chữ tín - hoàng tân

          "Một lần bất tín- vạn lần bất tin”, là bài học đầu tiên cho bất cứ ai muốn làm một doanh nhân. Trong thời khắc khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, bài học về chữ tín trở nên quý giá hơn bao giờ hết, nó không chỉ biểu hiện cho triết lý kinh doanh bền vững mà sâu sa hơn- là nhân cách của người làm nghề doanh nhân

          Chữ Tín trong " Từ điển tiếng Việt”, được giải thích là tin thực, không gian dối. Còn chữ Tín trong kinh doanh được hiểu như thế nào? Trong đời thường cũng như trong kinh doanh, Tín chính là lòng tin (chí ít) giữa hai chủ thể - người này với người khác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác rộng hơn là giữa một người với nhiều người, một doanh nghiệp với nhiều doanh nghiệp... Không phải ngẫu nhiên mà ta có được niềm tin trong bạn bè hay doanh nghiệp này có uy tín với doanh nghiệp kia.

          Chữ Tín được bắt đầu từ những cam kết. Giữa hai người đã hứa hẹn với nhau, cho dù khó khăn cản trở nhưng vẫn làm đúng những gì đã hứa. Vậy là ta đã có chữ Tín trong kinh doanh. Giữa các doanh nghiệp thì cam kết chính là Hợp đồng kinh tế. Nó bao gồm nhiều điều khoản mà quan trọng nhất (với doanh nghiệp thực hiện) là giá cả, số lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng.

·      Vậy thì tại sao chữ tín lại quan trọng trong kinh doanh?

          Trong cơ chế thị trường, mọi thứ hàng hóa đều được niêm yết giá nhưng giá cả thì biến động. Như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cập nhật thông tin từ giá cả, nguồn cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, nhiên liệu, cho đến đơn giá nhân công và các loại chi phí... mà không chỉ ở trong nước. Nếu giao hàng đúng tiến độ, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp đã xây dựng được những chữ Tín đầu tiên với khách hàng.

          Với các doanh nghiệp thương mại còn có phương thức kinh doanh hậu mãi. Nghĩa là hàng hóa do khách hàng mua được chăm sóc định kỳ sau khi bán. Đúng hẹn (dù trời nắng hay mưa) và làm không vụ lợi, nhân viên của doanh nghiệp đến bảo hành, bão dưỡng hàng hóa của khách như chăm sóc cho chính mình. Vậy là doanh nghiệp đã gây được Chữ Tín của doanh nghiệp trong lòng bạn hàng.

          Và trong thực tế, có doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao trong thời gian ngắn thông qua việc giảm giá thành sản phẩm một cách không chính đáng. Việc giảm chi phí nhân công, chí phí quản lý, tiết kiệm trong sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm là khó nên nhiều doanh nghiệp đã chọn mua nguyên, phụ liệu với giá thấp.Có doanh nghiệp lại tìm cách giảm định mức nguyên, phụ liệu để hạ giá thành sản phẩm,…

ØNhư vậy đã tạo ra lợi nhuận thật cho doanh nghiệp nhưng tạo ra chất lượng xấu cho hàng hóa, ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Việt Nam vào WTO, thì việc tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng sản phẩm quá dễ dàng. Mọi tranh chấp không giải quyết được sẽ bị đưa ra Toà án nên sẽ không có chốn nương thân cho việc lừa đối trong kinh doanh. Nếu doanh nghiệp nào cố tình lừa dối thì khó mà làm được đến lần thứ hai. Nguy hiểm hơn chính họ đã làm mất đi chữ Tín của mình.

·      Trong xã hội ngày nay, chữ tín đã trở thành điều không thể thiếu trong quan hệ kinh doanh Doanh nghiệp chỉ tồn tại khi giữ được chữ Tín. Còn chỉ một lần mất tin thì... sẽ là vạn lần bất tín.

Không phải tự nhiên mà nhiều DN hiện nay thường chọn câu slogan rất gần nghĩa với nhau: “Chữ Tín Hàng Đầu”. Chữ “Tín” trong kinh doanh là việc thực hiện những cam kết đã đưa ra dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn tác động đến. Khi một cá nhân hoặc một DN có được chữ “tín” với bạn hàng hay khách hàng thì mọi việc đàm phán trong kinh doanh được thực hiện một cách rất suôn sẻ. Khi đó khách hàng sẽ dựa vào lòng tin để tạo cho mình những cơ hội lớn, có khi còn vượt hơn cả khả năng đáp ứng mà chúng ta đang có.

