Chức năng của tiền tệ

1.2.1 Thước đo giá trị:

Giá trị của tiền được dùng làm phương tiện để so sánh với giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ, thông qua quan hệ này tiền đã thực hiện chức năng thước đo giá trị.

Là một đơn vị đánh giá, nó tạo cơ sở thuận lợi cho việc sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi, nhưng cũng chính trong quá trình trao đổi sử dụng tiền làm trung gian, các tỉ lệ trao đổi được hình thành theo tập quán - tức là ngay từ khi mới ra đời, việc sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi đã dẫn tới việc dùng tiền làm đơn vị đánh giá. Đầu tiên những phương tiện được sử dụng làm tiền để biểu hiện giá trị hàng hoá cũng có giá trị như các hàng hoá khác. Cơ sở cho việc tiền biểu hiện giá trị các hàng hoá khác chính là tiền cũng có giá trị sử dụng như các hàng hoá khác (Theo phân tích của Marx về sự phát triển của các hình thái biểu hiện giá trị hàng hoá: giá trị hàng hoá được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá, vật ngang giá chung). Vì vậy trong thời đại ngày nay, mặc dù các phương tiện được sử dụng là tiền không còn có giá trị như các hàng hoá khác nhưng nó được mọi người chấp nhận trong lưu thông (có giá trị sử dụng đặc biệt), do đó vẫn được sử dụng để đánh giá giá trị các hàng hoá. Trong bất kể nền kinh tế tiền tệ nào việc sử dụng tiền làm đơn vị đo lường giá trị đều mang tính chất trừu tượng, vừa có tính pháp lý, vừa có tính quy ước. 

- Khi thực hiện chức năng này thì:

+ Giá trị của tiền được coi là chuẩn mực (1 bên là tiền, 1 bên là hàng)

+ Tiền là thước đo hao phí lao động xã hội kết tinh trong một hàng hoá nào đó

VD: 1 m vải gồm có đối tượng lao động (bỏ ra 1 giờ hay 2 hoặc người khác 3 giờ) và công cụ lao động (máy dệt, kim khâu, kéo..)

-     Các điều kiện để thực hiện các chức năng này:

+ Tiền phải có đầy đủ giá giá trị (giá trị danh nghĩa và giá trị nội tại mà NN thừa nhận nó là tiền)

+ Tiền có tiêu chuẩn giá cả (là một hàm lượng vàng được luật NN ấn định cho tiền đơn vị và tên gọi của nó.)

Khi đo giá trị của HH thì người mua và người bán chỉ  cần liên tưởng để so sánh đến giá trị của HH và giá trị của tiền mà không quan tâm đến số tiền (Số tiền đó sẽ mua được bao nhiêu HH tức là sức mua của đồng tiền cao hay thấp). Và bây giờ người ta đo giá trị của HH bằng 1 thước đo giá trị do NN qui định.=> Vì vậy trên thế giới mỗi quốc gia có 1 thước đo giá trị riêng và nó dựa trên cơ sở:

+  Năng suất lao động

+ Trình độ phát triển của nền KT

1.2.2 Chức năng phương tiện trao đổi:

Tiền thực hiện chức năng PTTD khi làm môi giới quan trung gian trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ đồng thời thể hiện các quan hệ thanh toán tiền hàng hóa , dịch vụ của các chủ thể khác nhau trong NKT.

Khi Tiền làm môi giới trung gian trong trao đổi HH, DV với nhau, nó vận động đồng thời và ngược chiều với sự vận động của hàng hóa theo công thức sau: Hàng - Tiền – Hàng (H – T – H).

Ngoài khả năng làm môi giới trung gian trong các hoạt động trao đổi, tiền tệ còn thực hiện thanh toán của nhiều chủ thể khác nhau trong nhiều linh vực.

trong quá trình thực hiện chức năng PTTD, tiền thể hiện đặc trưng sau:

- Có thể sử dụng tiền mặt hoặc các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

- Có thể sử dụng tiền dấu hiệu

- Lưu thông chỉ chấp nhận một số lượng iền tệ nhất định

Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông chịu tác động của cả hai yếu tố trên. Mối quan hệ hữu cơ giữa hai yếu tố này là nội dung của qui luật số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. (Qui luật lưu thông tiền tệ) có công thức như sau:

SLg tiền cần thiết trong kì = Tổng giá cả hàng hóa lưu thông trong kì / Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ trong kì

Khi tiền tệ thực hiện chức năng PTTD, quy luật này được phát biểu như sau:

KLg   tiền cần thiết cho LT = [ Tổng giá cả H2 và dvụ + Giá cả H2 bán chịu + Giá cả H2 đến hạn thanh toán - Giá cả H2 được t/h thanh toán bù] / Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ

  1.2.3 CHức năng PT tích lũy giá trị:

Chức năng TLGT của tiền tệ là tích lũy sức mua của cá chủ thể trong NKT cho đến khi có nhu cầu chi tiêu.

Tiền tệ thực hiện CN PT cất giữ GT khi tạm thời rút khỏi LT và trở về trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Cất trữ giá trị là việc tích lũy một lượng giá trị nào đó bằng những phương tiện chuyển tải giá trị được CH thừa nhận với mục đích chuyển hóa thành hàng hóa hoặc dịch vụ trong tương lai.

Thực hiện CN PTTLGT, các phương tiện chuyển tải giá trị phải thỏa mãn các nhu cầu sau:

- GT cất giữ phải được thể hiện bằng những phương tiện hiện thực.

- GT cất giữ phải bằng những phương tiện xã hội thừa nhận,

- GT cất giữ phải có thời hạn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: