Chương 1: người phụ nữ thần bí
Tôi tên là Âm Chính Dương, sinh ngày 11 tháng 11 năm 1975, nghề nghiệp là một đạo sĩ.
Không sai, tôi đúng là một đạo sĩ. Có thể khi tôi nhắc đến đạo sĩ mọi người sẽ liên tưởng đến ngay một người xem bói đoán tướng số trên đường lớn, hoặc là người cầm phất trần giúp người ta giải xăm trong mấy đạo quan.
Nhưng thứ mà tôi muốn nói chính là, bọn họ vốn không phải là đạo sĩ chân chính. Đương nhiên, cũng không thể vớ đũa cả nắm, có về cao nhân thích du ngoạn nhân gia, trong đám người coi bói xem tướng đó cũng có thể có cao nhân chân chính lẩn trốn.
Có điều với kinh nghiệm làm đạo sĩ của tôi, tôi sẽ không đi làm mấy chuyện như vậy, bởi vì đạo sĩ chân chính trên người gánh trọng trách, cho dù trọng trách đó bạn không muốn gánh vác, nhưng chỉ cần bạn chọn con đường này, thì cần phải chịu trách nhiệm đến cùng.
Cơ duyên của tôi với nghề đạo sĩ không phải ngẫu nhiên mà có, mà là bắt buột phải làm, dựa theo lời sư phụ của tôi từng nói, loại thể chất trăm năm khó gặp giống tôi, chỉ có hai lựa chọ, một là làm đạo sĩ, hai chính là đi làm hòa thượng, nếu không tôi nhất định không thể sống qua tuổi mười ba.
Còn về thể chất của tôi là gì, tại sao nhất định phải là đạo sĩ, hoặc là hòa thượng, có quan hệ rất lớn đến ngày tôi ra đời, chuyện này bắt đầu từ đường thúc và bạn của ông ấy, nếu như không có bọn họ thì có thể không có tôi của bây giờ.
Chính văn:
Giữa những năm 70 cuộc vận động cách mạng văn hóa vẫn chưa kết thúc, người dân nông thôn lúc đó vẫn còn dựa vào công việc của hợp tác xã để kiếm sống. Tuy ở phía Đông Bắc qua tháng 10 là không thể trồng trọt được nữa, nhưng đội sản xuất vẫn huy động mọi người lên núi tìm gỗ, tất cả đều được tính như công việc.
Thôn Đại Loan bốn bề bị núi bao vây, cây đại thụ trên núi nhiều vô kể, Đông Bắc tháng mười một đã có mấy trận tuyết rơi, tuy rằng không đến mức trời rét đất đóng băng, nhưng cũng đủ khiến cho người ta lạnh đến không muốn làm việc.
"Hổ Tử, đến chỗ tôi uống rượu đi, hôm kia tôi mới lên tỉnh mua hai bình rượu ngon, hơn nữa còn cắt về thêm hai cân thịt, hôm nay cho chú say bí tỉ luôn."
Vừa mới nhận tiền công, bạn của đường thúc tôi tên Đổng Ái Quốc đã kéo thúc ấy xuống núi. Đường thúc của tôi tên là Âm Phương Hổ, năm nay hai mươi bốn tuổi, là một người thích rượu,
Nhưng vào thời đại này có thể ăn no xem như là không tệ rồi, kiếm đâu ra tiền mua rượu uống, đường thúc của tôi vừa nghe Đổng Ái Quốc gọi đi uống rượu, liền hí ha hí hửng xuống núi cùng với ông ta.
Đổng Ái Quốc là một người có gốc gác, ở trong thôn còn mở được một căn tiệm nhỏ, cũng là căn tiệm duy nhất trong thôn.
Thời kỳ đó chỉ có hợp tác xã cung ứng tiêu thụ mọi thứ, cá nhân không được mở tiệm. Nhưng hợp tác xã lại ở trên tỉnh lị, huyện lị, thôn Đại Loan lại cách rất xa mấy nơi đó, vả lại dân trong thôn cũng cần mua sắm vài thứ đồ, cộng thêm Đổng Ái Quốc có người trong hợp tác xã, cho nên cái tiệm nhỏ của ông ta mới được mở cửa.
Người trong thôn không ai tố cáo Đổng Ái Quốc cả, bởi vì mọi người ít nhiều gì cũng cần mua sắm vài thứ, chỗ này thực ra cũng cần một căn tiệm nhỏ như thế.
Tuy nói vào thời kỳ này trong tay nông dân cơ bản là không có tiền, nhưng đồ trong tiệm cũng không nhất thiết phải dùng tiền để mua, có đồ đến đổi là được, cho nên so với những người khác trong thôn, thì ngày tháng của Đổng Ái Quốc thực không tệ.
