Chon ly 1-4
1. VÕ TRỤ QUAN
1. THỂ CỦA VÕ TRỤ
VÕ TRỤ là thể cái rộng lớn, tối đen, tự nhiên vắng lặng, đứng vững mãi mãi; tựa như vỏ trái lựu cực to, trong ấy có những quả địa cầu lơ lửng như hột lựu nhỏ. Cái vỏ ấy không ai biết nó là tới đâu, vì muôn loại đều ở trong. Kẻ gọi nó là cái không không hay vô minh, là vì không thể biết được, thuyết ấy chỉ rằng: Muôn loài vạn vật, cái chi cũng là quả trứng hết, nghĩa là từ trứng nhỏ đến trứng lớn, cái tròn bể là vuông, cái vuông rồi sẽ tròn lại. Cho nên cái trứng, cái trái, cái thai, hột cát, hột giống, cỏ, cây, thú, người, đất, đá, núi, biển, địa cầu, võ trụ, cái bọt bong bóng v.v... cái cái đều tròn, vạn vật tròn tròn.
Cái lẽ tròn là không khổ, là thiện, là mỹ, là chơn. người ta cũng nói, tròn tức là đạo quả vậy. Lẽ tròn là chơn lý, dầu kẻ dốt học bực nào, mà hằng giữ sự tròn, thì cũng thành công được.
Những quả địa cầu trpng ấy, không có số đếm, không có số lường, không thể nói được; là vì cái đang nổi, cái đang tan, cái dồn qua, cái tẻ lại, cái lớn, cái nhỏ không thường. Bề ngoài ngó vào thì nó là cài bọt nước to lớn, có cợn bụi đất, là cù lao; hay cũng nói là Trái đất, có những thung lũng nước, khe, ngòi. Bằng nói nó là một cái trứng hay viên đạn cũng được; có điều là do bốn chất hiệp lại; chất đặc là đất, chất lỏng là nước, chất nóng là lửa, chất hơi là gió. Quả địa cầu nào cũng thế, có sẵn tự nhiên như vậy, mà không thể nói từ đâu? Vì sao?...!
2. NHƠN DUYÊN CỦA MỖI QUẢ ĐỊA CẦU
Như chúng ta đã rõ: thể của võ trũ là một cõi thăm thẳm, tối đen, bao la, vô cực. Trong ấy có vô số quả địa cầu. Mỗi quả địa cầu đối với võ trụ, cũng như mỗi mạng sống chúng ta, đối với quả địa cầu, nghĩa là một vật rất nhỏ, đối với một vật rất to: thì lẽ sanh hóa hay tàn tiêu của mỗi quả địa cầu đối với võ trụ vẫn là thường lắm, tự nhiên lắm. Khác nào sự tử, sự sanh của ta đối với trái đất bao la.
Nhơn duyên sanh hóa của mỗi quả địa cầu là: trong cái KHÔNG sẵn chứa cái CÓ, tự nhiên vẫn mãi thế, tự bao giờ và bao giờ (cái không đây là ngoài khí, vô hình, không thể chất đụng chạm, hay sự tan hoại, thay đổi hình tướng của vạn vật mà gọi là không. Bằng nếu hiểu đem cái không ra xem, thì mắt ta khác nào mù quáng, chẳng thấy cái không là ra sao. Vì không nói được, làm được, tính đo được... mới là không. Không và Có, hai lẽ tương đối. Không là lý, Có là sự, không phải hai, không phải một, sẵn có nơi nhau không bao giờ một hoặc hai, vì vậy mới có cõi đời). Như trên đã nói: Quả địa cầu gồm có bốn chất là: đất, nước, lửa, gió, tức là cái Có, ở nơi Không. Kìa ta thấy trong không có hơi, trong hơi có nước, trong nước có đất, trong đất có lửa, trong lửa có gió, gió là hơi. Bốn thứ ấy nương sanh lấy nhau, làm thành cái Có ở trong cái Không, còn cái Không ở trong cái tự nhiên. Tự nhiên là hết nói luận! Đó là nói về sự, còn về lý thì cái Không ở trong mỗi cái Có, cái Tự nhiên ở trong mỗi cái Không.
Từ khi một quả địa cầu nổ xẹp, tắt lửa rồi, thì chỉ còn là một lớp dày lợn cợn, một dề, một vầng hơi, có chất nhão, có lẫn đất, nước và hơi nóng. Về sau, đất nặng lóng xuống, hơi nhẹ bay lên, nước ở chặng giữa. Cái nóng cũ vừa mất, cái nóng mới phát sanh, bởi đất càng dẽ dặt, thì lớp dưới càng khô, càng dày kín, nên bịt hầm mà chát trở lại. Lửa cháy nóng hơi bốc thổi mạnh lên, vẹt nước, đất dãn ra và cuốn tròn. Cũng như một em bé, lấy ống trúc chấm bọt xà bông, thổi phù ra, hơi lên mạnh, vẹt chất xà bông, cuốn tròn làm bọt và bay lững dững.
