tháng Năm 1941, kỷ niệm một năm ngày tiến công bằng thiết giáp ở phương Tây, lực lượng này tàn phá Whitehall và Westminster, kể cả trụ sở Viện Thứ dân. Mặc dù đã giết hại 13.596 người dân London chỉ riêng trong năm 1940, không quân Đức rốt cuộc cũng hứng chịu tổn thất - mất 600 máy bay ném bom trong tháng Tám và tháng Chín - yếu tố quyết định khiến họ phải từ bỏ nỗ lực "chiến thắng bằng không quân" theo học thuyết Douhet. Trong khoảng thời gian 1941-1943, không quân Đức tự giới hạn mình tập kích thưa thớt vào các mục tiêu của Anh vào ban đêm.Thất vọng do không đánh bại được Anh bằng không quân ném bom, Hitler quay sang sử dụng hệ thống vũ khí mang tính cách mạng khác, lực lượng thiết giáp, hòng giành được chiến thắng hoàn toàn ở châu Âu mà ông ta khao khát. Vào mùa xuân năm 1941, việc điều động lực lượng trù bị của các sư đoàn của ông ta ở phía đông đã được triển khai hoàn tất và quyết tâm tấn công Liên Xô, quốc gia không đồng ý với sự sắp xếp lại trật tự ngoại giao ở châu Âu của Hitler, đã chín muồi. Sau một chiến dịch phụ chinh phục Nam Tư và Hy Lạp, các quốc gia từng cưỡng lại đòi hỏi phải phụ thuộc của ông ta, ngày 22 tháng Sáu, Hitler tung lực lượng thiết giáp tấn công nước Nga.Blitzkrieg đã có hiệu quả ngoạn mục trong sáu tháng đầu của cuộc chiến tranh với Nga, như nó đã tỏ ra hiệu quảphía tây trong mùa xuân năm 1940. Đến tháng Chạp, chiến xa của Đức đã tàn phá Ukraina, vùng trung tâm nông nghiệp và là mạch nguồn của phần lớn sản phẩm công nghiệp và của cải của Liên bang Xô viết, đồng thời tiến tới cửa ngõ cả hai thành phố Leningrad và Moscow. Như vậy, triết lý kiểu Clausewitz của Hitler đã hoặc có vẻ như đã hoàn thànhmỹ mãn mục tiêu của nó bằng cách áp dụng vào các chiến dịch của mình công nghệ quân sự mangtính cách mạngmà Hitler (tuy không phải Clausewitz, người không coi sự ưu việt về vũ khí như một yếu tố quan trọng trong tiến hành chiến tranh là người cổ súy một cách hăng hái sôi nổi. Sự nồng nhiệt tôn vinh đạo lý chiến binh của Hitler cũng góp phần, thực chất là một vai trò quá lớn. Binh sĩ Đức đã tuân thủ các quy tắc luật định trong chiến đấu ở phía tây, songphía đông, họ cư xử như thể đối thủ của họ là những kẻ man rợ - một sự man rợ được các nhà tuyên truyền của đế chế Đức thêu dệt nên từ ký ức dân gian về mối đe dọa từ thảo nguyên và những khơi gợi về cuộc Cách mạng Đỏ đầy nanh vuốt và đẫm máu - điều này nhằm biện minh cho cách đối xử man rợ của lính Đức với Hồng quân ngay cả khi họ đã bị bắt làm tù binh (với những cuộc bao vây tại Minsk, Smolensk và Kiev, tù binh Liên Xô lên đến hàng trăm nghìn người). Hơn ba triệu trong số năm triệu người bị lực lượng vũ trang Đức bắt làm tù binh đã chết vì bị ngược đãi và chịu thiếu thốn trong tình trạng bị giam cầm, phần lớn trong hai năm đầu của chiến dịch (1)Chiến tranh chớp nhoáng có hiệu quả trên đất liền, ít nhất là cho đến lúc Đức lao vào trận Stalingrad, sâu trong thảo nguyên, vào mùa thu năm 1942. Ở những nơi khác, sự ỷ lại của Hitler vào các loại vũ khí tối tân và chủ nghĩa cực đoan về chiến lược đã đụng phải hàng loạt trở ngại ngoài tiên liệu. Trên biển, mong đợi của ông ta vào việc hoàn tất phong tỏa nước Anh bằng U-boat (trong những năm 1917-1918, hải quân Đức đã không thực hiện được vì không đủ tàu ngầm) đã bị ngăn chặn vào năm 1943 do quân Đồng minh mở rộng thành Công hệ thống bảo vệ bằng không quân tầm xa khắp cả vùng Có các đoàn tàu xuyên Đại Tây Dương hoạt động, yểm trợ cho các đoàn tàu này bằng không quân tại chỗ được tàu sân bay hộ tống, và giải được mật mã của Đức chỉ thị cho tàu ngầm(2)tầm xa."đánh chặn các đoàn tàu của Đồng minh, nhờ vậy đã chuyến hướng cho đoàn tàu lẩn tránh chúng."Đồng thời, trong không phận trên lục địa, các kẻ địch của Hitler đang di chuyển để giành lợi thế quyết định. Chính sách kinh tế của Đức chỉ dành khả năng công nghiệp cho sản xuất những vũ khí mang lại hiệu quả trực tiếp cho chiến trường - xe tăng, máy bay cường kích, vũ khí tự động cho bộ binh - khiến cho không quân Đức không có nguồn lực chiến lược thật sự. Thậm chí trước khi cuộc chiến tranh bắt đầu, do Hitler cuồng nhiệt với ý tưởng chiến tranh chớp nhoáng nên buộc phải từ bỏ kế hoạch đã có từ trước và chế tạo máy bay ném bom lớnChính sách không lực của Anh và Mỹ thì hoàn toàn ngược lại. Thật vậy, chính phủ Anh đã gặp đôi chút khó khăn khi buộc Không lực hoàng gia phải đổi hướng đầu tư] nguồn lực từ máy bay cường kích sang máy bay tiêm kích (chiến đấu) trước chiến tranh bởi giới lãnh đạo Anh quá tin chắc vào sự đúng đắn của chủ thuyết Douhet về "chiến thắng bằng không quân". Các máy bay cường kích thời đầu của Anh mang tính chiến lược về mặt nhận thức hơn là thực tế, nhưng không quân của Mỹ, vốn đã bắt đầu đến Anh vào năm 1942 để chia sẻ với Không lực hoàng gia Anh chiến dịch ném bom mang tính chiến lược chống Đức, đã thực hiện điều đó với máy bay B-17 đáp ứng tất cả các nhu cầu cần thiết: nhanh, tầm hoạt động xa, thả trọng lượng bom lớn với độ chính xác cao và được thiết kế đế tự vệ chống phi cơ tiêm kích.Việc Hitler hủy bỏ các thỏa thuận ngầm với Anh về không tấn công mục tiêu dân sự đã thúc đẩy Anh bắt đầu ném bom các thành phố của Đức trong năm 1940. Máy bay ném bom không đạt được nhiều hiệu quả trong năm đó và năm kế tiếp, nhưng vào tháng Hai năm 1942, một chỉ huy mới của bộ chỉ huy không kích, tư lệnh không quân Arthur Harris, gạt bỏ chính sách chỉ tấn công trực tiếp vào mục tiêu quân sự có//cảnh ấy thật là mỉa mai khi nhớ lại anh em nhà Wright, những người phát minh ra máy bay có thể bay được vào năm 1903, đã tiên liệu máy bay được sử dụng như một phương tiện để đưa gia đình nhân loại vào một cộng đồng gần gũi nhau hơn; bộ tham mưu không quân Anh vào ngày 14 tháng Hai năm 1942 đã đề nghị "từ nay các chiến dịch nên tập trung đánh vào tinh thần của dân chúng bên địch, đặc biệt là công nhân công nghiệp". Chẳng bao lâu một nghìn quả bom của Anh đổ dồn dập xuống các thành phố đượã chọn của Đức với sức công phá dữ dội - trong các cuộc tập kích đêm vào Hamburg từ ngày 20 tới ngày 30 tháng Bảy năm 1943, tám mươi phần trăm thành phố bị phá hủy hay hư hỏng, ba mươi nghìn cư dân bị chết, đường phố ngổn ngang với bốn mươi triệu tấn gạch ngói vụn vỡ - trong khi các cuộc tập kích phối hợp ban ngày của không quân Mỹ, giữ nhịp độ tấn công liên tục. Khi đã có được một lực lượng máy bay tiêm kích tầm xa hộ tống đội hình đến mục tiêu, các máy bay ném bom của họ bay qua không phận nước Đức mà gần như chẳng ai làm gì được.Các cuộc không kích chiến lược của Đồng minh xuống các thành phố Đức là một bước tiến mới trong cách tiến hành chiến tranh, một số ít cá nhân dũng cảm đã rất đúng khi tố cáo nó là một sự thoái bộ về đạo đức, song kém hẳn về phạm vị chiến lược so với bố trí lực lượng không quân trên vùng biển Thái Bình Dương. Nhật Bản, một nước chiến thắng trên danh nghĩa khác trong Thế chiến thứ nhất (nước này đã tuyên chiến với Đức nhằm chiếm lấy một khu vực của Trung Hoa), cảm thấy mình bị lừa trong việc chia chiến lợi phẩm nên đã để dành ra một tỷ lệ lớn ngân sách quân sự từ năm 1921 để xây dựng không lực hải quân lớn nhất và trang bị tốt nhất thế giới. Hạm đội sáu tàu sân bay của Nhật đã không được sử dụng khi chính quyền Nhật do lục quân thao túng dốc toàn lực tấn công Trung Hoa nhưng lực lượng này đã chứng tỏ mình là cột trụ chiến lược thiết yếu khi Tokyo quyết định đương đầu với việc Mỹ khăng khăng buộc Nhật phảichấm dứt tấn công vào nội địa Trung Hoa và ngùng triển khai quân về phía nam (vì việc này) đe dọa sự chiếm hữu của Anh và Hà Lan ở Mã Lai và vùng Đông Ân (vốn đã bị tàu chạy bằng buồm chinh phục trong thời đại thuốc súng) năm 1941. Yamamoto,nhà chiến lược hải quân hàng đầu của Nhật và là một trong số ít người biết rõ Mỹ, đã cảnh báo về sự yếu ớt tương đối của hạm đội do ông chỉ huy: "Chúng ta Có thế vùng vẫy từ sáu tháng đến một năm," nhưng sau đó, "các giếng dầu của Texas và nhà máy của Detroit" sẽ cung cấp phương tiện để Mỹ tung ra một cuộc phản công quyết định không thể tránh khỏi. Kháng nghị của ông bị gạt bỏ và trong sáu tháng đầu của năm 1942, hải quân Nhật hoạt động vừa như mũi nhọn của lục quân, vừa yểm trợ cho lục quân, chinh phục hầu như toàn bộ phía tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á, mở rộng chu vi của vùng kiểm soát được trù tính là mang tính chiến lược bất khả thâm nhập của Nhật đến biên giới phía bắc nước Úc.Từ đâu mà người Nhật tìm thấy cái đạo lý chiến binh đã làm họ trở thành một trong những dân tộc có tinh thần quân sự đáng sợ nhất mà thế giới từng biết đến, điều đó tới nay vẫn còn là bí ẩn y như cái ngày 7 tháng Mười hai năm 1941, khi các phi công của Đệ nhất hạm đội không quên để lại sau lưng mình một dãy chiến hạm thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ bốc cháy ở Trân Châu Cảng. Họ vốn là một dân tộc chiến binh và, là dân tộc duy nhất, ngoài người Thổ Mameluke của Ai Cập, đã đối đầu và đánh đuổi (tuy phải thừa nhận là có sự hỗ trợ của một trận bão) quân Mông Cổ xâm lăng" trong thế kỷ 13. Tuy nhiên họ là những chiến binh thuộc hạng rõ ràng là "sơ khai", thực hành một phong cách chiến đấu được nghi thức hóa cao độ và coi trình độ võ thuật phần lớn như một phương tiện để xác định thân phận xã hội và buộc nhữngngười không mang gươm phải chịu sự cai trị của các samurai. Chính là để duy trì mãi trật tự xã hội đó, vào thế kỷ 17,người Nhật cấm thuốc súng trên các đảo của họ và sau đó bế quan tỏa cảng đối với thương buôn nước ngoài cho đến khi một đội tàu chiến chạy máy hơi nước của Mỹ đến đó vào năm 1954, khiến họ nhận ra rằng cái phương tiện để chối bỏ thế giới bên ngoài đã không còn hiệu lực nữa.Không như Mãn Châu của Trung Hoa, những kẻ phản ứng lại trước thách thức kỹ thuật của phương Tây bằng cách dựa vào sự uyển chuyển của văn hóa truyền thống để hóa giải ảnh hưởng gây mất ổn định của kỹ thuật phương Tây, từ năm 1866 trở đi người Nhật đã sáng suốt quyết định là sẽ học các bí quyết của ưu thế vật chất phương Tây và biến nó thành công cụ phục vụ cho chủ nghĩa dân tộc của mình. Trong một cuộc nội chiến ác liệt, các samurai quê mùa chống đối chương trình cải cách đã bị nghiền nát dưới sức mạnh của quân đội lần đầu tiên thu nạp cả những người bình dân vào hàng ngũ. Dưới sự thống trị của các dòng họ phong kiến đã nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi chính quyền chiến thắng, sau đó đã đưa vào nước Nhật những thiết chế mà các sứ giả của họ ở phương Tây nhận thấy đã khiến cho các nhà nước phương Tây trở nên hùng mạnh: trong kinh tế là các quy trình dây chuyền công nghiệp, trong lĩnh vực công, là lục quân và hải quân tuyển mộ lính từ mọi giai cấp trong xã hội và được trang bị vũ khí tiên tiến nhất, kể cả thiết giáp hạm - đã được đóng tại các xưởng đóng tàu của Nhật vào năm 1911.Các nhà nước khác ngoài châu Âu cũng tranh đua với sức mạnh quân sự phương Tây, đáng kể là Ai Cập của Muhammad Ali và Thổ Nhĩ Kỳ của người Ottoman hồi thế kỷ 19, song đều thất bại. Hóa ra, việc mua sắm vũ khí phương Tay không nhất thiết sẽ khiến người ta chuyển mình theo văn hóa quán sự phương Tây. Nhưng Nhật Bản đã thành công trong việc sử dụng vũ khí đó với văn hóa của mình. Năm 1904-1905, nước này đánh bại Nga trong một cuộc chiến giành quyền kiểm soát Mãn Châu, trong cuộc chiến đó tất cả các quan sát viên phương Tây đều xác nhận sức chiến đấu mẫuLỊCH SỬ CHIẾN TRANH .593mực của người lính Nhật bình thường. Điều này lại thể hiện trong các chiến dịch của những năm 1941-1945 ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, đáng kể là trong các giai đoạn mở màn khi các đơn vị được huấn luyện của các "dân tộc võ sĩ" ở Ấn Độ - hậu duệ của các nhà chinh phục quân sự, và do sĩ quan Anh chỉ huy - nhất loạt bị đè bẹp khi giao chiến với con cháu những dân làm ruộng Nhật là một trăm năm trước hãy còn bị cấm mang vũ khí.Phẩm chất cá nhân của chiến binh Nhật rốt cuộc bị khắc chế bằng chính các phương cách mà Yamamoto đã cảnh báo: khả năng tăng vọt" của nền công nghiệp Mỹ hòng vượt qua số phi cơ và chiến hạm mà Nhật đưa ra tiền tuyến. Nhưng nói như thế hoàn toàn không có nghĩa là hạ thấp lòng can đảm và tài năng của binh lính Mỹ, những kẻ đương đầu với người Nhật trên chiến trường Thái Bình Dương. Đặc biệt, sự cống hiến của các quân đoàn Thủy quân lục chiến Mỹ trong các trận đánh chinh phục đảo Iwo Jima hay Okinawa (1945) khiến cho sự dè bỉu đầy gian ngoa và phân biệt chủng tộc của Hitler - cho rằng người Mỹ là một dân tộc bị sự thừa mứa vật chất làm cho nhu nhược - lộ rõ là dối trá. Dù vậy, sự kiên trì của người Nhật, thể hiện quyết tâm chiến đấu cho đến chết theo đúng nghĩa đen - sau cuộc tấn công ở Tarawa (năm 1943), chỉ có tám trong tổng số năm nghìn quân đồn trú Nhật được tìm thấy còn sống - đã cho giới chỉ huy cao cấp Mỹ vào năm 1945 hiểu rằng tấn công vào các đảo nước Nhật sẽ phải hứng chịu tổn thất quá lớn con số thương vong dự tính lên tới một triệu người - nên họ không thể liều lĩnh làm vậy, trừ phi không còn biện pháp nào khác.2 "Biện pháp khác" ấy đã có vào giữa năm 1945.Hoa Kỳ đã sử dụng rất nhiều phương tiện kỹ thuật tiên tiến chống lại Nhật để dập tắt lòng can đảm của họ bằng hỏa lực. Dù bị Nhật áp đảo về số lượng nhưng được dẫn dắtmột cách đầy mạnh mẽ trong các trận chiến ở biển San Hô và Midway, hạm đội tàu sân bay của Hoa Kỳ đã khôi phục được thế cân bằng hải quân vào năm 1942. Sau đó, tầm CỠ của nó phát triển rất nhanh - từ năm 1941 đến năm 1944 Hoa Kỳ hạ thủy hai mươi mốt hàng không mẫu hạm, Nhật chỉ có năm - nên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hầu như có thể triển khai đội hình dọc ngang tùy ý, nhận tiếp tế từ một hạm đội có khả năng giúp cho các tàu ở lại ngoài khơi hàng tuần lễ sau mỗi lần tiếp tế. Đến cuối năm 1944, lực lượng tàu ngầm của Mỹ đã đánh chìm một nửa hạm đội tàu buôn và hai phần ba tàu chở hàng của Nhật, trong khi vào mùa hè năm 1945, không quân chiến lược Mỹ tham dự một chiến dịch hỏa thiêu các thành phố gồm nhà bằng gỗ của Nhật khiến cho sáu mươi phần trăm diện tích mặt đất của sáu mươi thành phố lớn nhất hoàn toàn bị thiêu rụi. Tuy vậy, người ta có chăng chỉ trừ các tướng không quân Mỹ - vẫn không cho rằng chỉ ném bom không thôi là có thể khiến Nhật chịu