chuogn 5 hoc tuyet gia tri thang du
Chương 5
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN
1. Công thức chung của tư bản
Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những đều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.
Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là tư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản.
- Với tư cách là tiền trong lưu thông hàng hoá giản đơn, tiền vận động theo công thức:
HTH (1)
- Còn với tư cách là tư bản, tiền vận động theo công thức:
THT (2)
So sánh sự vận động của hai công thức trên:
- Giống nhau:
+ Đều có 2 nhân tố là tiền và hàng.
+ Đều là sự kết hợp của hai hành động đối lập, nối tiếp nhau.
- Khác nhau:
+ Trình tự các hành vi khác nhau: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng bán và kết thúc bằng mua, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng mua và kết thúc bằng bán.
+ Điểm xuất phát và kết thúc: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hàng và kết thúc bằng hàng, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng tiền và kết thúc cũng bằng tiền.
+ Động cơ mục đích của vận động: lưu thông hàng hóa giản đơn mục đích là giá trị sử dụng còn công thức chung của tư bản mục đích là giá trị và giá trị lớn hơn. Tư bản vận động theo công thức: THT', trong đó T ' = T + ∆t; ∆t là số tiền trội hơn gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu là m.
+ Giới hạn của vận động: công thức lưu thông hàng hóa giản đơn có giới hạn còn công thức chung của tư bản không có giới hạn. Công thức được viết là: THT'HT'"...
2. Mâu thuẫn của công thức chung
- Giá trị thặng dư được tạo ra ở đâu?
- Công thức THT' làm cho người ta lầm tưởng rằng: cả sản xuất và lưu thông đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
- Trong lưu thông có thể xảy ra hai trường hợp:
+ Trao đổi ngang giá: hai bên trao đổi không được lợi về giá trị, chỉ được lợi về giá trị sử dụng.
+ Trao đổi không ngang giá: có thể xảy ra ba trường hợp:
* Bán cao hơn giá trị: được lợi khi bán thì khi mua bị thiệt vì người bán cũng đồng thời là người mua.
* Mua thấp hơn giá trị: khi là người mua được lợi thì khi là người bán bị thiệt.
* Mua rẻ, bán đắt: tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người này thu được là số giá trị mà người khác bị mất.
Vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
Kết luận:
- Phải lấy quy luật nội tại của lưu thông tư bản để giải thích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, tức là lấy việc trao đổi ngang giá làm điểm xuất phát.
- Sự chuyển hóa của người có tiền thành nhà tư bản phải tiến hành trong phạm vi lưu thông và đồng thời lại không phải trong lưu thông.
"Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông". Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
3. Hàng hoá sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản
a. Sức lao động và điều kiện để biến sức lao động thành hàng hóa
* Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.
- Sức lao động trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện:
+ Người lao động là người tự do, có khả năng chi phối sức lao động.
+ Người lao động không có TLSX cần thiết để kết hợp với SLĐ của mình.
b. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
* Giá trị của hàng hoá sức lao động: Ñöôïc quyeát ñònh bôûi giaù trò cuûa TLSH ñeå nuoâi soáng ngöôøi coâng nhaân vaø gia ñình hoï, keå caû khoaûn chi phí ñaøo taïo ngöôøi coâng nhaân .
- Lượng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm:
+ Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để nuôi sống công nhân.
+ Chi phí đào tạo công nhân.
+ Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho gia đình công nhân.
- Giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố lịch sử, tinh thần.
- Giá trị sức lao động biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động hay còn gọi là tiền lương.
- Giá trị của hàng hóa SLĐ chịu sự tác động của hai xu hướng đôí lập nhau:
* Giá trị hàng hóa SLĐ có xu hướng tăng:
+ SX càng phát triển nhu cầu về lao động phức tạp tăng.
+ Nhu cầu TLSH tăng theo đà tiến bộ của LLSX.
* Xu hướng giảm giá trị hàng hóa SLĐ: do NSLĐ tăng nên giá cả các tư liệu sinh hoạt, dịch vụ giảm.
* Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:
- Giống hàng hoá thông thường, giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động thoả mãn nhu cầu của người mua.
- Công dụng của nó biểu hiện qua tiêu dùng hàng hoá sức lao động, chính là tiến hành quá trình lao động.
- Quá trình lao động đồng thời là quá trình sản xuất ra hàng hoá, sức lao động tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
- Hàng hoá sức lao động có đặc điểm riêng biệt, là nguồn gốc trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
- Hàng hóa SLĐ là điều kiện của sự bóc lột chứ không phải là cái quyết định có hay không có bóc lột.
c. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
Bản chất, nguồn gốc và những thủ đoạn chiếm đoạt giá trị thặng dư đã được phân tích. Nhưng giá trị thặng dư lại có mối liên hệ chặt chẽ với tiền công, vì vậy, sự nghiên cứu về tiền công của Mac một mặt có tác dụng hoàn chỉnh lý luận giá trị thặng dư, nhưng mặt khác lại góp phần tạo ra một lý luận độc lập về tiền công.
* Bản chất kinh tế của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
Lao động không phải là hàng hóa vì nếu hàng hóa thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hóa được là phải có tư liệu sản xuất, nhưng nếu có tư liệu sản xuất thì người lao động sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất ra chứ không bán lao động
Thừa nhận lao động là hàng hóa sẽ dẫn đến mâu thuẫn:
- Nếu trao đổi ngang giá, nhà tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư): phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản.
- Nếu trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản: phủ nhận quy luật giá trị
Nếu lao động là hàng hóa, thì nó có giá trị, nhưng lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, nhưng bản thân lao động thì không có giá trị. Vì thế, lao động không phải là hàng hóa, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động.
Tiền công là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá SLĐ, là giá cả của hàng hoá SLĐ.
Tiền công là giá cả hàng hoá sức lao động, chứ không phải là giá cả của lao động. Sở dĩ thường có sự nhầm lẫn là vì:
- Hàng hóa sức lao động không bao giờ tách khỏi người lao động, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó, bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.
- Đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương thức để có tiền sinh sống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động.
- Lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc só lượng sản phẩm sản xuất ra, điều đó làm người ta lầm tưởng tiền công là giá cả lao động.
2. Hình thức tiền công cơ bản
+ Tiền công tính theo thời gian: là hình thức trả công theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng).
Tiền công tính theo thời gian = Giá trị hàng ngày của SLĐ Ngày lao động với một số giờ nhất định
+ Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm sản xuất ra (hoặc số lượng công việc hoàn thành) trong một thời gian nhất định.
Tiền công tính theo sản phẩm: Mỗi một đơn vị sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định gọi là đơn giá tiền công
Đơn giá tiền công = Tiền công trung bình 1 ngày của 1 công nhân Số lượng sản phẩm của một công nhân trong 1 ngày
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
- Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.
- Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động nên biến động theo thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tièn công thực tế sẽ giảm xuống hoặc tăng lên.
Tiền công là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với sự bién đổi của giá trị sức lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động ngược chiều nhau. Nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động như: sự nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động, sự tăng cường độ lao động và sự tăng lên của nhu cầu cùng với sự phát triển của xã hội. Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức lao động, đó là sự tăng năng suất lao động làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẻ đi. Sự tác động qua lại của các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động, do đó, dẫn tới sự biến đổi phức tạp của tiền công thực tế.
Tuy nhiên, Mac đã vạch ra rằng xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức tiền công ấy. Bởi lẽ trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên, khiến cho cung về lao động vượt quá cầu về lao động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó, vì vậy, tiền công thực tế của giai cấo công nhân có xu hương hạ thấp.
Nhưng, sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng, vì có những xu hướng chống lại sự hạ thấp tiền công. Một mặt, đó là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng tiền công. Mặt khác, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản hiện nay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nên nhu cầu về sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ chức lao động cũng như kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất. Đó cũng là một nhân tố cản trở xu hướng hạ thấp tiền công.
II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
TRONG XÃ HỘI TƯ BẢN
Sau khi đã nghiên cứu sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản, bây giờ chúng ta sẽ phân tích quá trình tư bản đẻ ra giá trị thặng dư như thế nào?
1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và qúa trình sản xuất ra giá trị thặng dư
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị; hơn nữa, cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi và giá trị thặng dư.
Vậy, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư."Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hóa; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động với quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hóa".
Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua nên nó có các đặc điểm:
- Người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản.
- Sản phẩm mà công nhân làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.
- Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng với việc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
Ví dụ về quá trình sản xuất trong ngành kéo sợi
Để sản xuất sợi, nhà tư bản đã mua (giả định theo đúng giá trị) 1 kg bông trị giá 5 USD, khấu hao máy móc để kéo 1 kg bông thành sợi là 2 USD, mua sức lao động trong một ngày 10 giờ là 3 USD. Trong mỗi giờ lao động người công nhân tạo ra một lượng giá trị mới tương đương 0,6 USD. Và, cứ 5 giờ thì kéo được 1 kg bông thành sợi. Như vậy, giá trị của 1 kg sợi bằng:
+ Giá trị của bông chuyển sang: 5 USD
+ Khấu hao máy móc: 2 USD
+ Giá trị mới được cộng thêm vào: 3 USD
Tổng cộng: 10 USD
Trong khi đó, giá trị nhà tư bản phải tra cho hàng hóa sức lao động trong ngày là 3 USD (để được quyền sử dụng sức lao động đó trong 1 ngày: 10 giờ)
Nếu người công nhân ngừng lao động ở điểm này thì giá trị sản phẩm bằng giá trị của tư bản ứng trước, không có giá trị thặng dư. Nhưng nhà tư bản mua sức lao động cả ngày 10 giờ, chứ không phải 5 giờ. Bởi vậy, trong 5 giờ tiếp theo nhà tư bản vẫn chi tiền mua bông 5 USD, khấu hao máy móc 2 USD và vẫn có 1 kg sợi. Xét cả ngày, nhà tư bản có 2 kg sợi thu được: 2 kg x 10 USD = 20 USD. Xét về mặt chi, tổng số tiền nhà tư bản chi ra để sản xuất 2 kg sợi là:
+ Tiền mua bông: 10 USD
+ Khấu hao máy móc: 4 USD
+ Tiền công: 3 USD
Tổng cộng: 17 USD
Lấy thu trừ đi chi, nhà tư bản đã có: 20 USD - 17 USD = 3 USD.
