chu nghia xa hoi, chu nghia cong san

* Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế-xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn. Quyền điều khiển có thể là trực tiếp qua một tập thể như hình thức công đoàn hay gián tiếp qua hình thức nhà nước. Nhìn theo khía cạnh kinh tế thì chủ nghĩa xã hội có đặc tính là sự sở hữu của các phương tiện sản xuất đã được "cộng đồng hóa".

Phong trào xã hội hiện nay bắt đầu từ phong trào của giai cấp lao động trong cuối thế kỷ 19. Trong thời gian đó, cụm từ "chủ nghĩa xã hội" thường được dùng để nói về những phê phán của các nhà phê bình xã hội châu Âu khi họ phê bình về chủ nghĩa tư bản và về khái niệm sở hữu riêng. Đối với Karl Marx, người đã đóng góp một phần lớn trong việc xây dựng phong trào xã hội hiện đại, thì chủ nghĩa xã hội sẽ là một hệ thống kinh tế-xã hội sau khi một cuộc cách mạng đã nổ ra để chuyển quyền điều khiển các phương tiện sản xuất từ tay của một số ít sang tay của một tập thể. Sau đó, xã hội đó sẽ tiến sang chủ nghĩa cộng sản.

Có rất nhiều tư tưởng và phong trào được gọi, hay tự gọi, là theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng từ thế kỷ 19 đến nay, những người theo chủ nghĩa xã hội đã không thể đưa ra một tư tưởng hay một kế hoạch chung cho họ. Trái lại, những người theo chủ nghĩa xã hội tự chia họ ra nhiều nhánh khác nhau và đôi khi đối nghịch nhau, nhất là giữa những người theo nhánh chủ nghĩa xã hội cải cách và những người theo chủ nghĩa cộng sản.

Kể từ thế kỷ 19 những người theo chủ nghĩa xã hội đã có những lối nhìn khác nhau cho chủ nghĩa này dưới góc độ của một hệ thống về cách tổ chức kinh tế. Một số người muốn quốc hữu hóa hoàn toàn các phương tiện sản xuất, trong khi những người dân chủ xã hội đề nghị chỉ quốc hữu hóa một số kỹ nghệ chính trong phạm vi của một nền kinh tế hỗn hợp giữa thị trường và nhà nước. Những người theo chủ nghĩa Stalin, kể cả những người có ấn tượng về mô hình phát triển kinh tế của Liên Xô, đã kêu gọi cho một nền kinh tế tập trung được chỉ định bởi một nhà nước nắm tất cả quyền sản xuất. Những người khác, trong đó có nhiều người tự gọi mình là Cộng sản tại Nam Tư và Hungary trong thập niên 1980 và thập niên 1990, nhiều người Cộng sản Trung Quốc sau thời kỳ cải cách và một số nhà kinh tế học phương Tây, đã đề nghị nhiều dạng của chủ nghĩa xã hội thị trường nhằm mục đích tìm được hòa giải giữa hai lợi thế của quốc hữu hóa và của sức mạnh thị trường[2]. Trong khi đó, nhiều người trong công đoàn không tin tưởng vào hình thức chính phủ (chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ - anarcho-syndicalism; anarchy = vô chính phủ, syndicate = công đoàn), các người theo chủ nghĩa Luxemburg như Đảng Xã hội Hoa Kỳ (Socialist Party USA) cũng như nhiều thành phần của phong trào "New Left" (Cánh tả Mới) của Mỹ lại muốn phân quyền của các sở hữu cộng đồng tại trung ương để trao cho các hợp tác xã hay các hội đồng của các nhóm lao động.

Vì các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản hay sử dụng các từ "xã hội chủ nghĩa" và "chủ nghĩa xã hội" để tự gọi họ nên đã có nhiều nhầm lẫn[cần dẫn nguồn]. Sự khác biệt giữa hai chủ nghĩa là: theo lý thuyết của những người theo chủ nghĩa Mác- Lênin chủ nghĩa xã hội là giai đoạn nằm giữa trong quá trình từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản hay những người theo trường phái chủ nghĩa xã hội khác đưa ra chủ nghĩa xã hội là hình thái kinh thái kinh tế - xã hội không phải chủ nghĩa tư bản, và không đưa ra mục tiêu tiến đến chủ nghĩa cộng sản. Một số trường phái chủ nghĩa xã hội vẫn chấp nhận đa nguyên về kinh tế và chính trị. Chủ nghĩa này tạo ra sự bình đẳng xã hội bằng chính sách thuế và an sinh xã hội thay vì kinh tế tập thể bắt buộc.

Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Marx - Lenin thì nguyên tắc phân phối Xã hội chủ nghĩa: "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động"; xã hội Cộng Sản chủ nghĩa: Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu

* Chủ nghĩa cộng sản (gốc tiếng Latin: commūnis - chung), là một cấu trúc kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung.Karl Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của xã hội loài người, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. "Chủ nghĩa cộng sản thuần túy" theo thuyết của Marx nói đến một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước và không có áp bức, mà trong đó các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế. Việc sản xuất và phân phối của cải được tiến hành công bằng giữa các công dân.

Trong vai trò một hệ tư tưởng chính trị, chủ nghĩa cộng sản thường được xem là một nhánh chính của chủ nghĩa xã hội; một nhóm lớn học truyết triết học về chính trị và kinh tế được rút ra từ nhiều phong trào chính trị và tri thức với nguồn gốc từ các tác phẩm của các nhà lý thuyết của Cách mạng Công nghiệp và Cách mạng Pháp. Nhánh kia là là các đảng Dân chủ xã hội hiện có nhiều ảnh hưởng tại Tây Âu và Bắc Âu. Do cùng chia sẻ học thuyết Marx, các đảng cộng sản và Dân chủ xã hội thường có quan hệ đồng minh với nhau thành một lực lượng chung được gọi là cánh tả.

Chủ nghĩa cộng sản cố gắng đưa ra một giải pháp khác cho các vấn đề của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và di sản của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc. Marx khẳng định rằng cách duy nhất để giải quyết các vấn đề này là tầng lớp lao động (vô sản), những người mà theo Marx là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất trong xã hội và là những người bị tầng lớp tư bản (tư sản) bóc lột, đứng lên làm tầng lớp cầm quyền thay cho giới tư bản để thiết lập một xã hội tự do, không phân biệt giai cấp hay chủng tộc. Những hình thức nổi bật của chủ nghĩa cộng sản, chẳng hạn như Chủ nghĩa Lenin, Chủ nghĩa Stalin, Chủ nghĩa Mao và Chủ nghĩa Trosky, đều có nền tảng là Chủ nghĩa Marx. Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng sản cũng có những phiên bản khác không liên quan đến chủ nghĩa Marx, chẳng hạn Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo và Chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ (anarcho-communism).

Karl Marx chưa bao giờ miêu tả chi tiết về việc chủ nghĩa cộng sản sẽ vận hành như thế nào trong vai trò một hệ thống kinh tế, nhưng người ta hiểu rằng một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa sẽ bao gồm sự sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản xuất, đưa đến sự phủ nhận khái niệm về quyền tư hữu tư bản đối với các tài nguyên và nhân lực, cái được coi là tư liệu sản xuất trong thuật ngữ của chủ nghĩa Marx. Khác với chủ nghĩa xã hội - một chủ thuyết tương thích với kinh tế thị trường, một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa được lập kế hoạch một cách dân chủ ở mức địa phương hoặc cộng đồng.

Chủ nghĩa Marx- Lenin là một hình thái của chủ nghĩa cộng sản, bên cạnh đó nhiều người phân tích các hình thái của chủ nghĩa cộng sản bao gồm chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Lenin, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao, chủ nghĩa Trotsky, chủ nghĩa Tito, chủ nghĩa Castro, học thuyết Đặng Tiểu Bình, học thuyết chủ thể (Kim Nhật Thành), chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo, chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ... Các khái niệm như Chủ nghĩa Bolshevik cũng được nhắc đến.

Đứng dưới góc độ pháp luật và triết học (Mác-Lê) thì chủ nghĩa xã hội được phát triển làm hai giai đoạn: đầu tiên để tạo tiền đề xây dựng và phát triển cần phải xây dựng một nền kinh tế đủ mạnh để phát triển đất nước, đây gọi là giai đoạn xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, theo như mình biết chưa có một quốc gia nào qua được giai đoạn này, Trung Quốc được dự đoán là đến năm 2050 sẽ xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa. Như vậy, xã hội chủ nghĩa là giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa xã hội.

Sau khi đạt đến trình độ phát triển này thì sẽ chuyển sang giai đoạn Cộng sản chủ nghĩa, mà như Lên-nin nói thì ở giai đoạn này nhà nước chỉ là một nửa nhà nước. Còn khi nào đến, như thế nào, điều này phải đợi xem sao. Xã hội cộng sản chủ nghĩa khi đó không cần đến pháp luật, có thể coi đây là một xã hội tự quản (cái này khá giống với cộng sản nguyên thủy - một sự phát triển theo vòng tròn khép kín nhưng là ở một trình độ cao hơn).

Còn để nói nó có tiến bộ hay không chúng ta cần xét ở nhiều khía cạnh, dưới góc độ của một người nghiên cứu luật học, triết học, kinh tế học, khoa học mình nghĩ nếu đúng như mô tả (vì cái này chưa được thực tế kiểm chứng) thì xã hội cộng sản chủ nghĩa là bước phát triển cuối cùng về hình thái kinh tế xã hội, chắc chắn là tốt hơn tư bản.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: