An Giang - Rừng Tràm Trà Sư

Giới thiệu sơ lược:

An Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long . Là tỉnh có dân số đông nhất vùng và đứng thứ 8 cả nước về dân số

An Giang sở hữu diện tích khá là lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó  có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sông nước mênh mông, núi non kỳ vĩ, rừng tràm còn có đồng rộng bát ngát

Rừng Tràm Trà Sư

Rừng tràm Trà Sư là rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vậtthực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam

Rừng tràm Trà Sư là tên gọi cánh rừng có nhiều cây tràm tọa lạc gần khu vực núi Trà Sư của huyện Tịnh Biên, An Giang. 

Tên gọi Trà Sư có người cho rằng nghĩa là là ông thầy tu. Trong đó "Trà" là biến âm của "tà" – trong tiếng Khmer có nghĩa là ông; còn "Sư" được hiểu theo nghĩa Hán Việt là ông thầy tu. Thậm chí có ý kiến cho rằng "Trà Sư" có ý nghĩa là một ông sư (thầy chùa) tên Trà.

Rừng Tràm Trà Sư được hình thành vào năm 1983, từ một vùng trũng hoang hóa, bị nhiễm phèn nặng đã được Lâm trường Tịnh Biên trồng tràm thử nghiệm để góp phần cải tạo đất và ngăn lũ đầu nguồn. 

Rừng tràm Trà Sư rộng 845ha nằm trên địa bàn 3 xã Vĩnh Trung, xã Văn Giáo của huyện Tịnh Biên và một phần giáp xã Ô Long Vỹ của huyện Châu Phú (An Giang).

Diện tích 845ha, Rừng Tràm Trà Sư có tác dụng rất quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. 

Mọi người có biết Rừng tràm có tất cả bao nhiêu loài động, thực vật không?

Nếu không biết thì đọc tiếp nhé

Kết quả nghiên cứu mới nhất của đại học An Giang, rừng tràm Trà Sư là nơi cư trú của:

70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó còn có 2 loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam

 Cò lạo Ấn Độ hay còn gọi là Giang Sen (Mycteria leucocephala)

Cò cổ rắn hay còn gọi là Điên Điển Phương Đông (Anhinga melanogaster)

Hệ sinh thái cũng rất phong phú với 22 loài bò sát, 11 loài thú, 23 loài thủy sản, trong đó có 2 loài có giá trị khoa học và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng là cá trê trắng và cá còm. 

Không chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn rất đa dạng về thực vật với 140 loài thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có gần 80 loài dược liệu.

Với không gian bạt ngàn màu xanh của tràm cùng với bức tranh muôn màu muôn vẻ của hệ thống thực, động vật... rừng tràm Trà Sư không chỉ là điểm đến khó thể bỏ qua đối với du khách, mà còn được được đánh giá có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại Đồng bằng sông Cửu Long

Du lịch Rừng Tràm Trà Sư thời điểm nào là tuyệt nhất?

Theo kinh nghiệm của thổ địa thì rừng tràm Trà Sư vào mùa nước nổi khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm đẹp nhất. Cả khu rừng được bao chùm một màu xanh tươi, đầy sức sống và dường như tất cả những vẻ đẹp thiên nhiên đều tập trung tại nơi đây, tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động.

Vào thời gian đẹp nhất để tham quan rừng tràm  là lúc 7h đến 9h sáng du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng và ngắm nhìn rất nhiều loài chim tụ tập tới đây vui đùa, nhảy nhót, hót líu lo. Và từ 17h – 18h chiều, du khách có thể đi lên đài quan sát ngắm nhìn từng đàn chim đang bay trở về tổ.

Điểm thú vị của rừng tràm Trà Sư

khung cảnh thiên nhiên được bao chùm bởi chiếc áo màu xanh tràn đầy sức sống của rừng tràm, tạo nên một không gian mát mẻ, dễ chịu

Để tham quan khám phá rừng tràm, đầu tiên du khách sẽ đến bến tàu mua vé, thuê những chiếc tắc ráng (Phương tiện di chuyển giống như những chiếc xuồng, thuyền bằng máy). Bến thuyền với background tổ chim bồ câu trên cao được thiết kế độc đáo, là nơi lý tưởng cho các bạn chụp ảnh sống ảo.

Chiếc xuồng đi tốc độ không quá chậm, không quá nhanh xuyên qua những con rạch tiến thẳng vào bên trong. Trên đường tham quan, du khách có thể thấy người dân địa phương thu hoạch mật ong hoa tràm từ các thùng nuôi đặt trong rừng. Loại mật này có giá từ 300.000 đến hơn một triệu đồng mỗi lít tuỳ chất lượng.

Xuyên qua con đường trên mặt nước kéo dài khoảng 3km, du khách sẽ đến với Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư. Du khách tiếp tục đi bộ theo con đường nhỏ đi sâu vào bên trong. Hai bên lối đi là những cây tràm cao vút, phủ bóng xanh mát khiến mọi mệt mỏi dường như tan biến.

