Chủ trương đấu tranh 1930-1939
Chương II
ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945)
I. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 – 1939:
1. Trong những năm 1930 – 1935:
a. Luận cương chính trị tháng 10/1930:
Tháng 4/1930, sau thời gian học tập ở Liên Xô, Trần Phú được Quốc tế cộng
sản cửa về nước họat động. Tháng 7/1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Từ ngày 14 – 30/10/1930, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông qua nghị quyết về tình hình hiện tại của Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng; thảo luận Luận cương chính trị, điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần
chúng. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế cộng sản, hội nghị quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử ra Ban chấp hành Trung ương chính thức và cử Trần Phú làm Tổng Bí thư.
Nội dung của Luận cương:
- Luận cương đã phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Luận cương chỉ rõ: mâu thuẫn giai cấp diễn ra găy gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.
- Luận cương vạch ra phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương là: lúc đầu cách mạng Đông Dương là cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa và phản đế, “tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.
- Luận cương khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là:
Đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ, để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi, và có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa. Trong 2 nhiệm vụ này, Luận cương xác định “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
- Về lực lượng cách mạng: luận cương chỉ rõ, giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền vừa là giai cấp lãnh đạo cách cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng. Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kỳ đầu. Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi.
- Về phương pháp cách mạng: luận cương chỉ rõ, để đạt được mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông thì phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động”. Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”.
- Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: luận cương khẳng định, cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp,và phải mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương.
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Luận cương khẳng định, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng. Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên hệ với quần chúng và từng trải đấu tranh mà trưởng thành. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương, đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Ý nghĩa của Luận cương:
Từ nội dung cơ bản nêu trên, có thể thấy Luận cương chính trị khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã nêu ra. Bên cạnh mặt thống nhất cơ bản, giữa Luận cương chính trị với Cương lĩnh đầu tiên có mặt khác nhau. Luận cương không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu; đánh giá không đúng mức vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy được
khả năng phân hóa, lôi kéo một phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc. Từ đó Luận cương đã không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và
giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
Nguyên nhân chủ yếu của sự khác nhau:
- Thứ nhất, Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam.
- Thứ hai, do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa và lại chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của Quốc tế cộng sản và một số Đảng cộng sản trong thời gian đó.
Chính vì vậy, hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 10/1930 đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc
được nêu trong Đường kách mệnh, Cương lĩnh đầu tiên.
b. Chủ trương khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng:
Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang dâng cao, đế quốc Pháp và tay sai đã thẳng tay đàn áp, khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam và tiêu diệt Đảng cộng sản Đông Dương.
Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn quần chúng yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và các địa phương lần lượt bị phá vỡ. Toàn bộ Ban chấp hành Trung ương bị bắt. Toà án của chính quyền thực dân Pháp mở các phiên tòa đặc biệt để xét xử những người cách mạng.
Tuy bị địch khủng bố ác liệt, Đảng ta và quần chúng cách mạng bị tổn thất nặng nề, song thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà quân thù không thể xóa bỏ được là: đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua đảng tiền phong của mình; đã đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng. Cao trào
cũng đem lại cho quần chúng đông đảo, trước hết là công – nông lòng tự tin ở sức lực cách mạng của bản thân mình dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhờ tinh thần và nghị lực phi thường được rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh cách mạng trong những năm 1930 – 1931, Đảng và quần chúng cách mạng đã vượt qua thử thách khó khăn, từng bước khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng.
Sự khủng bố của kẻ thù không làm những chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước từ bỏ con đường cách mạng. Trong bối cảnh đó, một số cuộc đấu tranh của
công nhân và nông dân vẫn nổ ra, nhiều chi bộ Đảng ở trong nhà tù vẫn được thành lập, hệ thống tổ chức Đảng từng bước được phục hồi.
Mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố tàn bạo, một số tổ chức đảng ở Cao Bằng, Sơn Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và nhiều nơi khác ở miền Nam vẫn được duy trì và bám chắc quần chúng để hoạt động. Nhiều đảng viên vượt tù đã tích cực tham gia khôi phục
Đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Các Xứ ủy Bắc kỳ, Nam kỳ, Trung kỳ bị thực dân Pháp phá vỡ nhiều lần, đã
lần lượt được lập lại trong năm 1931 và 1933. Nhiều tỉnh ủy, huyện ủy, chi bộ lần lượt được phục hồi. Ở miền núi phía Bắc, một số tổ chức của Đảng được thành lập.
Đầu năm 1932, trước tình hình các ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng
và hầu hết các ủy viên các Xứ ủy bị địch bắt và nhiều người đã hy sinh, theo chỉ thị
của Quốc tế cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí chủ chốt trong và ngoài
nước tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng (Ban chỉ huy ở ngoài, Ban lãnh
21
đạo hải ngoại). Tháng 6/1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã công bố Chương trình
hành động của Đảng cộng sản Đông Dương.
