Lửa

- 5 -LỬALỬA LÀ MỘT VŨ KHÍ từ rất lâu đời. Dưới dạng "lửa Hy Lạp", lửa đã được người Đông La Mã sử dụng từ thế kỷ 7. Họ che giấu bí mật về thành phần của nó cẩn thận đến nỗi thậm chí ngày nay, nhiều học giả còn tranh luận về bản chất chính xác của các thành tố làm nên nó. Tất cả những gì người ta có thể biết chắc là nó được phun ra dưới dạng chất lỏng từ một loại ống bơm phụt, chủ yếu như một tác nhân chống lại các cấu trúc bằng gỗ trong cuộc vây hãm thành và trong chiến tranh trên biển. Nó không phải là "lửa" theo nghĩa hiện đại như một thứ chất nổ hay thuốc nổ. Bất chấp nỗi sợ hãi do nó gây nên và sự huyền bí bao quanh nó, lửa Hy Lạp không phải là một cách tân hiệu quả cho lắm. Nó không cách mạng hóa chiến tranh như thuốc súng sẽ làm.Dù vậy, thuốc súng có liên hệ đến lửa Hy Lạp, vì bây giờ người ta tin rằng hoạt chất căn bản của nó, thứ mà người Đông La Mã gọi là "naphtha" hay "thứ lóe sáng", là một chất sủi ra từ các mỏ dầu lộ thiên. Họ thấy thứ đó chẳng dùng đượC vào việc gì. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, vào khoảng thế kỷ 11, người ta phát hiện rằng trộn các chất gốc naphtha từ chất dầu sủi địa phương với kali nitrat thì sẽ tạo ra một hợp chất có đặc tính cháy nổ. Người Trung Hoa đã tình cờ phát hiện rằng đốt lửa, nhất là bằng than củi, trên mặt đất có kết đọng nhiều lưu huỳnh cũng có tác động cháy nổ. Khi được tinh lọc, lưu huỳnh được phối hợp với bột than củi và kali nitrat tinh thể - có lẽ thứ này ban đầu được thực hiện với mục đích phô diễn pháp thuật trong các đạo quán của Đạo giáo vào năm 950 - cho ra thứ mà chúng ta gọi là thuốc súng?. Chuyện người Trung Hoa có 507 508dùng thứ thuốc súng này trong chiến tranh hay không hiện vẫn gây nhiều tranh cãi. Không có bằng chứng nào cho thấy họ đã làm đại bác (thay vì pháo hoa) trước thế kỷ 13"); không lâu sau thời điểm đó thuốc súng chắc chắn cũng được người châu Âu biết đến, tại đây có lẽ các bí mật của nó đã đượC các nhà giả kim thuật khám phá trong quá trình tìm kiếm dai dẳng và vô vọng phương cách biến xi kim loại thành vàng, và chính ở châu Âu người ta nhận ra công dụng về mặt quân sự ngay khi phát hiện đặc tính nổ của nó. Làm thế nào người ta phát hiện thêm được rằng, khi cho thuốc súng và vật phóng vào trong một cái ống, lực giải phóng ra khi kích nổ thuốc súng sẽ truyền cho vật phóng tầm và hướng, thì thật khó giải thích. Nhưng sự kiện đó có thể có niên đại chính xác là vào đầu thế kỷ 14, vì một bức vẽ năm 1326 còn sót lại cho thấy một cái bình có dạng lọ hoa - có lẽ do một thợ làm chuông, người quen làm việc với các hình dạng loại này, đúc nên - từ cổ bình thòi ra một mũi tên lớn để phóng đi, một xạ thủ gí mồi lửa vào lỗ châm lửa và thiết bị này được nhắm vào cổng thành.Đến thế kỷ 15, công nghệ chế tạo súng đã tiến bộ. Đạn đại bác đã thay cho mũi tên và súng đã có hình ống, đôi khi được làm bằng những tấm sắt tôi được buộc lại bằng những vòng sắt, kiểu như tang trống. Dù vậy, việc sử dụng đại bác chỉ giới hạn trong chiến tranh vây thành. Đại bác đã được bố trí tại Agincourt (1415) song chúng chưa làm được gì nhiều trên chiến trường ngoài việc gây tiếng ồn và tỏa khói; có chăng chỉ gây thiệt hại cho một hiệp sĩ hay cung thủ nào đó xui xẻo lọt vào đường bắn hú họa của nó mà thôi. Tuy vậy, bốn mươi năm sau, khi người Pháp đánh đuổi người Anh ra khỏi Normandy và Aquitaine, trong chiến dịch năm 1450-1453, họ dùng đại bác bắn xuyên qua tường thành bao quanh pháo đài công sự của Anh; chính cùng lúc đó quân Thổ đang phá tan những bức tường thành của Theodosius tại Constantinople với những khẩu thần công khổng lồ (người Thổ thích dùng những khẩu súng lớn đến mức thỉnh thoảng họ phải đúcchúng ngay tại chỗ trước khi bắt đầu một cuộc vây thành). Năm 1477, vua Louis XI của Pháp (1461-1483) mở rộng vùng kiểm soát ra ngoài vùng đất của cha ông bằng cách dùng đại bác đánh vào thành trì của các quận công xứ Burgundy. Kết quả là năm 1978, hoàng gia Pháp lần đầu tiên hoàn toàn kiểm soát lãnh thổ của mình kể từ thời Carolingian sáu thế kỷ trước đó, sẵn sàng dựng nên một chính phủ tập quyền - được hỗ trợ bởi một hệ thống tài chính với đại bác là kẻ thu thuế tối hậu đối với các chư hầu bướng bỉnh và nhanh chóng trở nên hùng mạnh nhất châu Âu.(1)THUỐC SÚNG VÀ THÀNH QUÁCHTuy nhiên, thứ đại bác mà các vua Pháp và người Thổ Ottoman dùng để đánh hạ thành trì phòng thủ của địch có những khiếm khuyết nghiêm trọng về mặt công dụng quân sự: to, nặng và đặt trên bệ cố định. Kết quả là người ta chỉ có thể đưa chúng vào hoạt động ở vùng lãnh thổ mà họ đã kiểm soát, nhưngười Pháp dùng ở vùng nông thôn Normandy và người Ottoman dùng trên biển và trên đất dẫn vào Constantinople. Để đại bác Có thể trở thành công cụ trong chiến dịch, chúng phải nhẹ đến mức có thể vận chuyển trên xe theo kịp đội quân đi kèm, có vậy thì bộ binh, kỵ binh và súng mới có thể di chuyển như một đơn vị hợp nhất trên lãnh thổ địch, tránh được nguy cơ trọng pháo bị đối phương đoạt lấy trong khi các pháo thủ phải ráng sức để bắt kịp với lực lượng hành quân hoặc phải bỏ chúng lại trong cuộc rút lui.Năm 1494 người Pháp đã đạt được cải tiến phù hợp: 509Thợ thủ công và thợ đúc chuông người Pháp... vào đầu những năm 1490... đã hoàn thiện được một khẩu đại bác có thể coi là cùng loại với thứ sắp quyết định các trận chiến và vây thành trong gần bốn trăm năm sắp tới. Thứ súng thầncông "dựng bắn" nặng nề, nã đạn đá từ một cái bệ gỗ mà hễ khi nào phải thay đổi vị trí là người ta phải rất vất vả mới đưa được lên xe ngựa kéo, nay đã được thay bằng một khẩu pháo mảnh mai hơn, dạng ống đúc toàn bằng đồng thau, dài không quá 2,5 mét, các tỷ lệ được tính toán rất cẩn thận để hấp thụ sức giật nhỏ dần từ đuôi đến mũi súng. Nó bắn ra những viên đạn tròn bằng sắt, nặng hơn những viên đạn bằng đá cùng cỡ nhung, vì vậy, có tác động phá hủy lớn gấp ba lần đối với cùng một cỡ nòng. 510Quan trọng hơn hết, những khẩu súng này dễ di chuyển vì thân súng hình ống được đúc nguyên khối, có thể kết hợp thêm "trục pháo", hai gờ nổi được đúc ngay phía trước điểm cân bằng, nhờ đó có thể treo chúng lên các dàn kéo bằng gỗ có hai bánh xe. Như thế người ta có thể vận chuyển khẩu đại bác như một chiếc xe ngựa nhỏ - thậm chí càng dễ hơn khi "càng của khung kéo này được mang vào một "xe kéo pháo" hai bánh khác, rồi thắng ngựa trực tiếp vào giữa hai càng xe; bản thân dàn kéo pháo có thể được tạo dáng để miệng ống, hay cái "họng súng" (thuật ngữ từ thời những khẩu pháo "dựng bắn" còn lưu lại đến nay) có thể được nhấn xuống hoặc nâng lên bằng cách thao tác những chiếc nệm dưới đuôi súng. Để xoay súng từ phải sang trái hay ngược lại, người ta dịch chuyển càng của dàn kéo pháo (đặt trên mặt đất để giữ pháo cho vững) theo hướng thích hợp.Vào mùa xuân năm 1994, bốn mươi khẩu súng mới của vua Charles VIII được vận chuyển bằng tàu thủy từ Pháp tới cảng La Spezia ở Bắc Ý; từ đó quân đội của ông, vốn trước đó đã theo đường đèo Mont-Genèvre vượt qua dãy Alps, sẽ lên đường hành quân dọc nước Ý để thực hiện yêu sách đối với vương quốc Naples. Các thành bang và vùng đất thuộc quyền của giáo hoàng nằm trên đường tiến quân của ông đều xếp giáp quy hàng ngay khi nghe nói các khẩu thần công của ông đã nhanh chóng san bằng tường thành Firizzano như thếcông "dựng bắn" nặng nề, nã đạn đá từ một cái bệ gỗ mà hễ khi nào phải thay đổi vị trí là người ta phải rất vất vả mới đưa được lên xe ngựa kéo, nay đã được thay bằng một khẩu pháo mảnh mai hơn, dạng ống đúc toàn bằng đồng thau, dài không quả 2,5 mét, các tỷ lệ được tính toán rất cẩn thận để hấp thụ sức giật nhỏ dần từ đuôi đến mũi súng. Nó bắn ra những viên đạn tròn bằng sắt, nặng hơn những viên đạn bằng đá cùng CỠ nhung, vì vậy, có tác động phá hủy lớn gấp ba lần đối với cùng một cỡ nòng." : 510Quan trọng hơn hết, những khẩu súng này dễ di chuyển vì thân súng hình ống được đúc nguyên khối, có thể kết hợp thêm "trục pháo", hai gờ nổi được đúc ngay phía trước điểm cân bằng, nhờ đó có thể treo chúng lên các dàn kéo bằng gỗ có hai bánh xe. Như thế người ta có thể vận chuyển khẩu đại bác như một chiếc xe ngựa nhỏ - thậm chí càng dễ hơn khi càng của khung kéo này được mang vào một xe kéo pháo" hai bánh khác, rồi thắng ngựa trực tiếp vào giữa hai càng xe; bản thân dàn kéo pháo có thể được tạo dáng để miệng ống, hay cái "họng súng" (thuật ngữ từ thời những khẩu pháo "dựng bắn" còn lưu lại đến nay) có thể được nhấn xuống hoặc nâng lên bằng cách thao tác những chiếc nêm dưới đuôi súng. Để xoay súng từ phải sang trái hay ngược lại, người ta dịch chuyển càng của dàn kéo pháo (đặt trên mặt đất để giữ pháo cho vững) theo hướng thích hợp.Vào mùa xuân năm 1994, bốn mươi khẩu súng mới của vua Charles VIII được vận chuyển bằng tàu thủy từ Pháp tới cảng La Spezia ở Bắc Ý; từ đó quân đội của ông, vốn trước đó đã theo đường đèo Mont-Genèvre vượt qua dãy Alps, sẽ lên đường hành quân dọc nước Ý để thực hiện yêu sách đối với vương quốc Naples. Các thành bang và vùng đất thuộc quyền của giáo hoàng nằm trên đường tiến quân của ông đều xếp giáp quy hàng ngay khi nghe nói các khẩu thần công của ông đã nhanh chóng san bằng tường thành Firizzano như thếnào. Tháng Mười một, ông vào thành Florence với tư cách nhà chinh phục. Tháng Hai năm sau, sau khi khuất phục thành San Giovanni của xứ Naples trong tám tiếng đồng hồ - thành này từng chịu được một cuộc vây đánh bằng phương tiện quân sự truyền thống và trụ vững đến bảy năm trời - ông dong ngựa vào Naples. Toàn bộ nước Ý chấn động bởi cuộc hành quân của ông. Các khẩu súng của ông mang lại một cuộc cách mạng thực sự trong tiến hành chiến tranh. Những thành có tường cao mà các máy và thang đánh thành ngày trước đã phải chịu thua thì nay trở nên yếu ớt một cách thảm hại trước thiết bị công phá mới. Guicciardini, một người Ý đường thời, viết rằng khẩu đại bác được "đặt vững vàng chống lại tường thành với một tốc độ ngắt quãng giữa các phát đạn là cực ngắn, những viên đạn bay cực nhanh và được đẩy đi với lực cực mạnh, đến nỗi sức tàn phá to lớn gây ra trong vài tiếng đồng hồ tương đương với những gì mà ngày xưa ở Ý người ta phải mất vài ngày."(1)Chiến thắng tại Naples của Charles VIII không tồn tại lâu. Phương pháp vũ bão của ông làm cho các thành bang của Ý, Venice, hoàng đế của đế quốc La Mã Thần thánh, giáo hoàng và Tây Ban Nha phải hoảng sợ, liên minh với nhau để chống lại ông. Tuy pháo binh đem lại cho ông chiến thắng trong trận đánh chính Fornovo của cuộc chiến tranh với Liên minh Thần thánh diễn ra sau đó, ông vẫn quyết định rời bỏ Ý để trở về Pháp và qua đời ở đó vào năm 1998. Dù sao, cuộc cách mạng pháo binh của ông vẫn tồn tại lâu dài. Những khẩu súng mới đạt được một hiệu quả mà các kỹ sư thiết kế máy hãm thành đã phấn đấu suốt một thiên niên kỷ mà không đạt tới nổi. Cho đến lúc đó, sức mạnh của một thành trì chủ yếu là do tầm cao của những bức thành vây quanh nó. Không hẳn là bao giờ cũng vậy, vì sử dụng vùng nước để phòng thủ cũng làm gia tăng rất lớn khả năng phòng vệ, như Alexander Đại Để nhận thấy khi cuộc vây hãm thành Tyre ngoài khơi (năm 332 TCN) phải mất đến bảy tháng mới kết thúc. Tuy nhiên, 511 512thành càng cao thì càng khó cho phía tấn công bắc thang trèo lên tận mặt thành, trong khi độ dày của thành khiến cho máy đánh thành kém phát huy hiệu quả. Các máy đối trọng (máy bắn đá) phóng những vật nặng chỉ đánh sượt qua những tường thành như thế mà thôi, trong khi đó, các máy dùng lực xoắn bắn đạn với quỹ đạo phẳng song về bản chất lại không đủ sức. Cách chắc chắn duy nhất để hạ gục các tường thành là đào hầm tấn công vào chân thành, nhiệm vụ này rất vất vả do phải đối mặt với các hào rãnh vây quanh thành, và cách này cũng khiến đối phương có thể phản công bằng cách đào hầm đánh trả.Súng đại bác mới, do có thể nhanh chóng triển khai tới gần một bức thành và điều khiển bắn chính xác vào điểm được dự liệu trước, đã chuyển hiệu quả của việc đào hầm sangcho trọng pháo. Những viên đạn pháo bằng sắt, bắn trực tiếp vào chân thành theo chiều ngang không thay đổi về độ cao, sẽ nhanh chóng đánh thủng một lỗ trong bức tường thành bằng đá, tác động tích lũy của việc này là tận dụng đặc tính vật lý của bức tường để chống lại chính nó: tường càng cao thì càng nhanh chóng mất ổn định và khi đổ xuống thì lỗ thủng càng rộng. Do khisụp đổ đống đổ nát sẽ tự động lấp hào nước, nên vô hình trung tạo ra một lối đột nhập cho quân tấn công, và cũng có thể kéo đổ luôn một ngọn tháp (điều này nằm trong chủ định của các pháo thủ, phá vỡ vị trí phòng vệ của quân phòng thủ, nơi họ đứng phóng lao hoặc bắn tên xuống quân tấn công), lỗ thủng trên tường thành càng đẩy nhanh sự sụp đổ của nó; đã có một quy ước chiến tranh vây thành rằng nếu thành bị vây vẫn từ chối đầu hàng thì sau khi thành bị phá thủng, quân tấn công không có nghĩa vụ phải tử tế với ai cả, cũng không cần phải kiềm chế hành vi cướp bóc. Trong thời đại pháo, quy ước đó càng tuyệt đối.Các thảm họa ở Naples kích động phản ứng một cách tự nhiên. Các thành quách đang tồn tại là tuyến phòng thủ đầu tiên cho nhiều nhà nước; đặc biệt là các nhà nước nhỏ của châu Âu Phục hưng, việc xây dựng và bảo trì thành tiêu tốn phần lớn ngân sách của nhà nước, và các kỹ sư gia cố thành buộcphải vận dụng hết khả năng và đại bác của Charles VIII đã dễ dàng triệt hạ những tường thành từng gan góc đứng vững suốt nhiều thế kỷ. Trong những cuộc chiến tranh giữa Pháp và Tây Ban Nha, đế quốc La Mã Thần thánh và các thành bang đồng minh luôn thay đổi, vốn làm náo loạn nước Ý trong nửa đầu thế kỷ 16, người ta đã hoàn thành những công trình xuất sắc nhằm củng cố các thành lũy cũ. Chẳng hạn, tại Pisa vào năm 1500, các kỹ sư của thành phố nghĩ ra việc đắp thêm một bờ đất bên trong và đào hào phía sau tường đá của thành phố, nó đứng vững sau khi pháo của quân Pháp và các đồng minh Florence của họ đã bắn thủng một lỗ. "Chiến lũy đôi" theo kiểu Pisa này được nhiều nơi bắt chước, trong khi có nhiều nơi đắp thêm những tuyến đường thành và tháp bằng đất và gỗ ván bên ngoài mà đạn sắt của súng đại bác chẳng gây thiệt hại được bao nhiêu, ít nhất là trong các giai đoạn đầu vây thành. Các chỉ huy thành phố và pháo đài cũng nhanh chóng thừa nhận rằng dù mặt thành có thể bị phá, vẫn có thể bảo vệ thành công các lỗ thủng ấy bằng lính bộ binh trang bị súng cá nhân, các loại súng hiệu quả mới được đưa vào sử dụng thời đó, như cuộc vây thành Cremona vào năm 1523 và thành Marseilles năm 1524 đã chứng minh.Tuy nhiên, sự ứng biến này không thể làm cho những tường thành cũ đứng vững mãi mãi trước những khẩu đại bác mới. Cần phải có một hệ thống thành lũy thay thế. Điều ngạc nhiên là người ta tìm thấy hệ thống mới rất nhanh, nhanh đến nỗi thời kỳ thống trị của đại bác là quá ngắn ngủi, chỉ hơn nửa thế kỷ một chút. So với tốc độ của những ứng biến khác trước những cách tân quân sự - chẳng hạn, khi Hitler dùng toàn xe bọc thép để mưu toan đánh phủ đầu đối phương trong Chiến tranh chớp nhoáng vào đầu Thế chiến thứ hai, các địch thủ của Hitler đã chặn đứng được ông ta bằng cách triệt để tái tổ chức quân đội của mình và sản xuất ồ ạt vũ khí chống tăng Vào năm 1943 - thì năm mươi năm có vẻ là một khoảng thời gian dài. Nhưng đấy là do chưa xem xét những khó khăn về513 514tri thức và chi phí liên quan. Trước hết, người ta phải nghĩ ra được một ý tưởng khả dĩ chống lại được đạn pháo; rồi người ta phải tìm ngân sách để chuyển ý tưởng đó thành thực tế - điều này tiêu tốn một nguồn vốn khổng lồ,vì vấn đề ở đây là người ta phải thay thế hệ thống thành lũy trên toàn lục địa châu Âu được xây dựng qua nhiều thế kỷ (vài thành phố được bảo vệ sau những bức tường thành mà tuy được tái xây dựng và phục hồi trong thời Trung cổ song có nguồn gốc tận thời La Mã) và chi phí xây dựng ban đầu đã được khấu hao hết từ rất lâu.Những bộ óc thông thái tìm ra được mầm mống của ý tưởng này hầu như ngay từ lúc khẩu đại bác di chuyển được xuất hiện. Vì đại bác gây tàn phá nặng nhất cho những tường thành cao, cho nên để chống lại chúng các tường thành mới phải thấp. Tuy nhiên một thành lũy mà xây thấp như thế là để ngỏ cho đội quân xung kích của địch ào tới bắc thang leo lên chiếm một thành và đột nhập vào trong. Hệ thống thành lũy mới phải kết hợp được đặc tính chống đạn pháo và khả năng ngăn chặn bộ binh của địch từ xa. Giải pháp cho vấn đề giảm độ cao trong khi đạt được độ sâu là các pháo đài lồi, nhô ra ngoài tường thành, khống chế các hào rãnh, có chức năng như bệ đỡ cho cả súng đại bác và vũ khí cá nhân, và phải đủ chắc chắn để không bị hỏa lực tập trung của địch đánh sập. Mẫu thiết kế thích hợp nhất cho thấy có bốn mặt: hai mặt tạo thành hình nệm chĩa ra vùng không gian chung quanh, chìa ra trước hỏa lực địch một bề mặt khiến đạn vượt qua, và là nơi có thể tổ chức hỏa lực tấn công còn hai mặt nối hình nêm này với tường thành theo góc vuông, từ trên bờ thành, quận phòng vệ có thể sử dụng đại pháo và vũ khí cá nhân quét sạch đường hào và các chiến lũy của địch giữa hai pháo đài. Pháo đài phải xây bằng đá, mặc dù gạch là một vật liệu thay thế có thể chấp nhận được, được củng cố và đổ đầy đất nện, toàn bộ tạo thành một cấu trúc chắc chắn đồ sộ để vừa cung cấp một bệ vững chắc đặt đại bác vừa có một mặt bên ngoài mà đạn bắn vào ít gây hư hại nhất. (1)Các kỹ sư xây dựng công sự đã thử nghiệm với các pháo đài, đã làm tường thành dày lên và dốc hơn, vì trước đó không lâu cuộc viễn chinh của Charles VIII vào Ý năm 1494 cho thấy thành quách đã qua thời vinh quang của nó. Những thử nghiệm như thế được thực hiện rải rác và từng chút một, nhưng những người thực hiện chúng từ đây đã đáp ứng các nhu cầu cách tân một cách mau lẹ và hăng hái. Giuliano da Sangallo, người đã cùng với người em là Antonio dụng nên cả một "họ" công sự đầu tiên và quan trọng nhất ở Ý, đã phác thảo một đồ án phòng thủ có pháo đài cho thành phố Poggio Imperiale vào năm 1987 trong khi chính vào năm 1494, Antonio đã bắt đầu xây dựng lại đồn Civita Castellana trong một hệ thống pháo đài cho giáo hoàng Alexander VI. Tin rằng hệ thống như thế là câu trả lời cho cuộc tấn công bằng trọng pháo, họ nhanh chóng tiến hành xây công trình mới cho bất cứ chính quyền nào đủ tiền chi trả của Ý,Nettuno được trang bị pháo đài trong những năm 1500-1503 và trong năm 1515, Antonio bắt tay xây dựng một pháo đài kiểu mẫu cho hồng y Alessandro Farnese tại Caprarole. Thành công về thương mại của anh em Sangallo lôi cuốn nhiều người tranh đua vào lĩnh vực này, trước tiên là gia đình San Micheli, rồi đến gia đình Savorgnano, Peruzzi, Genga và Antonelli.Tiền bạc do công việc này mang lại khuấy lên lòng ganh tị và xuất hiện rất nhiều những "chuyên gia" ít ai ngờ tới nhảy vào thị trường, trong đó phải kể đến Leonardo da Vinci, từng làm thanh tra về các pháo đài cho dòng họ Cesare Borgia, và Michelangelo, người mà trong cuộc cãi vã với Antonio da Sangallo vào năm 1545 đã tuyên bố: "Tôi không biết gì nhiều về hội họa và điêu khắc, nhưng tôi có rất nhiều kinh nghiệm về xây dựng công trình quân sự, và tôi đã chứng minh rằng tôi am hiểu về chúng hơn toàn bộ gia