làm việc gì cũng đều là trả nợ
..............
[B][U]chẳng có tâm nhiễm ô, đây chẳng phải là việc dễ dàng, chẳng có tâm nhiễm ô nhiều, thì vẫn có tâm nhiễm ô ít. Dù chẳng có tâm nhiễm ô ít, nhưng ở trong ruộng tám thức vẫn còn hạt giống nhiễm ô[/U][/B], cho nên nói không dễ gì làm cho nó hoàn toàn không có. Vậy làm thế nào mới không còn nhiễm trước ?[U] Thì phải tu hành, giữ gìn giới luật, phát tâm bồ đề, hành đạo Bồ Tát.[/U] Bồ Tát này, bất cứ ở đạo tràng nào, [B]nghe Phật nói pháp, liền tự khai ngộ thấu hiểu nghĩa chân thật, không cần người khác chỉ dạy.[/B]
Trước kia ở Thái Lan có vị cao Tăng, là vị thiền sư tu pháp tiểu thừa. Vị thiền sư này ở trong thâm sơn, suốt năm chẳng xuống núi, ăn rễ, lá cây, uống nước suối, để duy trì mạng sống. Do đó đời sống ‘’Bữa ăn chẳng no, ở chẳng cầu an.’’
Một ngày nọ, ở trong định có một [B]cảnh giới đến, tai nghe có người nói với ông ta rằng: ‘’Ngày mai vợ cũ (vợ trong kiếp trước) của ông sẽ đến tìm ông, gây phiền phức[/B] cho ông, xem thử ông làm như thế nào" ? Tôi thường nói:
[B]‘’Tất cả là khảo nghiệm
Xem thử làm thế nào ?
Trước mắt không nhận thức,
Phải luyện lại từ đầu.’’[/B]
Vị thiền sư đó sẽ phải đối đầu với sự khảo nghiệm, xem thử định lực của ông ta đến trình độ nào ? Vào trưa ngày thứ hai, quả nhiên có một người đàn ông trung niên đến, khoảng hơn năm mươi tuổi, hình dáng nhã nhặn như một giáo sư. Dắt theo một cô thiếu nữ, khoảng hơn hai mươi tuổi. Hai người đó đến trước vị thiền sư chắp tay lại thăm hỏi. Vị giáo sư đó hỏi vị thiền sư tu hành như thế nào ? Vị thiền sư đều trả lời. Vị giáo sư khen ngợi sự tu khổ hạnh của bậc tu hành, thật là đáng cung kính.
- Lúc đó, con gái của ông ta hướng về vị thiền sư yêu cầu: ‘’Cha ! Con muốn cưới vị thiền sư này.’’
- Ông ta rất kinh ngạc ! Bèn hỏi cô con gái: ‘’Tại sao vậy‘’?
- Con gái của ông ta nói: ‘’Vì vị thiền sư quá khổ ! Chẳng có ai chăm sóc, đến lúc già thì càng khổ nữa, cho nên con quyết định kết hôn với vị thiền sư, lo cho thiền sư suốt đời.’’
- Thiền sư nghe rồi rất kinh ngạc, bèn nói: ‘’Không thể được ! Tôi là người xuất gia, không thể kết hôn.’’
- Cô gái đó nghe rất là thất vọng, bèn khóc lóc, muốn yêu cầu vị thiền sư trả lời sự kết hôn với cô ta.
Thiền sư kiên quyết không đồng ý. Cô ta khổ sở buồn rầu, nhưng vị thiền sư chẳng động tâm. Ông giáo sư nổi trận lôi đình, mang hết đồ đạc của vị thiền sư đi. Song, [B]định lực của vị thiền sư, đã đạt đến trình độ không bị cảnh giới làm lay chuyển. Ngài vẫn như như chẳng động, ngồi yên tham thiền. Tâm chẳng não loạn, quyết định ‘’đả thất đói.’’ Lúc bắt đầu thì chẳng ăn chẳng uống, song hình bóng của cô thiếu nữ cứ hiện ra ở trước mặt ông ta, khóc lóc rơi lệ nhất định muốn cưới[/B] ông ta.
[B][U]Ngày thứ hai cũng hiện ra cảnh giới đó. Ngày thứ ba lúc ẩn lúc hiện. Ngày thứ tư thì hình bóng thiếu nữ chẳng hiện nữa, mới khôi phục lại sự thanh tịnh[/U][/B] như trước, đó là định lực khắc phục cảnh giới. Vị thiền sư từ đó về sau, chuyên tâm tham thiền, chẳng có mọi sự chấp trước, chẳng bị cảnh giới làm lay chuyển.
Do đó có thể thấy, [B][U]nghiệp báo của chúng sinh là không thể nghĩ bàn. Chúng ta người tu đạo, nhất định phải đoạn dục khử ái, dùng định lực để khắc chế ý niệm dâm[/U][/B] dục, đừng sinh ra tư tưởng chẳng thanh tịnh. Phải học tập tác phong của vị thiền sư này, mỹ nữ trước mặt chẳng động tâm. Nếu [B]định lực không đủ, thì giới luật chẳng kiên cố, sẽ chuyển theo cảnh giới, như thế thì dễ dàng mất đi đạo nghiệp, hối hận đã quá muộn[/B] màng. Do đó có câu:
‘’Một khi[B] xẩy chân ngàn năm hận[/B]
Quay đầu lại trăm năm đã trôi qua.’’
http://chuakimquang.com/vn/document/details/Kinh-Hoa-Nghiem-Giang-Giai-Tap-9-Tiep-Theo-1-5116.aspx
Giáo nghĩa của Phật giáo là tận hư không, khắp pháp giới, chẳng có hạt bụi nào chẳng phải là Phật giáo ở tại đó. [B]Tất cả tôn giáo đều không chạy ra khỏi phạm vi của Phật giáo. Bất cứ Thiên chúa giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo, Ðạo giáo, Do thái giáo, Ấn độ giáo, đều ở trong pháp giới, chẳng qua công việc làm khác nhau[/B] mà thôi. Mỗi tôn giáo làm việc của mình, đều là khuyên người hướng thiện, cải tà về chánh. Vì đạo lý này, cho nên người người đều có thể thành Phật. Phật đã từng nói:
‘’Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh
Đều có thể thành Phật.’’
Ðó là lời từ miệng Ðức Phật nói ra, tuyệt đối chẳng nói dối. Tông chỉ của tôi là chúng sinh tin Phật, cũng thành Phật. Hôm nay chẳng tin Phật, ngày mai sẽ tin Phật. Ðời này không tin, đời sau sẽ tin Phật. Kiếp này không tin Phật, kiếp sau sẽ tin Phật. Cuối cùng sẽ có một ngày tin Phật. Chỉ cần tin Phật thì sẽ có cơ hội thành Phật. Phật giáo dùng pháp giới làm thể, làm dụng, làm tông, làm giáo, gì cũng đều là pháp giới. [B]Ví như có người ghét mặt trăng cứ đi theo họ, đi đến đâu thì mặt trăng theo đến đó. Do đó anh ta chạy đến Ðông Thắng Thần Châu, nhìn xem thì mặt trăng vẫn ở trên đầu anh ta. Anh ta lại chạy đến Nam Thiệm Bộ Châu, nhìn xem thì mặt trăng vẫn ở trên đầu anh ta, cho đến chạy đến Tây Ngưu Hóa Châu và Bắc Câu Lư Châu, nhìn xem thì mặt trăng vẫn ở trên đầu ông ta. Chạy đi khắp nơi đông tây nam bắc, cuối cùng cũng thấy mặt trăng chạy theo anh ta. Người có mắt thì nghĩ muốn mặt trăng đừng theo họ, nhưng chẳng có cách chi để không nhìn thấy mặt trăng.
Phật giáo giống như mặt trăng, chẳng màng bạn chạy thế nào, cũng chạy không ra khỏi ngoài Phật giáo, đều bao quát ở trong trí huệ quang minh Phật giáo.[/B] Cho nên người hồ đồ thì làm việc hồ đồ, người sáng suốt thì làm việc sáng suốt. Vốn chẳng có cái hồ đồ, cái sáng suốt, vốn chẳng có việc, do đó:
‘’Thiên hạ vốn không việc
Người ngu tự rầu lo.’’
Hết thảy [B][U]mọi người trên thế gian này, làm việc gì cũng đều là trả nợ. Khi trả hết nợ thì không cần làm nữa.[/U][/B] Hết thảy tất cả tôn giáo, có thể nói đều là vì Phật giáo mà làm công việc. Giống như mỗi nước, hết thảy nhân dân đều vì chính phủ mà làm việc, cũng đồng lý ấy, nhưng có người chẳng minh bạch đạo lý này.
Người [B]hành đạo Bồ Tát thì muốn lợi ích người, chẳng muốn tổn hại người. Mình tự hỏi mình, tại sao muốn tổn người hại người ? Tất cả hết thảy phải nghĩ thế cho kẻ khác, phải có lợi ích đối với kẻ khác. Ðây tức là Bồ Tát phát tâm, Bồ Tát là hy sinh chính mình để thành tựu cho kẻ khác. Ðây là tư tưởng của Bồ Tát, cũng là hành vi của Bồ Tát.[/B] Chúng ta [B]mỗi người đều phải tự hỏi mình, tại sao ta đến thế giới này ? Có phải vì ăn cơm mặc quần áo chăng ? Ðến tìm sự hưởng thụ chăng ? Nếu nghĩ như thế thì làm người chẳng có giá trị gì, chẳng có ý nghĩa gì. Chúng ta đến thế giới này thì nên giúp đỡ cho thế giới này, khiến cho thế giới càng ngày càng tốt đẹp [/B]thêm. Ðừng ở trong thế giới tranh, tham ! Chỉ biết có mình mà chẳng biết có người khác, ngàn vạn đừng như thế. Nếu có tư tưởng này thì hãy mau sửa đổi, đừng nên suốt đời hồ đồ. Chúng ta làm người phải có công với đời, có đức với dân, có sự cống hiến đối với thiên hạ nước nhà, có lợi ích đối với hết thảy tất cả chúng sinh, làm người như vậy mới có ý nghĩa.
Trước kia có lão tu hành, ăn cơm no chẳng có việc làm, nói chuyện tiếu với vị đệ tử. Một ngày nọ, ông thầy nói với vị đệ tử: ‘’Ai ai cũng đều hoan hỷ số một, việc gì cũng giỏi hơn người, muốn có danh vọng tốt, muốn có địa vị tốt. Hôm nay chúng ta hai người nói xem thử ai thua. Nếu ai nói không ra, tức là thua, bị phạt mua kẹo mời khách.’’ Vị đệ tử có biện tài vô ngại, đồng ý biện pháp đó của ông thầy.
- Ông thầy nói: ‘’Tôi là con chó.’’
- Vị đệ tử nói: ‘’Tôi là con dòi trong đống phân của con chó.’’
- Ông thầy nói: ‘’Con ở trong đó làm gì‘’?
- Ðệ tử nói: ‘’Con tắm rửa trong phân con chó.’’
- Ông thầy hết lời để nói, thừa nhận là thua, bèn mời đệ tử ăn kẹo. Tuy đó là lời đùa giỡn, nhưng có triết lý. Ðây là nói đạo lý bất cấu bất tịnh (không dơ không sạch). Nếu trong tâm một khi sinh tâm phân biệt thì sẽ nôn ra. Do đó:
‘’Tâm tịnh nhất thiết tịnh
Tâm uế nhất thiết uế.’’
Nghĩa là:
‘’Tâm sạch thì tất cả đều sạch,
Tâm bẩn thì hết thảy đều dơ.’’
Chúng ta tu đến cảnh giới không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, thì sẽ có sự thành tựu.
http://chuakimquang.com/vn/document/details/Kinh-Hoa-Nghiem-Giang-Giai-Tap-9-Tiep-Theo-1-5116.aspx
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top