"Hổ Tử, tôi nói với chú chuyện này, mấy hôm trước có một người phụ nữ mặc áo khoác bông đến tiệm tôi mua đồ, tôi xem chừng rất giống chị dâu."
Trên đường xuống núi, Đổng Ái Quốc nhìn thấy mình cách người khác rất xa, liền nhỏ giọng thì thầm nói bên tai đường thúc của tôi. Còn đường thúc của tôi vừa nghe thấy mấy lời Đổng Ái Quốc cũng liền đứng chựng lại, đôi mắt nhìn ông ta chằm chằm, mặt mày đầy vẻ ngạc nhiên.
Không sai, chú ấy chính xác là nên ngạc nhiên, bởi vì chị dâu mà Đổng Ái Quốc nói đến đã chết cách đây nửa năm, lúc đó chính tay mấy người đường thúc bọn họ lo liệu hậu sự.
"A Quốc, chú đừng có nói đùa, chị dâu đã chết hơn nửa năm rồi, sao có thể đến chỗ chú mua đồ được?"
Sau một hồi thẫn thờ, đường thúc của tôi mới nhỏ giọng hỏi. Lúc này có hai nhà trí thức từ đằng trước đi đến, Đổng Ái Quốc vừa nhìn thấy hai người đó liền không nói gì nữa, kéo chú của tôi đi thẳng xuống núi.
Trên đường đi chú của tôi rất muốn hỏi Đổng Ái Quốc rốt cuộc là đã xảy ra chuyện gì, nhưng xung quang chốc chốc lại có người xuất hiện, cho nên chú ấy cũng không tiện hỏi đành nhịn xuống.
Chú ấy không phải kẻ ngốc, chú biết nếu mấy lời này bị mấy vị trí thức kia nghe thấy thì sẽ có hậu quả như thế nào, bọn người đó chắc chắn sẽ viết một đống biên bản chỉ trích cảnh cáo, nói đến chú ấy và Đổng Ái Quốc biến thành kẻ tin thần tin quỷ tin dị đoan rồi kéo họ đi chỉ trích công khai.
"A Quốc, rốt cuộc là có chuyện gì, chú mau nói đi."
Về đến nhà của Đổng Ái Quốc, vừa đi vào cửa chú của tôi liền sốt ruột hỏi. Còn Đổng Ái Quốc thì đi đóng cửa lại, kéo chú tôi đi thẳng vào trong phòng.
"Hổ Tử, tôi không giấu gì chú, tôi cho rằng người tối hôm đó đến mua đồ chính là chị dâu."
Lúc này Trịnh Tiểu Thúy vợ của Đổng Ái Quốc cũng đi vào trong phòng, rót cho bọn họ hai chén trà, rồi nói: "Hổ Ca, A Quốc không có nói dối đâu, em cũng cảm thấy người đến mua đồ thực sự là chị dâu, đây là tiền chị ấy trả đây."
Trịnh Tiểu Thúy mở chiếc hộp đựng giày ở phía góc phòng ra, lấy từ bên trong ra một tờ tiền giấy đưa đến cho chú của tôi. Chú của tôi ngơ ngác nhận lấy, hòan toàn không hiểu đang có chuyện gì xảy ra.
"Đây là tiền chị ấy trả, lúc đó tôi và Tiểu Thúy đều nhìn thấy rất rõ ràng, là một tờ tiền đại đoàn kết ( tiền trung quốc vào thời kỳ này ), nhưng lúc chị ấy đi rồi tờ tiền ban đầu liền biến thành một tờ vàng mã, hôm nay tôi gọi chú đến một là để uống rượu, hai cũng là vì muốn nói với chú chuyện này."
2.
Cầm lấy tờ vàng mã màu vàng nhạt, chú của tôi lặng thinh không nói câu nào. Ngươi dân nông thôn thời đại đó đều rất tin tưởng vào quỷ thần, không chỉ có người nông thôn, trong thành phố cũng không ít người tin vào thứ này.
Thấy chú của tôi bần thần, Đổng Ái Quốc liền mở miệng nói: "Hổ Tử, hay là chúng ta đi gặp Hồ Bát gia hỏi thăm đi, không chừng ông ấy biết được thứ gì đó thì sao."
Hồ Bát Gia không chỉ nổi tiếng trong thôn Đại Loan, mà các thôn xung quanh cũng đều biết đến tên tuổi ông ấy. Nguyên nhân rất đơn giản, bởi vì ông ấy là bán tiên.
Bán tiên trong cách nói của người Đông Bắc không chỉ có thể sắp xếp ma chay hỉ sự, trấn ểm bói toán, quan trong nhất chính là có thể mời thần nhập thân lên đồng hóa cốt, nghe nói là có người tận mắt nhìn thấy những điều đó. Về phần chú tôi nghe thấy Đổng Ái Quốc nói vậy liền lắc đầu, nói:
"Chuyện còn chưa là sáng tỏ, hơn nữa bây giờ đi tìm Bát gia cũng không phải dễ dàng gì cho cam, hay là để xem cái đã."
Lúc vận động cách mạng văn hóa nổ ra Hồ Bát gia chính là đối tượng bị công kích, nhưng đây không phải là vấn đềc chủ yếu, chủ yếu là trong nhà ông ấy còn có hai nhà tri thức đang tham gia vào các công xã.
Hai nhà tri thức đó một người tên là Khổng Kiện, người còn lại tên là Lý Dương, hai tên này thích nhất là kiếm chuyện gây sự, nếu như bị bọn họ phát hiện ra chuyện gì kinh khủng thì sẽ trở nên rất phiền phức.
Cho nên không đến bước đường vạn bất đắc dĩ, chú của tôi sẽ không chịu đi tìm Hồ Bát gia.
"Được rồi, vậy thì xem xét trước rồi nói sau."
Đổng Ái Quốc hiểu rõ ý tứ của chú tôi, liền không tiếp tục nói đến chuyện này nữa, mà quay sang bảo vợ đem rượu thịt lên, bắt đầu cùng chú tôi uống rượu.
Trong lòng nặng nề tâm sự, rượu này uống cũng nhạt như nước ốc không có mùi vị gì. Uống chừng hơn một tiếng, chú của tôi liền bảo muốn về nhà, vợ con ở nhà, không biết bọn họ đã ăn cơm hay chưa.
"A Quốc, chú mau ra đây đi."
Chú của tôi vừa định xỏ chân xuống đất mang giày, thì giọng của Trịnh Tiểu Thúy từ bên ngoài phòng gọi với vào. Từ ngữ khí run rẩy của cô ta, bất kỳ ai cũng có thể nghe ra, cô ta đang sợ hãi.
Đổng Ái Quốc vừa nghe Trịnh Tiểu Thúy gọi, vội vàng phóng xuống đất, chạy ra ngoài. Chú của tôi cũng cảm thấy có chuyện gì đó chẳng lành, liền chạy theo Đổng Ái Quốc ra phòng khách.
Trịnh Tiểu Thúy lúc này đã ngồi bệt bên bậu cửa sổ, toàn thân run lên cầm cập. Chú của tôi cũng nghe thấy ngoài cửa vang lên tiếng bước chân, "lộp cộp lộp cộp", là tiếng giày giẫm lên tuyết phát ra.
"Có ai không? Tôi muốn mua đồ."
Tiếng bước chân đó đến trước cửa thì đột nhiên dừng lại, sau đó là giọng nói lạnh lẽo như đến từ âm ti truyền đến bên tai chú tôi. Giọng nói đó không mang theo chút ngữ điệu nào, chỉ đơn giản là một dải âm thanh, nghe vô cùng kỳ quặc.
Hơn nữa giọng nói đó thực sự rất lạnh, không có chút tình cảm, khiến cho người nghe nổi gai ốc khắp cả người.
Trịnh Tiểu Thúy bất động ngồi thừ ra trên ghế, Đổng Ái Quốc thoáng nhìn chú tôi, chú tôi hiểu ánh mắt này của ông ấy là có ý gì, Đổng Ái Quốc là đang nói với chú ấy, cô ta đến rồi.
"Có, có."
Đổng Ái Quốc không dám không đáp trả, giống như sợ sẽ chọc tức đến "người" ngoài cửa. Bên ngoài vang lên tiếng rít dài Đổng Ái Quốc vội vàng mở cửa nhà ra, ngay lúc cửa vừa mở ra chú của tôi liền nhìn thấy một người phụ nữ mặc áo khoác độn bông trên người.
"Bán cho tôi một túi sữa bột mạch nha."
Người phụ nữ kia đi vào nhà, chú của tôi liền cảm thấy nhiệt độ xung quanh giảm xuống rất nhiều, đến cả ánh đèn dầu trên bậu cửa sổ cũng leo lét đi không ít, như thể sẽ bị dập tắt bất cứ lúc nào. Nhà ở vùng Đông Bắc màu đông đến đều sẽ nhóm bếp lò, cho dù bên ngoài có lạnh lẽo như thế nào đi nữa thì bên trong nhà cũng sẽ được sưởi ấm.
Nhưng người phụ nữ này vừa đi vào, nhiệt độ trong nhà đã đột ngột giảm xuống, cảm giác đó giống như là đang cuộn tròn trong tấm chăn ấm áp bỗng rơi xuống hầm băng lạnh lẽo.
Trên đầu cô ta trùm một tấm khăn the, màu đỏ thẫm, đầu cô ta trùm kín mít đến nỗi, vốn không thể nhìn rõ diện mạo.