đầu hàng.Ném bom chiến lược đã không thể khuất phục nước Đức. Trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh ở châu Âu, sự tấn công phối hợp của máy bay ném bom Anh-Mỹ đã làm tê liệt tất cả nhà máy lọc dầu của Đức, nguồn tiếp tế dầu duy nhất còn sót lại của Đức, khiến mọi cuộc di chuyển bằng đường sắt bị đình trệ. Tuy nhiên, vào lúc đó, quân đội Anh Mỹ đã đổ bộ lên đất Pháp vào tháng Sáu năm 1944, đồng thời Hồng quân đã bứt ra khỏi tuyến phòng ngự cuối cùng của Đức ở Belarus đang chiến đấu sâu trong lãnh thổ Đức. Các trận đánh họ đang thực hiện là kiểu chiến tranh tiêu hao: số lượng xe tăng gia tăng trong tất cả các quân đội đã khiến thứ vũ khí thiết giáp ấy mất đi những thuộc tính mới mẻ mà Đức đã mang tới cho cách tiến hành chiến tranh trong giai đoạn Blitzkrieg ngắn ngủi trong các năm 1941-1942. Hơn nữa, việc tấn công bằng máy bay ném bom cũng trải qua một khoảng thời gian của chiến tranh tiêu hao trong các năm 1943-1944, khi mà mỗi phi vụ làm tổn thất đến năm, có khi là mười phần trăm phi hành đoàn, đe dọa bẻ gãy tinh thần và nhường lợi thế trên không phận Đức cho máy bay tiêm kích và cao xạ chốngLỊCH SỬ CHIẾN TRANH . 595máy bay của Đức. Máy bay ném bom có người lái là một thứ vũ khí tấn công mỏng manh, như Hitler đã phải trả giá để học được trong chiến dịch đánh phá Anh vào năm 1940. Đó là lý do chính khiến ông ta nhiệt liệt tán thành một chương trình phát triển máy bay không người lái được lục quân hỗ trợ hào phóng kể từ năm 1937. Tháng Mười năm 1942 diễn ra một cuộc phóng thủ tên lửa với tầm bắn trên 250 cây số, đượC thiết kế để mang theo một tấn thuốc nổ và vào tháng Bảy năm 1943, Hitler tuyên bố đó là "vũ khí quyết định của cuộc chiến tranh" và ra sắc lệnh "bất cứ nhân lực hay vật liệu nào [mà các nhà thiết kế] cần thì phải được cung cấp ngay tức khắc".Tên lửa, mà Đồng minh gọi là V2, mãi đến tháng Chín năm 1944 mới được đưa vào sử dụng và chỉ có 2.600 tên lửa được phóng đi, trước tiên đánh vào London (tại đó chúng giết chết 2.500 người) và tiếp theo là đánh vào Antwerp, căn cứ hậu cần chính của quân Anh-Mỹ trong cuộc tấn công vào Mặt trận phía tây của Đức. Nhưng tiềm năng của loại vũ khí này là điều ai cũng thấy, tin tức về sự phát triển loại vũ khí này, nhận được lần đầu tiên vào tháng Mười một năm 1939 do sự tiết lộ bí ẩn từ một người Đức mong điều tốt lành cho chính nghĩa của Đồng minh, đã mạnh mẽ báo động người Anh. Bản "Báo cáo Oslo" này mang lại phần lớn động lực cho ngành nghiên cứu tình báo công nghệ của Anh trong hai năm đầu cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, đồng thời, tình báo khoa học của Anh thậm chí càng được báo động nhiều hơn về khả năng Đức có thể đang thử nghiệm dùng năng lượng nguyên tử cho mục đích quân sự.Từ trước cho đến lúc đó mối đe dọa này thuần túy mang tính lý thuyết, chưa ai tạo được một phản ứng dây chuyền bằng sự phân hạch, tiến trình mà qua đó các nguyên tử phát ra sức mạnh bùng nổ, thành công và máy móc để sản xuất ra [năng lượng đó] chưa hề có. Tuy vậy, ở Hoa Kỳ, Albert Einstein nhờ một người trung gian đến gặp tổng thống Roosevelt vào ngày 11 tháng Mười năm 1939 để báo động về nguy cơ nguyên tử;tổng thống ngay lập tức lập một ủy ban có nhiệm vụ phát triển Dự án Manhattan để nghiên cứu kỹ vấn đề. Cùng lúc đó, bản thân người Anh cũng bắt đầu tập trung sức người và vật liệu cần thiết để đẩy mạnh nghiên cứu về nguyên tử, đồng thời tìm mọi cách để người Đức không thể có chúng. Ngay sau sự kiện Trân Châu Cảng, tổ chức nhân sự của Anh, mang cái tên che đậy là Tube Allays được đưa sang Hoa Kỳ để tham dự vào tổ chức được đặt cho cái tên lừa dối không kém là Dự án Manhattan và các nhóm cùng tiến hành nghiên cứu đã khẩn trương lại càng khẩn trương hơn vì nỗi sợ người Đức có thể khám phá thành công tiến trình áp dụng lý thuyết phân hạch vào thực tế trước để biến thành một loại vũ khí tối hậu. Thành quả nỗ lực của họ chỉ được tiết lộ sau sự bại trận của Đức; các nghiên cứu như phát cuồng của các chuyên gia Đồng minh cho thấy thậm chí lúc đó, người Đức vẫn còn lâu nữa mới phát hiện cách khởi đầu chuỗi phản ứng dây chuyền.Khi thủ tướng Anh Winston Churchill được thông báo vụ nổ quả bom nguyên tử đầu tiên tại Alamagordo trong sa mạc New Mexico vào ngày 16 tháng Bảy năm 1945 đã thành công, ông thốt những lời mang tính tiên tri: "Thuốc súngTầm thường. Điện khí là gì? Vô nghĩa. Quả bom nguyên tử này là hiện thân của Cơn thịnh nộ của Thượng đế!"(2) Ông đang nói với Henry Stimson, bộ trưởng Chiến tranh của Mỹ, người vốn đã dự phần chính yếu trong cuộc tranh cãi của chính phủ Mỹ về việc Có nên đem thứ vũ khí kinh khủng như thế ra sử dụng hay không, dù để bắt người Nhật phải đầu hàng; sự tấn công tráo trở của họ ở Trân Châu Cảng, sự tàn bạo trong chiến đấu và sự vô nhân đạo của họ đối với tù binh và với các dân tộc lệ thuộc đã khiến người dân Mỹ mất hết thiện cảm đối với họ. Không mất nhiều thì giờ để đi đến quyết định: dự bảo rằng một triệu người trong số lính Mỹ có thể sẽ chết hay bị thương tật khi tập hợp lại tấn công vào các đảo Nhật đã quyết địnhlà gì?lựa chọn của Mỹ. Như bản thân Stimson về sau giải thích, nói thay cho đa số những người ủng hộ lệnh ném bom của tổng thống Truman: "Tôi thấy để bắt vị hoàng đế đó và các Cố vấn quân sự của ông ta phải đầu hàng một cách tâm phục khẩu phục, họ phải chịu một con chấn động thật lớn, cho họ thấy bằng chứng thuyết phục rằng sức mạnh của chúng ta sẽ tiêu diệt đế quốc của họ." Cơm chấn động đượC giáng xuống trước hết tại Hiroshima vào ngày 6 tháng Tám năm 1945 rồi tại Nagasaki ba ngày sau đó, giết 103.000 người. Được kêu gọi ngùng kháng cự nếu không thì "chờ trận mưa tan tành từ trên trời đổ xuống", hoàng đế Nhật lên đài phát thanh tuyên bố với nhân dân vào ngày 15 tháng Tám rằng chiến tranh đã kết thúc.LUẬT PHÁP VÀ CÁI KẾT CỦA CUỘC CHIẾNViệc Thế chiến thứ hai kết thúc và vũ khí nguyên tử ra đời không hề chấm dứt việc gây chiến tranh, dù ngay lúc đó hoặc trong những thập niên kế tiếp. Sự tàn phá của Nhật gây ra cho [thuộc địa] các đế quốc châu Âu ở phương Đông và việc Nhật làm bẽ mặt các thống đốc và người định cư châu Âu tại đó trong mắt người dân bị trị cũ của họ, khiến cho kể từ năm 1945, sự cai trị thuộc địa [của châu Âu] ở phương Đông, nếu có, chỉ có thể tái lập bằng vũ lực. Người Anh cho rằng không thể mưu toan gì được ở xứ Miến Điện, nơi Anh đã trao trả độc lập vào năm 1948, và thừa nhận rằng một cuộc nổi dậy nổ ra cùng trong năm đó ở Mã Lai chỉ có thể bị dập tắt nếu người ta hứa cho người dân được tự trị như một điều kiện hỗ trợ chiến dịch chống nổi dậy. Người Hà Lan nhanh chóng từ bỏ mưu toan khôi phục sự cai trị thuộc địacác xứ vùng Đông Ấn nơi mà, như Miến Điện, một phong trào độc lập do Nhật đỡ đầu đã được những người theo chủ nghĩa dân túy ủng hộ. Chỉ riêng người Pháp có quan niệmkhác. Tại Đông Dương, Pháp phải đối đầu với một đảng dân tộc do những người cộng sản lãnh đạo. Đảng này đã đánh bại lực lượng viễn chinh Pháp đang muốn tái áp đặt chế độ đế quốc trước chiến tranh, nhưng từ lúc xuất hiện vào năm 1946, họ đã lao mình vào hoạt động du