Chương trình hành động đã đánh giá 2 năm đấu tranh của quần chúng công
nông và khẳng định: công nông Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản sẽ
nổi lên võ trang bạo động thực hiện những nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong
kiến và tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội. Để chuẩn bị cho cuộc võ trang bạo động
sau này, Đảng phải đề ra và lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành những quyền lợi
thiết thực hàng ngày, rồi dần đưa quần chúng tiến lên đấu tranh cho những nhu cầu
chính trị cao hơn. Những yêu cầu chung trước mắt của đông đảo quần chúng được
nêu lên trong Chương trình hành động là:
- Thứ nhất, đòi các quyền tự do tổ chức xuất bản, ngôn luận, đi lại trong
nước và ra nước ngoài.
- Thứ hai, bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả tự do cho tù
chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán Hội đồng đề hình.
- Thứ ba, bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác.
- Thứ tư, bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối.
Chương trình hành động còn đề ra những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai
cấp và tầng lớp nhân dân; vạch rõ phải ra sức tuyên truyền mở động ảnh hưởng của
Đảng trong quần chúng, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng, nhất là công
hội và nông hội; dẫn dắt quần chúng đấu tranh cho những quyền lợi hàng ngày tiến
lên đấu tranh chính trị, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền khi có điều kiện;
trong xây dựng Đảng, phải làm cho Đảng vững mạnh,c ó kỷ luật nghiêm, giáo dục
đảng viên về tư tưởng, chính trị, rèn luyện đảng viên qua đấu tranh cách mạng…
Những yêu cầu chính trị trước mắt cùng với những biện pháp tổ chức và đấu
tranh do Đảng vạch ra trong Chương trình hành động năm 1932 phù hợp với điều
kiện lịch sử lúc bấy giờ. Nhờ vậy, phong trào cách mạng của quần chúng và hệ
thống tổ chức của Đảng đã nhanh chóng được khôi phục.
Tháng 3/1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung
Quốc). Đại hội khẳng định thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục phong trào cách
mạng và hệ thống tổ chức của Đảng. Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt là: củng cố
và phát triển Đảng; đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng; mở rộng tuyên
truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cách mạng Trung
Quốc…
2. Trong những năm 1936 – 1939:
a. Hoàn cảnh lịch sử:
Tình hình thế giới:
Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 – 1933 ở các nước tư bản
chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và
phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.
Chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi như phát xít Hitle ở
Đức, phát xít Francose ở Tây Ban Nha, phát xít Mussolini ở Italia và phái sĩ quan trẻ
22
ở Nhật Bản. Chế độ độc tài phát xít là nền chuyên chính của những thế lực phản
động nhất, tàn bạo và dã man nhất. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bành
trướng và nô dịch các nước khác. Tập đoàn phát xíat cầm quyền ở Đức, Ý và Nhật
đã liên kết với nhau thành khối “Trục”, ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị
trường thế giới và thực hiện mưu đồ tiêu diệt Liên Xô – thành trì cách mạng thế giới
- nhằm hy vọng đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ.
Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình
và an ninh quốc tế.
Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản họp tại
Matxcơva (tháng 7/1935) dưới sự chủ trì của G. Đimitơrốp. Đoàn đại biểu Đảng
cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội.
Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân
lao động thế giới lúc này chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung, mà là chủ nghĩa
phát xít.
Đại hội vạch ra nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính
quyền, mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ
và hòa bình.
Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, các Đảng cộng sản và nhân dân các nước
trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi
chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống.
Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, Đại hội chỉ rõ: do tình hình thế
giới và trong nuuớc thay đổi nên vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có
tầm quan trọng đặc biệt.
Tình hình trong nước:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động sâu sắc không chỉ đến đời
sống các giai tầng và tầng lớp nhân dân lao động mà còn đến cả những nhà tư sản,
địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương
vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính
sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Tình hình trên đã làm cho các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau
nhưng đều căm thù thực dân, tư bản độc quyền Pháp và đều có nguyện vọng chung
trước mắt là đấu tranh đòi được quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa
bình. Trong lúc này, hệ thống tổ chức của Đảng và các cơ sở cách mạng của quần
chúng đã được khôi phục. Đây là yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triển
mới của phong trào cách mạng nước ta.
b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng:
Trước những biến chuyển của tình hình trong nước và thế giới, đặc biệt dưới
ánh sáng của chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đại hội lần thứ VII của Quốc
tế cộng sản, trong những năm 1936 – 1939, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng
sản Đông Dương đã họp hội nghị lần thứ hai (7/1936), lần thứ 3 (3/1937), lần thứ 4
23
(9/1937) và lần thứ 5 (3/1938)… đề ra những chủ trương mới về chính trị, tổ chức và
hình thức đấu tranh mới phù hợp với tình hình cách mạng nước ta.
Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh:
Ban chấp hành Trung ương xác định cách mạng Đông Dương vẫn là “cách
mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền của công nông bằng
hình thức xô viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”28. Song. Xét
rằng, cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ chức chưa tới trình độ
trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền
địa. Trong khi đó, yêu cầu cấp bách trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân
chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng phải nắm lấy những yêu cầu này để phát động
quần chúng đấu tranh, tạo tiền đề đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này.
Về kẻ thù của cách mạng: Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông
Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
Về nhiệm vụ trước mắt củaa cách mạng: Chống phát xít, chống chiến tranh đế
quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa
bình.
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, Ban chấp hành Trung ương quyết định
thành lập mặt trận nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn
thể chính trị, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên minh
công nông. Để phù hợp với yêu cầu tập hợp lực lượng cách mạng trong tình hình
mới, Mặt trận nhân dân phản đế đã được đổi tên thành mặt trận dân chủ Đông
Dương.
Về đoàn kết quốc tế: Để tập trung, cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn
phản động thuộc địa và tay sai của chúng ở Đông Dương, đòi các quyền tự do, dân
chủ, dân sinh thì không những phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và
Đảng cộng sản Pháp “ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp”, mà còn đề ra khẩu hiệu
“ủng hộ chính phủ mặt trận nhân dân Pháp” để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là
bọn phát xít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương.
Về hình thức tổ chức và phản biện đấu tranh: Phải chuyển hình thức tổ chức
bó mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa
công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với
quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đao quần chúng đấu tranh bằng các hình thức
và khẩu hiệu thích hợp. Trong khi tranh thủ mở rộng các hình thức tổ chức đấu tranh
công khai hợp pháp thì tránh sa vào chủ nghĩa công khai, mà phải giữ vững nguyên
tắc củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng, giữ vững mối quan
hệ giữa bí mật và công khai, hợp pháp và không hợp pháp và phải bảo đảm sự lãnh
đạo của tổ chức đảng bí mật đối với những tổ chức và hoạt động công khai, hợp
pháp.
24
Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân
chủ:
Trong khi đề ra chủ trương mới để lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh nhằm thực
hiện các quyền dân chủ dân sinh, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đặt vấn đề
nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa
trong cách mạng Đông Dương. Trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới
công bố tháng 10.1936, Đảng đã nêu một quan điểm mới: “Cuộc dân tộc giải phóng
không nhất định kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng:
muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn
đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng”. Vì
rằng, tùy hoàn cảnh hiện thực bắt buộc, nếu nhiệm vụ chống đế quốc là cần kíp cho
lúc hiện thời, còn vấn đề giải quyết điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực
tiếp bắt buộc, thì có thể trước tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn
đề điền địa.
Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề
này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. Nghĩa là, cuộc phản
đế phát triển tới trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời, vì muốn tăng thêm
lực lượng tranh đấu chống đế quốc, cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa.
“Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu
phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là
chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà
đánh cho được toàn thắng”.
Đây là nhận thức mới của Ban chấp hành Trung ương, nó phù hợp với tinh
thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu khắc phục những hạn
chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930.
Tháng 3/1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Đông Dương đối
với thời cuộc, nêu rõ họa phát xít đang đến gần, Chính phủ Pháp hiện đã nghiêng về
phía hữu, ra sức bóp nghẹt tự do dân chủ, tăng cường bóc lột nhân dân và ráo riết
chuẩn bị chiến tranh. Tuyên ngôn kêu gọi các tầng lớp nhân dân phải thống nhất
hành động hơn nữa trong việc đòi các quyền tự do dân chủ, chống nguy cơ chiến
tranh đế quốc.
Tháng 7/1939, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ
trích. Tác phẩm đã phân tích những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, tổng kết kinh
nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng, nhất là về đường lối xây dựng Mặt trận
dân chủ Đông Dương - một vấn đề chính trị trung tâm của Đảng lúc đó. Tác phẩm
chẳng những có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh để khắc phục những lệch lạc, sai
lầm trong phong trào vận động dân chủ, tăng cường đoàn kết nhất trí trong nội bộ
Đảng, mà còn là một văn kiện lý luận quan trọng về xây dựng Đảng, về công tác vận
động thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi trong đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.
Tóm lại, trong những năm 1936 – 1939, chủ trương mới của Đảng đã giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt
25
của cách mạng, các mối quan hệ giữa liên minh công – nông và mặt trận đoàn kết
dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng
Đông Dương và phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới; đề ra các hình thức
tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh
giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lập và
tự do.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top