Chu y tu niem xu
TỐI THỨ 1
Khai mạc và bắt đầu hướng dẫn
Theo truyền thống, khi bắt đầu khóa thiền, ta qui y Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng. Qui y Phật là thừa nhận hạt giống chứng ngộ trong ta, khả năng giải thoát. Nó cũng có nghĩa là qui y những phẩm hạnh của Đức Bổn Sư biểu hiện, tính chất vô úy, trí tuệ, từ bi. Qui y Pháp là qui y vào PHÁP theo tính tự nhiên, bản chất mọi hiện tượng sự kiện như chúng đang là, thừa nhận chơn lý tự nhiên trong vạn hữu, và từ đó, mọi vật sẽ phơi bày tính chất đặc thù của chúng trong ta. Qui y Tăng là gánh vác một phần trách nhiệm hổ trợ Tăng Đoàn, và mỗi chúng ta tương tức lẫn nhau để cùng tiến đến chứng ngộ giải thoát.
Một nền tãng không thể thiếu trong thiền là tuân thủ những giới luật cơ bản. Đó là cách giữ gìn sự trong sạch của thân, khẩu, ý. Những giới ta hành trì là: không sát sanh, nghĩa là không cố ý sát hại sanh mạng kể cả giết một con muổi hay con kiến; không trộm cắp, nghĩa là không lấy bất cứ vật gì nếu chưa được cho phép; không tà hạnh, ý nghĩa trong khóa thiền nầy là giữ hạnh sống độc thân; không nói dối, là không nói sai lệch, thô cộc; không sử dụng chất độc, một lần nửa, ý nghĩa nó trong khóa thiền nầy là không uống rượu và sử dụng các chất độc dược. Gìn giữ ngủ giới sẽ cung ứng một cơ bản vững chắt trong thiền định và từ đó sanh trưởng trí tuệ Minh sát.
Chúng ta đang được hưởng một phần, có được cơ hội quí báo họp mặt nhau tại đây, để nhìn lại chúng ta trong khung cảnh thanh tịnh biệt lập nầy. Thật là quí để có trọn một tháng dành cho tu tập, để tìm lại chính ta, ta là ai. Cần nên có một vài đức tính thiết yếu để hổ trợ và gìn giữ sự dụng công trong quân bình. Đức tính đầu tiên là nhẩn nại: có những lúc hình như ta thấy một tháng dài vô tận và mọi người đều hoang mang, đặc biệt là phải thức giấc sớm với khí hậu giá rét 4:30 sáng. Trong khóa thiền sẽ có nhiều thăng trầm. Có những lúc ta hành tập thật tốt và đầy quán niệm, nhưng cũng có lúc tràn ngập những buồn chán, đau đớn thân xác, biết bao là trạo cử, nghi ngờ. Nhẩn nại để vượt qua. Những kinh nghiệm nầy giúp tâm được quân bình. Có lần một người hỏi Trunpa Rinpoche từ ngữ "đức hạnh" nằm ở đâu trong truyền thống Phật giáo. Ngài trả lời đức hạnh là sự kiên nhẩn. Nếu ta có một cái tâm nhẩn nại, mọi việc đều được rộng mở theo lối qui định tự nhiên của chúng. Nhẩn nại cũng có nghĩa là trụ tâm trong trạng thái quân bình bất kể những gì đang xãy ra, an trụ trong nhẹ nhàng, thư giản, và tỉnh giác.
Ngài Milarepa, vị Thánh Tăng Tây Tạng, luôn khuyên nhủ các đệ tử nên "cấp bách nhưng từ từ." Cấp bách đây là về mặc lúc nào cũng luôn luôn và dụng công đều đặng, nhưng phải hành với thằng bằng và trầm tỉnh. Bền chí, đầy nhiệt năng với thư giản và quân bình.
Một thái độ hổ trợ để tiến sâu vào thiền là sự im lặng. Ta thường không nhận thức rỏ ràng những gì xãy ra trong tâm tư do bởi nói chuyện làm xao lãng sự chú tâm và làm tan biến đi năng lượng tu tập. Khi giảm thiểu nói chuyện, là ta đang duy trì năng lượng và dùng nó hết vào sự phát triển ý thức và chánh niệm. Im lặng là hành thiền, chính nó cũng nên được xử lý trong nhẹ nhàng và thoải mái. Đây không có nghĩa là nói chuyện khi bạn muốn nói, nhưng thư giản ra để tiến sâu vào im lặng, ý thức được nó rỏ ràng qua một ngày hành tập. Bằng cách giữ im lặng, toàn phạm trù tâm thức và hoạt động thân sẽ trở nên rỏ ràng cực độ, không nói chuyện tạo khả năng làm tâm tỉnh lặng sâu sắc hơn.
Hội tụ bạn hữu và gia đình thăm viếng thì không được khuyến khích. Cố gắng tôi luyện cảm giác độc thân (một mình). Để chuẩn bị việc nầy, rất hữu ích cho ta đình chỉ những định kiến sai lệch về bản thân mình, về mối tương giao, về người khác. Sử dụng thời gian nầy cùng triệt, để chứng nghiệm tự thân một cách sâu sắc.