tộc Sangallo". (3) Michelangelo trang bị cho quê hươngLỊCH SỬ CHIẾN TN519볶Florence của ông các công sự phòng thủ mới trong những năm 1527-1529, nhung, may mắn thay cho nghệ thuật, từ sau đó ông không tìm được nhiều đơn đặt hàng cho kỹ thuật Công sự của mình.Gia đình Sangallo và các gia đình xây dựng công sự khác hầu như có việc làm liên tục, không chỉ ở Ý mà, do tiếng lành đồn xa và các nhà cai trị ngày càng có nhiều đại bác cơ động hơn, còn cả ở Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, vùng biển Aegea, Malta (nơi dòng tu Hiệp sĩ Cứu tế định cư sau khi bị trục xuất khỏi Đất Thánh) và xa tận Nga, Tây Phi và biển Caribê. Họ, cùng các pháo thủ và những khẩu pháo đã đặt họ trước những thách thức không ngừng, là những lính đánh thuê quốc tế đầu tiên (theo nghĩa kỹ thuật) kể từ thời những người chế tạo xe ngựa, những kẻ bán kỹ năng của mình cho các nhà quý tộc gây chiến tranh ở Trung Đông vào thiên niên kỷ thứ nhất TCN. Một sử gia Ý đã mô tả lối sống của họ: 516Chúng ta phải đặt mình vào hoàn cảnh của những người này. Họ thiếu thốn tiền bạc, thế nhưng họ biết rõ về tài năng của mình và tự coi mình là nh con người ưu việt đi lại giữa những kẻ ít văn minh hơn người Ý. Họ lấy làm khó chịu truỚC tấm gương của một ít trong số họ đã vươn lên những cấp bậc cao nhất, và họ có thể ra đi phục vụ cho một ông hoàng chốn xa xôi câu dẫn họ bằng những hứa hẹn đầy cám dỗ. Thế nhưng rồi họ chẳng được khá hơn mấy tí - chủ nợ của họ thì lắm, hầu bao của họ thì nhẹ hẫng và chi phí cho những cuộc hành trình dài khiến họ khó trở về đượC quê hương. Họ phải chịu đựng sự khinh miệt mà bọn lính dành cho những người như họ, những người cố gắng kết hợp học thuyết về chiến tranh với vũ khí chiến tranh.Nếu những người lính chiến, nhiều người trong số họ là lính đánh thuê, khinh miệt các kỹ sư, thì đó là do niềm kiêu hãnh của người lính, chứ không phải vì những công trình công sựmới không đáp ứng được những mục đích khiến chúng đượC xây lên với chi phí và sức lao động khổng lồ như thế. Thực tế hoàn toàn trái ngược: pháo đài giành lại lợi thế phòng thủ trước sức tấn công cũng nhanh chóng như súng đại bác đã đảo ngược lợi thế ấy vào cuối thế kỷ 15. Vào cuối thế kỷ 16, biên giới của mỗi nhà nước có mong muốn duy trì toàn vẹn chủ quyền đều được bảo vệ ở những điểm dễ bị xâm lấn nhất - đèo núi, giao điểm giữa các sông, các cửa sông tàu bè vào được - nhờ hệ thống phòng ngự tối tân. Mô thức phòng thủ cũng thay đổi không còn mấy những "pháo đài ngôi sao" ở sâu trong lãnh thổ, vì các nhà vua có độc quyền sử dụng pháo binh đắt đỏ của mình để đánh tan đồn lũy của những nhà quý tộc bất đồng chính kiến cuối cùng và ngăn chặn họ tái xây dựng thành quách có pháo đài. Tuy nhiên, ở vùng biên giới, công sự được xây dựng dày đặc hơn bao giờ hết và càng hiệu quả hơn trong vai trò một công cụ vừa để dựng lên một rào cản quân sự, vừa để xác định cương vực quản lý của một nhà nước. Thực ra, phần lớn các biên giới hiện đại của châu Âu là kết quả của việc xây dựng đồn lũy, theo đó các đường ranh giới ngôn ngữ và biên giới tôn giáo mới thời Hậu Cải cách được giành giật qua lại cho tới khi trở nên được xác định rõ ràng.Không ở đâu điều này rõ ràng hơn ở Hà Lan, nơi "thượng nguồn những con sông" Rhine, sông Meuse và sông Scheldt cùng chảy vào Bắc Hải, các thần dân người Hà Lan theo đạo Tin Lành của các vua Tây Ban Nha theo đạo Thiên Chúa (thuộc dòng họ Habsburg sau năm 1519, dòng họ quân chủ khi ấy cũng là chủ nhân của đế quốc Áo, Đức và cả của Ý) nổi dậy vào năm 1566. Cuộc chiến tranh này kéo dài đến tám mươi năm, nhập chung vào cuộc Chiến tranh Ba mươi năm của Đức (1618-1648) và sản sinh ra những cuộc xung đột thứ cấp như chiến dịch của hạm đội Armada Tây Ban Nha chống lại Anh vào năm 1588. Người Hà Lan có thể kéo dài cuộc kháng chiến như thế vì hai lý do: bằng khả năng hàng hải và việc kiểm soát các tuyến đường sống ngược lên phía trên vào trung tâm châu Âu, họ đang dần trở thành một quốc gia buôn bán chẳng 517 518mấy chốc mà giàu có ngang Venice; sự giàu có cho phép họ xây dựng những pháo đài giúp họ giữ vững nền độc lập. Năm 1573, Requesens, thư ký của thống đốc Tây Ban Nha, báo cáo rằng "số lượng các thành phố và quận huyện nổi dậy là quá lớn đến nỗi bao gồm gần như tất cả xứ Holland và Zealand, chúng là các hòn đảo rất khó làm cho suy yếu được, có chăng là phải dùng lực lượng hải quân. Thực vậy, nếu một số thành phố quyết định chống đối thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể chiếm chúng được."(1) Các thành phố đó đã quyết định như thế thật, dân các thành này xây nên những pháo đài bằng đấtnơi nào gạch đá chưa thể đứng vững. Chỉ một vài chỗ có đồn lũy như thế cũng đủ để ngăn chặn được người Tây Ban Nha, các thành phố Alkmaar và Haarlem được phòng ngự rất vũng vàng nên đã nuốt chửng mọi nỗ lực phản công của quân Tây Ban Nha vào năm 1573.Chiến tranh vây thành tốn nhiều thời gian và rất vất vả vì phương tiện mang đầy đủ hỏa lực đánh phá một thành có pháo đài đòi hỏi một nỗ lực đào bới khổng lồ. Thành lũy pháo đài là một kiến trúc "khoa học": thiết kế của chúng được tính toán nhằm giảm tối thiểu diện tích tường thành mà đạn có thể bắn trúng và tăng tối đa diện tích đất trống bên ngoài mà hỏa lực phòng ngự có thể quét qua. Vì vậy tổ chức tấn công cũng phải "khoa học". Các kỹ sư vây thành nhanh chóng tìm ra nguyên tắc. Phải đào một đường chiến hào song song với một cạnh của pháo đài, sao cho có thể che kín các khẩu pháo trong đó mà nã đạn. Dưới hỏa lực yểm trợ này, tiếp tục đào các đường chiến hào về phía trước cho đến khi đào xong một đường chiến hào "song song" khác gần pháo đài hom thì đưa pháo đến đó và tiếp tục nã đạn ở cự ly gần hơn. Rốt cuộc, Vauban - kỹ sư vây thành bậc thầy của Louis XIV, hoàn thiện kỹ thuật này trong thế kỷ 17 - nhận thấy rằng cần phải đào ba chiến hào song song, từ chiến hào cuối cùng có thể đặt hỏa lực mạnh đủ để san bằng pháo đài đối phương, lấp hào thành bằng gạch đá vụn của pháo đài để tạo cơ hội cho bộbình tập trung ở chiến hào trong cùng ùa vào qua lỗ hổng tường thành.Tuy nhiên, việc tiến công của bộ binh vào một thành lũy có pháo đài, dù nó bị tổn thất nặng đến đâu, vẫn luôn luôn là việc nguy hiểm; thói quen phòng ngự phổ biến là thủ sẵn vật liệu - sọt chứa đất, các cây trụ, chấn song, thanh chắn bằng gỗ - để có thể tạo một hàng phòng ngự bên trong sau lỗ thủng tường thành, trong khi các tay súng hỏa mai từ pháo đài kế bên luôn luôn có thể hướng thẳng hỏa lực vào bất cứ cánh quân xung phong nào băng qua hào thành, hoặc thậm chí mới đến được một nghiêng trượt bên ngoài của pháo đài. Tuy vậy, nỗi hãi hùng khi xung phong chiếm thành không phải là lý do chính khiến người lính bộ binh thế kỷ 16 phản đối chiến tranh vây thành. Điều mà người lính chống lại là công tác đào chiến hào, đặc biệt là ở Hà Lan, nơi chỉ cần đào sâu 5-6 tấc là gặp nước. Parma, một trong những chỉ huy quan trọng của Tây Ban Nha, phải dùng đến cách trả lương phụ trội cho những người đào chiến hào - cách này sẽ trở nên hầu như phổ biến trong vài thế kỷ kế tiếp - "nhưng ông ta vẫn phải đánh trận với sự tự phụ ngoa ngoắt của người Castile, những kẻ coi đi xin ăn ngoài phố còn vinh hạnh hom lao lực cực nhọc để được ban thưởng."(1)Dù vậy, người Tây Ban Nha cũng đã đạt được tiến bộ trong hai mươi năm đầu nổi dậy của người Hà Lan, đàn áp được các thành phố nổi loạn giữa Scheldt và Meuse, những nơi về sau sẽ là miền bắc - theo Thiên Chúa giáo - của nước Bỉ. Trước vùng đồng quê càng ngập nước hơn phía bắc sông Rhine và phía tây sông Ijssel, nơi có những đô thị lớn như Rotterdam, Amsterdam và Utrecht, thì người Tây Ban Nha không đạt được tiến bộ nào. Đến năm 1590, tướng chỉ huy quân đội Hà Lan, bá tước Maurice de Nassau (ông đã cùng với các anh em họ là William Louis và John tái áp dụng kỷ luật và Cách luyện tập của các binh đoàn La Mã đúc rút từ các bản văn Cổ điển) tập hợp đủ lực lượng để chuyển sang thế tấn công. 519Từ năm 1590 đến năm 1601, ông đẩy đường biên giới Hà Lan xuống phía nam sông Rhine, vĩnh viễn giữ vững những nơi như Breda cho Hà Lan và bảo đảm rằng Eindhoven cuối cùng cũng thế; đồng thời ông cũng tiêu giảm quân đồn trú Tây Ban Nha ở miền bắc Hà Lan, qua đó mở rộng đường cho vương quốc Hà Lan trong tương lai có một biên giới chắc chắn giáp với những vùng đất nói tiếng Đức. Năm 1601 người Tây Ban Nha nắm bắt được sai lầm của Maurice khi ông mạo hiểm ra khỏi "Pháo đài Hà Lan" đến Ostend, một tiền đồn có công sự của người Hà Lan mà cuối cùng họ chiếm đượC sau một cuộc vây hãm kéo dài ba năm; tuy vậy họ đã tự làm mình kiết lực, về tài chính hơn là về quân sự, khi đuổi chiến dịch này, đến độ mà vào năm 1608 họ sẵn sàng thỏa thuận ngừng chiến. Cuộc đình chiến không kéo dài được hết mười hai năm như đã thỏa thuận. Năm 1618, một cuộc chiến tranh lớn hơn đã nổ ra ở miền bắc châu Âu, đó là cuộc Chiến tranh Ba mươi năm, trong đó thuốc súng đã đưa các bên tham chiến vào cuộc thử thách thê thảm hơn nhiều so với những trận công phá thành tĩnh tại giữa người Hà Lan và người Tây Ban Nha trước đó. 520NHỮNG TRẬN ĐÁNH CÓ DÙNG THUỐC SÚNGTRONG THỜI ĐẠI THỬ NGHIỆMBinh sĩ trong thế kỷ 14 đã chứng kiến sức mạnh thần bí của thuốc súng: nó quá lạ lùng đến độ họ chẳng còn cách nào khác ngoài kính nhi viễn chi mà thôi. Ngay cả việc sử dụng thuốc súng trong khẩu đại bác sơ khai, khai hỏa bằng cách áp mồi lửa thật dài vào lỗ châm lửa, cũng đòi hỏi lòng can đảm và táo bạo thực sự, hẳn là thế nếu chúng ta biết rằng đại bác thời kỳ đầu thường nổ tung do chấn động. Do đó, việc dùng thuốc súng làm lực đẩy trong vũ khí phóng cầm tay đòi hỏi người ta phải vượt qua được nỗi nghi ngại, lo lắng và sợ hãi cao độ. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ 15, một số binh sĩ châu Âu bắt đầu thí nghiệm một vũ khí cá nhân như thế và đến năm 1550 thì nó đã trở nên khá phổ biến.Khâu trung gian trong tiến trình tâm lý cho phép người chiến sĩ chuyển từ một mối quan hệ xa cách đến một mối quan hệ mật thiết với vũ khí dùng thuốc súng là chiếc nỏ, một thiết bị cơ học mà ổ lực nén được quấn tì vào một lò xo, nén đủ lực để phóng ra một mũi tên nặng với độ chính xác cao và tới một khoảng xa khi buông lẫy nỏ. Chiếc nó được tìm thấy trong các ngôi mộ người Trung Hoa vào thế kỷ 4 TCN, song mãi đến cuối thế kỷ 13 nó mới xuất hiện ở châu Âu và có lẽ là sáng kiến của dân địa phương. Trong thế kỷ 14, nó được sử dụng phổ biến trên chiến trường như một vũ khí chiến tranh có hiệu quả, nhất là vì sức mạnh của mũi tên nó bắn ra ở tầm ngắn và trung có thể đâm thủng áo giáp.Cơ chế và hình dạng của chiếc nỏ khiến nó sẵn sàng được cải biến để sử dụng thuốc súng. Chuôi nỏ, phần được tì vào vai và phải đủ mạnh để chịu được sức giật bất thần của lò xo bung ra, cung cấp mô thức cho một khuôn bằng gỗ tương tự để đặt vào đó một nòng đại bác đã được làm cho nhẹ đi; sức giật hậu của cây nỏ khi kéo lẫy sẽ làm cho người dùng quen với cái giật tống vào vai do khẩu súng cá nhân tạo ra vào lúc kích nổ. Những người đầu tiên sử dụng súng cá nhân có lẽ từng là các xạ thủ bắn nỏ.Tuy nhiên, các nhà chỉ huy không hề biết cách bố trí xạ thủ bắn nỏ trên chiến địa như thế nào là tốt nhất, trái với lúc vây hãm thành, và họ cũng gặp khó khăn như vậy đối với các tay súng cá nhân. Trong thế kỷ 14 và 15, người Anh sử dụng xạ thủ bắn trường cũng rất hiệu quả, nhưng trường cung là một loại vũ khí đòi hỏi rất khắt khe khiến ít người có đủ kiên nhẫn để luyện tập cho thuần thục - thường là họ đến từ các vùng thôn quê xa xôi hẻo lánh; giống như cây cung đa vật liệu, chỉ đạt tới hiệu quả cao nhất qua thời gian dài luyện tập. Cây mác hoặc cây giáo đâm, một dụng cụ chiến tranh thô sơ hơn, và trong tay các cộng đồng nông dân dày dạn và bướng bình thuộc những vùng có rất ít tầng lớp hiệp sĩ như Thụy Sĩ, Có thể được trang bị để làm một rào chắn dày đặc chống lại sự tấn công của kỵ binh, miễn là các tay giáo mác này có đủ dũng khí trước đợt xung phong. Người Thụy Sĩ được tiếng 521 522là những tay giáo không biết sợ là gì và nhờ đó trong thế kỷ 15, họ đã giành được cả nền tự trị ở mức độ cao từ các chúa tể dòng dõi Habsburg lẫn tiếng tăm về sự kiên định rồi sẽ mang lại cho họ kế sinh nhai trong vai trò những lính đánh thuê hàng đầu của châu Âu trong ba trăm năm kế tiếp. Tại trận đánh điên khùng" ở St. Jacob-en-Birs (năm 1444) chẳng hạn, đội quân gồm một nghìn năm trăm tay giáo người Thụy Sĩ đã đánh thốc vào trung tâm của đội quân hùng hậu ba mươi nghìn người của Pháp và chiến đấu cho đến khi tất cả đều bị giết. Trong các trận chiến của họ với người Burgundy, chiến đấu với lực lượng tương đồng hom - trận Granson và Morat (1476), hay Nancy (1477) - họ sử dụng cùng một chiến thuật táo bạo