Mỗi quả địa cầu, trong là lửa cháy, bộng trống, tối đen hơi cuộn. Kế là đất chát nhão, ngoài là đất cháy cứng thành sắt, gọi là thiết vi hay địa ngục vòng sắt, và bên ngoài nữa là đất mát mềm. Trên là nước. Trên cao nữa là hơi hay gió. Gió là hơi của đất nước, bị lửa bốc lên, và cuộn bay, tựa như hơi thở của địa cầu. Các quả địa cầu không bay cụng nhau bể, là nhờ làn hơi dầy ấy. Quả địa cầu bay được trong không gian, là bởi sức mạnh bên trong, bốc lên, và xoay cuộn tròn, do đó mà lăn tròn theo bề hông, từ mặt qua trái, từ đông sang tây, nó xoay có một chiều thôi và bởi có trớn là xoay mãi.
Những quả địa cầu vô số đếm, hết nổi đến tan, hết tan đến nổi, hoặc lâu hoặc mau, lớn có nhỏ có, tùy theo nhơn duyên không nhất định. Nào chúng ta có biết được: hiện có bao nhiêu? Lên hay xuống? Đang ở chỗ nào? Vì chúng ta chỉ là những con vi trùng chết yểu, đối với không gian và thời gian trong võ trụ.
3.- HÌNH THỂ QUẢ ĐỊA CẦU
QUẢ ĐỊA CẦU HÌNH TRÒN NHƯ CÁI TRÁI
a) Khi mới nổi tròn dẹp như trái bí rợ.
b) Về lâu hơi lửa mạnh lần, thổi tròn như cái cam.
c) Sau rốt lửa càng ăn khuyết xuống, chưn nở đầu tóp như quả trứng gà.
Quả địa cầu hình giống như một đứa bé, ngồi co trong thai bào bụng mẹ, như một thân hình. Trong tim là nồi lửa, bên trong lỗ trống tối đen là bụng, đất như thịt, sắt đá như xương gân, nước như máu, cây cỏ như da, thú người như rận chí, hơi là khí thở, mặt nước sáng là mắt, lõm đất trống là tai, hương cỏ là mùi, vị cây là lưỡi, thú là chơn tay, người là cái ý, Trời là cái trí, Phật là cái giác, sự rung động là nói, sự xoay tròn là đi, sự thay đổi là làm, núi lửa là lỗ tiêu, chất ôn nham là phẩn, sông suối như mồ hôi, biển to như nước tiểu, núi cao như đầu, rừng thẩm như mình, ruộng bãi như chưn, cỏ cây như lông tóc.
4.- Ánh sáng CỦA QUẢ ĐỊA CẦU
Mỗi quả địa cầu có một mặt nhựt và một mặt nguyệt, với vô số tinh quang vây quanh. Mặt trời là một vầng hơi nóng, do nồi lửa trong ruột, hơi nóng bốc ra, gom khối lại, nhẹ và xa. Mặt trăng là một vầng hơi mát, do đất và nước, bị lửa đốt hơi xung ra mà kết lại.
Mặt trăng nửa đen là hơi đất, nửa trắng là hơi nước. Đốm đen trong vòng trắng là hơi đất cù lao, mặt trăng nặng và gần hơn mặt trời.
Sao tinh là ánh sáng, nếu là hơi sáng của một quả địa cầu khác, thì bền dài. Hào quang của núi thì lâu, của người thú, cây, cỏ, thì khi không, khi có; bởi trong mỗi thân thể đều có lửa đốt ánh sáng xuất lộ ra ngoài, nếu thân chết lửa tắt, thì tinh quang mất dạng. Đối với bậc thanh tịnh có trí huệ, đủ đức tánh, không có chi xao động, thì ánh sáng ấy trụ rất gần trên đỉnh đầu, gọi là hào quang: bằng xao động thì nó tản ra xa khó thấy. (Hễ vật chi có lửa là có hào quang, có lửa là có sống, có cử động có màu sắc, tướng hình, linh và biết).
Mặt trăng ở hai phần ba, phía trên quả địa cầu, lằn nó xoay vòng, kêu là bạch đạo.
Mặt trời ở hai phần ba phía dưới quả địa cầu, lằn nó xoay vòng kêu là xích đao.
5.- MIẾNG ĐẤT ĐẦU TIÊN TRÊN QUẢ ĐỊA CẦU
Phía Tây bắc quả địa cầu lửa lên không tới, nước phải lạnh đặc, phía Động nam quả địa cầu nồi lửa ăn khuyết xuống, mỏng, nước lỏng và hay xì ra lửa, với chất ôn nham trong ruột, thành núi lửa. Như trên đã nói: Quả địa cầu hiện nay như quả trứng gà, đầu nhọn chưn lớn, nồi lửa như tròng đỏ nằm tại phía Đông nam: nên gọi là Tây bắc thiên đường, Đông nam địa ngục.
Trung tim của địa cầu là xứ Ấn Độ, ngay nồi lửa bên trong, núi Hy-mã-lạp-sơn là rún. Có trung ương mới có phân chia ra đông, tây, nam, bắc.
Đầu tiên bên ngoài nước bao phủ, địa cầu là cái quả thủy tinh bởi lửa trong ruột càng cháy thổi mạnh, thổi sắt đá lên ngay ngọn lửa. Núi đá dội đất thành cù lao, và vượt chen đất. Miếng đất mọc lên trước nhất làm thành Hy-mã-lạp-sơn, bề cao 8,840m, kêu là núi chúa tu di, cũng kêu là cây diêm phù, cũng gọi cột đồng thế giới, hay rún địa cầu. Rễ nó bao trùm trái đất, các núi nhỏ khắp nơi là chồi con của nó. Miếng đất đầu tiên Ấn Độ, trung tâm thế giới cũng là nơi phát sanh cỏ, cây, thú, người, Trời, Phật, trước nhất kêu là r1un đạo.
Xưa cổ nhân là một loài vượn khỉ, giống giàu tinh thần gia tộc thường cất nhà ổ ở trên ngọn cây, cả bầy có tới số trăm ngàn; là một loại thú có lòng nhơn nhất.
Từ khi có cù lao Ấn Độ, năm trăm năm có loài thú chạy, một ngàn năm có loài người, hai ngàn năm có hạng Trời, và ba ngàn năm có một vị Phật...
6.- SỰ TIẾN HÓA CỦA NHƠN LOẠI TRÊN QUẢ ĐỊA CẦU
Mỗi quả địa cầu đều có cỏ, cây, thú, người, Trời, Phật in như nhau, trãi qua ba thời kỳ:
a) Thời kỳ thứ nhứt cây cỏ nhiều.
b) Thời kỳ thứ nhì người thú nhiều.
c) Thời kỳ thứ ba Phật Trời nhiều.
Quả địa cầu, khi đất, nước, lửa gió đầy đủ nổi lên, gọi là sanh. Cỏ, cây, thú tiến hóa ra là hóa. Người, Trời, Phật bỏ ác theo lành, bỏ vật chất theo tinh thần là tàn. Sau rốt quả địa cầu tắt hơi, hết lửa, nổ xẹt chết, gọi là tiêu. Quả địa cầu chết một thời gian, nước đất lóng phân, lửa gió ấm lần, sống lại, nổi lên nữa, vẫn mãi thế.
Trời là lớp trên, ý nói hạng người trí sáng, hiểu trắng, thiện lành, cao thượng, bậc không còn tội lỗi, không trở lại cõi người, sau khi đã bỏ cõi người, cũng như học trò lên lớp, sau khi vượt lớp. Như người lớn đã biết nhiều, không trở lại cảnh huống trẻ con.
Phật là bậc người sáng suốt hoàn toàn học hành thi đậu, dạy dỗ cũng rồi, bậc rốt ráo nghĩ ngơi, sau sự thành công cao quý hơn hết, yên vui hơn hết. Bậc mà đã tròn xong phận sự đối với cõi đời, vĩnh viễn không thối lui. Trời và Phật vẫn là loài người, nhưng đã tiến hóa đến mức tối cao, gọi là bậc siêu nhơn loại.
a) NGƯỜI là lòng nhơn, nhơn ái, nhơn từ, nhơn đức nhơn là không sát. NGƯỜI là thân lành đối với một gia đình.
b) TRỜI là một trí lành đối với xã hội.
c) Phật là tâm lành đối với cả chúng sanh.
Người, Trời, Phật đây là tên chữ, lấy theo đạo lý mà đặt ra phân biệt, nhắc nhở, chớ không riêng kẻ sống hay chết. Nhưng bởi THÂN GIA ĐÌNH thiện nhỏ hẹp sau khi chết bỏ xác, còn luyến ái cố chấp, còn trở lại, nên gọi cõi người là luân hồi (vì thiếu trí).
Còn như bậc TRÍ XÃ HỘI, thiện rộng lớn, ơn nghĩa rồi xong, nên sau khi chết không trở lại, nhưng bởi tánh tự cao, về lâu lại cũng nhập thai nữa, nên gọi là bậc Trời còn đi lui chuyển kiếp.
Chỉ trừ ra PhậtTÂM CẢ CHÚNG SANH, bậc đã già cứng, chắc, tốt đẹp hoàn toàn, sống cũng vậy, mà chết cũng vậy, không còn một niệm, nên chẳng có đi đâu, gọi đứng ngừng tắt nghĩ, hay Niết bàn, không luân hồi lại nữa, bậc vĩnh viễn đời đời như hột giống cất mãi.
7.- SAU KHI QUẢ ĐỊA CẦU TAN HOẠI
Cái không là sự sống, khí là sự sống, nước là sự sống, đất là sự sống, lửa là sự sống, gió là sự sống, cỏ là sự sống, cây là sự sống, thú là sự sống, người là sự sống, Trời là sự sống, Phật là sự sống chót hết, và hoàn toàn đó là sự tiến hóa đi lên vậy.
Khi quả địa cầu tan hoại, cỏ cây, người thú thảy tiêu diệt chớ Trời Phật vẫn còn: Trời thì nhập thai sanh nơi thế giới khác, nhưng Phật ở đâu, đi đâu cũng được, chẳng lai sanh.
Cũng ví như một thân cây chết ngã, trái chín để đời, cất đâu cũng được; trái già phải trồng liền, kỳ dư non, nhỏ, thúi,sâu thì chết hết. Cái sống, cái thức của chúng sanh cũng như thế: Chín là sự trò trịa cứng, chắc, già là thiện lành (già kinh nghiệm) non nớt là thiếu thốn, dục vọng tham lam, nhỏ hẹp là ích kỷ, thúi là ác trược, sâu là gian tà.
Thật vậy, khi cây ngã thì quả già, chín, có được bao nhiêu đâu? Mà trái lại non nhỏ rất nhiều phải chết mất, còn sâu thúi thì đã hư hoại trước rồi.
Cái thức, cái sống, cái biết mới thật là ta: chúng ta há lại chẳng nuôi nó, hơn xác thân tạm bợ nầy! Nó chỉ ăn cái thiện. Cái chánh. Việc làm lành cũng như võ cứng, lời nói phải cũng như thịt cơm, cái ý tốt như ngòi mộng, trau dồi thân khẩu ý tánh tức là nuôi cây dưỡng hột, tạo cái ta, sanh ra cái biết, cái sống đời đời.
Trời và Phật là kẻ tiên sanh, sanh ra trước bởi tấn hóa trước, kinh nghiệm nhiều. Cho nên khi sống, các Ngài vẫn ở nơi thanh tịnh, chết đi các Ngài vẫn ở nơi cảnh vắng núi rừng, xa lánh cõi ác, tham, sân, si, thấp kém của cỏ, cây, người, thú, trẻ con, ác trược.
Một khi vì lòng từ bi và muốn tấn đức các Ngài vào lại cõi người, để dắt dẫn, dạy dỗ, lúc mệt thì yên nghĩ lui về, hưởng sự yên vui thêm. Khi đi vào giáo hóa, gọi là chư Bồ tát, chính nghĩa: giác ngộ chúng sanh.
Con đường của cái biết sống từ nơi không, nơi tứ đại, cỏ, cây, thú, người, Trời tới Phật, kêu là đạo. Từ không có sống biết, đến có sống biết trong một lát, một giờ, một ngày, một tháng một năm, trăm năm ngàn năm và mãi mãi. Càng tu bổ, càng trau dồi, càng yên vui, càng tốt đẹp, càng sống mãi, biết hoài, thật là quý báu.
8.- CHÚNG SANH TRONG VÕ TRỤ
Chúng sanh là chung sống, hay muôn loại có sự sống, nói hẹp là: từ cỏ, cây, thú, người, Trời (Trời còn lai sanh cũng gọi chúng sanh). Là loại có luân hồi, sanh đi sanh lại.
Phật bằng còn thân cũng là chúng sanh, bỏ xác rồi mới gọi đấng diệt độ, tịch diệt. Đ1o là nói về sắc thân vật chất; bằng luận cho đúng Phật mói là chúng sanh vì là sống mãi cái ta, cái thức, cái giác. Chớ như bậc Trời trở xuống, còn sự thay đổi, cũng có thể chết mất, tiêu diệt, nên nói là hạng chết cũng được, hay là hạng có cái chết đi sống lại.
Nếu nói rộng ra, thì chúng sanh cũng là đất, nước, lửa, gió, không, năm đại nầy cũng vẫn có sự sống. Bởi ngủ đại có sự sống mới nẩy nở, sanh sản, biến hóa, thay hình, đổi màu, nếu ngủ đại chết, thì xương, máu, thịt da, hơi gió, trong cỏ, cây, thú, người chẳng tự có được.
Trong các chúng sanh, loại đã sanh, loại đang sanh, loại sắp sanh, loại sống một giây, một phút, loại sống ngàn năm, muôn năm, loại ở trong không, trong khí, trong thân, trên đất, trong nước, trong lửa (lửa địa ngục cháy mãi), loại nào cũng có sự sp61ng theo oại ấy, cảnh giới khác nhau; thường thì cái kia sanh cái nọ, cái sau ăn cái trước như cỏ cây sống bằng đất, ăn đất mà lớn, thú sống bằng cỏ cây, ăn cỏ cây mà lớn... Từ loại thú sắp xuống, phần nhiếu là vô tình vô tri mà gây tội ác. Chỉ trừ loài người sắp lên là có trí, biết thiện, biệt thương, chẳng phải như thú, cỏ cây đất nước.
9.- CÁI TA TRONG VÕ TRỤ
Kể từ thuở phôi thai, quả địa cầu sắp nổi, âm dương sáng tối nóng lạnh dung hòa, sắc ấm từ đó phát sanh, đất, nước, lửa, gió quả địa cầu từ đó mà có, thì cái mầm sống vốn sẳn, lại từ đó càng chống mau tiến hóa bội phần.
Kìa như sự sống trong đất nẩy sinh cây cỏ: cây cỏ đã có sự sống, mà đã có sự sống, thì sự sống ấy, ta tạm đặt một cái tên, cho dễ nhận xét. Giả như ta đặt cái tên là thọ cảm, cái biết...; hay muốn dễ hiểu hơn hết, nên gọi là "Cái ta".
"Cái ta" lúc ở nơi cây cỏ, ta lúc làm cây cỏ nương đất mà sống, đất là mẹ của cây cỏ. Cây cỏ chịu ơn đất rất nặng, dày vò đất mà sống trong đất, con hành hạ mẹ. Kịp lúc tiến hóa, đến loại biết động cựa, như sâu, bướm, từ trong cây cỏ phát sanh, do thọ ấm lâu ngày thành tưởng ấm. Lúc ấy ta lại ăn cây cỏ, chịu ơn cây cỏ rất nặng, dày vò cây cỏ mà sống bằng cây cỏ. Lần lượt trãi theo duyên tiến hóa, từ loài nhỏ nhít, cho đến được với lớp thú chạy, chim bay, ta đã hành hạ biết bao loài cây cỏ. Cho đến lúc mang thân người trãi qua nhiều lớp thú: cọp, beo, sư tử... cùng vượn, khỉ, giả nhơn... ta đã giết hại biết bao loài cỏ cây, và thú nhỏ, do tưởng ấm lâu ngày thành hành ấm.
Đến được với lớp người đây, xét lại nhiều lớp trước, vô số kiếp ta đã giết hại biết bao kẻ xung quanh ta, kẻ đi chung với ta; trong số vạn ức, họa chăng chỉ sống sót một. Hôm nay tính lại lương trí ta cũng biết hối hận bằng cách nào? Cái may sống sót của ta, là cái quả tàn ác hung bạo, mặc dầu không hiểu, vô tình, buổi xưa đã đành rồi còn ngày nay, ta làm sao tránh sự giết hại? Làm sao nuôi sóc đàn em? Cùng làm sao dạy dỗ?
Võ trụ ví như bà mẹ, chúng ta những kẻ sống chung, chúng sanh tất cả con chung của võ trụ. Ta được thân người, có được thức trí, đối với muôn loại, như kẻ đàn anh, sanh trước đi trên, nếu ỷ mạnh hiếp yếu, làm sao cho phải lẻ? Vì cái tham sống cho ta, mà muôn loài chết thảm, nghĩ lại thật là bất nhơn, vô nhơn, phỉ nhơn. Ai sanh trước hiền hơn, sáng hơn, trẻ nhỏ sanh sau dữ hơn, ngu hơn:Ta lẽ nào lấy cái hung, cái gian mà làm lớn? Thật là tội lỗi, sống tội lỗi, xác thân tội ỗi hành vi tội lỗi, lời nói tội lỗi, ý niệm tội lỗi, sự ăn tội lỗi, sự mặc tội lỗi, mớ tội lỗi dẫy tràn kia, nào có xứng đáng với loại trên trước, tiến hóa vượt trỗi hơn bao hạng thấp hèn?
Hãy tha thứ cho tất cả, vì ta đã có lòng nhơn (người) nếu ta muốn sống, thì đừng giết hại mạng sống khác. Tất cả với ta, ta cùng tất cả, đều liên lạc mật thiết với nhau, bằng một lẽ sống: như ta giết hại tức là ta đã chặt đứt sợi dây liên lạc, giữa ta và vạn vật trong võ trụ rồi. Ta đã lỗi đạo sống chung (chúng sanh) trái với nhịp tiến hóa. Như thế đối với muôn loại ta sẽ thấy trơ vơ, trống trãi, lạnh lùng, tưởng như ngoại vật, rất khác biệt với ta. Đứng trước cõi huyền bí, thăm thẳm, bao la, của võ trụ, ta sẽ thấy sợ hãi, cũng như muôn loài trong võ trụ, ra tuồng sợ hãi, kinh tởm, cái quái ác của ta.
Hãy sống với võ trụ! Học hiểu rõ thấu chơn lý, ta sẽ thấy cái ta không còn tách biệt với vạn vật nữa, ta sẽ được an vui!
10.- CHƠN LÝ CỦA VÕ TRỤ
Chúng sanh là tiến hóa, từ địa ngục đến Niết bàn do nhơn duyên chuyển níu sanh ra. Từ nơi không sanh ra có, nhỏ tới lớn, có rồi có mãi, không hết không rồi: mượn vật chất làm thân để nuôi tâm còn thân trả lại tứ đại; d0ời kiếp không dư thiếu.
Chúng sanh chẳng phải lưng, Phật Thánh chẳng phải đầy, dầu đến bao lâu, xem ra cũng vậy. Thật là võ trụ mênh mông, mà như tuồng sắp đặt.
Kìa như sắc ấm: Đất, nước, lửa, gió, sanh thọ là sự sống, ấm của đất sanh nhựa chỉ, nhựa chỉ đất nước sanh rễ, cỏ cây thú. Cỏ cây có giống là hột, thú có giống là tinh ba, mà sanh sản.
Cỏ cây sanh thú, đồ vật thành máu thịt xương da; thú sanh người, người đến Trời, trời đến Phật. Cây sanh trái, cỏ sanh hoa, sự biến hóa không lường, có rồi sanh thêm có; từ không đến có, có rồi lại không, thay qua đổi lại. Lửa trong địa cầu lăn, vạn vật vô thường tiến chớ không phải thối. Từ vật chất đến tinh thần, tứ ác đến thiện. Tinh thần không chật, vật chất không hao, sự nó là có, lý nó là không. Cho nên ai biết lẽ không rồi, chẳng còn phải khổ, điên, mờ quáng, về sự thay đổi lăn xoay nữa.
Người mà giác ngộ chơn lý, mới biết đường đi, đi tới cảnh cao siêu tốt đẹp của tâm hồn, vĩnh viễn, chắc thiệt yên vui: mới gọi ta, của ta, mới có lý nghĩa, mới là ích lợi. Hết mê lầm. Không loạn vọng. Không sở chấp chi nữa hết.
...................................................................................................................................................................................................
2. NGŨ UẨN
NGŨ-UẨN HAY NGŨ ẤM
NGŨ-UẨN hay ngũ-ấm là năm pháp cái trong võ-trụ. Mỗi vật chi trên thế-gian này, dầu có hình tướng, dầu không hình tướng, đều thuộc về những chi-tiết của ngũ-uẩn cả. Năm pháp cái ấy là:
1.Sắc-uẩn (hình sắc thể chất).
2.Thọ-uẩn (thọ-cảm ưa chịu).
3. Tưởng-uẩn (Tư-tưởng hay tưởng-tượng ).
4. Hành-uẩn (hành-vi tức việc làm ).
5. Thức-uẩn (thức-tri phân biệt).
Chữ uẩn là: súc-tích, chứa nhóm, gom kết, khối to cả thể như kho tàng.
Chữ ấm là: che đậy, thể rộng lớn trùm chứa (nghĩa tương-tợ với chữ uẩn).
Ngũ-uẫn hay ngũ-ấm có ra, là nương sanh bởi pháp nầy và pháp kia. Như đất, nước, lửa, gió nóng lạnh, dung hợp sanh thọ-cảm. Thọ-cảm là ấm của tứ-đại, nên kêu là thọ-ấm, còn tứ-đại là sắc-ấm. Thọ-ấm dung-hợp với sắc-ấm tứ-đại, mà sanh tưởng-ấm. Tưởng-ấm dung-hợp với sắc-ấm, thọ-ấm, mà sanh hành-ấm , hành-ấm dung hợp với sắc-ấm, thọ-ấm, tưởng-ấm mà nẩy sanh thức-ấm. Thế là ngũ-ấm nương sanh lấy nhau, vì ấm là sự sanh nảy giữa cái nầy và cái kia.
Ngũ-ấm là chơn-lý chung của võ trụ vạn vật, là sự sanh hóa, kết quả của các pháp.
Không có cái chi ngoài ấm, vì chính nó là sự sanh nảy mọi vật, cũng như có nước, có bột, rồi làm thành bánh; ấm hay là uẩn đây là bánh, mà cũng là nước và bột, hay đúng hơn hết là "Sự sanh nảy, sự thành tựu", nghĩa là có bột có nước thì có bánh. Nước, bột, bánh, điều ở trong sự sanh nảy, sự thành tựu. Cho nên nói rằng: ngũ uẩn hay ngũ ấm, là năm pháp cái trong thế gian võ trụ và vạn vật, vì khắp trong thế gian, võ trụ và vạn vật, đâu đâu cũng ở trong cái thể rộng lớn, súc tích, chứa nhóm, gom kết, che đậy, trùm khắp tất cả rồi.
II. NHƠN DUYÊN CỦA SẮC UẨN
Sắc uẩn tức là mọi vật có hình sắc trong thế gian, như: đất, nước, lửa, gió, quả địa cầu, vạn vật chúng sanh muôn loại ... Có đất, nước, lửa, gió, mới có quả địa cầu. Vậy muốn biết quả địa cầu từ đâu mà có? Đất, nước, lửa, gió từ đâu mà sanh? Ta nên xét về nhơn duyên của sắc uẩn !
-Sắc uẩn từ đâu mà có?
- Sắc uẩn vốn sẵn nơi không, không là sự thay đổi không thường của quả địa cầu, khi nổi khi xẹp (1). Sắc uẩn không có nhơn duyên chi cả, vì nó là cái có không đầu không đuôi, tự nhiên như vậy (cũng có thể nói: quả địa cầu trước kia là nhơn, sau đến lúc tan hoại là duyên, có nhơn duyên đó mới sanh ra sắc uẩn, là quả địa cầu hiện tại). Có sắc uẩn là có quả địa cầu, đất, nước, lửa, gió, là nguồn gốc tạo sanh vạn vật (sắc uẩn).
III. SẮC UẨN ĐẾN THỌ UẨN
Đất nước vốn sẵn có mầm sống. Lâu ngày đất sanh nhựa chỉ mồ hôi, lâu biến sanh rễ cây, cỏ (và thú). Nước sanh bèo, rong, đặc lền, lâu cũng biến sanh rễ cây cỏ (và thú). Cỏ cây đã có sự biết sống khá trỗi, cái biết sống này kêu là thọ cảm (nghĩa chữ thọ cảm là lần lần tự cảm ứng hay bị cảm hóa, lãnh nạp niệm cảm của giống khác). Cây nhỏ thì thọ cảm rất yếu ớt, những cây to lớn sống nhiều năm, thọ cảm được già, như ta thấy các cây to hay có thọ thần, lắm kẻ ngỡ là ma quỷ hoặc thần thánh; chính là cái thọ cảm đã già. Do sự sống lâu ngày súc tích (thọ uẩn).
IV. THỌ UẨN ĐẾN TƯỞNG UẨN
Cây sống nhiều năm thọ cảm đã già mà tập lần tưởng tượng. Khối tưởng tượng làm cho linh hồn yếu ớt kia (thọ cảm càng cứng vững). Linh hồn đã có nên nhập thay bằng tư tưởng rất mạnh mà tượng hình động vật thành con thú. Thú có tư tưởnh hay tưởng tượng mà mạng kiếp kéo dài, tư tưởng ấy càng già cứng, sức khôn ngoan đựng chứa càng lúc càng nhiều. Nó đã có một linh hồn chắc thiệt. Đến đây tư tưởng đã già nhờ lâu ngày chứa nhóm (tưởng uẩn).
V. TƯỞNG UẨN ĐẾN HÀNH UẨN.
Thú sống nhiều năm tư tưởng đã già, mà tập lần hành vi. Sự hành vi làm cho linh hồn khờ dại yếu ớt kia (tưởng tượng), lần lần khôn ngoan cứng vững, linh hồn đã khôn ngoan cứng vững, nên nhập thai bằng hành uẩn, tập hình người (2). Người sống chung chạ trong thế gian, nhờ hành vi mà khéo xảo khôn ngoan, lần lần tấn hóa vượt trỗi. Tuổi sống kéo dài, hành vi nhờ kinh nghiệm càng vững chải, linh hồn càng khô ngoan. Ay là hành vi đã đến mức tối cao tột điểm, nhờ lâu ngày nhiều kiếp gom kết đủ đầy (hành uẩn).
VI. HÀNH UẨN ĐẾN THỨC UẨN.
Người sống nhiều năm tuổi, sự hành vi đã già kinh nghiệm mà lần sanh thứa trí. Khiếu thức trí, là cái biết già giặn kia, làm cho linh hồn càng tiến hóa đến bậc Siêu nhơn loại (người vượt trỗi hơn chủng loại người), cũng gọi là Trời. Từ kiếp thường nhơn đến lớp Siêu nhơn, là trải qua một quãng đường dài của thức trí, tức là cái biết phân biệt, cài biết phân biệt chẳng phải chỉ trong một kiếp một đời mà có được. Nhờ trải qua ngàn vạn ức kiếp, cái biết ấy mới càng già giặn, vững chải kết gom thành khối to cả thể như kho tàng (thức uẩn).
VII. THỨC UẨN ĐẾN GIÁC CHƠN.
Trời sống rất lâu, thức trí thông minh sánh suốt, lần đến giác chơn là tỏ ngộ chỗ thoát trần; tâm chơn chẳng vọng, tánh giác không mê thường gọi là Phật.
Phật là đấng Toàn giác, Toàn chơn, Toàn thiện, Toàn mỹ, Toàn năng, Toàn trí, Toàn đức, Toàn nhân, sau khi đã làm xong phận sự giáo hóa (qua khỏi lớp Trời) đến lúc nghĩ ngơi, công viên quả mãn.
VIII. NGŨ UẨN HAY NGŨ ĐẠO.
Thân hình đứa trẻ mới tượng trong thai là sắc.
Lúc sanh ra là thọ.
Đến sáu tuổi là tưởng.
Khi mười hai tuổi là hành, chừng ba mươi tuổi là thức.
(Bốn mươi tám tuổi là giác).
Địa ngục là tứ đại, hay thân hình trong thai, có sắc.
Ngạ quỷ là cây cỏ, hay đứa trẻ mới sanh, có thọ.
Súc sanh là con thú, hay em nhỏ sáu tuổi, có tưởng.
Nhơn là người, hay người nhỏ, có hành.
Thiên là trời, hay người lớn, có thức.
(Phật hay người già, bốn mươi tám tuổi, có giác).
A)ĐỊA NGỤC
Cảnh của một đứa trẻ, ngồi trong bụng mẹ, bọc thai như bao vỏ của hột giống, da bụng mẹ như đất. Ơ trong ấy nhờ cái ấm mà tượng hình. Lúc ban đầu mê như người ngủ, vốn chưa có cái biết, về sau bởi có sự xao động bên ngoài là pháp hành, mới sanh thức biết lần lần. Cái thức mới ấy là thọ cảm, có thọ cảm mới chun ra; cũng như kẻ ngộp nhô tìm ánh sáng, vượt bỏ chốn vô minh si mê (địa ngục).
B) NGẠ QUỈ
Đứa trẻ sanh ra chỉ biết đòi ăn, đòi bú, cũng như cỏ mọc ra, là chỉ biết sự đói khác, đòi ăn phân, uống nước, gốc tham lam (ngạ quỉ).
C) SÚC SANH
Trẻ con sáu tuổi vọc đất chơi bùn, ưa lùm thích bụi khác nào con vật; lại thêm nghịch ngợm phá phách, hung dữ, ham gây, gốc sân giận (súc sanh).
Ba hạn này ở trong các ác mà không tự biết, sống bằng cách hại kẻ khác, chung quanh, mà vẫn không hay. Như cây cỏ sanh ra bởi đất nước, rồi lại ăn đất nước mà sống, khác nào như đứa con sống bằng thân mẹ, ăn máu thịt mẹ? Đứa trẻ lấy máu thịt mẹ làm thân (địa ngục) sanh ra rồi lại còn bú là ăn máu thịt mẹ nữa, thêm sự thèm đòi như ma đói (ngạ quỉ).
Lớn lên sáu tuổi hết giết mẹ, lại đến tuổi đùa nghịch, phá phách, gây gỗ khổ hại ông cha (súc sanh).
Ay bởi chỉ có sắc thân như địa ngục, thọ cảm như ngạ quỉ, tư tưởng như súc sanh thôi ! Nào ta có nên chấp trách kẻ chưa có cái biết đầy đủ ấy, vì theo từng lớp tiến hóa, ai ai cũng vậy. Chính ta, chúng ta mỗi người đã phải trải qua ba lớp ác ấy rồi: ta đã ở trong cảnh mê ngộp của địa ngục thai bào (sắc) mà tiến đến cõi đói khát tìm đòi của ngạ quỉ (thọ), rồi vượt lên đến lớp nghịch ngợm phá phách của súc sanh (tưởng). Nhưng lần lượt ta sẽ đến với cái thiện của lớp người (hành). Trời (thức) mà tha thứ cùng giúp đỡ lại cho bao kẻ khác. Người giúp ta, ta giúp lại kẻ khác, ai cũng sanh nơi cha mẹ gốc vốn, và phải nương theo chỗ sanh gốc vốn ấy một lúc đầu. Về sau ta mới biết tự lo cho ta và đền ơn cha mẹ, là ta giúp đỡ nuôi dạy lại kẻ khác.