Đến vùng lõi, du khách chuyển từ chiếc tắc ráng sang một chiếc xuồng chèo tay để đi sâu vào tận ngóc ngách của rừng tràm. Không còn bất kỳ tiếng động cơ hay âm thanh ồn ào khác, những chiếc xuồng nan vừa đủ chỗ cho 4 người nhẹ nhàng trôi theo dòng nước, len lỏi giữa những con rạch nhỏ, qua những tán tràm rủ ngang đầu người.

Tại đây, bạn có thể thấy dưới nước là một lớp bèo xanh phủ kín bề mặt nước bạn có thể chạm tay vào đó và ngắm nhìn những bông hoa điên điển vàng rực cùng dãy tràm xanh mướt tạo nên một bức tranh thiên nhiên sông nước tuyệt đẹp.

Đi sâu vào bên trong khu rừng tràm Trà Sư bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy rất nhiều loài chim quý hiếm trú ngụ. Với bầu không khí trong lành tràn ngập tiếng chim kêu, Trà Sư thích hợp với du khách muốn trốn khỏi thành phố ồn ào, bụi bặm để tìm về với thiên nhiên, đem đến cho bạn một chuyến nhiều trải nghiệm và thú vị.

Khi đã khám phá xong bên trong khu rừng, bạn đừng quên ghé qua Vọng gác quan sát để chiêm ngưỡng toàn bộ rừng tràm rộng bao la bằng kính viễn vọng có tầm nhìn xa 25km.

Từ đây bạn có thể nhìn thấy thấp thoáng những ngôi làng của đồng bào Khmer và Kinh sinh sống. Nếu có thời gian bạn cũng nên đến tham quan những là nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc như dệt lụa, thổ cẩm của người dân tộc Khmer, nuôi ong lấy mật, khu tinh dầu tràm...

Ngoài ra, du khách cũng có thể thuê xe đạp để lượn vài vòng tham quan và săn ảnh với các loài động vật trên cánh rừng ngập mặn Trà Sư. Khách tham quan có thể bắt gặp rất nhiều chim đi kiếm ăn, làm tổ và nghe tiếng kêu của chúng trong suốt hành trình khám phá. Thỉnh thoảng lại có một cây cầu khỉ bắc ngang kênh nước nối hai vạt rừng.

Cây cầu tình yêu dài hàng trăm mét len lỏi giữa khu rừng tĩnh lặng, xanh ngát đang là điểm nhấn hấp dẫn của rừng tràm Trà Sư.

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, rừng Tràm Trà Sư còn có những công trình nhân tạo tuyệt đẹp. Tập hợp tất cả các loại tre Việt Nam ở mọi miền đất nước, nhà đầu tư quyết tâm xây dựng công trình đạt kỷ lục Giuness "cầu tre vạn bước" xuyên rừng tràm Trà Sư để phục vụ du khách.

Với kiến trúc độc đáo là những thanh tre ghép lại với nhau, mới đây, cầu tre đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là "Cầu tre dài nhất Việt Nam trong rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam"

 Đi lang thang vào vùng lõi trên chiếc cầu tre duyên dáng uốn lượn, du khách sẽ tận hưởng được cảm giác thời gian như trôi chậm lại để hòa mình vào thiên nhiên. 

Đã từ rất lâu, cây tre gắn liền dân tộc ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, tre đi vào thi ca văn học nghệ thuật của đất nước, tre thường trực trong đời sống sinh hoạt của mọi gia đình. Và tre cũng đã được 1 số doanh nghiệp dùng trang trí làm du lịch nhưng cũng không phổ biến

Và cho đến khi có một nhà đầu tư sử dụng các loại tre làm vật liệu chính để xây dựng cây cầu "thế kỷ" thì mới làm nên chuyện. Vô hình chung, cây tre - biểu tượng của Việt Nam lại một lần nữa trở thành niềm tự hào trong trái tim của mọi người

Ẩm Thực Tại Rừng Tràm 

Là vùng rốn của khu vực Tứ giác Long Xuyên nên sản vật đồng quê ở đây rất phong phú. Bạn có thể tới khu vực nhà hàng với các chòi lá nhỏ để thưởng thức những món ăn ngon, đặc sản hấp dẫn ở rừng tràm Trà Sư như: Lẩu lươn, lẩu ếch, lẩu rắn, lẩu gà, cá nướng, gà nướng, gà hấp, ếch nướng, cút rôm ... Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là món chuột đồng nướng muối ớt, cá lóc nướng trui, gà nướng mật ong hoa tràm

 Vào mùa nước nổi du khách có thể thưởng thức món cá linh bông điên điển, lẩu chua cá hú bông súng hoa điên điển... ngon tuyệt. 

Sau khi ăn uống tại chổ bạn đừng quên mua tinh dầu tràm, mật ong... để làm quà cho gia đình, bạn bè.


Hẹn mọi người tập sau

___________END___________

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top