Chương 8

Nhận được hứa hẹn lương 30 lượng bạc một tháng, Nguyệt Nguyệt hí hứng bắt đầu khám phá cuộc sống cổ đại của mình. Ngay ngày hôm sau Nguyệt Nguyệt đến phòng thu chi ứng trước nửa tháng lương, hỏi kỹ cách quy đổi tiền bạc ở nơi này, đang chuẩn bị ra cửa thì thấy Nha hoàn hôm nọ bên Viện Vương gia mang theo một nha hoàn nho nhỏ đến viện nàng, nói là làm Nha hoàn hầu hạ nàng ăn ở. Nguyệt Nguyệt khoát tay, nàng có chân có tay, tự dưng có người một quy hai củ bên cạnh còn không nghẹn chết nàng. Nguyệt Nguyệt dứt khoát từ chối làm vị cô nương kia về bẩm báo lại Vương gia nào đó của cô ta đi. Trước mắt Nguyệt Nguyệt chỉ có một mục tiêu, ra đại môn xem tận mắt cổ đại là thế nào.
Bỏ lại vị cô nương kia đang khó xử, Nguyệt Nguyệt một thân váy trắng thường dân cổ đại, thêm túi đeo chéo bằng vải hiện đại của nàng mang theo chạy ra bằng cửa ngách. Vì sao nàng không ra đại môn ư? Vì Nàng không biết có được k? Nàng vào cũng là vào bằng cửa ngách, nghe nói đó là cửa sau chỉ dành cho nha hoàn và những vị khách không có cấp bậc trong phủ. Ec, Nguyệt Nguyệt nàng đã trở thành giai cấp thấp của xã hội rồi! Aizzz, người không có tiền đành chịu.
Cứ tưởng ra cổng ngách sẽ có người ngăn nàng, nhưng nàng nghênh ngang ra, 2 binh lính 2 bên cũng không nhúc nhích. Đúng là tận trách nhiệm mà.
Từ cửa ngách trông ra, một dãy phố dài, sạch đẹp, với nhiều cửa nhỏ, tấp nập xe chở đồ, vải vóc rượu rau củ... người mặc quần áo cũ , người lăng la tơ lụa... xem ra đây đều là cửa ngách mấy nhà phú hộ đang nhận đồ. Trông ra xa xa, thoát khỏi con ngõ là một đường phố lớn, tấp nập người qua lại, thỉnh thoảng còn thấy vài xe ngựa qua lại... vừa đi ra đến đường lớn, không chỉ vài, mà là rất nhiều cửa hàng lớn nhỏ, tiệm ăn vặt, bán dạo ven đường.... tửu lâu, trà quán... đường rải đá mịn rộng khoảng 20m...Rõ ràng nơi đây cũng phát triển kinh tế lắm đó chứ.
Nguyệt Nguyệt vừa đi vừa ngó đông ngó tây, thỉnh thoảng còn thấy vài xe lạc đà chở hàng, người Ấn, người Thái.. thậm chí người Tây cũng gặp 1 đoàn. Có vẻ họ đến trao đổi hàng hoá...
Mua một xâu mứt quả, vừa đi vừa ăn, Nguyệt Nguyệt đến trước một nơi khám chữa bệnh. Tuy không nhận được ra chữ viết nơi này, nhưng dòng người ra vào cầm theo gói thuốc đông y là đủ biết. Y đường này có vẻ là lớn nhất nơi đây. Tò mò ngó thử, khắp y đường có mấy bàn đang bắt mạch kê đơn vài người chạy việc. Y đường làm ăn có vẻ rất khá. Gặp qua một người đang khám bệnh hỏi qua thì đây là Ngọc Y đường, do dòng họ Hoa đời đời hành nghề y, có gia sản y đường trải khắp nước. Thảo nào, Y đường đông khách vậy. Tặc lưỡi, Nguyệt Nguyệt không có biết mấy về đông y, lại không biết chữ nơi này. Ây da, hại chết người. Mai phải nhờ Thư ma ma tìm người học chữ viết nơi này mới được.
      Đang ngó đông ngó tây thì thấy một đoàn người chạy vào y đường khiêng theo một người đàn ông trên cáng chạy vào y quán. Tất cả đều mặc áo vải bố nâu sờn cũ. Chắc là dân lao động. Người đàn ông kia có một bên chân đã bị gập lại theo một góc quái dị. Mặt tái mét vì đau đớn. Có vẻ như đã gãy chân. Một lão y trung niên chạy ra nhìn, khám một lượt, chau mày, lại gọi sai vặt chạy đi gọi ai đó tới.... Không lâu sau tên sai vặt quay lại, đi trước là một chàng trai chừng 27-28 tuổi, mặt mày đầy đặn, cao ráo trong bộ cẩm y tơ lụa màu thiên thanh đi đến, đôi mày nhíu chặt. Thấy anh ta đến, mọi người xung quanh đều cúi đầu cung kính chào: " Tam thiếu gia", " Diệp thần y"....
      Diệp Vấn nhíu mày, nhìn lướt qua một lượt, môi mỏng thốt ra một giọng nam trầm thấp mà chắc nịch:
- Tổn thương gân cốt, có thể nối hay không tuỳ may mắn.
    Sau đó dặn dò chuẩn bị một loạt các vị thuốc đông y, chuẩn bị " nối gân cốt". Sau 1 canh giờ, một bát thuốc được đem đến cho bệnh nhân uống, không rõ là thứ gì.. Kèm theo cả một dải băng. Sau đó Diệp thần y sắn tay áo lên. Sau 30 phút bệnh nhân cảm thấy đỡ đau, ngủ đi, Diệp Vấn mới dùng tay nắn thẳng khớp, sau đó lau sạch xung quanh bằng rượu, băng bó lại.  Vị trí gãy có lẽ là gãy kín giữa xương đùi, Nguyệt Nguyệt đoán. Nhưng anh ta chỉ băng cố định xung quanh thì rất khó giữ được xương lệch. Nguyệt Nguyệt nhíu mày, trong khi anh ta dặn dò một anh sai vặt lấy 1 thanh gỗ buộc cố định từ thắt lưng đến đầu gối. Thì Nguyệt Nguyệt không chịu được nữa đứng bên cạnh mở miệng:
- Này Diệp đại phu, theo ý tôi, anh chỉ dùng 1 cây nẹp như thế là chưa đủ, khối cơ đùi rất khoẻ, kể cả anh có nẹp đến 3 cái cũng rất khó giữ được xương không bị di lệch. Theo tôi anh nên bó bột cho anh ta.
    Anh ta kinh ngạc nhìn tôi, còn mấy người khác thì xem lời nói của Nguyệt Nguyệt như một trò đùa bắt đầu xì xào bàn tán, còn vị đại phu trung niên vừa mới đón bệnh nhân đầu tiên vểnh cao chòm râu:
- Này cô nương trẻ, Diệp đại phu đang làm việc tốt nhất cho bệnh nhân. Cô là đại phu sao? Y thuật của cô giỏi làm sao giỏi hơn Diệp thần y sao?
     Không để ý đến ông ta, Nguyệt Nguyệt đáp thẳng thừng:
- Tôi cũng là một đại phu, nhưng không phải đại phu giống các người!
     Ông kia hiểu nhầm ý cô:
- Ấy, cô nương chớ có ăn nói hàm hồ..
    Đột nhiên, Diệp Vấn hỏi:
- Cô cũng là đại phu?
- Đúng
- Cô có cách nào khác à? " bó bột" mà cô vừa nói là như thế nào? Liệu cô có thể nói rõ hơn để cho tiểu mỗ được mở mang tầm mắt?
- Chỗ các người có vôi bột chứ? Vôi bột làm tượng ấy? Cho t một khối, nghiền ra thành bột, chuẩn bị cho tôi vài mảnh vải màn mới, sạch, à ukm tầm 2m2.... một chậu nước sạch, tôi sẽ làm cho anh xem.
      Không ai nhúc nhích cho đến khi Diệp Vấn khoát tay:
- A Phú và Tiểu Trần đi  chuẩn bị những gì cô nương này nói đi.
     2 tiểu nhị thay nhau đi chuẩn bị, xong xuôi Nguyệt Nguyệt vừa nói vừa làm:
- giống như đúc tượng vậy, chúng ta sẽ trộn lẫn vôi vào các lớp vải,  vôi gặp nước sẽ mềm ra, và ta sẽ dễ dàng làm thành một lớp bao quanh đùi, khi vôi khô đi, nó sẽ thành khuôn rắn chắc như bức tượng, giữ cho chân thẳng chỉ theo 1 hướng. Mà không phải dùng mấy thanh gỗ kia quá lỏng lẻo, mà chắc chắn sẽ không thể buộc chặt được... bla bla...
        Vừa làm xong xuôi vừa thở dài, đứng dậy lau mồ hôi, dặn dò Bệnh nhân không được cử động. Ai nấy còn đang ngắm nhìn kiệt tác của Nguyệt Nguyệt thì Diệp Vấn lại tự nói:
- Hẳn là một cách hay. Diệp mỗ từ lâu đã rất băn khoăn làm thế nào cố định được tốt nhất trong trường hợp này. Nay gặp được cô nương quả là duyên phận. Không biết cô nương tên gọi là gì? Bái sư học y đạo ở đâu?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #không