3
Người tôi yêu chết rồi, ngay trước mắt tôi (3)
08. Tôi và Lục Tử Ninh đứng trước cửa trại trẻ mồ côi, tôi không nhịn được mà cười khổ.
Tôi nói: "Thực ra đây mới chính là nguyên nhân cô đến tìm tôi nhỉ?"
Nơi mà Lục Tử Ninh đưa tôi đến, là trại trẻ mồ côi của Văn Văn.
Viện trưởng Uông ngày đó bây giờ đã trở thành bác sĩ tâm lí họ Uông, đang chơi đùa cùng với bọn trẻ ở trong sân.
Dưới ánh nắng của mùa xuân, ông ấy mặc bộ âu phục chỉnh tề, nhìn mặt chắc trạc tầm 30 tuổi nhưng thực tế ông ấy đã hơn 40 tuổi rồi.
Ông ấy vỗ vỗ tay, ra hiệu một bác gái đưa bọn trẻ về phòng học rồi một mình đi tới chỗ chúng tôi.
Ông ấy bắt tay tôi, nói: "Văn Văn là một đứa trẻ lương thiện, con bé chắc chắn sẽ hạnh phúc ở chốn thiên đường!"
Hơi thở dịu dàng cùng với giọng điệu đau thương, giống như đã được luyện tập nhiều lần. Trên người tản ra một mùi thuốc lá nhè nhẹ, hình như đã hút thuốc nhiều năm khiến hương thuốc lá hoà quyện vào tóc và râu của ông ấy.
Tôi cũng bắt tay lại, gương mặt vô cảm, không nói lời nào. Đột nhiên tôi chú ý đến một thứ khác - tay của ông ấy. Văn Văn từng nhắc đến bàn tay của ông ấy với tôi.
Hồi ấy tôi hỏi Văn Văn, viện trưởng của trại trẻ mồ côi là ai thế, hôm nào rảnh thì anh với em đi thăm một lúc?
Văn Văn ở bên cạnh tôi chơi với con mèo.
Cô ấy nghĩ một lúc, nói: "Tay ông ấy rất to, cánh tay cũng rất cường tráng"
Tôi hỏi: "Ông ấy đối đãi với bọn em như thế nào?". Văn Văn trầm lặng một hồi, cười cười: "Chuyện từ ngày trước, em quên rồi!"
Trong cô nhi viện, tôi nắm tay viện trưởng, phát hiện tay của ông ấy thực ra cũng tương đương tay tôi, nhưng cánh tay lại hết sức nhỏ mảnh.
Sau đó tôi mới hiểu ra, Văn Văn của 10 năm trước vẫn còn là một đứa trẻ, đối với một đứa bé mà nói thì tay của một người trưởng thành đương nhiên là to lớn và mạnh mẽ.
Lục Tử Ninh đứng phía sau đá tôi một phát.
Tôi sực tỉnh đáp lại : "Thật vui vì ông vẫn nhớ tới Văn Văn!"
Tôi và Lục Tử Ninh đi theo bác sĩ Uông, dạo quanh trại một vòng.
Lục Tử Ninh hỏi thăm chi tiết những buổi tư vấn tâm lí của ông ấy. Bác sĩ Uông thuật lại một vài trường hợp, kể lại cái cách mà ông ấy "tùy bệnh bốc thuốc", tức là dựa theo tình trạng của bệnh nhân mà suy ra phương pháp chữa trị.
Lục Tử Ninh vừa nghe vừa phụ hoạ vài câu, dường như cũng đồng ý với cách thức chữa bệnh của ông ấy.
Cô ấy cúi đầu ghi gì đó vào một quyển sổ.
Trong khi hai người đang nói chuyện, cô ấy đột nhiên ngẩng đầu hỏi: "Bác sĩ Uông, căn bậc 6 của 16,7x10¹² bằng bao nhiêu?"
Ông ta đáp: " Tầm 160"
Tôi nhìn chằm chằm vào ông ta, sau ngày Văn Văn ra đi, tôi có thử tính lại phép tính 160 mũ 6, đáp án chính là 16,7x10¹².
Đối với người bình thường, nếu như không có ấn tượng gì, chắc chắn không thể nào tính nhanh như vậy được.
Hơn nữa Lục Tử Ninh còn nhân lúc ông ta đang hơi mất tập trung mà hỏi.
Lục Tử Ninh nói: "Bác sĩ Uông hình như cũng rất để ý đến toán học nhỉ!"
Ông ta bình tĩnh trả lời: "Trước kia có một đề tài đề cập đến, nhưng mà là trên lĩnh vực tâm lí học xã hội".
Lục Tử Ninh đang định hỏi thêm bỗng từ xa truyền tới tiếng trẻ con khóc. Một bé gái buộc tóc đuôi ngựa khóc nhé đòi bác sĩ Uông bế, ông ấy thở dài một tiếng cúi người xuống bế cô bé lên.
Bác sĩ Uông xoa xoa đầu cô bé, hỏi: "Nha đầu này sao vậy?". Con bé kêu: "Bị ngã hỏng mất rồiii!". Cô bé ấy tay cầm một con búp bê barbie bị mất một cánh tay.
Bác sĩ Uông nhìn kĩ cô bé, dỗ dành: "Đừng sợ, con ngã ở đâu, chúng ta đi tìm lắp lại cho nó!"
Ông ấy quay đầu nói với chúng tôi: "Thật ngại quá, thất lễ rồi!". Vừa nói vừa ôm cô bé dỗ dành, rồi đi theo hướng mà con bé chỉ. Ông ấy đi xa dần.
Lục Tử Ninh gập quyển sổ lại, lẩm bẩm một mình: "Tâm lí học xã hội à..."
Tôi hỏi: "Có phát hiện gì không?"
Cô ấy nói:" Bộ tây phục của ông ấy khá đẹp, một người đàn ông đã lớn tuổi mà ăn mặc vẫn có tinh thần như vậy!"
Tôi đáp lại: "Này mà cũng gọi là phát hiện hả? Tôi bắt đầu hoài nghi cô làm thế nào thi được vào trường cảnh sát rồi đó"
Cô ấy lườm tôi: "Anh thì sao, phát hiện gì không? Cả dọc đường cứ nhìn ngang liếc dọc thôi"
Tôi chỉ chỉ cái xích đu trong sân.
Tôi nhớ Văn Văn từng nói với tôi, trong sân của viện, sau cái xích đu này đi thẳng đến góc tường có thể nhìn thấy một cây cổ thụ, bên cạnh cái cây đó ẩn náu một cái phòng chứa đồ.
"Phòng chứa đồ?" Lục Tử Ninh thắc mắc.
Tôi nói: "Hồi nhỏ khi Văn Văn bị người ta bắt nạt, thường bị nhốt vào cái phòng chứa đồ này!"
Lục Tử Ninh nói tiếp: "Tôi có một thắc mắc, những người bắt nạt Văn Văn hồi nhỏ ấy, bây giờ đang ở đâu?"
Tôi đáp: "Cô ấy không nói, cô ấy thậm chí nhất định không nói cho tôi biết là ai"
Chúng tôi đứng trước phòng chứa đồ, tôi đẩy nhẹ cửa ra phát hiện cửa đã bị khoá. Là dạng cửa đẩy, lỗ khoá nằm trên cánh cửa.
Tôi đột nhiên nhớ tới hôm Văn Văn ở trên sân thượng, cái cửa kính sát nền cũng bị khoá. Cánh cửa bị khoá trái, quanh chân rải đầy đinh ghim.
Tôi quay đầu nhìn cả cái trại trẻ mồ côi này, dưới ánh nắng mùa xuân, trong toà nhà ấy đầy ắp những tiếng cười của trẻ thơ.
Văn Văn ở trong trại trẻ mồ côi, rốt cuộc đã phải trải qua những điều gì.
Bên cạnh tôi tự dưng có tiếng lạch cạch làm tôi tập trung trở lại. Lục Tử Ninh đang ngồi xổm, cô ấy lấy cái cặp tóc trên đầu, chăm chú nhìn vào lỗ khoá.
Tôi nói: "Thưa cô Lục, tốt xấu gì cô cũng là một cảnh sát đấy ạ!"
Cô ấy "suỵt" một tiếng ra hiệu tôi im lặng, rồi lại áp tai vào cánh cửa, một lúc lâu sau, lách cách lanh lảnh, cửa đã được mở ra.
Cô ấy đứng dậy, phủi phủi quần: "Kĩ thuật không có tội!"
Tôi nói: "Quả thực là vậy, đây cũng không tính là cạy khoá phá cửa!"
"Sao không tính, đương nhiên là phải tính rồi? Đưa tay anh đây tôi mượn!"
Tôi có chút nghi ngờ rồi đưa tay ra, cô ấy đưa cái cặp tóc để vào lòng bàn tay tôi, nói: "Cửa là do anh cạy khoá đó!"
09. Lục Tử Ninh kéo cánh cửa ra, vào cái khoảnh khắc cửa được mở ấy, cô ngẩn người.
Trong phòng chứa đồ ấy, có một cái linh đường, thờ cúng ảnh của Văn Văn. Đó là bức ảnh tôi chưa từng thấy bao giờ, là ảnh Văn Văn hồi nhỏ đang ngồi cười dưới gốc cây.
Trong linh đường có chút sơ sài.
Lục Tử Ninh ngập ngừng hỏi: "Người trên ảnh... là ai vậy??"
Tôi đáp: "Là Văn Văn. Nhưng mà cái linh đường này, không phải do tôi bày biện".
Lục Tử Ninh nói: "Vậy đây là..."
Tôi cũng không hiểu.
Tôi bước vào trong phát hiện trên bàn thờ còn có bát hương và hương. Trong bát hương có cắm gần 20 cây hương, gần như đã cháy hết toàn bộ.
Không biết tại sao nhưng cái linh đường này khiến tôi cảm thấy rất bất ngờ. Tôi thắp ba nén hương, khấn lạy Văn Văn.
Tôi nhìn khuôn mặt trẻ con của Văn Văn trên bức ảnh, nói: " Văn Văn à, lần đầu gặp mặt, anh là người yêu em của sau này đã trưởng thành"
Văn Văn của hồi ấy, rất an tĩnh, trên bức ảnh tươi cười.
Đột nhiên khói hương bay vào mắt trái của tôi, ập đến một cơn đau nhói. Tôi dụi dụi mắt, càng dụi càng đau.
Rồi, ngẩng đầu lên... mở to mắt nhìn...
Trên bức ảnh, phía sau Văn Văn hiện ra một bóng người.
Đó là bác sĩ Uông lúc còn trẻ, từ trên người ông ấy có một sợi chỉ trắng nối liền với Văn Văn.
Lại là bóng người và sợi chỉ trắng, đều xuất hiện sau khi mắt trái của tôi bị thương.
Có điều khác lạ ở chỗ, lần này chỉ có một bóng người, tôi nhìn kĩ phát hiện thấy bác sĩ Uông đứng im không làm gì, giống như một bức ảnh sống nhưng không được trình chiếu...
Lục Tử Ninh đứng phía sau tôi sợ hãi hỏi: "Diệp Tiểu Bạch, anh sao vậy?"
Tôi hỏi: "Làm thế nào để có thể phát được ảnh động?"
Cô ấy đáp: "Hả?...Hình như, hình như là ấn giữ vào màn hình".
Bức ảnh trong linh đường chỉ được đóng trong một cái khung bình thường. Để có thể biến thành màn hình, chắc chỉ có thể dựa vào mắt trái của tôi.
Tôi giơ nén hương lên, để khói bay vào mắt.
Nước mắt cứ thế chảy ra, cơn đau xuyên tới tận võng mạc của tôi, thị lực dần dần trở nên mơ hồ, cuối cùng không chịu nổi, tôi buông bỏ nén hương xuống, nhìn bức ảnh.
Cả bức ảnh đều trở nên mơ hồ, sau đó, bị kéo dần ra xa phóng to lên.
Hiện ra toàn thân của Văn Văn, cô ấy mặc váy màu trắng, một chiếc máy ảnh loé sáng một cái, cô ấy cúi đầu xuống.
Bác sĩ Uông treo chiếc máy ảnh trên ngực, đi đến cái cây, đưa cho Văn Văn một cái kẹo sữa.
Văn Văn do dự một lúc, đón lấy, bỏ vào trong miệng.
Ông ta còn nói với Văn Văn điều gì đó, đột nhiên khiến cô ấy hiện ra một gương mặt đầy đau khổ, cắn chặt viên kẹo.
Ông ta túm lấy tóc của Văn Văn, đem đầu của cô ấy đập vào thân cây.
Tay nhỏ của cô ấy ôm chặt lấy đầu, trong miệng vẫn cắn chặt viên kẹo, không lên tiếng.
Văn Văn bị ông ta lôi vào phòng chưa đồ, đóng cửa lại, cô ấy đẩy cửa nhưng vô ích, cửa đã bị khoá.
Cô ấy cô độc đứng giữa căn phòng, gương mặt lạnh lùng, dường như đã sớm quen với khung cảnh xung quanh.
Cô ấy lấy một hộp đinh ghim trong phòng chứa đồ, rải đầy xung quanh mình, dùng cách thức này để tạo ra cho bản thân một không gian an toàn nhỏ bé.
Cô ấy dần dần ngồi bệt xuống, ôm lấy đôi chân, vùi đầu vào đầu gối, nhắm chặt mắt, luôn miệng nói đi nói lại hai chữ "Mẹ ơi!".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top