kích, hoạt động mà họ tỏ ra biết cách thực hiện với tài năng và sự kiên trì lớn lao. Chiến thuật đánh du kích của Việt Minh, như cách người ta gọi phong trào dân tộc này, cũng được quân đội Nhân dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông sử dụng; ở đó, trong một đất nước Trung Hoa bị kiệt quệ và tàn phá trong tám năm chiếm đóng của người Nhật và bởi cuộc chiến tranh chống Nhật, những người cộng sản đã nhanh chóng nắm được quyền lực từ một chính quyền được Tưởng Giới Thạch thiết lập trong cuộc nội chiến 1948-1950. Quân đội của Mao giành được thắng lợi bằng những chiến thuật truyền thống; tuy nhiên, trong những năm còn sống trong rừng núi, quân đội của Mao đã tinh luyện đường lối tiến hành chiến tranh của mình, trong đó chiến lược lẩn tránh và gây trở ngại cho địch theo truyền thống quân sự Trung Hoa được tín điều của chủ nghĩa Marx về chiến thắng không thể khác được của cách mạng củng cố thêm. Được áp dụng vào Đông Dương, nơi địa hình rất thích hợp cho những cuộc hành quân dựa trên sự bất ngờ, những cuộc tấn công nhỏ đánh nhanh và rút nhanh, trường kỳ kháng chiến", như Mao đã đặt tên cho phương pháp [chiến tranh] của mình, đã thành công trong việc làm tiêu hao sức kháng cự của lực lượng viễn chinh Pháp. Năm 1955, người Pháp chấm dứt chiến tranh và giao quyền lực lại cho Việt Minh.Các dân tộc bị trị khác là thuộc địa của châu Âu cũng đã nổi dậy bằng vũ lực, đáng kể là phần Bắc Phi thuộc Pháp, cả ở Ả Rập thuộc Anh và châu Phi thuộc Bồ Đào Nha. Trong những năm 1960, các thế lực đế quốc châu Âu phải chịu thất bại trên mọi mặt trận, thường là ở các thuộc địa vẫn còn giữ được hòa bình. "Ngọn gió đổi chiều" thối ngược sự thống trị của châu Âu đã đủ mạnh để xé tơi tả lòng tự tin của lực lượng hàng hải châu Âu đã từng mạo hiểm dong buồm xuôi ngượcLỊCH SỬ CHIẾN TRANH . 599JOHN KEEGAN . 600với niềm tin chắc chắn vào ưu thế tinh thần và vật chất của mình thuở đầu thời đại thuốc súng.Quân sự hóa theo kiểu phương Tây của các nhà nước mới độc lập ở châu Á và châu Phi trong bốn thập niên sau năm 1945 là một hiện tượng quan trọng như đã xảy ra với đám đông dân chúng vốn không phải là chiến binh của châu Âu trong thế kỷ 19. Việc họ nhận đượC cùng những hậu quả đáng buồn - chi phí quá mức cho vũ khí, đời sống dân sự phụ thuộc vào các giá trị quân sự, sự chuyển quyền của các nhóm tướng lĩnh từ phong mình làm thống lĩnh về quân sự và thậm chí dựa vào phương sách chiến tranh - là có thể dự đoán được. Về khách quan mà nói, có thể dự liệu trước việc hầu hết trong số trên dưới một trăm quân đội ra đời sau khi được giải phóng khỏi tình trạng thuộc địa là chẳng có bao nhiều giá trị quân sự, những sự "chuyển giao công nghệ" phương Tây, một cách gọi màu mè cho việc các nước phương Tây giàu có bán vũ khí một cách ích kỷ cho các nước nghèo chẳng mấy khi đủ khả năng chi trả, không đi kèm với sự chuyển giao văn hóa, thứ làm cho các vũ khí tiên tiến đó trở nên chết chóc đến vậy khi chúng ở trong tay người phương Tây. Chỉ có người Việt Nam, dân tộc mà Hoa Kỳ dấn vào cuộc chiến tranh từ năm 1965 đến năm 1972 nhằm chống lại họ, là đã làm được sự chuyển đổi giống như người Nhật đã làm một cách ngoạn mục sau cải cách Minh Trị vào năm 1866. Ở những nơi khác, việc quân sự hóa chỉ mang lại cái bẫy của chủ nghĩa quân phiệt mà không có sự coi trọng đức tính quý giá của tính kỷ luật quân đội.Nhiều cuộc chiến tranh nhỏ của thời đại hậu thuộc địa, tuy làm cho những người có lương tâm cởi mở trong số những dân tộc cựu đế quốc phải thấy xấu hổ, đã không đủ báo động cho các quốc gia thắng trận năm 1945 biết lo sợ rằng nền hòa bình vừa đạt được đang bị đe dọa. Mối lo sợ của họ về thực tế ấy là từ một nguồn khác: các vũ khí nguyên tử mà nhờ nó Thế chiến thứ hai đã chấm dứt đột ngột. Sự độc quyền ngắn ngủi ban đầu của Hoa Kỳ về bí quyết hạt nhân đã ngăn chặn được những lo sợ đó. Tuy nhiên khi, vàonăm 1949, người ta được biết Liên Xô đã cho nổ trái bom nguyên tử đầu tiên của họ và trong những năm 1950, cả Liên Xô lẫn Hoa Kỳ đều tiến hành sản xuất loại bom khinh khí Có sức hủy diệt nặng nề hơn nhiều, thế giới công nghiệp hóa buộc phải xem xét lại tính chất của cơn ác mộng mà nó đã tự tạo ra cho mình. Trong khoảng năm trăm năm, thế giới đã tiến triển từ việc thực thi một hình thức thù địch quốc tế - trong đó sự thương tổn mà bên này đe dọa gây ra cho bên kia chỉ giới hạn trong khả năng phóng, ném của cơ bắp con người và súc vật - bằng một thời kỳ chuyển tiếp mà trong đó hình thức chiến tranh kể trên bị thay thế và được tăng cường bằng năng lượng hóa học, tuy về mặt tâm lý thì vẫn y như cũ, đến một tình trạng chưa từng được tiên liệu, xảy ra đột ngột, trong đó tiến hành chiến tranh, vì các mục tiêu mà học thuyết quân sự phổ biến coi là thích đáng và đúng đắn, sẽ tiêu diệt trái đất. Phán đoán của Stimson về bom nguyên túrngay lần đầu tiên ông nghe tin về loại vũ khí đó - "không chỉ là một loại vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp... mà đúng hơn là một vũ khí tâm lý" - đúng hơn ông đã tưởng." Vũ khí nguyên tử ám ảnh tâm trí con người và nỗi sợ chúng gợi lên làm phơi bày sự rỗng tuếch của cách phân tích theo kiểu Clausewitz. Làm thế nào chiến tranh lại có thể là sự nối dài của chính trị khi mà mục tiêu tối hậu của nền chính trị duy lý là đẩy mạnh hơn nữa phúc lợi của các thực thể chính trị? Thế lưỡng nan về vũ khí hạt nhân buộc những người biết suy nghĩ, các chính khách, quan chức và có lẽ trên hết là thành viên của giai cấp quân sự chuyên nghiệp, phải vắt ÓC suy nghĩ tìm cách nào đó để thoát khỏi tình trạng khủng khiếp mà họ đã tự tạo cho mình.Một số người rất khôn khéo, nhiều người trong số đó là các viện sĩ hàn lâm được tuyển vào cơ quan xây dựng chính Sách của các chính phủ phương Tây, đã vất vả vạch ra con đường tiến đến sự thích ứng với tình trạng đó bằng cách lập luận từng bước để thấy logic theo kiểu Clausewitz là đúnghơn bao giờ hết: nó cho biết, vũ khí nguyên tử có thể đượC dùng cho mục đích chính trị, không phải qua việc sử dụng chúng mà chỉ bằng cách đe dọa mà thôi. Lý thuyết răn đe này có nguồn gốc sâu xa. Nhiều thế kỷ trong quá khứ, nhà binh biện minh cho việc gây dựng và huấn luyện quân đội vin vào câu sáo ngữ, có gốc gác từ người La Mã: "Nếu muốn hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh". Vào đầu những năm 1960, tư tưởng này được tái công thức hóa vào trong chủ thuyết mà Mỹ, nơi xuất phát của nó, gọi là "chắc chắn cùng tiêu diệt lẫn nhau", khả năng ngăn chặn một cuộc tấn công [hạt nhân] có chủ ý... bằng cách luôn luôn duy trì khả năng rõ ràng và không thể nhầm lẫn là giáng cho bất cứ kẻ gây chiến nào sự thiệt hại ở mức độ không thể chịu đựng nổi - ngay sau khi [Hoa Kỳ] nhận phải đòn tấn công bất ngờ đầu tiên". Khi số đầu đạn hạt nhân, máy bay và tên lửa (phát triển từ vũ khí V2 của Đức) được chế tạo để phóng chúng còn ít, "sự chắc chắn hủy diệt lẫn nhau" có thể dùng để biện minh dù chỉ hết sức sơ sài rằng một hệ thống chứa đựng sức mạnh hạt nhân có thể chấp nhận được trong giới hạn có thể điều khiển được, nhất là khi sự nghi kỵ lẫn nhau giữa hai cường quốc hạt nhân [khiến hai bên đều] cưỡng lại các biện pháp khả thi nhằm giảm trừ vũ khí một cách không khoan nhượng. Vào những năm 1980, khi số lượng dàn phóng tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân đạt đến 2.000 cho mỗi bên và số đầu đạn lên đến hàng chục ngàn, một số biện pháp thay thế và tốt hơn cho sự duy trì hòa bình là một điều hoàn toàn cần thiết.Con người từ lâu đã tìm kiếm biện pháp hạn chế chiến tranh bằng pháp luật, xác định cả việc khi nào chiến tranh là được phép hay không được phép (ius ad bellum? như các luật gia quốc tế gọi), điều gì được cho phép trong chiến tranh (ius in bellum)3) nếu khi chiến tranh đã bắt đầu. Trong thế giới cổxưa, một cuộc chiến tranh chỉ đượC Công nhận là "chính đáng" nếu nhà nước hay các công bộc của nó bị nhục mạ hoặc gây tổn thương. Khi được yêu cầu phán xét xem một người muốn tránh tội lỗi thì có đượC phép tham chiến hay không, nhà thần học Thiên Chúa giáo đầu tiên của nhà nước, thánh Augustine thành Hippo (354-430) khẳng định rằng được, miễn rằng có lý do chính đáng và cuộc chiến đó được gây ra với "mục đích đúng đắn" - để đạt được điều tốt hoặc ngăn ngừa cái xấu - và dưới sự ủy nhiệm của giới chức có thẩm quyền. Ba nguyên tắc này hình thành căn bản cho án quyết của giáo hội giữa các bên gây chiến cho đến thời Cải cách; sau đó, chúng được các luật gia Công giáo như Francisco de Vittoria (1480-1546) biên soạn tỉ mỉ. Ông là người lập luận rằng một kẻ ngoại đạo, nếu chiến đấu dưới trướng một giới chức có thẩm quyền được ủy nhiệm, phải được tôn trọng vì niềm tin của ông ta rằng nguyên nhân của cuộc chiến] hay sự nghiệp ông ta theo đuổi là chính đáng, nhưng quan trọng hơn hết do luật sư Tin Lành Hà Lan vĩ đại Hugo Grotius (1583-1645), người vốn quan tâm đến việc xác định cuộc chiến tranh nào là "bất chính", cuộc chiến tranh nào là "chính đáng" và đề xuất các biện pháp sao cho kẻ nào tuyên chiến không chính đáng phải bị trừng phạt vì đã làm điều sai trái.Trong thế kỷ 18 và 19, sự phân biệt này của ông đã bị bỏ qua, vì phần lớn chính sách quốc gia đều thấm đẫm quan điểm siêu đạo đức kiểu Machiavelli cho rằng chủ quyền cấp cho nhà nước tất cả sự biện minh mà nhà nước cần để lựa chọn hành động; từ thời Cải cách, không còn có bất cứ một thẩm quyền siêu quốc gia nào có thể phán xét đường lối ấy và suốt thời đại thuốc súng nó vẫn không bị bác bỏ. Như luật gia quốc tế hàng đầu, W. E. Hall, đặt vấn đề vào năm 1880:LỊCH SỬ CHIẾN TRANH . 603Luật pháp quốc tế... không có cách nào khác ngoài chấp nhận chiến tranh, bất kể sự biện minh là gì, như một mối quan hệ mà các bên có thể thiết lập nếu họ muốn, và tự đặt mình vào Vai trò điều chỉnh tác động của mối quan hệ đó. Do đó, vớimọi cuộc chiến tranh, hai bên đượC coi là trong cùng một tư thế pháp lý như nhau, do đó, coi như có các quyền ngang nhau.Sự phát triển các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt vào cuối thế kỷ 19 làm cho chủ thuyết trung lập này có vẻ như nguy hiểm ngay cả với những nhà nước hùng mạnh nhất, trong các Hội nghị Hague vào năm 1899 và 1907, các cường quốc hàng đầu đồng ý về các biện pháp khiêm nhường nhằm giới hạn tự do vô hạn định của họ trong việc gây chiến vào thời điểm họ muốn. (Việc họ có thể giao chiến như thế nào thì đã bắt đầu được quy định bằng các Hội nghị Geneva, hội nghị đầu tiên trong số đó được mười hai cường quốc ký kết vào năm 1864). Do những tình huống khơi mào Thế chiến thứ nhất đã biến phong trào Hague thành một trò giễu cợt, tinh thần của phong trào được củng cố lại sau năm 1918 trong Thỏa ước của Hội Quốc Liên, thiết lập theo ý của Mỹ,áp đặt sự phân xử cần thiết đối với các nhà nước đang tranh chấp vì được sự trừng phạt quốc tế đối với bên nào phản đối một quyết định mà họ không hoan nghênh củng cố thêm. Vào năm 1928, chiều hướng mà sự hạn chế về pháp lý và vấn đề gây chiến đang có xu hướng đượC cụ thể hóa trong Công ước Paris, được gọi là Hiệp ước chung cho sự từ bỏ chiến tranh, độc lập với Thỏa ước của Hội Quốc Liên, ủy thác cho các quốc gia ký kết giải quyết tất cả các tranh chấp trong tương lai "bằng biện pháp hòa bình". (2) Sau đó, mọi sự tiến hành chiến tranh là bất hợp pháp về mặt kỹ thuật và hiển nhiên là việc không tuân thủ nguyên tắc mới này của luật pháp quốc tế đã khiến cho chính phủ Hoa Kỳ, vào năm 1945, quyết định chuyển hóa sự khẳng định mang tính tinh thần của khối liên minh chống Đức và chống Nhật, một Liên Hiệp Quốc tự xưng, thành một tổ chức thường trực.JOHN KEEGAN . 606của nó giữa lúc cao trào cuộc Chiến tranh Ba mươi năm trong thế kỷ 17.Dù vậy, những người đặt niềm tin vào hy vọng rằng Liên Hiệp Quốc sẽ duy trì thành công chức năng gìn giữ hòa bình - chưa thấy một công cụ tốt hơn nào xuất hiện - còn cả một con đường dài phải đi trước khi điều đó thành hiện thực. Con người có tiềm năng bạo lực, chuyện đó không thể chối cãi được, kể cả dù chúng ta thừa nhận rằng trong bất cứ xã hội nào cũng chỉ có một thiểu số người, chứ không phải đa số, có khả năng chuyển tiềm năng đó thành thực tế. Qua bốn nghìn năm tồn tại của các quân đội có tổ chức, con người đã học được cách nhận ra trong cái thiểu số đó những kẻ nào sẽ là người lính để đào tạo và trang bị cho họ, chu cấp tiền bạc họ cần để sống, tán thành và hoàn hộ hành vi của họ vào những lúc khối đa số cảm thấy mình bị đe dọa. Chúng ta phải đi xa hơn: một thế giới không có quân đội - những quân đội có kỷ luật, phục tùng và tuân thủ luật pháp - thì không ai có thể sống ở đó được. Những quân đội mang phẩm chất đó là công cụ mà cũng là dấu ấn của nền văn minh; nếu không có sự hiện diện của họ, nhân loại đành phải cam chịu cuộc sống ở mức sơ khai, "ngấp nghé chân trời quân sự", hoặc với một tình trạng hỗn độn của chiến tranh bầy lũ ồ ạt vô luật pháp, "mọi người chống lại mọi người" theo kiểu lý thuyết của Thomas Hobbes.Có những nơi trên thế giới tan tác vì hằn thù chủng tộc hay tín ngưỡng, đầy ắp những vũ khí rẻ tiền sản phẩm đáng xấu hổ nhất của thế giới công nghiệp, nơi mà người ta phải đối mặt với kiểu chiến tranh mọi người chống lại mọi người và chúng ta có thể thấy điều này trên màn ảnh ti vi, một cảnh tượng cảnh báo khủng khiếp. Nó dạy cho chúng ta biết chiến tranh có thể buộc chúng ta phải chịu những đau đớn thương vong nào khi chấp nhận ý tưởng kiểu Clausewitz rằng chiến tranh là sự tiếp nối của chính trị, thừa nhận rằng chính trị dẫn tới chiến tranh là một sự độc địa.Để gạt bỏ cái thông điệp mà Clausewits đã rao giảng, chúng ta không cần phải tin, như Margaret Mead, rằng chiến tranh là một "phát minh". Chúng ta cũng không cần phải suyngẫm các biện pháp nhằm thay đổi gien di truyền của mình - thực chất đó là một tiến trình tự đánh bại bản thân. Chúng ta không cần tìm cách thoát ra khỏi hoàn cảnh vật chất của mình. Con người đã làm chủ nhân của thế giới vật chất đến một mức độ mà chỉ hai thế kỷ trước đây, các tổ tiên lạc quan nhất của chúng ta hẳn không thể nào hình dung được. Tất cả những gì chúng ta cần chấp nhận là qua tiến trình bốn nghìn năm thí nghiệm và lặp đi lặp lại, tiến hành chiến tranh đã thành một thói quen. Trong thế giới sơ khai, thói quen này bị hạn chế bằng nghi thức và nghi lễ. Trong thế giới hậu sơ khai, sự tài khéo của con người đã gạt bỏ nghi thứcnghi lễ; sự kiềm chế mà con người áp đặt lên việc gây chiến, ngoài bản thân việc thực sự gây chiến, cho phép những người bạo lực đẩy giới hạn chấp nhận đưỢC của bạo lực đến chỗ cực đoan và cuối cùng vượt qua cả chỗ cực đoan. "Chiến tranh", Clausewitz triết gia nói, "là một hành động bạo lực được đẩy đến giới hạn tột cùng". Người chiến binh thực tiễn Clausewitz không tiên đoán được những sự ghê rợn mà logic triết lý trên đây của ông dẫn đến, nhưng chúng ta đã trông thấy chúng. Những thói quen của người sơ khai - những con người biết tự kiềm chế, khéo léo trong giao tiếp và thương thuyết - đáng được chúng ta học lại. Chúng ta sẽ không thể sống sót trừ phi quên đi các thói quen đã tự vận vào mình.LỊCH SỬ CHIẾN TRANH , 607KẾT LUẬNLỊCH SỬ CHIẾN TRANH . 609"CHIẾN TRANH LÀ GÌ?" là câu hỏi tôi đã dùng để mở đầu cuốn sách này. Giờ, khi kết thúc cuốn sách, nếu người đọc theo tôi đến cuối, tôi hy vọng mình đã khiến người ta phải nghi ngờ niềm tin rằng có một câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này hoặc giả chiến tranh có một bản chất nào đó. Tôi cũng hy vọng mình đã khơi lên hoài nghi về cái ý tưởng cho rằng định mệnh của con người là phải gây chiến tranh, hoặc các vụ việc trên thế giới rốt cuộc cũng đều phải được giải quyết bằng bạo lực. Phần lớn lịch sử thành văn của thế giới về chiến tranh, vì những nhà nước nơi chúng ta đang sống đã hình thành và hiện hữu phần lớn là thông qua chinh phục, nội chiến hoặc đấu tranh giành độc lập. Hơn nữa, các chính khách vĩ đại của lịch sử thành văn thường là những con người ưa bạo lực, nếu không phải bản thân họ là chiến binh, vì họ biết cách sử dụng bạo lực và không ngần ngại dùng bạo lực cho mục đích của mình.Trong thế kỷ này [thế kỷ 20], mức độ thường xuyên và cường độ tiến hành chiến tranh cũng đã làm biến dạng cách nhìn của người bình thường, cả nam lẫn nữ. Ở Tây Âu, Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa, những nhu cầu chiến tranh đã tác động đến đa số các gia đình trong hai, ba hay bốn thế hệ. Lệnh tòng quân đã đấy con trai, chồng, cha, anh hay em trong hàng triệu gia đình ra chiến trường và hàng triệu người đã không trở về. Chiến tranh đã tạo ra vết sẹo tình cảm của cả một dân tộc và khiến họ quen với mong muốn cuộc đời của con cháu mình sẽ không phải trải qua những khó khăn thử thách mà bản thân họ đã chịu. Thế nhưng, trong cuộc sống hằng ngày, người ta không biết gì nhiều về bạo lực, thậm chí về sự tànJOHN KEEGAN . 610bạo hay cảm giác khắc nghiệt. Chính tinh thần Cộng tác, chứ không phải tinh thần đối kháng, mới vận hành thế giới. Phần lớn mọi người hằng ngày sống trong tinh thần bằng hữu và bằng mọi cách tránh né mối bất hòa hay gieo rắc bất đồng. Tình hàng xóm láng giềng được cho là đức tính tốt đẹp nhất trong các đức tính thông thường và sự tử tế là đặc điểm được hoan nghênh nhất trong tính cách con người.Chúng ta nhận ra rằng tình hàng xóm láng giềng nảy nở trong những điều kiện ràng buộc kiềm chế. Các xã hội văn minh mà chúng ta thích được sống nhất đều được cai trị bằng pháp luật, nghĩa là các xã hội ấy được giữ gìn trật tự bằng chính sách, thứ vốn là một dạng cưỡng bách. Bằng cách chấp nhận ai đó giữ gìn trật tự, chúng ta thầm thừa nhận rằng trong bản chất con người có một mặt tối hơn cần phải bị kiềm chế bằng nỗi e sợ một lực lượng mạnh hơn. Hình phạt là sự trừng trị dành cho những kẻ không chịu bị kiềm chế và lực lượng mạnh hơn là công cụ của hình phạt đó. Thế nhưng, mặc dù có tiềm năng bạo lực, chúng ta cũng có khả năng hạn chế các tác động của bạo lực, kể cả khi không có sẵn lực lượng nào mạnh hơn để ngăn chúng ta khỏi hậu quả xấu nhất của bạo lực mà chúng ta có thể gây ra. Chính vì lý do đó mà hiện tượng chiến tranh "sơ khai" - cuốn sách này bắt đầu bằng một nghiên cứu về hiện tượng ấy - cung cấp cho ta nhiều điều đến như vậy. Vì các cuộc chiến tranh của thế kỷ này được tiến hành theo một hình thức hết sức cực đoan và tàn bạo nên con người hiện đại dễ có giả định rằng xu hướng cực đoan trong chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Chiến tranh hiện đại đã coi rẻ sự chừng mực hay tự kiềm chế, người ta khinh khỉnh coi những việc tạm ngưng bắn mang tính nhân đạo hay những dàn xếp hòa giải chỉ như là một phương cách nhằm giảm nhẹ hoặc ngụy trang cho điều không thể dung thứ được. Thế nhưng kẻ gây chiến, như những "người sơ khai" cho ta thấy, thực sự có khả năng giới hạn bản chất và tác động của các hành động của mình. Những người sơ khai cậy đến mọi phương cách nhằm tránh cho bản thân và đối thủ của mình phải chịu hậu quả xấu nhất có thể xảy ra. Một trong số đó là sự miễn trừ, chomột số thành viên nhất định trong xã hội - phụ nữ, trẻ em, người không đủ điều kiện sức khỏe, người già cả - không phải chiến đấu, do đó không phải hứng chịu các hậu quả của nó. Quy ước là một phương cách khác, đặc biệt là những quy đỚC về chọn thời gian, nơi chốn và mùa cho cuộc xung đột, cũng như quy ước về lý do đánh nhau. Điều quan trọng nhất trong những phương cách đó là quy ước về nghi thức, nó xác định tính chất của chính trận đánh và đòi hỏi rằng một khi các nghi thức xác định đã được thực hiện, các đối thủ sẽ thừa nhận sự hài lòng của họ, có khả năng dùng đến sự hòa giải, phân xử và tạo lập hòa bình.Như đã nói, điều quan trọng là đừng lý tưởng hóa chiến tranh của người sơ khai. Nó có thể có một diễn biến rất bạo lực, trong đó những sự miễn trừ, quy ước và nghi thức đều bị vứt bỏ và bạo lực bị đẩy lên một mức cao. Ngay cả khi có sự kiềm chế, chiến tranh sơ khai có thể gây ra những hậu quả vật chất mà những người phải gánh chịu không hề mong muốn. Điều quan trọng nhất là phe yếu thế hơm dần dần bị đuổi khỏi vùng lãnh thổ quen thuộc, buộc phải đi đến vùng đất khó khăn hơn. Việc bị mất nơi sinh sống như thế rốt cuộc có thể gây tổn hại hoặc thậm chí hủy diệt nền văn hóa vốn vẫn thường được bảo vệ nhờ những sự kiềm chế mang tính văn hóa trong chiến tranh. Những nền văn hóa không tự duy trì vĩnh viễn. Chúng có những thành phần mong manh rất dễ bị gây thương tổn bởi các ảnh hưởng thù địch và trong số các ảnh hưởng đó, việc tiến hành chiến tranh có khả năng gây thương tổn hơn hết.Dù vậy, văn hóa là yếu tố chính quyết định bản chất chiến tranh, như lịch sử phát triển của chiến tranh ở châu Á đã chỉ rõ. Việc tiến hành chiến tranh ở phương Đông, nếu chúng ta có thể nhận ra và đặt cho nó một cái tên khác và tách biệt khỏi chiến tranh kiểu châu Âu, nổi bật bằng những nét riêng biệt của nó. Những nét riêng biệt quan trọng nhất trong số đó là sự lẩn tránh, trì hoãn và tính gián tiếp. Xét theo tính năng động và sự tàn nhẫn khác thường của các chiến dịch của Attila, Thành Cát Tư Hãn và Thiếp Mộc Nhi thì cách nhận định nhưLỊCH SỬ CHIẾN TRANH , 611JOHN KEEGAN . 612thế có vẻ không hoàn toàn thích đáng. Tuy nhiên, cần phải xét những chiến dịch đại quy mô ấy trong bối cảnh của chúng. Trong khoảng thời gian trên ba nghìn năm, với ngựa cưỡi là một công cụ chính để tiến hành chiến tranh, những cuộc chiến tranh ấy chỉ là những khúc đoạn không đều cách nhau khá xa thì đúng hơn là như một nét liên tục và đều đặn trong lịch sử quân sự của lục địa Âu-Á. Mối đe dọa do chiến binh thảo nguyên mang lại dĩ nhiên luôn thường trực trong các thiên niên kỷ đó nhưng thông thường, mối đe dọa ấy có thể kiềm chế được bởi nhiều lý do, đặc biệt là vì cách chiến đấu ưa thích của người chiến binh. Thực ra đó là một thứ đe dọa mà từ đó sự lẩn tránh, trì hoãn và tính gián tiếp nổi lên. Người chiến binh thảo nguyên chỉ muốn chiến đấu từ một khoảng cách sao cho có thể sử dụng cung tên hơn là đao kiếm, để có thể rút lui khi đương đầu với một đối phương kiên quyết và chờ đến khi đối phương mệt mỏi thì mới đánh bại họ hơn là đánh ngã họ trong một cuộc giao chiến bằng võ thuật và vũ khí.Vì lý do đó, bên phòng thủ có thể dựa vào những tuyến phòng ngự cố định xây dựng ở ngoại vi vùng đất quê nhà của dân du mục mà chặn đứng được cuộc tấn công của các chiến binh thảo nguyên. Một khi đã ra khỏi vùng đất quê nhà thì trong bất cứ trường hợp nào, người chiến binh thảo nguyên sẽ thấy việc điều khiển những đàn ngựa lớn của mình là rất khó khăn; nếu sự di chuyển tự do của họ lại còn bị các trở ngại khác - Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa, cherta của Nga - ngăn cản thì khả năng thực hiện chiến dịch có thể bị triệt tiêu hoàn toàn. Dù vậy, một số dân tộc thảo nguyên rốt cuộc cũng xâm nhập được vào các vùng đất định cư và tự lập mình làm người cai trị lâu dài. Đáng kể trong số đó là người Moghul của Ấn Độ và người Thổ Ottoman, cùng với các tổ chức của người Mameluke mà, vào những giai đoạn khác nhau, đã nắm quyền cai trị các vùng đất Á Rập. Thế nhưng, như chúng ta đã thấy, ngay cả những nhà chinh phục gốc thảo nguyên thành công này cũng đã không biến đổi được niềm thôi thúc chinh phục ấy thành một kiểu chính quyền có tính sáng tạo và xây dựng. Họ vẫn cứ vướng mắc trong nền văn hóa lều trại, ngựavà cung, sống như tù trưởng du mục ngay cả khi đang ở trong kinh đô huy hoàng lộng lẫy của các đế quốc mà họ đã lật đổ. Khi cuối cùng phải đương đầu với các thế lực mới, vốn đã thích nghi với sự thay đổi công nghệ thực sự trong tiến hành chiến tranh, sự cứng nhắc về văn hóa của họ đã không cho họ có cơ hội để đối phó hữu hiệu với thách thức và rốt cuộc là bị tiêu diệt.Thế nhưng, thật trái khoáy, chiến tranh kiểu phương Đông có một phương diện mà chỉ về sau mới đến với phương Tây và khiến cho chiến tranh kiểu phương Đông có một mục đích đáng nể nhưng tự giới hạn. Phương diện đó mang tính ý thức hệ và tri thức. Rất lâu trước khi bất cứ xã hội phương Tây nào có được một triết lý về chiến tranh, người Trung Hoa đã đặt ra triết lý của họ rồi. Quan niệm của Khổng Tử về tính hợp đạo lý, sự tiếp tục và duy trì các thiết chế dẫn họ đến việc tìm kiếm những biện pháp khiến cho thôi thúc của người lính phải tuân theo các hạn chế của luật pháp và tập quán. Quan niệm đó không thể và thực tế là không phải lúc nào cũng được duy trì. Những xáo trộn bên trong và những cuộc xâm nhập của các sắc dân thảo nguyên, cái sau thường là nguyên nhân của cái trước, đã ngăn cản sự duy trì đó. Dù vậy, tính chất dai dẳng nhất của đời sống quân sự Trung Hoa là sự điều tiết nhằm bảo vệ các hình thái văn hóa hơn là nhằm phục vụ những mệnh lệnh chinh phục ngoại bang hay cách mạng trong nước. Một số thành quả vĩ đại nhất của Trung Hoa là việc Hán hóa những kẻ xâm lăng đến từ thảo nguyên và khiến cho những tính cách phá hoại của họ phải phục tùng các giá trị cốt lõi của nền văn minh Trung Hoa.Tính tự giới hạn trong chiến tranh cũng là một đặc tính của nền văn minh có ảnh hưởng lớn khác của châu Á, nền văn minh Hồi giáo. Nhận định này nghe trái ngược. Đạo Hồi được nhiều người coi là một tôn giáo đi chinh phục và một trong những giáo lý được biết rộng rãi nhất của nó là nghĩa vụ tiện hành thánh chiến chống lại những kẻ không có đức tin. Cả lịch sử chinh phục của đạo Hồi và bản thất thực sự của chủ thuyết thánh chiến này đều bị những người ở ngoài cộng đồng HồiLỊCH SỬ CHIẾN TRANH . 613JOHN KEEGAN . 614giáo hiểu lầm. Thời đại chinh phục là tương đối ngắn ngủi và đã chấm dứt không phải đơn giản vì các đối thủ của đạo Hồi học được cách huy động lực lượng đối đầu với nó, mà còn vì bản thân đạo Hồi bị phân hóa trong quan niệm đạo lý của việc gây chiến tranh. Chia rẽ vì những tranh cãi nội bộ khiến cho người Hồi giáo chống người Hồi giáo, bất chấp giáo lý dạy họ không được đánh giết lẫn nhau; giới cầm quyền tối cao của Hồi giáo đã chọn giải pháp ủy thác vai trò gây chiến tranh cho một tầng lớp chiến binh đặc biệt, luôn phục tùng, đượC tuyển mộ cho mục đích này, bằng cách đó giải tỏa cho đa số người Hồi giáo khởi nghĩa vụ quân sự và cho phép người sùng đạo, trong đời riêng của mình, tập trung vào phương diện "lớn lao" hơn chứ không phải là vấn đề "tầm thường" hơn là huấn thị gây thánh chiến,"cuộc chiến tranh chống lại cái tôi". Vì những người được đạo Hồi chọn để gây thánh chiến nhân danh đạo Hồi chủ yếu được tuyển mộ từ các sắc dân du mục thảo nguyên, những kẻ không chịu làm cho văn hóa quân sự của mình thích nghi với hoàn cảnh đã thay đổi ngay cả khi sự độc quyền về võ bị của họ đưa họ lên vị trí quyền lực, nên rất cuộc việc tiến hành chiến tranh của đạo Hồi hầu như cũng bị hạn chế như trong nền văn minh Trung Hoa. Trong nền văn hóa này, các ảnh hưởng đều đem lại lợi ích. Khi nền văn hóa đó đụng đầu với tổng lực mạnh mẽ của một nền văn hóa khác vốn không thừa nhận một sự trói buộc nào như những trái buộc mà truyền thống phương Đông tự áp đặt lên mình, nó phải khuất phục sự tàn bạo mà nó không được chuẩn bị hoặc không có khả năng vận động chống lại, kể cả là để tự vệ.Nền văn hóa đó là văn hóa phương Tây. Nó bao gồm ba yếu tố, một được rút ra từ chính phương Tây, một được vay mượn từ phong cách phương Đông và cuối cùng là từ khả năng tiềm tàng của chính nó trong việc thích nghi và thử nghiệm. Ba yếu tố này tuần tự mang tính đạo đức, tri thức và kỹ thuật. Yếu tố đạo đức được lấy từ người Hy Lạp cổ điển. Trong thế kỷ 5 TCN, chính người Hy Lạp là những kẻ đã bắt ra khỏi sự gò bó của phong cách sơ khai, với sự tôn trọng trên hết dành cho nghi thức trong chiến tranh, chấp nhậncách chiến đấu trực diện cho đến chết. Sự phát xuất này, thoạt đầu giới hạn trong chiến tranh giữa người Hy Lạp với nhau, đã làm cho những ai ở ngoài thế giới Hy Lạp lần đầu tiên chứng kiến phải bàng hoàng sửng sốt. Câu chuyện cuộc chạm trán của Alexander Đại Đế với Ba Tư, một đế quốc mà cách tiến hành chiến tranh chứa đựng các yếu tố vừa có tính nghi thức sơ khai, vừa có lối lẩn tránh của chiến binh du mục thảo nguyên, vừa là chuyện thật theo lời kể của Arrian, vừa là một mô thức của sự dị biệt văn hóa. Hoàng đế Darius là một nhân vật thực sự bi đát, bởi nền văn minh mà ông đại diện là hoàn toàn không được chuẩn bị để chiến đấu với những kẻ thù mà một khi đã nắm lợi thế thì không thể mua chuộc hoặc dùng lời thuyết phục mà xua đi được, những kẻ luôn luôn tìm cách đưa vấn đề tranh chấp đến chỗ giao chiến và chiến đấu như thể kết quả trước mắt của trận chiến là ưu tiên cao nhất, vượt mọi cân nhắc khác, kể cả cân nhắc cho sự sống còn của cá nhân mình. Cái chết của Darius bởi tay đám tùy tùng của ông, những kẻ đã hy vọng nếu mình cho Alexander tìm thấy xác ông ta thì mình sẽ được toàn mạng, là dạng thức tóm gọn hoàn hảo cho sự va chạm văn hóa giữa tính thủ đoạn và danh dự trong hai đạo lý tiến hành chiến tranh.Đạo lý của trận đánh xáp lá cà cho tới chết - chúng ta phải nói là đánh xáp lá cà vì đạo lý này gắn liền với giao chiến bằng bộ binh nhiều hơn giao chiến bằng kỵ binh - lúc bấy giờ lan từ người Hy Lạp đến thế giới La Mã thông qua sự hiện diện của những người định cư Hy Lạp ở nam bán đảo Ý. Việc nó được truyền đi như thế nào, vì chắc chắn nó đã phải được truyền đến các dân tộc Teuton mà người La Mã đã đấu những trận sinh tử nhưng rốt cuộc không thành công, thì người ta đã không và sẽ không bao giờ tái dựng được. Dù vậy, những kẻ xâm lăng người Teuton chắc chắn là các chiến binh chiến đấu trực diện; nếu không thế thì ắt họ đã không đánh bại được các đội quân La Mã, kế cá là những đạo quân đã suy yếu đi nhiều của đế quốc Tây La Mã vào thế kỷ cuối cùng để quốc này tồn tại. Một thành quả đặc biệt của các vương quốc kế tục người Teuton là đồng hóa phong cách chiến đấu trực diện trênLỊCH SỬ CHIẾN TRANH .615616JOHN KEEGANbộ với phong cách chiến đấu trên ngựa, cho nên người hiệp sĩ phương Tây, không như người du mục trên thảo nguyên, đánh thẳng vào đội hình chính của địch chứ không đánh nhỏ lẻ từ khoảng cách xa. Trước các đối thủ Ả Rập và Mameluke mà cuối cùng họ chạm trán trong các chiến dịch Thập tự chinh giành lại Đất Thánh, cách chiến đấu trực diện thường bị khựng lại; lối đánh thẳng vào trung tâm của đối phương không đem lại hiệu quả một khi địch thủ của họ cho rằng tránh chạm mặt nhau chẳng phải là điều nhục nhã gì. Tuy vậy, có một sự trao đổi văn hóa hết sức quan trọng sinh ra từ xung đột giữa người Hồi giáo và người Thiên Chúa giáo ở Trung Đông. Xung đột này đã giải quyết thế lưỡng nan cố hữu của Thiên Chúa giáo về đạo lý của việc gây chiến bằng cách truyền bá đạo lý thánh chiến sang cho phương Tây rồi trao cho nền văn hóa quân sự phương Tây một thứ ý thức hệ và tri thức vẫn còn thiếu cho đến lúc đó.Cách chiến đấu trực diện - mang đậm đạo lý về danh dự cá nhân - một khi đã kết hợp với thứ ý thức hệ đó, chỉ còn chờ thêm yếu tố công nghệ nữa thôi là đủ để ra đời kiểu tiến hành chiến tranh rốt ráo của phương Tây. Vào thế kỷ 18, khi cuộc cách mạng thuốc súng được chấp nhận và vũ khí sử dụng thuốc súng được hoàn thiện thì kiểu tiến hành chiến tranh đó xuất hiện. Tại sao nền văn hóa phương Tây lại cởi mở đón nhận những thay đổi mà kỹ thuật mang đến, trong khi nền văn hóa châu Á thì không và chiến tranh kiểu cổ sơ, do bản chất của nó, thì hoàn toàn không), đấy là một vấn đề khác; tuy nhiên, chúng ta nên thừa nhận một yếu tố chính khiến nền văn hóa châu Á thờ ơ thích nghi như thế là bởi nền văn hóa ấy trung thành với quan niệm kiềm chế quân sự vốn đòi hỏi giới tinh hoa cầm quyền kiên trì sử dụng các vũ khí độc tôn truyền thống, dẫu cho chúng có lỗi thời đến đâu so với những vũ khí đang thịnh hành ở nơi khác, và sự kiên trì này hoàn toàn hợp lý với sự kiểm soát vũ khí. Bằng cách vứt bỏ sự kiểm soát vũ khí thế giới phương Tây đã thi hành một đường lối khác đưa đến hình thái chiến tranh mà Clausewitz nói là một sự nối tiếp của chính trị, thứ mang đậm tính tri thức và ý thức hệ, theo cácphương cách chiến đấu mà ông nhận định là chiến đấu trực diện, cùng các công cụ mà cách mạng kỹ thuật phương Tây mang lại, điều ông cho là đương nhiên.Chiến tranh theo lối phương Tây rồi sẽ mang lại kết quả mỹ mãn trong những năm sau khi Clausewitz qua đời. Trong thế kỷ 19, tất cả các dân tộc châu Á, ngoại trừ Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan và các dân tộc lệ thuộc người Thổ Ottoman, đều rơi vào vòng kiểm soát của phương Tây; các dân tộc sơ khai của châu Mỹ, châu Phi và Thái Bình Dương chẳng có cơ hội nào thoát được. Duy chỉ một số ít dân tộc sống ở những xa xôi hẻo lánh hoặc không thể tiếp cận được - Tây Tạng, Nepal, Ethiopia - là quá khó thâu tóm vào vòng cường tỏa của đế quốc, mặc dù tất cả đều đã nếm mùi xâm lăng của phương Tây. Trong nửa đầu thế kỷ 20, ngay cả Trung Hoa cũng không chống chọi nổi dưới tay người Nhật Bản đã phương Tây hóa, trong khi hầu hết lãnh thổ của Ottoman cũng bị các quân đội phương Tây giày xéo. Chỉ có người Thổ ở Thổ Nhĩ Kỳ, sắc tộc chiến binh cứng cỏi, thông minh và tháo vát đó, những kẻ đã dạy cho kẻ địch nhiều bài học quân sự cay đắng cho dẫu bằng phương tiện nghèo nàn là ngựa và cung tên, là vẫn không bị trấn áp mà còn nổi lên vào giữa thế kỷ như một quốc gia độc lập.Tuy nhiên, chiến thắng của cách tiến hành chiến tranh kiểu phương Tây không phải bao giờ cũng như người ta nghĩ. Khi chống lại các nền văn hóa quân sự khác, nó cho thấy không ai cự lại nổi nó. Một khi được tiến hành để chống lại chính nó, hình thức chiến tranh này lại mang lại tai ương và đe dọa thảm họa. Thế chiến thứ nhất diễn ra hầu như chỉ giữa các nhà nước châu Âu với nhau, chấm dứt sự thống trị thế giới của châu Âu, qua nỗi thống khổ gây ra cho nhân dân các nước tham chiến, nó cũng làm sụp đổ những gì tốt đẹp nhất của nền văn minh châu Âu - chủ nghĩa tự do và niềm hy vọng - đồng thời để các nhà quân phiệt và những kẻ toàn trị tuyên bố tương lai. Cái tương lai họ mong muốn đã mang lại cuộc Thế chiến thứ hai và hoàn tất đống hoang tàn mà Thế chiến thứ nhất đã khởi đầu. Nó cũng phát triển vũ khí hạt nhân, tộtLỊCH SỬ CHIẾN TRANH . 617điểm logic của khuynh hướng công nghệ trong cách tiến hành chiến tranh của phương Tây, và bác bỏ dứt khoát lối đề xướng rằng chiến tranh là, hoặc có thể là, sự tiếp nối của chính trị bằng các phương tiện khác.Chính trị phải được tiếp nối, chiến tranh thì không. Nói vậy không có nghĩa rằng vai trò của người chiến binh đã hoàn tất. Hơn bao giờ hết, cộng đồng thế giới cần những chiến binh có kỹ năng và kỷ luật sẵn sàng phục vụ nhà cầm quyền. Những chiến binh như thế phải được coi một cách đúng đắn là những người bảo vệ nền văn minh, chứ không phải kẻ thù của văn minh. Phong cách họ chiến đấu cho nền văn minh chống lại những kẻ mù quáng về chủng tộc, những lãnh chúa địa phương, những kẻ cuồng ý thức hệ, những kẻ cướp thông thường và tội phạm quốc tế có tổ chức - không thể chỉ phát xuất từ riêng mô hình chiến tranh kiểu phương Tây. Những người gìn giữ hòa bình và những người tạo lập hòa bình tương lai cần phải học nhiều từ những nền văn hóa quân sự khác, không chỉ từ phương Đông mà cả từ thế giới cổ sơ. Sự thông thái trong các nguyên tắc kiềm chế dựa trên tri thức, thậm chí của nghi thức tượng trưng, cần được khám phá lại. Sự thông thái còn lớn hơn nữa là phủ nhận cái ý niệm cho rằng chính trị và chiến tranh là thuộc cùng một thế bất phân. Tương lai của chúng ta, giống như của những cư dân cuối cùng trên đảo Phục Sinh, có lẽ sẽ nằm trong tay những kẻ khát máu, trừ phi chúng ta kiên quyết phủ nhận điều đó.JOHN KEEGAN . 618
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top