kiểu phalanx và giành được một loạt chiến thắng, tiêu diệt vĩnh viễn uy thế của người Burgundy.Do đó, vào đầu thế kỷ 16, hiển nhiên là việc bố trí phối hợp các tay giáo với một số vũ khí bắn - như nỏ, trường cung, súng cá nhân - tạo thành một thế trận đủ uy lực để đối đầu với kỵ binh trên một chiến trường rộng. Còn có một cách tốt hơn nữa là phối hợp kỵ binh, cung thủ hay súng cá nhân với bộ binh - chính là với một lực lượng như thế, Charles Liều Lĩnh, quận công xứ Burgundy, đã đương đầu với quân Thụy Sĩ trong các trận đánh vào những năm 1974-1477; ông bại trận không phải vì lực lượng của ông thiếu một thành phần thiết yếu nào mà chỉ vì ông không có đủ tiền chi trả cho một quân đội đủ lớn để địch lại với quân Thụy Sĩ về mặt quân số. Dù vậy, tỷ lệ giữa các đạo quân khác nhau của ông - năm 1471 ông có 1.250 kỵ binh áo giáp, 1.250 tay giáo, 1.250 xạ thủ súng cá nhân, 5.000 cung thủ - vẫn còn mang tính thử nghiệm. Có thể tỷ lệ như thế là không đúng, nhưng vẫn chưa ai biết thế nào mới đúng. Machiavelli tin rằng một quân đội phải có hai mươi lính bộ binh trên mỗi kỵ binh, nhưng không nói rõ nên trang bị cho bộ binh vũ khí gì. Trong thế kỷ 16, người ta đã tốn rất nhiều công sức xây dựng một tỷ lệ phối hợp đúng.1. G. Parker, The Military Revolution (Cuộc cách mạng quân sự), Cambridge, 1988, tr. 17.Hiển nhiên xạ thủ súng cá nhân là thiết yếu. Venice, thành phố tồn tại dựa vào thương mại và lực lượng quân sự bảo vệ, vào năm 1990 đã quyết định thay tất cả nỏ bằng súng cá nhân và vào năm 1508 quyết định trang bị súng cá nhân cho đội dân quân mới thành lập của mình. Tuy nhiên, đến khoảng năm 1550, khi mẫu súng hỏa mai bắn thủng áo giáp được đưa vào sử dụng, súng cá nhân cầm tay vẫn còn tương đối kém hiệu quả. Chúng được bắn bằng cách châm mồi cháy vào lỗ khai hỏa, cả hai bộ phận đó đều dễ mất tác dụng trong thời tiết ẩm ướt; chúng bắn ra những viên bi yếu trong một khoảng cách ngắn. Dù vậy chúng khiến người ta rất sợ hãi và đôi khi cũng làm bị thương lính bộ binh hay kỵ binh ở tầm gần, kết quả là các chỉ huy thời Phục hưng phải tìm kiếm một cách đáp trả nào đó ở chiến trường. Đại bác có lẽ là cách tốt nhất. Đó có thể là cách giải thích duy nhất cho tính chất hoàn toàn kỳ lạ, chưa có tiền lệ và hiếm khi lặp lại, của những cuộc giao chiến tại Ravenna (năm 1512) và Marignano (năm 1515). Trong môi trường hợp, một đội quân Pháp và một đội quân Tây Ban Nha chiến đấu kiểu dàn trận, cả hai bên đều tự do nhập trận, triển khai quân chung quanh một chiến hào rộng đào đắp vội vàng dùng làm một pháo đài bảo vệ cho vũ khí dùng thuốc súng của bên cố thủ.Tại Ravenna, quân đội Pháp, gồm một đội lính đánh thuê lớn người Đức, những gã lang thang đã từng kiếm ăn theo cách tương tự trong những cuộc chiến tranh của người Ý, giống như các cựu binh Hy Lạp trong những cuộc chiến tranh ở bán đảo Peloponnesia đã làm trong thế giới chịu ảnh hướng văn hóa Hy Lạp, tiến lên giao tranh với người Tây Ban Nha. Bên quân Pháp có khoảng năm mươi tư khẩu đại bác cơ động, quân Tây Ban Nha có khoảng ba mươi khẩu đặt cố định trong chiến hào. Bằng cách nã pháo không thương tiếc, quân Pháp buộc kỵ binh Tây Ban Nha ra chiến đấu và đánh tan họ; nhưng khi lính đánh thuê Đức xông lên thì họ bị kìm chân trước chiến hào và một cuộc chiến đấu tay đôi tuyệt vọng diễn 523 524ra. Cuối cùng, hai khẩu pháo của Pháp được đưa vòng ra phía sau vị trí của quân Tây Ban Nha, và những phát đạn chúng bắn ra khiến quân Tây Ban Nha hoảng sợ phải rút lui.Ba năm sau, các vai trò bị đảo ngược. Tại Marignano, quân Pháp bám giữ chiến hào trong khi kẻ địch của họ là lực lượng Thụy Sĩ phục vụ cho đồng minh Tây Ban Nha xông lên giao chiến; họ xông lên rất nhanh - một đặc tính của lối đánh trận bạo liệt của họ - đến nỗi lọt vào chiến hào trước khi pháo binh của Pháp kịp trở tay. Quân Thụy Sĩ bị phản Công đẩy lùi nhưng họ tái tổ chức và lại tấn công vào sáng hôm sau. (Marignano là một ví dụ sớm bất thường về một trận đánh kéo dài hơn một ngày). Lúc này pháo binh Pháp đã chuẩn bị sẵn sàng và trận đánh tại chiến hào biến thành một cuộc đấu dằng dai đẫm máu, chỉ chấm dứt khi một lực lượng của Venice, đồng minh của Pháp, từ phía sau tiến đến đe dọa quân Thụy Sĩ phải rút lui. Họ thoát ra khỏi trận đánh cũng nhanh như lúc tấn công và rút sạch; những tổn thất của họ rất nặng nề nên không lâu sau đó, họ chấp nhận đề nghị hòa bình có thương lượng của Pháp, đặt nền tảng của mối quan hệ mà theo đó Thụy Sĩ trở thành nguồn cung cấp lính đánh thuê chính cho quân đội Pháp trong hai trăm rưỡi năm kế tiếp.Điều khiến các trận Ravenna và Marignano trở nên khác thường là các bên tham chiến chọn nơi đánh nhau ngoài đồng trống như thể đó là những cuộc vây hãm có ứng biến - kết quả cho thấy, các vị chỉ huy đương thời đã không nghĩ ra được cách dùng pháo binh nào tốt hơn là từ phía sau những công sự tạm thời. Họ đã nhận thức được sức mạnh của trọng pháo trong việc phá vỡ chức năng tấn công truyền thống của cả kỵ binh lẫn bộ binh trong đội hình phalanx của quân Thụy Sĩ, họ hãy còn chưa hoàn chỉnh được các chiến thuật dành cho chức năng tấn công của chính mình.Thực ra đã có sẵn một phương pháp thay thế. Tại trận Cerignola (1503), quân Pháp bị đẩy lui khỏi vị trí cố thủ củaquân đội Tây Ban Nha bằng hỏa lực của các tay súng Tây Ban Nha và tại trận Bicocca (năm 1522), kết quả này được lặp lại; 3.000 bộ binh Thụy Sĩ chiến đấu trong phe quân Pháp bị giết trong vòng nửa giờ tấn công vô nghĩa vào những chiến hào được cố thủ mạnh mẽ bằng vũ khí cá nhân của quân Tây Ban Nha. Kinh nghiệm này làm nản lòng quân Thụy Sĩ: họ không bao giờ còn muốn tấn công lần nữa vào những tay súng cá nhân núp sau chướng ngại vật, mặc dù họ vốn nổi tiếng bất chấp hiểm nguy trên chiến địa.Thế nhưng, rõ ràng là trận đánh không thể cứ kéo dài mãi ở nơi một phe cố thủ trong chiến hào đợi đối phương tấn công. Làm như thế là bên cố thủ tự ràng buộc mình vào một cứ điểm nhất định, trong khi đối phương có thể quyết định bỏ qua cứ điểm ấy để cướp bóc vùng nông thôn hoặc rảnh tay tấn công vào các đồn lũy lẻ loi. Cách mời gọi đối phương lao vào một trận đánh lớn theo hình thức quá khích như thế sẽ chỉ đưa đến giao chiến nếu đối phương chấp nhận thách thức, nếu đối phương chọn cách hành quân cơ động thì bên cố thủ sẽ phải làm theo như vậy. Do đó, hành quân cơ động với trọng pháo và