Mỗi chúng ta đều sẽ bỏ thân mạng nầy ra đi một mình. Cho nên thật cần thiết để trở về làm quen với lối sống cô đơn. Tâm sẽ trở nên vững mạnh và an lạc trong sự thấu hiểu đó; nó đem đến sự hài hòa, hợp nhất với người khác. Khi ta hiểu thấu chính ta, tình cảm giửa người và người trở nên thuận lợi và nhiều ý nghĩa.
Không nên pha trộn phương pháp hành tập của các trường phái khác, đây cũng là một hổ trợ lớn. Nhiều người trong đây đã học nhiều cách hành thiền khác nhau. Trong thời gian nầy, rất tốt để ta tập trung phát triển chỉ một phương pháp Minh sát tuệ. Qua sự tôi luyện chánh niệm tuệ Minh sát sẽ phát triển. Tập trung mọi cố gắng trong tháng nầy, tu dưởng, tích lũy từng giây phút chánh niệm, là đang đi sâu vào hành tập. Nếu mọi cố gắng đều hướng về một mục tiêu, tâm sẽ trở nên vững chắc và soi chiếu xuyên thấu.
Dừng lại, chậm lại là một giá trị to lớn. Đâu cần phải gấp gáp, không nơi để đến, chẵng việc gì phải làm. Chỉ cần ổn định, lắng lòng lại vào trong hiện tại, vậy là đủ rồi. Mọi hoạt động trong ngày cần phải nên chánh niệm, thận trọng lưu ý từng chi tiết. Ta tiến sâu vào thiền qua sự liên tục chánh niệm.
Ta bắt đầu tập tọa thiền với một đối tượng rất đơn thuần để quán sát: chánh niệm hơi thở. Chọn tư thế ngồi nào thuận lợi nhất cho bạn, giữ lưng tương đối thẳng mà không bị cứng hay gồng. Nếu bạn trong tư thế gò bó quá, hay nghiêng về phía trước nhiều, thân sẽ mau mỏi mệt. Bạn có thể ngồi trên ghế nếu nó là giải pháp cuối cùng. Quan trọng là đừng chuyển động nhiều. Mắt có thể nhắm hoặc mở 3/4 nếu đã được huấn luyện. Mở mắt nhắm mắt chỉ là một cách trụ thị nhản ở một chổ rồi quên nó đi. Nói chung là hình như nó dể dàng hơn nếu nhắm mắt nhưng với thoải mái. Một lần nửa, đừng đặt nặng vấn đề nhắm hay mở mắt.
Chánh niệm hơi thở có thể thực tập trong hai cách. Khi bạn hít vào tự nhiên bụng sẽ phồng ra, và thở ra, bụng xẹp xuống. Chú tâm nơi phồng xẹp, không quán chiếu, tưởng tượng bất cứ việc gì. Chỉ nhận biết cảm giác chuyển động của bụng. Đừng kiểm soát hay gượng ép hơi thở, chỉ chú tâm vào sự di chuyển phồng xẹp của bụng.
Phương tiện thay đổi khác là ý thức được hơi thở ra vào nơi mủi, giữ sự chú tâm những vùng chung quanh vành mủi. Giữ sự chú tâm trên hơi thở như người gác cổng quan sát khách bộ hành đi ngang qua lại. Đừng theo hơi thở đến tận cùng; mà cũng đừng kiểm soát hay gò bó hơi thở. Chỉ đơn giản ý thức hơi thở ra vào đi ngang qua vành lổ mủi. Nó rất lợi ích khi mới tập thiền là đặt tâm ghi chú vào một trong hai thế, "phồng, xẹp" hay "ra, vào." Cách nầy hổ trợ cho tâm an trụ một điểm trên đối tượng.
Vài phút đầu tiên, xem coi đối tượng nào xuất hiện rỏ ràng hơn, phồng xẹp hay ra vào. Rồi chọn một nơi để tập trung tâm và trụ ở đó, đừng thay đổi đối tượng. Có những lúc đối tượng trở nên lu mờ, đừng suy nghĩ là phải thay đổi đối tượng chánh niệm để cho được dể dàng hơn. Khi bạn quyết định chọn nơi nào sẽ là điểm phát triển tu dưởng sự chú tâm, giữ nguyên như vậy và cố gắng bám sát vào đối tượng mặc kệ những thay đổi bên ngoài. Thỉng thoảng nó rỏ ràng, và có lúc không rỏ ràng, đôi khi quán chiếu thật sâu, và rồi cũng cạn cợt, lắm lúc chú niệm thì dài, có khi lại mất đi chánh niệm liên tục. Nên nhớ rằng, đây không phải là thể dục hơi thở; nó là sự bắt đầu thực tập trưởng dưởng chánh niệm.