Nhà tư bản bán 2 kg sợi với giá 20 USD, và thu được lượng giá trị thặng dư bằng 3 USD.
Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra, dôi ra ngoài giá trị sức lao động và bị nhà tư bản chiếm không.
Như vậy, nếu quá trình lao động dừng lại ở điểm mà giá trị mới được tạo ra chỉ đủ bù đắp giá trị sức lao động thì chỉ có sản xuất giá trị giản đơn, khi quá trình lao động vượt quá điểm đó mới có sản xuất giá trị thặng dư.
* Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
2. Bản chất của tư bản - tư bản bất biến và tư bản khả biến
a. Bản chất của tư bản: Các nhà kinh tế học tư sản thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Thực ra, bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất kỳ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bóc lột lao động làm thuê. Do đó: tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê. Bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.
b. Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất
+ Gồm: * máy móc, nhà xưởng
* nguyên, nhiên, vật liệu
+ Đặc điểm:
* giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm
* giá trị tư liệu sản xuất được bảo tồn dưới dưới hình thức giá trị sử dụng mới.
+ Tư bản bất biến ký hiệu là C.
c.Tư bản khả biến:
+ Bộ phận tư bản ứng trước dùng để mua hàng hoá sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng, người công nhân làm thuê đã sáng tạo ra một giá trị mới, lớn hơn giá trị của sức lao động, tức là có sự biển đổi về số lượng.
+ Tư bản khả biến, ký hiệu là V.
Tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương.
d. Cơ sở của viêc phân chia: là nhờ tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hoá
+ Lao động cụ thể: bảo tồn và chuyển dịch giá trị của tư liệu sản xuất.
+ Lao động trừu tượng: tạo ra giá trị mới.
e. Ý nghĩa của việc phân chia: việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động SX hàng hóa giúp Mác tìm ra chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa TBBB và TBKB.
+ Sự phân chia đó vạch rõ nguồn gốc của m: chỉ có bộ phận tư bản khả biến mới tạo ra giá trị thặng dư, còn tư bản bất chỉ là điều kiện cần thiết để tiến hành sản xuất.
+ Sự phân chia đó cho thấy vai trò của mỗi bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị hàng hoá. Giá trị của hàng hóa gồm: ( C + V + M.)
3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
a. Tỷ suất giá trị thặng dư: là tỷ số tính theo (%) giữa số lượng giá trị thặng dư với tư bản khả biến cần thiểt để sản xuất ra giá trị thặng dư đó, ký hiệu là m'.
m' = mV × 100%
hoặc:
m' = thời gian lao động thặng dưthời gian lao động tất yếu × 100%
Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột TBCN.
b. Khối lượng giá trị thặng dư: tích số giữa tỷ xuất giá trị thặng dư với tổng tư bản khả biến đã được sử dụng.
Công thức: M = m'V
trong đó: M - khối lượng giá trị thặng dư;
V - tổng khối lượng tư bản khả biến được sử dụng.
4. Hai phương pháp nâng cao trình độ bóc lột
a. Giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài ngày lao động trong khi thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Giả sử ngày lao động 10 h trong đó 5 h thời gian lao động tất yếu, 5 h thời gian lao động thặng dư.
Biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Tỷ suất giá trị thặng dư: m' = 100% = 100%
Giả sử ngày lao động kéo dài thêm 3 h nữa, thời gian lao động tất yếu không đổi (5 h), thời gian lao động thặng dư tăng lên 8 h:
m' = 100% = 140%
- Những con đường chủ yếu để SX ra giá trị thặng dư tuyệt đối:
+ tăng thời gian làm việc trong 1 ngày, tháng, năm...
+ tăng cường độ lao động.
- Giới hạn ngày lao động: về thể chất và tinh thần của người công nhân: co dãn trong khoảng: Thời gian lao động cần thiết < ngày lao động < 24 h.
- Giới hạn ngày lao động phụ thuộc:
+ Trình độ LLSX;
+ Tính chất QHSX;
+ So sánh lực lượng giữa công nhân và tư bản.
b. Giá trị thặng dư tương đối là: giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài ngày lao động không thay đổi.
Sơ đồ ví dụ:
m' = 100% = 100%
Nếu thời gian lao động tất yếu rút ngắn còn 3 h, thời gian lao động thặng dư tăng lên 3 h:
m' = 100% = 350%
Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách: hạ thấp giá trị sức lao động, bằng cách giảm giá trị tư liệu sinh hoạt của công nhân. Do đó phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt, các ngành SX TLSX để SX các TLSH. Nghĩa là tăng năng suất lao động xã hội.
c. Giá trị thặng dư siêu ngạch
Là phần giá trị thặng dư thu thêm xuất hiện khi giá trị cá biệt của hàng hóa nhỏ hơn giá trị xã hội của hàng hoá.
- Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải tăng năng suất lao động trong các xí nghiệp của mình để giảm giá trị cá biệt của hàng hóa so với giá trị xã hội. Nhà tư bản sẽ thu số chênh lệch giữa giá trị cá biệt và giá trị xã hội, chừng nào NSLĐxã hội còn chưa tăng lên để số chênh lệch đó không còn nữa.
- Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời đối với mỗi nhà tư bản, nhưng đối với xã hội nó là phổ biến, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
- So sánh giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối:
GTTD tương đối GTTD siêu ngạch
* Do tăng NSLĐ XH;
* Toàn bộ các nhà TB thu;
* Biểu hiện quan hệ giữa công nhân
và tư bản. * Do tăng NSLĐ cá biệt;
* Từng nhà TB thu;
* Biểu hiện quan hệ giữa công nhân với
tư bản, tư bản với tư bản.
5. Sản xuất ra giá trị thặng dư - quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất ấy. Tạo ra giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
a. Nội dung quy luật
Sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở tăng năng suất lao động và cường độ lao động.
Vì sao gọi là quy luật kinh tế cơ bản:
- Phản ánh mục đích của nền sản xuất và phương tiện đạt mục đích.
- Sản xuất giá trị thặng dư phản ánh quan hệ giữa tư bản và lao động, đây là quan hệ cơ bản trong XH tư bản.
- Phản ánh quan hệ bản chất trong CNTB.
- Chi phối sự hoạt động của các quy luật kinh tế khác.
- Quyết định sự phát sinh, phát triển của CNTB, và là quy luật vận động của phương thức SX đó.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản tư nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi. Nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cuờng can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản.
Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị tư bản thặng dư. Nhưng trong điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới:
- Do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động do áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế được nhiều lao động sống hơn.
- Cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Do áp dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghiệp hiện đại nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó, lao động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao động ngày nay mà tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều.
- Sự bóc lột của các nước tư bản phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức; xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi không ngang giá... lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản phát triển bòn rút từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần. Sự cách biệt giữa các nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay. Các nước tư bản phát triển đã bòn rút chất xám, hủy hoại môi sinh, cũng như cội rễ đời sống văn hóa của các nước lạc hậu, chậm phát triển.
III. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
THÀNH TƯ BẢN - TÍCH LŨY TƯ BẢN
1. Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản
Tái sản xuất nói chung được hiểu là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và tiếp diễn một cách liên tục không ngừng. Sản xuất hiểu theo nghĩa rộng cũng có nghĩa là tái sản xuất, có thể chia tái sản xuất thành 2 loại: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Nét điển hình của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với qui mô lớn hơn truớc. Muốn vậy, phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.
a. Giá tri thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản
- Tái SX mở rộng: là quá trình SX lặp lại với quy mô lớn hơn trước, muốn vậy phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích lũy tư bản.
Ví dụ: để tiến hành SX nhà tư bản phải ứng trước một số tiền
chẳng hạn: 5000 đơn vị tư bản; với cv = 41 và m' = 100%
Năm thứ nhất: 4000c + 1000v + 1000m
Nhà tư bản không tiêu dùng hết 1000m mà trích 500m để tích lũy mở rộng SX với cấu tạo hữu cơ không thay đổi:
Năm thứ hai: 4400c + 1100v + 1100m
- Thực chất của tích luỹ tư bản: Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích luỹ tư bản.
- Tích lũy là tái SX theo quy mô ngày càng mở rộng.
- Nguồn gốc của tích luỹ là giá trị thặng dư.
- Động lực của tích lũy:
+ Để thu được nhiều giá trị thặng dư.
+ Do cạnh tranh.
+ Do yêu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Tỷ suất tích luỹ: Tỷ lệ tính theo (%) giữa số lượng giá trị thặng dư biến thành tư bản phụ thêm với tổng giá trị thặng dư thu được.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy:
- Khối lượng giá trị thặng dư.
- Tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản và thu nhập.
- Nếu tỷ lệ phân chia không không đổi, quy mô tích lũy phụ thuộc vào giá trị thặng dư:
Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư:
+ Mức độ bóc lột sức lao động.
+ Trình độ năng suất lao động.
+ Quy mô tư bản ứng trước.
+ Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
- Tư bản sử dụng: là khối lượng giá trị các tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trinh sản xuất sản phẩm.
- Tư bản tiêu dùng: là phần của những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ SX dưới dạng khấu hao.
Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của LLSX.
Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ không công của TLLĐ càng lớn.
2. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản
a. Tích tụ tư bản: là sự tăng thêm quy mô tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư.
- Ví dụ:
Tư bản A có tư bản là 5000 ĐV.
Năm thứ nhất TL: 500 quy mô tăng 5500.
Năm thứ hai TL: 550 ............... 6050.
b. Tập trung tư bản: là liên kết nhiều tư bản nhỏ thành tư bản lớn.
- Ví dụ:
Tư bản A có : 5.000 đơn vị tư bản
Tư bản B : 6.000 đơn vị tư bản D = 21.000 ĐV
Tư bản C : 10.000 đơn vị tư bản
Tích tụ và tập trung tư bản có điểm giống nhau là chúng đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt. Nhưng giữa chúng lại có những điểm khác nhau:
- Nguồn gốc để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó, tích tụ tư bản làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng quy mô của tư bản. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt mà không tăng quy mô của tư bản xã hội.
- Nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa tư bản và lao động: nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết hay sáp nhập, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư sản; động thời nó cũng tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động.
Tích tụ và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó, cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Nguợc lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cượng bóc lột giá trị thặng dư, nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ và tập trung làm cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Như vậy, quá trình tich lũy tư bản gắn liền với quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng sâu sắc hơn.
3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản
Trong quá trình tích lũy tư bản, tư bản chẳng những tăng lên về mặt quy mô, mà còn không ngừng biến đổi trong cấu tạo của nó. Mac phân biệt cấu tạo kỹ thuật, cấu tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Cấu tạo kỹ thuật của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động để sử dụng tư liệu sản xuất nói trên.
Để biểu thị cấu tạo kỹ thuật của tư bản, người ta thường dùng các chỉ tiêu như số năng lượng hoặc số lượng máy móc do một công nhân sử dụng trong sản xuất, ví dụ 100kw điện/1công nhân, 10máy dệt/1 công nhân.
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điều đó biểu thị ở số lượng tư liệu sản xuất mà một công nhân sử dụng ngày càng tăng lên.
- Cấu tạo giá trị của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng giá trị các tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động để tiến hành sản xuất (C/V).
Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói chung, những sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Để biểu thị mối quan hệ này Mac dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản.
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản: là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật
Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối. Sự giảm xuống một cách tương đối của tư bản khả biến cũng sẽ làm cho cầu về sức lao động giảm một cách tương đối. Vì vậy, một số công nhân lâm vào tình trạng bị thất nghiệp.
Thực tế thì trong quá trình tích lũy tư bản, cũng có khi quy mô sản xuất được mở rộng, thu hút thêm công nhân, nhưng cũng có khi thì giãn thải bớt công nhân. Tuy nhiên, sự thu hút và giãn thải đó không khớp với nhau về không gian và thời gian và về quy mô, do đó, trên phạm vi toàn xã hội luôn luôn tồn tại một bộ phận công nhân bị thất nghiệp.
Như vậy, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên trong quá trình tích lũy chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản, còn nguyên nhân sâu xa của nạn thất nghiệp lại chính là ở quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Quá trình tích lũy tư bản là quá trình:
+ Làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.
+ Tích tụ, tập trung tư bản ngày càng tăng.
Tích lũy và cạnh tranh dẫn đến tư bản sản xuất được tập trung ngày càng lớn, do đó sản xuất được xã hội hóa cao hơn, lực lượng sản xuất được phát triển mạnh hơn. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa tính xã hội của sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất phát triển. Sự phát triển của mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến thay thế xã hội tư bản bằng xã hội khác cao hơn.
IV. QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN
VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông. Lưu thông của tư bản, theo nghĩa rộng, là sự vận động của tư bản, nhờ đó mà tư bản lớn lên và thu được giá trị thặng dư, cũng tức là sự tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.
a. Tuần hoàn của tư bản
* Giai đoạn thứ nhất :(giai đoạn lưu thông)
- Tư bản thực hiện chức năng biến tư bản tiền thành tư bản sản xuất.
* Giai đoạn thứ hai: (giai đoạn sản xuất)
- Tư liệu sản xuất và sức lao động kết hợp với nhau tạo thành quá trình sản xuất.
- Kết thúc giai đoạn này tư bản sản xuất biến thành tư bản hàng hoá
* Giai đoạn thứ ba: (giai đoạn lưu thông)
- Kết thúc giai đoạn này tư bản hàng hoá biến thành tư bản tiền. Đến đây, mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu trong tay chủ của nó, nhưng với số lượng lớn hơn truớc.
Tổng hợp cả 3 giai đoạn:
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua 3 giai đoạn, lần lượt mang 3 hình thái, thực hiện 3 chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng thêm.
* Điều kiện để tư bản tuần hoàn hoạt động liên tục :
Muốn đảm bảo tư bản tuần hoàn một cách bình thường thì phải có đủ hai điều kiện:
- Toàn bộ tư bản, trong cùng một lúc, phải tồn tại ở cả ba hình thái : tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa.
- Tư bản ở mỗi hình thái đều phải vận động không ngừng qua ba giai đoạn.
* Ba hình thái của tư bản không phải là ba loại tư bản khác nhau, mà là ba hình thái của một tư bản công nghiệp biểu hiện trong quá trình vận động của nó. Song cũng trong quá trình vận động ấy đã chứa đựng khả năng tách rời của ba hình thái tư bản. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, khả năng tách rời đó đã làm xuất hiện tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay, hình thành nên các tập đoàn khác trong giai cấp tư sản: chủ công nghiệp, nhà buôn, chủ ngân hàng...chia nhau giá trị thặng dư.
b. Chu chuyển của tư bản
- Khái niệm
Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lắp đi lắp lại, chứ không phải là một quá trình cô lập, riêng lẻ thì gọi là chu chuyển của TB. Những tư bản khác nhau chu chuyển với vận tốc khác nhau tùy theo thời gian sản xuất và lưu thông của hàng hóa.
- Thời gian chu chuyển của tư bản
* Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thức nhất định (tiền tệ, sản xuất, hàng hóa) cho đến khi nó trở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thức như thế, nhưng có thêm giá trị thặng dư.
TGcc = TGsx + TGlt
Trong đó: TGsx = TGlđ + TGgđ + TGdt¬
Thời gian lao động: là thời gian mà người lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm.
Thời gian gián đoạn: là thời gian mà đối tượng lao động chịu sự tác động của tự nhiên.
Thời gian dự trữ: là thời gian mà các yếu tố sản xuất sẵn sàng tham gia vào sản xuất, nhưng chưa phải là yếu tố hình thành SP.
Thời gian lưu thông : TGlt= TGm + TGb
Thời gian lưu thông phụ thuộc nhiều yếu tố:
+ Tình hình thị trường.
+ Quan hệ cung cầu, giá cả.
+ Khoảng cách thị trường.
+ Trình độ phát triển của giao thông vận tải...
Vai trò của lưu thông:
Sự tồn tại của nó là tất yếu và có vai trò quan trọng:
+ Thực hiện sản phẩm do SX tạo ra.
+ Cung cấp các điều kiện cho SX.
+ Đảm bảo đầu vào, đầu ra của SX.
- Tốc độ chu chuyển của tư bản
- Cần tính tốc độ chu chuyển của tư bản bằng số vòng chu chuyển được thực hiện trong một năm.
n =
trong đó:
n - tốc độ chu chuyển của tư bản;
CH - thời gian 1 năm (12 tháng);
ch - thời hạn chu chuyển của 1 loại tư bản.
- Chu chuyển chung của tư bản ứng trước:
+ Chu chuyển chung của tư bản ứng trước là con số chu chuyển trung bình của những thành phần khác nhau của tư bản.
Công thức:
nCCTB = Giá trị CCTB của TBCĐ + giá trị CCTB của TBLĐ tổng tư bản ứng trước
Chu chuyển thực tế: Là thời gian để các bộ phận của tư bản ứng trước được khôi phục toàn bộ về mặt giá trị cũng như về mặt hiện vật.
c. Tư bản cố định và tư bản lưu động
Căn cứ vào phương thức chu chuyển về mặt giá trị của các bộ phận tư bản, tư bản sản xuất được phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động.
* Tư bản cố định
- Là bộ phận của tư bản sản xuất được sử dụng toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào trong giá trị sản phẩm.
- Tư bản cố định tồn tại dưới hình thái hiện vật là máy móc, thiết bị, nhà xưởng...
- TBCĐ có đặc điểm: sử dụng toàn bộ, giá trị chuyển dần vào giá trị SP trong nhiều chu kỳ SX.
- Trong quá trình hoạt động, tư bản cố định bị hao mòn dần. Có hai loại hao mòn:
+ Hao mòn hữu hình: là do sử dụng, do tác động của tự nhiên làm cho tư bản cố định dần dần hao mòn đi đến chỗ hỏng, không dùng được nữa.
Hao mòn hữu hình là hao mòn cả về mặt giá trị và GTSD.
+ Hao mòn vô hình
Hao mòn vô hình là hao mòn thuần tuý về giá trị do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Máy móc tuy còn tốt, nhưng bị mất giá vì có những máy móc tốt hơn, năng suất cao hơn có khi còn rẻ hơn làm cho máy cũ giảm giá thậm chí bị đào thải.
KHCN phát triển, các máy móc thiết bị được SX ra với:
+ Chi phí thấp hơn,.
+ Có hiệu suất cao hơn.
+ Mẫu mã đẹp hơn.
Vì vậy các máy móc thế hệ trước nó tuy còn nguyên giá trị sử dụng nhưng giá trị đã giảm.
Để khôi phục lại tư bản cố định đã hao mòn cần phải lập quỹ khấu hao để:
+ Sửa chữa cơ bản.
+ Mua máy móc mới.
* Tư bản lưu động
- Là bộ phận của tư bản sản xuất, mà giá trị của nó sau một thời kỳ sản xuất, có thể hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản dưới hình thức tiền tệ, sau khi hàng hóa đã bán song.
- Tư bản lưu động tồn tại dưới hình thái hiện vật là nguyên nhiên vật liệu, vật rẻ tiền mau hỏng và tiền lương.
- TBLĐ có đặc điểm: sử dụng toàn bộ, giá trị chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm trong 1chu kỳ sản xuất.
* Ý nghĩa của việc phân chia TBCĐ và TBLĐ
Thấy được đặc điểm chu chuyển của từng bộ phận TB để tìm cách nâng cao tốc độ chu chuyển của TB.
*. Ý nghĩa của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản, phương pháp tăng tốc độ chu chuyển của tư bản
- Ý nghĩa:
+ Tăng tốc độ chu chuyển tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
+ Tăng tốc độ chu chuyển tư bản lưu động sẽ tiết kiệm được tư bản ứng trước.
+ Tăng tốc độ chu chuyển tư bản là để nâng cao tỷ xuất giá trị thặng dư hàng năm.
- Phương pháp tăng tốc độ chu chuyển của TB:
Bằng cách rút ngắn thời gian SX và thời gian lưu thông:
+ Phát triển LLSX, ứng dụng tiến bộ KHKT;
+ Kéo dài ngày lao động;
+ Tăng cường độ lao động;
+ Cải tiến mạng lưới và phương pháp thương nghiệp...
2. Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội
a. Một số khái niệm cơ bản
- Tư bản xã hội: là tổng số tư bản cá biệt hoạt động đan xen lẫn nhau, tác động nhau, tạo tiền đề cho nhau...
- Tái sản xuất tư bản xã hội: là tái sản xuất tư bản cá biệt đan xen lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau.
- Tái sản xuất tư bản xã hội có hai loại:
+ Tái sản xuất giản đơn.
+ Tái sản xuất mở rộng.
- Nghiên cứu tái SX và lưu thông tư bản xã hội chính là nghiên cứu sự vận động xen kẽ của những tư bản cá biệt.
- Tổng sản phẩm xã hội: là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong năm
Tổng sản phẩm xã hội được xét cả về hai mặt: giá trị và hiện vật
+ Về giá trị: tổng sản phẩm xã hội được cấu thành bởi:
_ Phần thứ nhất: giá trị bù đắp cho tư bản bất biến ( c ) hay những giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất, bộ phận này được dùng để bù đắp các tư liệu sản xuất đã hao phí trong chu kỳ sản xuất.
_ Phần thứ hai: giá trị bù đắp cho tư bản khả biến (v) hay là giá trị của toàn bộ sức lao động xã hội đã tiêu hao. Khoản giá trị này ngang bằng với tổng số tiền công trả cho sức lao động than gia vầo quá trình sản xuất.
_ Phần thú ba: giá trị của sản phẩn thặng dư (m). Khoản này do lao động thặng dư của xã hội tạo nên.
Giá trị của tư liệu sản xuất đã tiêu hao được gọi là giá trị cũ chuyển dịch. Giá trị sức lao động và giá trị sản phẩm thặng dư được gọi là giá trị mới. Như vậy, giá trị của tổng sản phẩm xã hội cũng như giá trị của một hàng hóa được phân giải thành: c+v+m
+ Về hiện vật: tổng sản phẩm xã hội gồm có tư liệu sản xuất và tư liệu sản phẩm do hình thức tự nhiên của nó quyết định. Có những vật phẩm vừa có thể tiêu dùng cho sản xuất và có thể tiêu dụng cho cá nhân, nhưng nhất định mỗi vật chỉ có thể dùng vào một trong hai mục đích đó
- Hai khu vực của nền sản xuất xã hội
Xuất phát từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, Mac coi hai mặt giá trị và hiện vật của tổng sản phẩm xã hội là hai tiền đề lý luận quan trọng để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội.
Nếu trong tái sản xuất ở các doanh nghiệp cá biệt, mặt giá trị có vai trò quan trọng thì trong tái sản xuất tư bản xã hội, với tư cách là tổng hòa hành vi tái sản xuất của các doanh nghiệp cá biệt, mặt hiện vật của tổng sản phẩm xã hội lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Là hiện vật, tổng sản phẩm xã hội được chia thành hai loại: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, và do đó nền sản xuất xã hội được chia thành hai khu vực:
Khu vực 1: Sản xuất tư liệu sản xuất
Khu vực 2: Sản xuất tư liệu tiêu dùng
Trên thực tế, ranh giới giữa khu vực I và II không phải lúc nào cũng rõ ràng
- Tư bản xã hội
Tư bản xã hội là tổng hợp các tư bản cá biệt của xã hội vận đọng đan xen nhau, liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Tham gia vận động của tư bản xã hội có cả tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản ngân hàng...Nhưng ở đây nghiên cứu trừu tượng về tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội, nên mac đã khẳng định tư bản công nghiệp vẫn là môt thể thống nhất, chưa xét từng loại tư bản cụ thể.
- Những giả định của Mác khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội
+ Toàn bộ C được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong 1 năm.
+ Chỉ có 2 giai cấp: tư sản và vô sản trong phương thức SX TBCN thuần túy.
+ Hàng hóa được mua bán theo đúng giá trị (giá cả bằng giá trị).
+ m' = 100%.
+ Cấu tạo C / V không thay đổi.
+ Không xét đến ngoại thương.
Những giả định đó chỉ nhằm mục đích đơn giản hóa việc tính toán chứ không hề xuyên tạc bản chất của vấn đề nghiên cứu, vì vậy, đó là những giả định khoa học
b. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội
Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn.
+ Sơ đồ ví dụ:
Khu vực I: 4000C + 1000V + 1000m = 3000
Khu vực II: 2000C + 500V + 500M = 6000
Để quá trình tái SX diễn ra bình thường, toàn bộ SP của 2 khu vực, cần được trao đổi, đáp ứng cả về mặt giá trị và hiện vật.
Trong khu vực I:
- Bộ phận 4000C thực hiện trong nội bộ khu vực I.
- Bộ phận (1000V + 1000m) trao đổi với khu vực II để lấy tư liệu sinh hoạt.
Trong khu vực II:
- Bộ phận (500V + 500m) thực hiện trong nội bộ khu vực 2.
- Bộ phận 2000C trao đổi với khu vực 1 để lấy tư liệu SX.
Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ trao đổi giữa 2 khu vực như sau:
Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất đơn giản là:
(1) I (V + m) = IIC
(2) I (C + V + m) = IIC + IC
(3) I (V + m) + II (V + m) = II (C + V + m)
Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng
Muốn có tái sản xuất mở rộng phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm ( c ) và tư bản khả biến phụ thêm ( v ), nhưng các bộ phận giá trị phụ thêm đó phải tìm được những nguồn cung về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng phụ thêm dưới hình thái vật chất tương ứng
Mác đưa ra sơ đồ tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội:với nhu cầu của nó. Muốn có thêm tư liệu sản xuất thì khu vực I phải cung ứng lượng tư liệu sản xuất nhiều hơn trong tái sản xuất giản đơn, để không những phụ thêm tư liệu sản xuất cho khu vực I mà cả cho khu vực II. Ngược lại, khu vực II cũng phải sản xuất ra lượng tư liệu tiêu dùng nhiều hơn để đáp ưng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm cùa cả hai khu vực. Điều đó, làm cho cơ cấu sản xuất xã hội có những thay đổi.
Do việc cung cấp tăng thêm số lượng tư liệu sản xuất có vai trò quyết định nhất đối với tái sản xuất mở rộng, nên Mac đưa ra mô hình của tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội như sau:
Khu vực I: 4000c + 1000v + 1000m = 6000 ( tư liệu sản xuất)
Khu vực II: 1500C + 750V + 750m = 3000 (tư liệu tiêu dùng)
Điều kiện cơ bản để thực hiện trong tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội là:
I ( v + m ) › II c
Lý luận tái sản xuất mở rộng trong điều kiện tíên bộ kỹ thuật và nền kinh tế mở
- Khi tính tới ảnh hưởng của kỹ thuật làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản không ngừng tăng lên.
Lênin chia nền SX xã hội thành:
+ khu vực I: Ia. Sản xuất TLSX để sản xuất TLSX.
IIb. Sản xuất TLSX để sản xuất TLSH.
+ khu vực II: SX TLSH.
Lênin đã phát triển học thuyết Mác, và phát hiện ra tính quy luật:
+ Sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất tăng nhanh nhất.
+ Sau đó sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêu dùng.
+ Và chậm nhất là sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Đó là nội dung của quy luật ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất.
Theo những điều kiện đã nói trên, nếu cơ cấu tổng sản phẩm xã hội của một nước mà chưa phù hợp với những điều kiện trao đổi sản phẩm cả về hiện vật lẫn giá trị thì thông qua xuất - nhập khẩu để thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm.
Thu nhập quốc dân và phân phối thu nhập quốc dân trong xã hội tư bản
Quá trình phân phối thu nhập quốc dân chia thành quá trình phân phối lần đầu và quá trình phân phối lại:
- Phân phối lần đầu:
+ Diễn ra giữa các giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản một bên là địa chủ, tư sản, một bên là công nhân.
+ Kết quả phân phối lần đầu:
• công nhân nhận được tiền lương.
• tư bản công nghiệp nhận được lợi nhuận công nghiệp.
• tư bản thương nghiệp nhận được lợi nhuận thương nghiệp.
• tư bản cho vay nhận được lợi tức.
• địa chủ nhận được địa tô.
- Quá trình phân phối lại TNQD:
Quá trình phân phối lại được thực hiện thông qua:
• ngân sách nhà nước.
• thuế.
• công trái.
• trả tiền công ích.
• các chi phí phục vụ.
Trải qua phân phối lần đầu và phân phối lại cuối cùng thu nhập quốc dân được chia thành hai phần:
+ phần tiêu dùng.
+ phần tích lũy.
3. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
*. Khủng hoảng kinh tế
+ Khủng hoảng kinh tế TBCN là khủng hoảng SX "thừa".
+ Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế do mâu thuẫn cơ bản của CNTB: Mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng SX với chế độ sở hữu tư nhân về TLSX.
Mâu thuẫn này biểu hiện:
- Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.
- Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bảnvới sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng.
- Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.
*. Chu kỳ kinh tế
- Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động giữa hai cuộc khủng hoảng, từ cuộc khủng hoảng kinh tế này tới cuộc khủng hoảng kinh tế khác.
- Thường một chu kỳ kinh tế bao gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng; tiêu điều; phục hồi và hưng thịnh.
+ Khủng hoảng: Sản xuất ra hàng hoá mà không thể bán được, giá cả giảm mạnh, tư bản đóng cửa sản xuất, công nhân thất nghiệp.
+ Tiêu điều: là giai đoạn tiếp theo của khủng hoảng. Sản xuất đình trệ, cơ sở sản xuất thiết lập lại ở trạng thái thấp. Tiền nhàn rỗi nhiều vì không có nơi đầu tư, tỉ suất lợi nhuận thấp.
+ Phục hồi: giai đoạn nối tiếp của tiêu điều. Nhờ đổi mới tư bản cố định, sản xuất trở lại trạng thái như trước, công nhân được thu hút vào làm việc, giá cả tăng, lợi nhuận tăng.
+ Hưng thịnh: là giai đoạn phát triển cao nhất của chu kỳ kinh tế. Sản xuất mở rộng và phát triển vượt mức cao nhất của chu kỳ trước.
Khủng hoảng kinh tế không chỉ diễn ra trong công nghiệp mà cả trong nông nghiệp. Nhưng khủng hoảng trong nông nghiệp thường kéo dài hơn trong công nghiệp. Sở dĩ như vậy là do chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất đã cản trở việc đổi mới tư bản cố định để thoát khỏi khủng hoảng. Mặt khác, trong nông nghiệp vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người tiểu nông, điều kiện sống duy nhất của họ là tạo ra nông phẩm hàng hóa trên đất canh tác của mình, vì vậy, họ phải duy trì sản xuất ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng.
Trong chủ nghĩa tư bản hiện nay, khủng hoảng kinh tế vẫn không tránh khỏi, nhưng có sự can thiệp tích cực của nhà nước tư sản vào quá trình kinh tế. Sự can thiệp này dù không triệt tiêu được khủng hoảng và chu kỳ trong nền kinh tế nhưng đã làm cho tác động phá hoại của khủng hoảng bị hạn chế bớt.
Khủng hoảng kinh tế nói lên giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
V. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN
CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Giá trị thặng dư là phạm trù nói lên mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong đời sống thực tế của xã hội tư sản, giá trị thặng dư chuyển hóa và biểu hiện thành lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân hàng, lợi tức cho vay, địa tô tư bản chủ nghĩa.
1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
a. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Muốn tạo ra giá trị hàng hóa, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, goị là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (lao động vật hóa) là giá trị của tư liệu sản xuất ( = c ); lao động hiện tại (lao động sống) là lao động tạo ra giá trị mới ( = v+m ).
Đứng trên quan điiểm xã hội mà xét, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí này tạo ra giá trị hàng hóa. Ký hiệu giá trị hàng hóa là W
W = c + v + m
Về mặt lượng:
Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa
Song đối với nhà tư bản, họ không phải chi phí lao động để sản xuất hàng hóa, cho nên họ không quan tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ quan tâm đến việc ứng tư bản để mua ( c ) và ( v ). Do đó, nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản chứ không tính đến hao phí hết bao nhiêu lao động xã hội. Mac gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu: k
k = c + v
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.
Khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì công thức giá trị hàng hóa sẽ chuyển thành: W = k + m
Như vậy, giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất có sự khác nhau cả về lượng lẫn chất
Về lượng: ( c+v ) ‹ ( c+v+m )
Vì tư bản sản xuất được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động nên chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước ( K )
Ví dụ: Một nhà tư bản sản xuất đầu tư tư bản với số tư bản cố định ( c1 ) là 1200 đơn vị tiền tệ; số tư bản lưu động ( c2 và v ) là 480 đơn vị tiền tệ ( trong đó giá trị của nguyên, nhiên, vật liệu ( c2 ) là 300, tiền công ( v ) là 180 ). Nếu tư bản cố định hao mòn hết trong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn 120 đơn vị tiền tệ thì:
Chi phí sản xuất ( k ) là: 120 + 480 = 600 đơn vị tiền tệ
Tư bản ứng trước ( K ) là: 1200 + 480 = 1680 đơn vị tiền tệ
Tức là: K › k
Nhưng khi nghiên cứu, Mac thường giả định tư bản cố định hao mòn hết trong 1 năm, nên tổng tư bản ứng trước ( K ) và chi phí sản xuất luôn bằng nhau ( K = k )
Về chất: Chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ( k ) chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hóa.
Phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hóa, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị.
Sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ( k ) che đậy thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giá trị hàng hóa: W = k + m, trong đó k = c+v. Nhìn vào công thức trên thì sự phân biệt giữa c và v đã biến mất, và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thăng dư.
2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
a. Lợi nhuận:
Do có sự chênh lệch về lượng giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, nên khi bán hàng hóa đúng giá trị trừ đi phần tư bản ứng ra, nhà tư bản còn thu về tiền lời (ngang bằng với m) và được gọi là lợi nhuận, ký hiệu P:
Vậy: Lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư, được quan niệm như con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.
"Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận"
W = C + V + m
= K + m
= K + P
Nguyên nhân của sự chuyển hoá m thành P:
+ Sự hình thành K = (C + V) đã xoá nhoà vai trò khác biệt giữa C và V.
+ Do chi phí SX TBCN luôn nhỏ hơn chi phí SX thực tế nên khi bán hàng hoá chỉ cần giá cả lớn hơn K một chút là đã thu lời.
- Giữa P và m có gì khác nhau:
+ m và P giống nhau ở chỗ: đều có chung một nguồn gốc là kết quả của lao động của công nhân.
+ Khác nhau:
* về mặt chất:
* m phản ánh nguồn gốc sinh ra từ V còn p thì được xem như toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra.
* P che giấu quan hệ bóc lột TBCN, che giấu nguồn gốc thực sự của nó.
* Giữa m và P có sự không nhất trí về lượng:
• cung = cầu giá cả = giá trị P = m
• cung > cầu giá cả < giá trị P < m
• cung < cầu giá cả > giá trị P > m
• trong một thời gian nhất định, xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế: tổng giá cả = tổng giá trị, do đó tổng P = tổng m.
b. Tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận là lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản ứng ra để sản xuất - kinh doanh. ( P′ )
P′ = mC + V × 100% = PK × 100%
Trong thực tế, người ta thường tính tỷ suất lợi nhuận hàng năm bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận thu được trong năm và tư bản ứng trước
Tỷ suất lợi nhuận là hình thái chuyển hoá của tỷ suất giá trị thặng dư.
Sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thăng dư:
- Về chất:
• m' biểu hiện mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với LĐ;
• còn P' nói lên mức doanh lợi của đầu tư tư bản.
- Về lượng: P' < m'.
Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:
+ Tỷ suất giá trị thặng dư: tỷ suất gía trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại
+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản:Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng truớc càng nhiều lần, giá trị thặng dư theo đó mà tăng lên, làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng.
+ Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.
Bốn nhân tố trên đây đều được các nhà tư bản sử dụng, khai thác một cách triệt để để đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Song, với những đặc điểm, điều kiện khác nhau, nên cùng một lượng tư bản như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau thì tỷ suất lợi nhuận lại đạt được khác nhau. Vì vậy, các nhà tư bản ra sức cạnh tranh kịch liệt vói nhau và dẫn tới việc hình thành lợi nhuận bình quân.
3. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những người sản xuất và lưu thông hàng hoá bằng những biện pháp và thủ đoạn khác nhau nhằm giành giật cho mình những điều kiện sản xuất kinh doanh có lợi nhất.
- Động lực của cạnh tranh là lợi nhuận tối đa.