súng cá nhân đòi hỏi một sự thay đổi mang tính văn hóa trong thái độ của các quân đội thời Phục hưng. Mặc dù họ đã tiếp thu công nghệ thuốc súng vào các hoạt động truyền thống, nhưng họ hãy còn chưa điều chỉnh cho hợp với logic của nó. Như các Mameluke tay cầm gươm lao vào các nô lệ da đen của vị sultan Ai Cập dùng súng cá nhân: họ bị mắc kẹt trong một thứ luân lý vốn chỉ coi người kỵ sĩ cưỡi ngựa và người bộ binh sẵn sàng chiến đấu bằng đao kiếm là đáng được mang danh chiến binh mà thôi. Đánh nhau từ khoảng cách xa bằng những vũ khí phóng ném thì thật không xứng tầm con cháu của những chiến binh mặc giáp, những kẻ thống trị chiến tranh châu Âu từ thời Charlemagne. Họ muốn đánh nhau từ trên lưng ngựa như ông cha họ đã làm và họ muốn những người lính bộ binh như thế tháp tùng họ để cùng gánh chịu sự rủi ro của kẻ nam nhi đứng ra hứng lấy mũi giáo của kỵ binh địch. Nếu súng phải có chỗ đứng trên chiến trường thì hãy để nó ở phía sau525 526lũy phòng vệ, vốn là chỗ của các loại cung tên trước kia. Điều mà một chiến binh du mục thảo nguyên không muốn thấy là người lính bộ binh cường tráng chỉ còn ngang tầm với kẻ đánh thuê bắn nỏ khéo tay; điều anh ta càng không muốn hơn là rời lưng ngựa và tự mình học lấy cái nghệ thuật ma quái của thuốc súng.Gốc rễ mang tính văn hóa của việc các nhà quý tộc cưỡi ngựa chống lại cuộc cách mạng thuốc súng vốn có từ quá khứ sâu xa. Như chúng ta đã thấy, người Hy Lạp thời còn sử dụng đội hình phalanx là những chiến binh đầu tiên mà chúng ta có hiểu biết một cách chi tiết, những người đã gạt sang bên sự lẩn lút tránh né của chiến tranh thời sơ khai để trực tiếp đương đầu với kẻ thù có cùng cách nghĩ với họ. Những kiểu cách khơi mào của "cuộc xung đột giữa các nhà vô địch" mà chúng ta nhận thấy ở chiến tranh của các tộc người thời bộ lạc trong nhiều hình thức khác nhau - là thứ đã mang lại những đoạn đầy hùng tráng cho chuyện kể của Homer về cuộc chiến thành Troy - không phải là thứ dành cho họ. Những người Hy Lạp của thời kỳ cổ điển tìm cách giải quyết tranh chấp bằng phương tiện nhanh nhất và trực tiếp nhất có thể có. Người La Mã trong thời kỳ cộng hòa đầu tiên cũng chấp nhận logic trong các phương pháp của người Hy Lạp, thực ra họ có thể học các phương pháp đó từ những người Hy Lạp định cư ở miền nam đảo Ý. Người ta có thể cho rằng chính cuộc chạm trán của người La Mã với những người Gaul đầu tiên, rồi tới tộc người Teuton từ bên kia sông Rhine, cũng đã dần dần truyền sang cho họ thói quen chiến đấu trực diện. Người La Mã đã để lại bằng chứng cho thấy người miền bắc đã chiến đấu theo cách như thế, vì mặc dù khinh bỉ các chiến thuật lỗ mãng thô thiển, mang tính cá nhân, họ không bao giờ phủ nhận lòng can đảm hay sẵn sàng chiến đấu tay đôi với nhau của các tộc người này. Caesar nhận xét về một tình tiết khi các binh đoàn của ông phóng lao ào ạt vào khiến của địch: "Sau một số nỗ lực vô vọng tìm cách thoát ra, nhiều người [Helvetii] thích vứt bỏ khiên để chiến đấu, không cần có gì che chắn cho thân thể mình. Chỉ khi nào "bị nhiều thương tích vàvì chiến đấu vất vả khiến họ quá mệt mỏi thì họ mới bắt đầu rút lui". Tuy vậy, điều có vẻ rõ ràng là, nếu những thanh gươm tuyệt vời của nền văn hóa Hallstatt có thể cho chúng ta bất cứ sự chỉ dẫn nào thì người Gaul đã chiến đấu trực diện ngay cả trước khi họ gặp người La Mã, dường như cả người Đức, mà sự can trường và bản chất hiếu chiến đã gây ấn tượng với Tacitus, cũng đã chiến đấu như thế từ trước khi họ gặp người La Mã trên sông Rhine vào thế kỷ thứ nhất. Nếu ta nhớ lại rằng chiến tranh theo đội hình phalanx chỉ phát triển sau khi người Dorian đến Hy Lạp và chấp nhận người Dorian có thể đã từ sông Danube tìm đường đến đó, thì chúng ta có thể xác định nơi đó vừa là điểm phát nguyên chung của lối "chiến tranh theo cách phương Tây" này, theo như cách gọi của Victor Hanson, vừa là tuyến phân cách giữa truyền thống cận chiến và lối chiến đấu gián tiếp, tránh né và giữ cự ly xa vốn đặc trưng cho người thảo nguyên, Cận Đông và Trung Đông: ở phía đông vùng thảo nguyên và đông nam Biển Đen, các chiến binh vẫn tiếp tục giữ khoảng cách giữa họ với địch;phía tây thảo nguyên và tây nam Biển Đen thì chiến binh đã biết vứt bỏ sự thận trọng mà xáp vào cận chiến.Khó mà phân tích lý do tại sao phương Tây rốt cuộc cũng vứt bỏ tâm lý và các quy ước của chiến tranh thời Cổ sơ còn ở những vùng khác người ta vẫn giữ. Lằn ranh giữa các vùng này khá gần với tuyến phân cách giữa các vùng khí hậu, thực vật và địa mạo, cho dù tuyến phân cách về ngôn ngữ thì ít khớp hơn nhiều: người Hy Lạp, người La Mã, người Teuton, và người Celt nói ngôn ngữ Ấn-Âu, nhưng các tộc người Iran cũng nói ngôn ngữ Ấn-Âu thì lại chẳng theo họ mà đổi cây cung lấy cây giáo hay thanh gươm, vẫn kiên trì tin cậy vào cung tên và chiến thuật đánh nhanh rút lẹ. Gán bất cứ cách giải thích nào theo hướng chủng tộc cho hiện tượng này cũng đều có vẻ nguy hiểm. Trong thế kỷ 19, dường như cả người Zulu lẫn người Nhật đều cùng thủ đắc được cung cách chiến đấu kiểu phương Tây ngay từ những nguyên lý đầu tiên và 527 528chắc chắn bằng nỗ lực của chính họ. Tất cả những gì chúng ta có thể nói là: nếu có một thứ gọi là "chân trời quân sự" thì cũng có một ranh giới cho trận chiến "trực diện" và người phương Tây theo truyền thống thuộc về một bên ranh giới ấy, hầu hết các dân tộc còn lại thì ở phía bên kia.Ảnh hưởng của truyền thống chiến đấu trực diện này gây ra sự khủng hoảng cho các chiến binh thế kỷ 16. Thái độ của Bayard, chevalier sans peur et sans reproche, đối với các cung thủ là rất nổi tiếng, mỗi khi bắt đượC cung thủ, ông đều cho hành quyết họ với lý lẽ cung tên của họ là thứ vũ khí hèn nhát và hành vi của họ là xảo trá. Không cần được huấn luyện dài ngày như với những vũ khí cần thiết để trở thành một hiệp sĩ và cũng không cần những nỗ lực tinh thần cần có đối với bộ binh sử dụng giáo, người ta có thể bắn chết hiệp sĩ hoặc lính bộ binh từ khoảng cách xa mà bản thân không gặp nguy hiểm. Điều đúng đối với xạ thủ dùng nó lại càng đúng đối với người dùng súng cá nhân: cách chiến đấu của anh ta cũng có vẻ hèn nhát, ầmĩvà bẩn thỉu y như thế trong khi chả phải dùng đến tí lực cơ bắp nào. Nhà viết tiểu sử chiến binh ở thế kỷ 16 là Louis de la Tremouille hỏi: "Nếu thứ vũ khí [sử dụng thuốc súng] đó được dùng trong chiến tranh thì thử hỏi tài năng võ thuật của người hiệp sĩ, sức mạnh của họ, lòng dũng cảm, kỷ luật và khát vọng danh dự của họ, dùng để làm gì?" (2)Thế nhưng bất chấp mọi sự phản đối của giai cấp chiến binh truyền thống, điều hiển nhiên là vào giữa thế kỷ 16 súng cá nhân cũng như đại bác đã được đưa vào sử dụng. Súng hỏa mai móc và súng có cần điểm hỏa hạng nặng đều bắn theo cơ chế nhả cò súng để đưa mồi lửa vào Cốc mồi và là các vũ khí có hiệu quả; súng có cần điểm hỏa nặng có thể bắn xuyên áo giápquãng cách từ hai trăm đến hai trăm bốn mươi bước chân. Giáp che ngực của lính bộ binh giảm dần giá trị bảo vệ, càng đáng ngại hơn nữa, áo giáp toàn thân của kỵ sĩ cũng thế. Đếncuối thế kỷ, người ta không còn mặc giáp nữa và bản thân kỵ binh mất đi vai trò quan trọng của họ trên chiến trường. Vai trò đó vốn đã luôn lập lờ bất minh, tác động của một cuộc tấn công kỵ binh tùy thuộc vào sự mong manh về tinh thần của những kẻ bị tấn công nhiều hơn là vào sức mạnh khách quan củangựa và kỵ sĩ. Và khi người kỵ sĩ chạm trán với một đối phương có đủ lòng quyết tâm đường cự, chẳng hạn như lính Thụy Sĩ cầm thương, hoặc có một loại vũ khí, như cây súng có cần điểm hỏa, có khả năng quật kỵ sĩ nhào khỏi mình ngựa, thì quyền của giai cấp hiệp sĩ - trong việc quyết định nên sắp xếp các đội quân và duy trì sự ưu việt tương đương của mình về mặt xã hội như thế nào - bắt đầu bị lung lay. Ở Pháp và Đức, giới quý tộc chống lại sức ép "giải thể kỵ binh để tăng cường lính đánh bộ" nhưng các dữ kiện thực tế không ủng hộ họ; những kẻ có thế lực khuynh loát nhà nước ngày càng muốn đạt được giá trị xứng với đồng tiền họ chi ra cũng không đứng về phía họ. Ở Anh, Ý và Tây Ban Nha, giai cấp quân sự truyền thống sẵn sàng nương theo chiều gió hơn, nắm lấy kỹ thuật thuốc súng đầy mới mẻ và tự thuyết phục rằng dù sao đi nữa; đánh bộ có thể cũng là một cái nghiệp đầy danh dự.Ở Tây Ban Nha, hầu hết giới "con ông cháu cha" nồng nhiệt chấp nhận logic của truyền thống thuốc súng, có lẽ vì trong thời kỳ thực nghiệm này chính người Tây Ban Nha đang lao vào những cuộc chiến tranh lớn nhất. Trong những cuộc chiến tranh ở Ý trong nửa đầu thế kỷ này họ bị đẩy vào tình thế đại bác thống trị là không có gì để bàn cãi. Việc nhân rộng những cứ điếm được bố phòng một cách khéo léo mà các kỹ sư đánh thành người Ý đã xây dựng để chống chịu sự tấn công của trọng pháo đồng nghĩa với việc binh sĩ nào không nắm được thứ nghệ thuật hạ cấp là sử dụng súng thì sẽ không giữ được trận địa, trong khi tại chiến trường ngập nước của Hà Lan, kỵ binh tự động nhường vị trí tiền phương cho bộ binh - chỉ bộ binh mới có thể tự do xoay trở trong những529không gian hẹp giữa các kênh rạch, cửa sông và các thị trấn Có tường thành bao bọc. Các quý tộc trẻ tuổi Tây Ban Nha sẵn sàng chấp nhận những cuộc chạm trán với tư cách sĩ quan bộ binh trong chiến tranh với người Hà Lan, cùng chiến đấu với những quân nhân chính quy được tuyển tại Tây Ban Nha và trong các đội quân đánh thuê lớn được thuê tại Ý, Burgundy, Đức và các đảo Anh; như thế, trong thế kỷ 18, họ mở ra tiền lệ mới, khiến cho những vị trí còn khuyết trong các trung đoàn vệ binh đánh bộ của Anh, Pháp, Nga và Phổ trở thành các vị trí mà những người trẻ tuổi con nhà gia thế có tham vọng binh nghiệp hăm hở giành giật nhau hơn cả.THUỐC SÚNG TRÊN BIỂN 530Trong khi lục quân chần chừ và miễn cưỡng thích nghi với thuốc súng, giới hàng hải châu Âu ứng dụng các khả năng của nó với tinh thần tích cực hơn hẳn. Việc vận chuyển đại bác trên bộ có thể khiến cho các sĩ quan hậu cần, vốn luôn gặp khó khăn khi phải chuyên chở vật nặng trên những con đường xấu hoặc ở nơi không có đường, lại đối mặt với những khó khăn mới hầu như không giải quyết được, các chiến binh đi biển không gặp trở ngại như thế. Ngược lại, tàu thuyền và đại bác được làm ra là để cho nhau. Trọng lượng của đại bác dễ dàng được chuyển tải trên thứ phương tiện vốn dĩ được thiết kế để tải vật nặng, trong khi đạn và thuốc súng phục vụ đại bác có thể dễ dàng chứa trong các khoang hành lý trên tàu. Rắc rối duy nhất mà đại bác đặt ra cho người đóng tàu là làm sao hấp thu được sức giật hậu của súng bên trong kích thước hạn chế của con tàu. Trên đất liền, đặc tính giật hậu của súng được triệt tiêu khi súng lùi lại trên các bánh xe vào lúc nổ; giữa biển, trên tàu không có chỗ trống như thế. Nếu để đại bác tự do, lúc khai hỏa nó có thể sẽ phá hỏng vấn tàu hoặc thậmchí phá thủng cạnh tàu hoặc làm gãy cột buồm. Súng phải được buộc chặt vào cấu trúc của tàu, đặc tính giật hậu của nó được giảm bớt bằng một cơ chế hãm hoặc được truyền vào trục phản lực ít nhất của con tàu.Giải pháp thứ hai được những bậc thầy về đóng thuyền galley thực hiện; họ là những người đầu tiên đưa đại bác lên tàu trong vùng biển Địa Trung Hải. Thuyền galley Địa Trung Hải có nguồn gốc rất cổ xưa, ít nhất là có từ thời những chiến thuyền chèo tay của người Ai Cập và các tộc "Hải nhân", những người đầu tiên đánh nhau ngoài khơi vào thiên niên kỷ thứ hai TCN. Vì phần lớn thân tàu dài, hẹp của nó chứa các tay chèo, nên các khẩu thần công chỉ có thể đặt ở khoang mũi và khoang lái; do từ thời các cuộc chiến tranh Ba Tư, thợ đóng tàu đã quen với việc gia cố phần mũi để đâm vào tàu địch, cho nên họ đặt khẩu thần công ở đó. Khi bắn, sức giật lùi của súng được chính con tàu hấp thu: nếu tàu đang chạy, nó bị sức giật của súng làm chạy chậm lại nhưng rất ít, không thể nhận thấy được; nếu tàu đang dừng, nó sẽ lùi lại sau một chút, về sau người ta nhận ra việc đặt khẩu đại bác trung tâm lớn nhất sao cho nó có thể trượt về phía sau trên một cái bệ là một cách hấp thụ sức giật chủ yếu của súng.Các trận đánh giành quyền kiểm soát đông Địa Trung Hải giữa người Thổ của đế quốc Ottoman và các địch thủ Thiên Chúa giáo đã diễn ra trong nửa sau thế kỷ 16 với các chiến thuyền galley được trang bị vũ khí như thế. Sau khi quân Ottoman chiếm được Constantinople (1453) - lúc bấy giờ là tất cả những gì còn lại từ những vùng đất đai rộng lớn một thời của người Byzantine - họ tập trung năng lực ghê gớm của mình vào việc hợp nhất phần từng là đế quốc Đông La Mã vào đế quốc của họ. Serbia rơi vào vòng kiểm soát của Ottoman vào năm 1939, Albania vào năm 1986 và Peloponnese vào năm 1999. Lúc này, những khó khăn nội tại cản trở bước tiến 531

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top