Ta chú tâm lúc đi kinh hành vào động tác chân, giơ lên, đưa tới, đạp xuống. Nó rất là hữu ích để ta chánh niệm động tác, tiến trình, của một bước chân, một cách hoàn toàn trước khi bắt đầu bước kế tiếp. "Giơ lên, đưa tới, đạp xuống, giơ lên, đưa tới, đạp xuống." Rất là đơn giản. Một lần nửa, đây không phải là động tác thể dục thể thao. Đây là sự hành tập trong chánh niệm. Sử dụng sự di động để phát triển tỉnh giác một cách thận trọng. Xuyên qua quá trình diển biến trong một ngày, bạn có thể thấy rất nhiều thay đổi. Đôi lúc bạn cảm thấy muốn đi lẹ hơn, có khi rất chậm. Bạn có thể lấy từng bước chân làm thành một đơn vị, "từng bước, từng bước." Hay bạn lúc bắt đầu thì đi lẹ và, cũng trong lúc kinh hành đó, chậm lại từ từ cho đến khi bạn chia chẻ được rỏ ràng ba phần, giơ lên, đưa tới, đạp xuống. Hãy thử đi. Sự tu dưởng chính đây là chánh niệm, ý thức được những gì đang xãy ra.
Trong lúc đi, hai tay nên giữ yên một vị trí, có thể là nắm lại sau lưng, buông thỏng hai bên hông, hay nắm lại để phía trước. Tốt hơn là nên nhìn về phía trước một chút, không phải ở chân, để tránh đi bị lôi cuốn vào khái niệm của "chân" nổi lên từ sự tiếp xúc giửa mắt và chân. Mọi sự chú tâm nên đặt để trên nhận thức được sự di chuyển, cảm xúc được tiến trình giơ lên, đưa tới, đạp xuống.
Đây là thời khóa biểu trọn ngày để bạn có ý niệm về nó:
4:30 thức dậy
5:00-6:30 tọa thiền và kinh hành xen kẻ
6:30-7:30 ăn sáng
7:30-8:00 kinh hành
8:00-9:00 tọa thiền
9:00-9:45 kinh hành
9:45-10:45 tọa thiền
10:45-11:30 kinh hành
11:30-1:15 ăn trưa và nghĩ ngơi
1:15-2:00 tọa thiền
2:00-2:45 kinh hành
2:45-3:45 tọa thiền
3:45-5:00 tọa thiền và kinh hành xen kẻ
5:00-5:30 uống trà
5:30-6:00 kinh hành
6:00-7:00 tọa thiền
7:00-8:00 pháp thoại
8:00-8:45 kinh hành
8:45-9:45 tọa thiền
9:45-10:00 uống trà
10:00 có thể tập thêm hoặc đi ngủ
Thời khóa biểu sẽ được niêm yết. Trong vài ngày đầu, cố gắng theo sát chương trình càng nhiều càng tốt. Như lúc bạn cảm thấy dể chịu trải qua nguyên ngày trầm tư, trong cố gắng chánh niệm liên tục, bạn sẽ khám phá ra nhịp độ của bạn. Kinh hành và tọa thiền càng liên tục càng tốt. Ăn cơm, như tất cả những hoạt động khác, với chánh niệm và ý thức. Sau một thời gian bạn có thể thích kinh hành nhiều hơn, một giờ, một giờ rưởi, rồi tọa thiền. Vài người thích ngồi lâu, hai, ba giờ một lần; có thể vài người sẽ thức khuya hành trì thêm. Khi tôi bắt đầu học thiền bên Ấn Độ, tôi hành thiền trong những giờ rất khuya: khoảng thời gian 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng tôi cảm thấy rất an lành, yên lặng, rất tốt cho hành tập. Khi thiền tập vững mạnh ra, tự nhiên ta ngủ ít đi. Đi ngủ chỉ khi nào bạn quá mệt, không phải theo thói quen ở một giờ nhất định. Có thể rằng khi thiền tập được phát triển, bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi và có thể theo sát cuộc hành tập ngày và đêm. Cống gắng nhận ra mức độ dể chịu, vừa phải cho bạn, gia tăng sự cố gắng mà không bị áp lực thúc đẩy.
Thánh Francis de Sales đã viết,
Nhẩn nại với mọi người, nhưng hơn hết, là phải với chính mình. Ý tôi là, đừng bị nản lòng do vì những lổi lầm của bạn, nhưng lúc nào cũng tự đứng lên với niềm khích lệ mới. Tôi rất vui mừng mỗi ngày là một ngày mới của bạn. Không có ý nghĩa thành công nào tốt đẹp hơn là luôn luôn khởi tác lại từ đầu của một đời sống phạm hạnh, và đừng bao giờ nghĩ rằng ta đã làm đủ. Làm thế nào để ta có đủ nhẩn nại để đương đầu với lổi lầm của người hàng xóm nếu ta không nhẩn nại với chính ta? Ai mà còn đang bực dọc với chính những thất bại của mình sẽ không thay đổi được cục diện những người chung quanh. Tất cả những sửa đổi có khuynh hướng mang lợi ích cho mọi người đều đến từ một cái tâm tỉnh lặng, an bình.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top