- Trong điều kiện của sản xuất tư bản tự do cạnh tranh, Mác phân chia thành hai loại cạnh tranh:
+ Cạnh tranh nội bộ ngành;
+ Cạnh tranh giữa các ngành.
a. Cạnh tranh nội bộ ngành
- Đó là sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá nhằm giành điều kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất để thu nhiều lợi nhuận siêu ngạch.
- Mục tiêu cạnh tranh: chiếm tỷ phần thị trường lớn, muốn vậy phải:
+ Nâng cao chất lượng;
+ Giảm chi phí;
+ Chất lượng phục vụ tốt;
+ Mẫu mã, bao gói đẹp...
- Biện pháp cạnh tranh:
Bằng cách cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tăng cấu tạo hữu cơ C/V. Để hạ thấp hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội.
- Kết quả cạnh tranh: là hình thành giá trị thị trường.
Giá trị thị trường một mặt, là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó, mặt khác phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm khối lượng lớn trong số những sản phẩm của khu vực này.
b. Cạnh tranh giữa các ngành
- Đó là sự cạnh tranh của các nhà tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau nhằm giành giật nơi đầu tư có lợi nhất.
- Nguyên nhân cạnh tranh:
Trong các ngành sản xuất khác nhau, do đặc điểm của từng ngành, C/V của các ngành khác nhau nên P' của từng ngành là khác nhau.
VD: có 3 ngành SX: cơ khí, dệt, da, có lượng tư bản đầu tư bằng nhau là 100, m' = 100%, nhưng cấu tạo hữu cơ khác nhau, do đó P' khác nhau vì vậy các nhà tư bản không cam chịu tình trạng trên nên họ cạnh tranh nhau:
Ví dụ:
Ngành sản xuất Chi phí sản xuất m' (%) Khối lượng giá trị thặng dư Tỷ suất lợi nhuận
Cơ khí
Dệt
Da 80C + 20V
70C + 30V
60C + 40V 100
100
100 20
30
40 20
30
40
- Biện pháp để cạnh tranh: là tự do di chuyển tư bản vào các ngành khác nhau của xã hội.
Tư bản của ngành cơ khí chuyển sang ngành da làm cho:
+ SP của ngành cơ khí giảm - dẫn đến cung < cầu giá cả > giá trị P tăng.
+ SP của ngành da tăng cung > cầu giá cả < giá trị P giảm.
- Kết quả của cạnh tranh: Hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân ký hiệu ( ) và giá cả sản xuất.
Ngành sản xuất Tư bản
(C + V) = 100 M P'
Chênh lệch Giá cả sản xuất
Cơ khí
Dệt may
Da giày 80C + 20V
70C + 30V
60C + 40V 20m
30m
40m 20%
30%
40% 30%
30%
30% +10%
10% 80C + 20V + 30m = 130
70C + 30V + 30m = 130
60C + 40V + 30m = 130
Vậy:
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân: là con số trung bình của tất cả tỷ suất lợi nhuận ở các ngành khác nhau:
=
trong đó: P'1 - tỷ suất lợi nhuận của từng ngành;
n - số ngành.
Lợi nhuận bình quân: là lượng lợi nhuận mà một tư bản thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân - không kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào.
= P'.K
- Giá cả SX:
Khi hình thành lợi nhuận bình quân, giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả SX:
GCSX = chi phí SX + lợi nhuận bình quân.
GCSX = K + P (bình quân).
Giá cả SX là cơ sở của giá cả thị trường, giá cả thị trường vận động lên xuống xung quanh giá cả SX.
4. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các tập đoàn tư bản
a.Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
Nguồn gốc và bản chất của tư bản thương nghiệpTrong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa ( H′), chờ để được chuyển hóa thành tư bản tiền tệ ( T′ ). Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, đến một trình độ nhất định, giai đoạn này được tách riêng ra để thở thành chức năng chuyên môn của một loại hình tư bản kinh doanh riêng biệt, đó chính là tư bản thương nghiệp ( tư bản kinh doanh hàng hóa ).
- Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp, tách ra khỏi vòng tuần hoàn của tư bản công nghiệp và trở thành tư bản kinh doanh hàng hoá.
Công thức vận động chung của tư bản thương nghiệp là:
T - H - T′
Với công thức này, hàng hóa được chuyển chỗ hai lần:
. Lần 1: Tự tay nhà tư bản công nghiệp sang tay nhà tư bản thương nghiệp
. Lần 2: Từ tay nhà tư bản thương nghiệp sang tay người tiêu dùng. Điều này cho thấy tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông và không bao giờ mang hình thái là tư bản sản xuất cả.
- Tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc, vừa độc lập với tư bản công nghiệp:
+ Sự phụ thuộc: Tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản công nghiệp.
+ Tính độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp thể hiện: Tư bản thương nghiệp đảm nhận chức năng riêng biệt tách khỏi công nghiệp.
Thực tế cho thấy sự ra đời và phát triển của tư bản thương nghiệp đã làm cho lưu thông hàng hóa phát triển, thị trường được mở rộng, hàng hóa được lưu thông nhanh, do vậy, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Từ đó, nó cũng có tác động ngược lại: thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Lợi nhuận thương nghiệp
Tư bản thương nghiệp, xét về chức năng chỉ là mua và bán, thì chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, tách rời khỏi lĩnh vực sản xuất của tư bản công nghiệp. Mà theo lý luận giá trị của Mac thì lưu thông không tạo ra giá trị, cũng không tạo ra giá trị thặng dư và lợi nhuận. Nhưng thực tế, các nhà tư bản thương nghiệp than gia hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa thì tất cả đều nhằm vào lợi nhuận thương nghiệp và kết quả là họ đều thu được lợi nhuận thương nghiệp.
Sự thực thì, việc thì việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là hai vấn đề khác nhau. Lĩnh vực lưu thông cũng như hoạt động của các nhà tư bản thương nghiệp đúng là không tạo ra được giá trị thặng dư, nhưng do vị trí, tầm quan trọng của lưu thông đối với sự phát triển của sản xuất và tái sản xuất nên các nhà tư bản thương nghiệp vẫn được tham gia vào việc phân chia giá trị thặng dư cùng với các nhà tư bản công nghiệp và phần giá trị thặng dư mà các nhà tư bản thương nghiệp được chia chính là lợi nhuận thương nghiệp.
+ Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong sản xuất do nhà tư bản công nghiệp "nhường" cho nhà tư bản thương nghiệp.
+ Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp do chênh lệch giữa giá bán với giá mua hàng hoá của tư bản thương nghiệp.
Sự tham gia của tư bản thương nghiệp vào việc bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận:
- Giả sử tư bản CN ứng ra 1 lượng tư bản = 720C + 180V = 900. Khi m' = 100%. Khối lượng giá trị thặng dư là 180. Giá trị hàng hóa = 1080. Giả định nhà tư bản công nghiệp tự đảm nhiệm việc mua bán hàng hóa của mình thì tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ bằng:
100% = 20%
Khi có tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh, và ứng trước = 100 đơn vị. Vậy toàn bộ tư bản ứng trước sẽ là: 900 + 100 = 1000.
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân: = (180 / 100) 100% = 18%.
- Lợi nhuận của tư bản công nghiệp: PCN = (900 / 100%) 18% = 162.
- Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp: PTN = (100 / 100%) 18% = 18.
- Giá mua và bán của tư bản thương nghiệp:
Giá bán của TB thương nghiệp = 720C + 180V + 180m = 1080
Giá mua của TB thương nghiệp = 720C + 180V + (180 18)m = 1062
Vậy cả tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp đều thu lợi nhuận bình quân.
Chi phí lưu thông thương nghiệp
Bao gồm phí lưu thông thuần tuý và phí lưu thông bổ sung.
Phí lưu thông thuần tuý:
- Là chi phí liên quan đến việc mua bán hàng hóa tức là các chi phí để thực hiện giá trị hàng hoá như:
+ Tiền mua quầy bán hàng hoá.
+ Tiền lương nhân viên bán hàng.
+ Mua sổ sách kế toán, lập chứng từ...
+ Thông tin, quảng cáo.
- Chi phí lưu thông thuần túy không làm cho giá trị hàng hóa tăng lên.
- Nguồn bù đắp cho chi phí này là một phần của tổng giá trị thặng dư do lao động của công nhân trong lĩnh vực SX tạo ra.
Phí lưu thông bổ sung: là các chi phí mang tính chất SX, liên quan đến việc bảo tồn và di chuyển hàng hóa.
+ Gồm: gói bọc;
chuyên chở;
bảo quản.
+ Chi phí này được tính thêm vào giá trị hàng hóa.
b. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
. Nguồn gốc của tư bản cho vay
Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tiền tệ ở trạng thái nhàn rỗi. Ví dụ: tiền trong quĩ khấu hao nhưng chưa đến kỳ đổi mới hoặc sửa chũa lớn tư bản cố định, tiền mua nguyen nhiên vật liệu nhưng chưa đến kỳ hạn mua, quĩ tiền lương để trả công nhân nhưng chưa đến kỳ phải trả, phần giá trị thặng dư dùng để tích lũy mở rộng sản xuất nhưng chưa có cơ hội...Tình trạng tiền tệ để rỗi như vậy lại mâu thuẫn với bản chất của tư bản là luôn luôn vận động. Chỉ trong quá trình vận động tư bản mới có khả năng sinh lời. Mặt khác, cũng do có sự khác biệt về cơ hội kinh doanh giữa các nhà tư bản cá biệt. Vì vậy, nếu xét tại một thời điểm sẽ có những nhà tư bản cá biệt có tiền để rỗi, nhưng lại có những nhà tư bản khác tìm được cơ hội đầu tư và lại rất cần tiền. Từ đó nảy sinh quan hệ cung - cầu về tư bản tiền tệ và xuất hiện quan hệ vay mượn lẫn nhau, trong đó bên cung về tư bản tiền tệ chính là bên cho vay, còn bên cầu về tư bản tiền tệ chính là bên đi vay.
- Tư bản cho vay xuất hiện sớm trước chủ nghĩa tư bản - đó là cho vay nặng lãi.
- Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra.
Vậy: Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho một người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời nào đó. Số lời đó gọi là lợi tức. Ký hiệu ( z )
Tư bản cho vay có những đặc điểm khác căn bản so với tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp. Điều này được thể hiện ở chỗ: đối với tư bản cho vay thì quyền sử dụng tư bản tách rời quyền sở hữu tư bản; tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt.
Tư bản cho vay vận động theo công thức T - T′ , trong đó: T′ = T + z. Nhìn vào công thức
Này, sự vận động của tư bản cho vay chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản cho vay và nhà tư bản đi vay, tiền đẻ ra tiền. Do đó, quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa được che dấu một cách kín đáo nhất; tư bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái nhất.
. Lợi tức và tỷ suất lợi tức
Xét dòng lưu chuyển của đồng tiền từ tay nhà tư bản cho vay đến nhà tư bản đi vay và ngược lại.
Do có tư bản tiền tệ để rỗi nên nhà tư bản cho vay đã chuyển tiền của mình cho nhà tư bản đi vay sử dụng. Tiền nhàn rỗi khi vào tay nhà tư bản đi vay sẽ trở thành tư bản hoạt động. Trong quá trình vận động, tư bản hoạt sẽ thu lợi nhuận bình quân. Nhưng vì để có tư bản hoạt động, trước đó anh ta đã phải đi vay, nên nhà tư bản đi vay không được hưởng toàn bộ lợi nhuận bình quân, mà trong số lợi nhuận bình quân có một phần được trích ra để trả cho nhà tư bản cho vay dưới hình thức lợi tức. Phần còn lại của lơi nhuận bình quân chính là thu nhập của nhà tư bản đi vay còn được gọi là lợi nhuận doanh nghiệp.
- Lợi tức ( z ) là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay để hoạt động phải trả cho người cho vay về quyền được tạm sử dụng tư bản tiền tệ.
Nguồn gốc của lơi tức cũng chính là từ giá trị thặng dư do công nhân làm thuê tạo ra trong lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, có thể khẳng định tư bản cho vay cũng gián tiếp bóc lột công nhân làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay.
Vì là một phần của lợi nhuận bình quân, nên thông thường, giới hạn của lợi tức phải ở trong khoảng: 0 ‹ z ‹
- Tỷ xuất lợi tức: Là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được và số tư bản cho vay trong một thời gian nhất định.
z' = ZTổng tư bản cho vay × 100%
Tỷ suất lợi tức vận động trong giới hạn:
0 < z' < '
Thông thường, tỷ suất lợi tức phải nhỏ hơn tỷ suất lơi nhuận bình quân ( trừ trường hợp khủng hoảng ) và phải lớn hơn số 0. Trong giới hạn đó tỷ suất lợi tức lên xuống theo quan hệ cung cầu về tư bản cho vay và biến động theo chu kỳ vận động của tư bản công nghiệp. Cụ thể, tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào các nhân tố sau:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi tức:
+ tỷ suất lợi nhuận bình quân.
+ quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.
Giới hạn tối đa của tỷ suất lợi tức:
z' < (=) '
- Tỷ suất lợi tức có xu hướng giảm:
+ tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm;
+ cung về tư bản cho vay tăng nhanh hơn cầu về tư bản cho vay;
+ hệ thống tín dụng TBCN ngày càng phát triển.
Trong CNTB độc quyền nhà nước, nhà nước tư sản đã thực thi việc điều tiết tỷ suất lợi tức để điều hòa cung cầu về tiền coi đó là công cụ để điều tiết và quản lý nền kinh tế thị trường.
c. Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
- Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa:
Chủ nghĩa tư bản không thể phát triển mạnh mẽ nếu nhue không có quan hệ tín dụng ngày càng mở rộng. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là hình thức vận động của tư bản cho vay. Dưới chủ nghĩa tư bản có hai hình thức tín dụng cỏ bản là tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng
- Tín dụng thương nghiệp: là quan hệ trực tiếp giữa các nhà tư bản kinh doanh, mua bán chịu hàng hoá với nhau.
Việc mua bán chịu hàng hóa giữa các nhà tư bản có nghĩa là nhà tư bản này đã cho nhà tư bản kia vay một giá trị tư bản tương ứng với giá trị chứa đựng trong hàng hóa đó. Bởi vậy, người cho vay đòi hỏi phải được trả lợi tức. Giá hàng hóa bán chịu bao giờ cũng cao hơn giá hàng hóa trả tiền ngay bởi vì còn bao gồm cả phần lợi tức trong đó. Tuy nhiên, mục đích chr yếu của tín dụng thương nghiệp không phải là để thu lợi tức, mà là để thực hiện giá trị hàng hóa và thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
Sự vận động của tín dụng thương nghiệp gắn liền với sự vận dộng của tư bản hàng hóa, vì đối tượng của tín dụng thương nghiệp là hàng hóa
Tiền làm chức năng phương tiện thanh toán, hàng hóa được bán không phải lấy tiền ngay mà lấy một tờ khế ước hẹn thời hạn trả tiền gọi là kỳ phiếu.
- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ vay mượn giữa người có tiền với những người sản xuất, kinh doanh qua ngân hàng làm môi giới trung gian. Đây là hình thức tín dụng giữa ngân hàng với các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội.
Sự vận động của tín dụng ngân hàng gắn liền với sự vận động của tín dụng tiền tệ, vì đối tượng của tín dụng ngân hàng là tiền tệ.
- Ngân hàng và lơi nhuận ngân hàng:
Ngân hàng tư bản chủ nghĩa là tổ chức kinh doanh tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay.
Ngân hàng có hai nghiệp vụ: nhận gửi và cho vay.
Trong dịch vụ nhận gửi, ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền; còn trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của người đi vay. Về nguyên tắc lợi tức cho vay phải cao hơn lợi tức nhận gửi.
Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng.
Trong cành tranh, rốt cuộc lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng với lợi nhuận bình quân, nếu không sẽ lại diễn ra sự tự do di chuyển tư bản vào các ngành khác nhau.
Nhờ có ngân hàng mà các nhà tư bản có điều kiện mở rộng sản xuất nhanh chóng hơn, có điều kiện tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác dễ dàng hơn, giảm được chi phí lưu thông, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, đẩy nhanh tốc độ quay vòng của đồng tiền.
- Phân biệt tư bản ngân hàng và tư bản cho vay
Tư bản ngân hàng có điểm khác biệt về căn bản so với tư bản cho vay, thể hiện ở điểm sau đây:
+ Tư bản cho vay là tư bản tiềm thế, tư bản tài sản, là tư bản không hoạt động. Vì vậy, tư bản cho vay không tham gia vào quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận. Lợi tức - thu nhập của tư bản cho vay chỉ là một phần của lợi nhuận bình quân.
+ Tư bản ngân hàng là tư bản chức năng, tư bản hoạt động nen tư bản ngân hàng cũng có tham gia vào quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận. Trong tự do cạnh tranh, lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng với lợi nhuận bình quân.
d. Công ty cổ phần. Tư bản giả và thị trường chứng khoán
Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và quan hệ tín dụng đã dẫn tới sự hình thành các công ty cổ phần và sự ra đời của thị truờng chứng khoán.
Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là một loại hình xí nghiệp lớn mà vốn của nó được hình thành từ sự đóng góp của nhiều nguời thông qua việc phát hành cổ phiếu.
Cổ phiếu là một thứ chứng khoán có gí do công ty cổ phần phát hành ghi nhận quyền sở hữu cổ phần của người mua cổ phiếu (được gọi là cổ đông), đồng thời còn bảo đảm cho cổ đông có quyền được lĩnh một phần thu nhập của công ty (cổ tức) căn cứ vào gía trị cổ phần và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Cổ phiếu được mua bán trên thị truờng chứng khoán theo thị giá cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu được xác định tương đương với một số tiền mà nếu đem gửi vào ngân hàng thì căn cứ theo tỷ suất lợi tức hiện hành cũng sẽ đem lại một khoản lợi tức tuơng đương với mức cổ tức.
Vì vậy, thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào 2 nhân tố:
. Mức cổ tức mà cổ phiếu mang lại. Mức cổ tức càng cao thì thị giá cổ phiếu càng lớn và ngược lại.
. Tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng. Tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng càng cao thì thị giá cổ phiếu càng thấp và ngược lại.
Tư bản giả::
Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức các chứng khoán có giá và mang lại thu nhập cho người sở hữu các chứng khoán đó.
Trên thực tế, có hai loại chứng khoán phổ biến là: cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành và trái phiếu.
Trái phiếu cũng có hai loại:
Loại do các doanh nghiệp phát hành được gọi là trái phiếu công ty hay trái phiếu doanh nghiệp với tư cách là những chứng khoán có giá chứng nhận khoản tiền vay nợ của doanh nghiệp đối với người mua trái phiếu. Người mua trái phiếu không phải là cổ đông của doanh nghiệp mà chỉ đơn thuần là người cho doanh nghiệp vay vốn với giá trị tương ứng với mệnh giá trái phiếu. hết hạn, người sở hữu trái phiếu có quyền được hoàn trả số tiền đã mua trái phiếu theo mệnh giá kèm theo khoản lợi tức gọi là lợi tức trái phiếu.
Loại do nhà nước hay chính phủ phát hành được gọi là trái phiếu chính phủ. Công trái về bản chất cũng là một loại trái phiếu chính phủ. Về cơ bản, trái phiếu chính phủ cũng giống như trái phiếu doanh nghiệp. Sự khác nhau tập trung ở chỗ: chủ nợ của trái phiếu doanh nghiệp là donanh nghiệp còn chủ nợ của trái phiếu chính phủ chính là nhà nước.
Tư bản giả có những đặc điểm sau:
- Có thể mang lại thu nhập cho người sở hữu nó.
- Có thể mua bán được.
- Vì là tư bản giả nên sự tăng hay giảm giá mua bán của nó trên thị truờng không cần có sự thay đổi tương ứng của tư bản thật.
Thị trường chứng khoán: Trên thực tế, tất cả các chứng khoán có giá đều có thể giao dịch, mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán.
Khái niệm: Thị trường chứng khoán là nơi mua bán chứng khoán có giá.
Phân loại:
- Nếu xét về lưu thông các chứng khoán. Thị trường chứng khoán có hai loại:
+ Thị trường sơ cấp: là mua bán chứng khoán phát hành lần đầu.
+ Thị trường thứ cấp: là mua bán lại các chứng khoán đã phát hành lần đầu.
- Nếu xét về phương thức giao dịch có ba loại hình TTCK:
+ Sở giao dịch chứng khoán: Thị trường tập trung.
+ Thị trường OTC: thị trường bán tập trung: các công ty môi giới chứng khoán thực hiện các giao dịch qua hệ thống điện thoại và máy vi tính nối mạng giữa các thành viên khắp cả nước.
+ Thị trường không chính thức: mua bán chuyển nhượng CK ở bất cứ đâu, lúc nào.
- Thị trường chứng khoán có hai chức năng cơ bản:
+ Huy động tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi của dân;
+ Luân chuyển vốn.
Nguyên tắc cơ bản của TTCK:
- Nguyên tắc trung gian;
- Nguyên tắc đấu giá;
- Nguyên tắc công khai.
Thị trường chứng khoán là thị trường phản ứng rất nhạy bén đối với các thay đổi của nền kinh tế. Vì vậy, người ta thường ví thị trường chưng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế.
e. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa
Tư bản kinh doanh nông nghiệp
- Lịch sử phát triển của CNTB trong nông nghiệp ở châu Âu hình thành theo hai con đường điển hình:
+ Bằng cải cách dần dần chuyển sang kinh doanh theo phương thức TBCN. Đó là con đường của các nước Đức, Italia, Nga, Nhật...
+ Thông qua cách mạng xóa bỏ chế độ kinh tế địa chủ, phát triển kinh tế TBCN trong nông nghiệp. Đó là con đường ở Pháp.
Khi CNTB hình thành trong nông nghiệp, trong nông nghiệp có ba giai cấp cơ bản:
+ Địa chủ: độc quyền sở hữu ruộng đất.
+ Giai cấp tư bản kinh doanh trong nông nghiệp: độc quyền kinh doanh.
+ Công nhân nông nghiệp làm thuê.
Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa
- Địa tô TBCN là bộ phận giá trị thặng dư siêu ngạch do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra và do nhà tư bản thuê đất nộp cho địa chủ.
- Nguồn gốc của địa tô: là giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra.
- Cơ sở của địa tô: là quyền sở hữu ruộng đất.
Địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tô phong kiến:
- Giống nhau:
+ Đều là kết quả của bóc lột đối với người lao động.
+ Quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế.
- Khác nhau:
Về mặt chất:
+ Địa tô phong kiến phản ánh mối quan hệ giữa hai giai cấp địa chủ và nông dân.
+ Địa tô TBCN biểu hiện quan hệ ba giai cấp trong xã hội: địa chủ, tư bản kinh doanh nông nghiệp, công nhân nông nghiệp.
Về mặt lượng:
+ Địa tô phong kiến gồm toàn bộ sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra, đôi khi cả một phần sản phẩm tất yếu.
+ Địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra (một phần giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận cho tư bản công nghiệp).
Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa
a. Địa tô chênh lệch
- Là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những ruộng đất tốt và trung bình.
- Là số chênh lệch giữa giá cả SX chung của nông phẩm (được quyết định bởi điều kiện SX trên ruộng đất xấu nhất) và giá cả SX cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.
Có thể định lượng: Địa tô chênh lệch = Giá cả sản xuất chung - Giá cả sản xuất cá biệt
Địa tô chênh lệch có hai loại:
- Địa tô chênh lệch 1: địa tô thu được trên cơ sở đất đai có điều kiện tự nhiên thuận lợi:
+ độ mầu mỡ cao;
+ gần nơi tiêu thụ;
+ gần đường giao thông.
Địa tô chênh lệch 1 thuộc về chủ ruộng đất.
- Địa tô chênh lệch 2: là địa tô thu được do thâm canh mà có:
Muốn vậy phải:
+ đầu tư thêm TLSX và lao động;
+ cải tiến kỹ thuật để tăng NSLĐ, tăng năng suất của ruộng đất.
Địa tô tuyệt đối: Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất là tốt hay xấu. Đây là loại địa tô thu trên mọi thứ đất.
Chúng ta đều biết, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, do có sự độc quyền về tư hữu ruộng đất, nên đã cản trở sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp.Điều đó thể hiện ở chỗ: nông nghiệp thường lạc hậu so với công nghiệp cả về kinh tế lẫn kỹ thuật, vì thế cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thường thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp. Vì vậy, nếu trình độ bóc lột ngang nhau, và vơi một lượng tư bản ứng ra bằng nhau thì lượng giá trị thặng dư thu được trong nông nghiệp bao giờ cũng cao hơn lượng giá trị thặng dư thu được trong công nghiệp.
Ví dụ: Có hai nhà tư bản công nghiệp và nông nghiệp ứng ra một lượng tư bản là 100; cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp là 3/2; cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp là 4/1; tỷ suất giá trị thặng dư trong cả hai ngành nông nghiệp và công nghiệp đều bằng nhau, bằng 100%; thì giá trị và giá trị thặng dư được sản xuất ở từng lĩnh vực là:
Trong nông nghiệp: 60c +40v + 40m = 140
Trong công nghiệp: 80c +20v + 20m = 120
Giả sử tỷ suất lợi nhuận bình quân của xã hội ở mức 20%, có nghĩa là tương ứng với lượng tư bản ứng ra là 100 thì lơi nhuận bình quân thu được sẽ là 20 và giá cả sản xuất chung của xã hội sẽ bằng: 100 + 20 = 120.
Như vậy, trong ví dụ này tồn tại sự chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá cả sản xuất chung là: 140 - 120 = 20.
Sự độc quyền tư hữu ruộng đất đã ngăn cản quá trình tự do di chuyển tư bản từ các ngành khác vào nông nghiệp và do đó đã ngăn cản quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận giữa công nghiệp và nông nghiệp.
Địa tô tuyệt đối là một loại lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, mà bất cứ nhà tư bản thuê ruộng đất nào đều phải nộp cho địa chủ.
Nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả SX chung.
Địa tô tuyệt đối có điểm giống nhưng cũng có điểm khác biệt so với địa tô chênh lệch.
Điểm giống nhau: Đều là lợi nhuận siêu ngạch, đều có nguồn gốc từ giá trị thặng dư, đều là kết quả của sự chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân nông nghiệp làm thuê
Điểm khác biệt: Độc quyền kinh doanh ruộng đất theo kiểu tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân sỉnh ra địa tô chênh lệch, còn độc quyền tư hữu về ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô tuyệt đối. Vì vậy việc xóa bỏ chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất chính là cơ sở để xóa bỏ địa tô tuyệt đối. Khi đó giá cả nông sản phẩm sẽ hạ xuống và có lợi cho người tiêu dùng.
Ngoài hai loại địa tô chủ yếu là địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối, trong thực tế còn tồn tại một số loại địa tô khác nữa, như, địa tô đất xây dựng, địa tô hầm mỏ, địa tô độc quyền...về cơ bản các laọi địa tô này đều là lợi nhuận siêu ngạch gắn liền với những lợi thế tự nhiên của đất đai. Theo Mac, các loại địa tô ấy " đều dựa trên cơ sở của địa tô nông nghiệp theo đúng nghĩa của danh từ này", có nghĩa là do địa tô nông nghiệp điều tiết.
Giá cả ruộng đất
Giá cả đất đai không phải là biểu hiện bằng tiền của giá trị đất đai. Giá cả đất đai được tính theo sự biến động của địa tô và tỷ suất lợi tức ngân hàng.
Giá cả ruộng đất phụ thuộc:
- Mức địa tô thu được hàng năm.
- Tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng.
Ví dụ: Một mảnh ruộng A cho thuê, địa tô hàng năm nhận được là 1.500 USD, tỷ suất lợi tức ngân hàng là 5% thì mảnh ruộng A được bán với giá:
1500×1005 = 30.000 USD
Lý luận địa tô TBCN của C. Mác không chỉ vạch rõ bản chất của quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách kinh tế liên quan đến thuế, đến điều tiết các loai địa tô, đến giải quyết các quan hệ đất đai. Nhằm kết hợp hài hòa các lợi ích, khuyến khích thâm canh, sử dụng đất đai tiết kiệm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa sinh thái bền vững
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top