Chu nghia anh hung part2

Còn với những đứa con trong gia đình, Trước hết là nhân vật Chiến , người con gái mang vẻ đẹp kiểu Út Tịch, một vẻ đẹp rất riêng của người phục nữ Nam bộ mà Nguyễn Thi vẫn hằng ưa thích: hồn nhiên, chất phác, tảo tần, biết lo toan việc nước, việc nhà trọn vẹn mọi bề trước sau, đánh giặc thì xông xáo, gan góc, dũng cảm mà trở về với cuộc sống thường nhật lại rất giàu tình cảm và long yêu thương. Trong kí ức của Việt, chị Chiến như là sự hiện thân, sự kế thừa của má. Chị Chiến cũng mang vóc dáng của mẹ mình” hai bắp tay tròn vo, sạm đỏ màu cháy nắng... thân người to và chắc nịch”. Đặc biệt nhất là cai đêm hai chị em sắp xa nhà đi bộ đội. Phải tự mình đứng ra lo liệu việc nhà, thu xếp để cùng Việt lê đường, Chiến mới bộc lộ hết tính cách người lớn, đảm đang, tháo vát, biết thay mẹ quán xuyến, cắt đặt mọi việc trong nhà đâu ra đấy, từ việc em út, nhà cửa, ruộng vườn, cho đến cả cái giường, ván và nơi gửi bàn thờ má. Chưa bao giờ Việt lại thấy chị Chiến liệu việc nhà giống má đến như vậy :” Chà, chị Chiến bữa nay nói in hệt má vậy. Cũng ở trong giường mà nói với ra, cũng nằm với thằng út em, ở trên cái giường đó”. Chính Chiến đêm ấy cũg thấy mình như đang hoà vào mẹ. Cho nên không phải ngẫu nhiên đén sáng hôm sau. khi nghe Chiến trình bày láịư sắp đặt của mình, chú Năm đã phải khen “ Khôn, việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mới mở được rộng, gọn bề gia thws đàng bề nước non...” Hai chị em đều là những chiến sĩ dũng cảm tuy tuỏi đều còn nhỏ, nhưng so với Việt, Chiến chỉ hơn Việt một tuổi mà đã người lớn hơn hẳn Việt. Chiến cũng gắn bó với lớp người đi trước nhiều hơn. Vhị có thể bỏ cả ăn để đánh vần cuốn sổ truyền thống của gia đình. không chỉ giống má, Chiến còn học được cả cách nói “ trọng trọng” của chú Năm. Ví truyền thống cách mạng của cả gia đình là một dòng sông và mỗi người là một khúc sông của dòng sông ấy thì so với lớp người đi trước, Chiến là một khúc sông sau. Khúc sông bao giờ cũng chảy được xa hơn khúc sông trước. Đấy cũng là chõ để Chiến khác với mẹ mình. Người mẹ trước nỗi đau mất chồn đã không có dịp nào được cầm súng, còn Chiến đã được đi bộ đội để đánh giặc trả thù nhà với quyết tâm : Tao đã thưa với chú Năm rồi, đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”. và Chiến đã lập được nhiều chiến công lớn, bắn chìm tàu chiến của địch trên sông Dịch Thuỷ, trở thành một tiểu đội trưởng của bộ đội nữ địa phương quân tỉnh Bến Tre....

Việt là hình tượng nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả và cũng chịu đựng nhiều nét tâm lí, tính cách khá độc đáo. người đọc thích nhân vật này trước hết ở cái vẻ ngoài lộc ngộc, vô lo vô nghic của cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. nhưng sự trẻ con vô tư vẫn khong ngă cản Việt trở thành một dũng sĩ giệt Mỹ. Ngựoc lại chính nó càng làm cho phẩm chất anh hùng của Việt ngày thêm độc đáo. Đọc truyện ta chưa thấy lúc nào Việt hết ngây thơ, nhưng ta vẫn chưa thấy lúc nào Việ phải chịu khuất phục trước sự tàn bạo của quân giặc. Ngay từ lúc còn bé tí, Việt đã dám xông vào đá cái thằng giặc đã giét cha mình. Đến lúc bị thương nặng, nằm lại một mình giữu chiến trương mênh mông bóng tối, đôi mắt không còn nhìn thấy gì và hai bàn tay còn tê nhức đến dại đi, vậy mà lúc tỉnh lại, nghe tiếng trực thăng trên đầu và tiếng pháo cày trước mặt vẫn ăn thua sống mái vói quân thù: “ trên trời có mày, dưới đất có mày, khu rừng này còn có mình tao. Màyc ó bắn tao thì tao cũng bắn được mày”. Cứ vậy, Việt coi việc đi đánh giặc nó cũng tự nhiên như chuyện đi bắt ếch hay đi bắn ná thun thôi, đánh giặc kì cho đến lúc đền được nợ nước, trả xong thù nhà thì cũng là chuyện tự nhiên thường tình, chứ có gì đâu mà phải bắn hay nghỉ ngơi. Việt chính là hiện thân của khí thế tiến công của thời ậi và cùng với chị Chiến “ những người con trong gia đình” đã thật sự cứng cáp, trưởng thành, chững chạc trong tư thế người anh hùng.

Và chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ thể hiện ở từng nhân vật , mà còn thể hiện ở tập thể nhân vật anh hùng, và mỗi nhân vật đều tượng trưng cho phẩm chất của cả cộng đồng: Cụ Mết, Mai, Dít, Heng trong “Rừng xà nu”; ba, má, chú Năm trong “Những đứa con trong gia đình”. Họ đều là những con người yêu quê hương đất nước, gắn bó với buôn làng, với gia đình, với người thân yêu. Tình yêu tổ quốc của họ bắt đầu từ những tình cảm bình dị đó, cho nên nó càng bền bỉ, càng có sức mạnh lớn lao khiến kẻ thù phải run sợ. Như vậy, các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anhhùng cách mạng.

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn thể hiện ở sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu ác liệt: Dân làng Xô Man như rừng cây xà nu mặc dù “ Trong rừng hàng vạn cây, không cây nào không bị thương”, nhưng vẫn “ ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”, một cây ngã xuống thì bốn năm cây con mọc lên. Mai hi sinh thì Dít vươn lên thay thế, Heng như cây xà nu non hứa hẹn trở thành cây xà nu cường tráng tiếp nối cha anh. Tầng tầng, lớp lớp những người dân Xô Man Tây Nguyên tiếp nối đứng lên kiên cường chiến đấu với quân thù để bảo vệ quê hương đất nước mình. còn trong những đư con trong gia đình, Ông nội bị giặc giết, cha của Chiến và Việt trở thành cán bộ Việt Minh, cha bị giết hại dã man, má Việt tiếp tục nuôi con và chiến đấu, đến khi má ngã xuống thì anh em Chiến và Việt lại tiếp nối con đường chiến đấu, thực hiện lí tưởng của gia đình, và trong dòng sông truyền thống của gia đình, họ là khúc sông sau nên hứa hẹn đi xa hơn cả thế hệ trước. Sự tiếp nối và kế thừa đó đã làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam thời chống Mĩ, là sức sống bất diệt giúp họ vượt qua bao đau thương do kẻ thù gây ra để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng.

Nghệ thuật sử thi với những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước đã góp phần phản ánh sâu sắc chủ nghĩa anh hùng cách mạng yêu nước. Đó là những lời ngợi ca, thấm đẫm cảm hứng lãng mạn cách mạng, ngợi ca phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, những con người tiêu biểu cho cộng đồng về lí tưởng và phẩm chất, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu, hi sinh.

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại chống Mĩ hiện diện trên khắp mọi miền của đất nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng đến miền núi. Tất cả tạo nên một sức mạnh long trời lở đất để “ nhấn chìm lũ bán nước và quân cướp nước”. Hai tác phẩm với Cuộc đời và sự hi sinh của những con người Việt Nam anh hùng mãi mãi là bản anh hùng ca tuyệt đẹp cho các thế hệ Việt Nam noi theo.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top