Trong cơn bão khủng hoảng hiện nay, việc có được “chữ tín trong kinh doanh” đã giúp DN không những đứng vững mà còn giữ được tốc độ tăng trưởng. Khi thị trường càng khó khăn, các cơ hội kinh doanh ít dần đi, các DN giải thể, phá sản ngày càng nhiều, người ta càng cần đến lòng tin. Để lựa chọn một đối tác, bạn hàng, ngoài năng lực hiện có người ta còn cần đến chữ tín. Khi một cá nhân hay một DN có được chữ tín, dù có gặp phải các khó khăn, người ta cũng luôn dùng các biệt pháp tích cực nhất để hoàn thành các công việc đã được cam kết trong hợp đồng và kể cả là không có hợp đồng, mà chỉ là những lời hứa danh dự. Bằng chữ tín của cá nhân và chữ tín của DN đã được xây dựng trước đó thì kể cả trong thời khủng hoảng thì DN vẫn luôn có được những thương vụ hấp dẫn.

vCó thể kể ra một vài câu chuyện có thực về chữ tín:

·      Câu chuyện thứ nhất:

          Đối tác của tập đoàn Tam Cửu (Trung Quốc) là một công ty của Pháp. Trong một lần giao dịch, công ty này gửi đến một khoản tiền. Sau khi kiểm tra, tập đoàn Tam Cửu phát hiện đối tác gửi dư ra 80 nghìn France.

          Tổng giám đốc Triệu Tân của tập đoàn Tam Cửu yêu cầu nhân viên liên hệ với công ty của Pháp. Mới đầu công ty này không tin, họ cho rằng mình không nhầm, hơn nữa, cho dù có chuyện nhầm lẫn thì bên nhận sẽ không đời nào chủ động liên hệ trước. Sau nhiều lần được tập đoàn Tam Cửu nhắc nhở, phía Pháp mới phát hiện ra mình có nhầm lẫn, lúc đó số tiền dư ra đã được tập đoàn Tam Cửu gởi trả lại. Công ty Pháp vô cùng cảm động, ngay lập tức quyết định mở rộng quan hệ hợp tác, tăng đáng kể số lượng đơn hàng.

·      Câu chuyện thứ hai:

          Câu chuyện thứ nhất: Nhớ lại những kinh nghiệm thành công trong quá trình tạo dựng sự nghiệp của mình doanh nhân nổi tiếng Nhật Bản Kichita Tadao, người sáng lập ra tập đoàn YKK, đã nói rằng “Trong quan hệ với mọi người, trước tiên cần phải thành thật, có như vậy người khác mới tin tưởng vào bạn. Nếu không làm được điều này, những thành công của bạn chẳng khác nào cây không có rễ, hoa không có gốc”.

          Khi mới khởi ngiệp Kichita Tadao làm tiếp thị cho một cửa hàng bán đồ điện loại nhỏ. Lúc đầu, công việc của ông không được thuận lợi, trong một thời gian dài, công việc không có gì khởi sắc. Thế nhưng ông không nản chí, mà vẫn kiên trì làm việc. Một đợt, ông tiếp thị một loại dao cạo râu, trong vòng nửa tháng đã bán được cho 20 khách hàng. Nhưng sau đó ông mới bất ngờ phát hiện ra rằng, dao cạo mà ông bán, có giá cao hơn so với mặt hàng cùng loại của những cửa hàng khác, điều này làm cho ông không an tâm. Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, ông quyết định nói rõ sự việc với 20 khách hàng, hơn nữa, ông chủ động xin trả lại số tiền chênh lệch giá. Cách làm của Kichita Tadao đã làm cho khách hàng cảm động, không những họ không yêu cầu Kichita Tadao phải trả lại số tiền chênh lệch giá, mà còn đặt thêm một số mặt hàng mới. Nhờ đó, số lượng hàng mà Kitachi tadao bán được tăng đột biến và Kitachi Tadao được ông chủ cửa hàng khen thưởng.

          Công ty đầu tiên mà ông thành lập chỉ có vốn liếng vỏn vẹn 350 yên, sau 70  năm gian khổ phấn đấu, công ty của ông đã trở thành một tập đoàn quốc gia, trải rộng trên phạm vi toàn thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: