An Giang - Khu du lịch núi Sam (tt)

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Về nguồn gốc

Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) có tên thật là Nguyễn Văn Thoại, quê ở Quảng Nam. Về sau ông theo chân gia đình đến định cư ở Vĩnh Long. Thoại Ngọc Hầu là người được triều Nguyễn cử đi khai mở và trấn giữ vùng đất An Giang.

Ông là một danh tướng lẫy lừng đã cống hiến suốt đời mình cho việc mở mang và phát triển bờ cõi, giữ vững bình yên cho vùng đất Tây Nam Bộ. Ông là một trong những người đã phò tá chúa Nguyễn Ánh thống nhất giang sơn.

Bên cạnh việc tham gia nhiều trận đánh chống lại quân đội , Thoại Ngọc Hầu cũng thường xuyên được cử đi các nước láng giềng Lào, Xiêm, với nhiệm vụ ngoại giao.

Về sau, khi lên làm Trấn thủ Vĩnh Thanh (năm 1818), ông đã cho đào kênh Đông Xuyên nối từ Long Xuyên đến Rạch Giá – dài 31km. Công trình khổng lồ này có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh tế và giao thông của khu vực.

Về sau, khi lên làm Trấn thủ Vĩnh Thanh (năm 1818), ông đã cho đào kênh Đông Xuyên nối từ Long Xuyên đến Rạch Giá – dài 31km. Công trình khổng lồ này có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh tế và giao thông của khu vực.

Chính vì những gì ông đã cống hiến, vua Gia Long đã cho lấy tên ông để đặt tên cho con kênh đào cũng như ngọn núi ở đây. Đó cũng chính là nguồn gốc cái tên kênh Thoại Hà, núi Thoại Sơn.

Không dừng lại ở đó, năm 1819, ông tiếp tục được giao trọng trách đào con kênh theo biên giới Tây Nam. Kênh này đi từ Châu Đốc – biển Hà Tiên, dài gấp 3 con kênh Thoại Hà. 

Con kênh này được xem là quyết định cho sự hưng vượng của đất nước, vừa giúp phòng giữ vùng biên, vừa giúp nhân dân buôn bán thuận lợi. Đây là tâm huyết, mồ hôi xương máu của Nguyễn Văn Thoại và chính thất của ông – bà Châu Thị Tế, cùng 80.000 dân binh. 

Tổng thời gian hoàn thành là 5 năm. Với sự đóng góp của bà Châu Thị Tế, vua đã cho lấy tên bà đặt cho kênh – gọi là kênh Vĩnh Tế.

Thoại Ngọc Hầu thọ 68 tuổi. Sau khi mất, ông được vua Minh Mạng truy tặng Tráng Võ tướng quân, Trụ quốc Đô thống.

Tuy có nhiều công lao là vậy, sau khi Nguyễn Văn Thoại mất không lâu, ông lại vô tình dính phải nhiều hàm oan và bao nhiêu công lao của ông gần như bị "phủi" sạch. Với những "sấm sét" liên tục giáng xuống, con cháu của Thoại Ngọc Hầu bị tước hết mọi thứ, mấy đời sống trong khổ cực như thứ dân.

Mãi cho đến đời vua Khải Định, Thoại Ngọc Hầu mới được minh oan. Tới năm 1924, danh dự của ông mới hoàn toàn được phục hồi – được phong thần, danh hiệu là Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn thần. 

Năm 1943, ông tiếp tục được phong là Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng thần.

Thế nhưng trong lòng những người dân vùng sông Hậu, không cần đến những sắc dụ của triều đình, công lao của ông mãi mãi được khắc ghi, ông được xem là vị phúc thần từ khi ông còn sống cho đến những năm về dau.

Ngày nay nếu có dịp về đến núi Sam, du khách có thể ghé qua Lăng Thoại Ngọc Hầu để thắp nén nhang bày tỏ lòng tôn kính với vị công thần có công lao to lớn với việc khai hoang, mở cõi và phát triển vùng đất này.

Hiện nay Lăng Thoại Ngọc Hầu có một không gian rộng rãi, bằng phẳng. Khu lăng mộ uy nghi, bề thế, xung quanh là nhiều bóng cây cổ thụ. Bởi sự biết ơn tột bậc của người dân nơi đây, khuôn viên của lăng lúc nào cũng được chăm sóc chỉn chu, quang đãng... Lối vào lăng là 9 bậc đá làm bằng đá tổ ong.

Trong lăng có khu vực 2 tiểu đình là do người đời sau xây dựng. Trong số đó, một tiểu đình dùng chứa tấm bia Thoại Sơn bằng đá cẩm thạch. Tiểu đình thứ 2 để ngựa và lính hầu. 

Bước vào bên trong, du khách có thể nhìn thấy vòng thành và 2 cổng lăng hình bán nguyệt. Bên trong khuôn viên lăng là mộ ông Thoại Ngọc Hầu. 

Phía bên phải là mộ của vợ ông – chính thất Nhất phẩm phu nhân Châu Thị Tế. Bên trái là mộ của thứ thất Diệc phẩm phu nhân Trương Thị Miệt.

Ngoài ra núi Sam còn có rất nhiều ngôi chùa ấn tượng như

Chùa Tây An

Sự kết hợp giữ lối kiến trúc nghệ thuật Ấn Độ và cổ truyền dân tộc Việt Nam đã thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng. Chùa Tây An  được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia cần được bảo tồn. 

Chùa Tây An còn được gọi là Tây An Cổ Tự – là một ngôi chùa Phật giáo, thuộc phái Bắc Tông tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam

Điểm ấn tượng của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ; bên trong được trang trí bởi những hoa văn và đường nét của nhiều lối kiến trúc đan xen nhau một cách hài hòa.

Chùa Hang

Hay còn được gọi với cái tên khác là chùa Phước Điền, được xây dựng vào khoảng năm 1840 – 1845, tính đến hiện tại, chùa Hang có niên đại hơn 100 năm tuổi. 

Được thiết kế với kiến trúc đền chùa rất độc đáo, lại có địa thế nằm ở lưng chùng núi đã tạo cho ngôi chùa một khung cảnh thanh bình và vô cùng thanh tịnh, quý Phật Tử đến viếng chùa sẽ có cảm giác đang ngao du ở chốn tiên cảnh nào đó giữa lưng chừng trời vậy, cảnh vật thiên nhiên quyến rũ thơ mộng.

Đứng từ sân chùa, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy núi cao, ruộng đồng thẳng cánh cò bay, ở đằng xa xa là những vạt tràm xanh ngát. 

Điểm thu hút du khách đến với chùa Hang là ở trong chùa có rất nhiều tiểu cảnh sinh động, tất cả đều được trang trí bằng cây xanh hoặc những bức tượng Phật đẹp mắt.

Long Tự Sơn

Chùa Long Sơn nằm trên đường lên đỉnh Núi Sam. Chùa có kiến trúc cổ kính và khuôn viên thoáng mát. 

Đặc biệt phía sau chùa có thể nhìn ra toàn cảnh cánh đồng lúa và thành phố bên dưới rất thơ mộng, nhất là vào lúc hoàng hôn. Cảm giác thanh tịnh đứng dưới mái chùa phóng tầm mắt ra không gian xanh mướt xung quanh sẽ khiến bạn không muốn rời bước.

Long Sơn Tự là một ngôi chùa đẹp với nhiều tượng Phật, bồ tát uy nghi, tự tại như đang nhìn bao quát thế gian. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng giữa núi rừng hoang sơ, tĩnh mịch khiến lòng khách du lâng lâng như thoát tục.

Đến khu du lịch cáp treo núi Sam, du khách được tham quan các điểm đến gồm: nhà ga và trụ cáp treo hiện đại theo phong cách châu Âu, tổ hợp các chùa đền có thể tham quan và cúng viếng đền Một Cột, đền Dược Sư, đền Phật Quan Âm... 

Với hệ thống cáp treo đang xây dựng, khi hoàn thành sẽ đưa du khách lên núi Sam để chiêm bái Phật Ngọc và thưởng ngoạn toàn cảnh vùng đất linh thiêng, hùng vĩ của thành phố Châu Đốc, An Giang

Đặc biệt, du khách hành hương còn được dịp chiêm bái tượng Phật ngọc, Phật Vàng thiên thủ thiên nhãn trên núi Sam trong quần thể các đền, miếu được xây dựng tôn tạo uy nghiêm với nhiều kiểu kiến trúc đặc sắc, đa dạng. Du khách còn có thể ăn uống, nghỉ ngơi tại nhà hàng; mua sắm, giao lưu và hòa mình vào các lễ hội tại quảng trường – trung tâm tổ chức hội chợ...

Đến với núi Sam không thể bỏ qua Tháp Pháo Đài

Vào khoảng năm 1896, chánh tham biện người Pháp xây dựng ngôi biệt thự kiên cố, có tháp cao hình trôn ốc để lên hóng gió. Từ đó, đỉnh núi Sam có tên gọi Pháo Đài. 

Ngày nay, Pháo Đài vẫn là căn cứ quân sự nhưng ngôi biệt thự không còn nữa. Bên cạnh Pháo Đài có ngôi nhà mát chênh vênh trên sườn núi; bên trong là bệ đá, tương truyền là nơi đặt tượng Bà Chúa Xứ núi Sam ngày xưa.

Có hai con đường chính lên pháo đài:

           Đường ở sau lưng Thoại Ngọc Hầu: Đường này gần hơn, nhưng dốc đứng, phải đi theo gộp đá hoặc nấc thang nên chỉ dành cho người đi bộ. Dọc hai bên đường có rất nhiều chùa chiền, am cốc

          Vào mùa hè, hàng phượng bên đường trổ bông đỏ rực, thắp theo dòng người lên núi một màu hoa lửa thật đẹp. Gần tới Pháo Đài là ngôi chùa cổ Giác Hương có hậu cảnh rộng, là điểm nghỉ ngơi, ngắm cảnh thú vị.

           Đường Tháp: đường dài 2 km, xe hơi và xe máy có thể chạy thẳng lên. Đi trên con đường này du khách sẽ có dịp ghé qua quán Vườn Đào, Vườn Tao Ngộ, đền thờ cụ Cúc Nông Trương Gia Mô, chùa Long Sơn, nhà nghỉ mát Bác sĩ Nu.

Ăn Gì Ở Núi Sam?

Đến thăm núi Sam du khách đừng quên thưởng thức đặc sản bò bảy món nơi đây như bò nướng, lòng bò, nẫu bò, lẩu bò...

Tại quán bò Tony, Tư Thiêng,Trường Nhựt gần khu vực Núi Sam và các món ăn nổi tiếng của Châu Đốc như bún cá, gỏi sầu đâu, lẩu mắm, chuột đồng..

Gỏi Sầu Đâu

Bún cá

Lẩu mắm

Người ta có câu
   "Núi Sam nổi tiếng mắm kho
   Châu Đốc nổi tiếng cá kho băm xoài"
Đến núi Sam tất nhiên không thể bỏ qua đặc sản mắm kho

______END_______

Hãy cùng chờ địa điểm tiếp theo nhé 

❤️❤️❤️

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top