Tuy nhìn không rõ gương mặt của đối phương, như chú của tôi vẫn dám khẳng định đó chính là chị dâu của chú ấy. Bởi vì quần áo cô ta mặc trên người, cùng với đôi giày kia, đều là đồ chị dâu mặc lúc hạ táng.
Quan trọng nhất vẫn là tấm khăn the kia, chú của tôi còn nhớ rất rõ, đó là tấm khăn mà lúc mợ gả cho chú đã mua, nhưng mợ lại chưa từng mang, lúc trước chị dâu cũng thích khăn the, cho nên ngày chôn chị ấy, mợ tôi đã lấy tấm khăn đó ra bồi táng cùng với chị.
Người phụ nữ kia không hề nhìn về phía của chú tôi, chỉ đợi Đổng Ái Quốc lấy đồ cho, Đồng Ái Quốc nào dám chậm trễ, vội vàng cầm ra một túi sữa bột đưa cho người phụ nữ kia.
"Không cần trả tiền."
Để tiền lên trên chiếc ghế đẩu bên cạnh, người phụ nữ xoay người đi ra khỏi căn nhà. Chú của tôi muốn nói gì đó, nhưng lại câm nín không thể thốt ra câu nào, hai chân run lẩy bẩy đứng không vững, chú ấy bị dọa sợ rồi.
"Là chị dâu, chính là chị dâu..."
Người phụ nữ đó vừa rời khỏi, trong phòng liền ấm áp trở lại, trên trán chú đổ mồ hôi lạnh, miệng chú lẩm bẩm câu này liên tục, mãi đến khi Đổng Ái Quốc vỗ vai chú ấy một cái, chú mới thấp giọng nói, triệt để trấn định lại thần hồn.
"A Quốc, đúng là chị dâu rồi, là chị ấy, tôi có thể xác định, chị dâu về rồi."
Cũng không thể trách chú tôi kinh hoảng như thế, đổi lại là người khác gặp phải chuyện này đều sẽ phản ứng giống vậy thôi, có khi còn không bằng chú ấy nữa là.
Suy cho cùng Đổng Ái Quốc đã từ trải nghiệm qua một lần rồi, cho nên lúc này ông ấy bình tĩnh hơn chú tôi rất nhiều. Vội kéo chú ấy vào trong phòng, rồi nói: "Hổ Tử, chuyện này rốt cuộc phải làm sao đây? Có nên nói với Long Ca không?"
Long Ca mà Đổng Ái Quốc đang nói đến chính là phụ thân của tôi Âm Phương Long, Đổng Ái Quốc không chỉ là anh em với chú của tôi, mà còn có quan hệ vô cùng thân thiết với cha tôi. Có điều lúc này cha của tôi vẫn còn đang bị bắt nhốt, bởi vì lai lịch của ông ấy không tốt, ông nội tôi vốn là địa chủ nơi này.
"Đừng nói gì với anh của tôi, tôi nghĩ chị dâu quay về nhất định là có tâm nguyện gì đó chưa hoàn thành, hay là có chuyện gì khác thì chúng ta vẫn phải làm cho rõ trước đã."
Dừng lại một chút, chú tôi dường như nhớ ra gì đó, liền hỏi: "Lần trước chị dâu đến chỗ chú mua cái gì vậy?"
"Mua một cái chăn và sữa yến mạch, nhưng chú cũng biết rồi đấy, ở chỗ tôi vốn không có bán chăn, cái chăn lần trước đưa cho chị dâu là chiếc chăn lúc trước vợ tôi đã làm."
Thông tin này vốn không cung cấp chút manh mối gì cho chú tôi cả, ngược lại còn khiến chú tôi mơ hồ hơn. Chiếu lý mà nói quỷ thì không sợ lạnh, mua chăn mền chắc chắn vô ích.
Lúc đầu khi chôn cất chị dâu tuy rằng là đang trong mùa xuân, nhưng trong phong tục có một chuyện rất coi trọng, chính là chôn cất phụ nữ phải bao thêm bên ngoài một lớp vải bông, để người chết qua thế giới bên kia không phải lo lắng chuyện ăn mặt tiền bạc, cho nên lúc chôn cất chị dâu mới đổi một tấm áo bông cho chị ấy.
"Tôi thấy hay là đi tìm Hồ Bát gia đi thôi, chuyện này chỉ có ông ta mới có thể giải quyết được. A Quốc, ngày mai chúng ta xin nghỉ đi tìm Hồ Bát gia, hai gã trí thức ở nhà ông ấy ban ngày phải lên núi làm việc, như thế là an toàn."
Đổng Ái Quốc gật đầu, không hề phản đối, chuyện này nên điều tra cho ra kết quả, nếu không ngày tháng sau này e là ông ta phải sống trong thấp thỏm lo sợ mất.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top