D) NHƠN, NGƯỜI.
Khi tuổi mười hai, không làm ác, tha thừ cha mẹ, không giết hại, lòng nhơn nhỏ hẹp, tự làm nuôi sống, có hành vi phụ giúp gia đình, lần biết thương quyến thuộc. Tập ăn chay, giảm tha mạng thú vật, bắt đầu ham sống vật chất, chú trọng cho mình nhiều, gọi là người nhỏ (nhơn).
Đ) THIÊN TRỜI.
Chừng tuổi ba mươi, lòng nhơn to rộng, gọi là người lớn, giao du cùng xứ, sống trong xã hội, biết thương chủng tộc người. Nói việc lớn, làm việc lớn, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý, đều hạp theo lẽ lớn, sự lành. Quên mình mà lo cho thiên hạ, giúp đỡ kẻ dưới mình, gần là con vợ, xa là một xứ. Thanh cao quảng đại, gác mình bực bề trên, kêu gọi là Trời. Sống với tinh thần, chồng vợ lâu ngày xem ra như bạn, giúp nương coi là bổn phận. Hiểu lẽ trắng, biết điều thiện, có thức trí, ăn chay, phóng sanh, trọng mạng sống của thú người, lòng nhơn đã rộng lớn (thiên).
E) PHẬT.
Trên bốn mươi tám tuổi, tuổi đã giác ngộ, trong sạch sáu căn, từ bi, trí huệ, sống nơi thanh tịnh, biết kinh nghiệm chơn lý thấy rõ vô thường, khổ não, không cái ta. Chuyên dạy lành cho trẻ nhỏ, nết hạnh trang nghiêm, giác ngộ hoàn toàn; không giống như người lớn cùng trẻ nhỏ; qua khỏi sự làm ác và làm thiện bằng vật chất; chỉ nói chút lẽ đạo, no đói không cần, có chi ăn nấy. Ngày ăn một bữa để nuôi tâm chơn như, rảnh rang không bạc tiền. Ai chôn giết chừng nào cũng được. Thương tất cả chúng sanh. Bình đẳng cỏ, thú, người, thuận theo lẽ một (3), thế gian người nuôi để sanh lời vàng ngọc. Không sống cho mình, sanh, già, bịnh, chết, rõ biết, vui khổ, hết ham.
Trên sáu mươi tuổi, không còn đi đây đó, ở trụ một chỗ hưu trí, thôi dạy, nín nghĩ chơn như. Trí đầy tâm đủ, gọi niết bàn sáng lặn. Như hột giống sen khô cứng, cất để đời đời, trường sanh bất diệt.
IX. TỪ NGŨ UẨN ĐẾN GIÁC CHƠN
Sắc là thân phàm (địa ngục).
Thọ (ngạ quỉ).
Tưởng (súc sanh). Là tâm phàm vọng.
Hành (nhơn loại).
Thức là trí phàm (thiên đường).
Chót hết là giác, giác là tánh, hay tâm chơn, của chư Phật. Trong giác có chứa sẵn rồi năm ấm. Trong mỗi một ấm đều có chứa ảnh hưởng của bốn cái kia và cái giác. Cũng như trái dừa non có vỏ (vật, thân), lớn có thịt cơm (trí) già có (mọng) hột, thì vỏ thịt cơm đều tiêu lần (tâm).
Như vật là trong vỏ đương ngầm tựu hợp (mọng) và thịt cơm, trong thịt cơm có hột (mọng) hột (mọng) ấy sẽ nảy tượng. Trong hột (mọng) chứa thể chất của thịt cơm, nước, vỏ, cho nên nói rằng chúng sanh có Phật tánh, có ảnh hưởng Phật sẽ thành tựu quả Phật, và cũng có thể nói rằng: trong Phật có chúng sanh, nhưng bởi hột giống không gieo trồng thì không lên, bằng ưu xuống ắc cũng mọc liền.
Phân chia ra ngũ uẩn, chỉ rõ từng giới hạn ấy để cho dễ phân biệt, cái giác có từ đâu? Giác là gì? Tại sao mà có? Có để chi? sự thật nơi năm pháp cái này ta thấy thân sanh tâm trước, trí sanh tánh trước. Khi có tánh rồi, tánh sanh trí sau. Có tâm rồi, tâm sanh thân sau. Như vậy là từ thân đến tánh, từ địa ngục đến niết bàn, là con đường tiến hóa, hay lớp học của chúng sanh cũnh kêu là đạo. Từ đầu vô minh đến cuối chót giác ngộ là đắc đạo. Nơi đó chỉ có cái biết. Từ không biết đến biết hoàn toàn. Từ vô động sanh ra động, và đến nghĩ ngơi, còn tồn lại hột giống, hay cái ta chắc thiệt.
X. NGŨ UẨN HÓA THẠNH CHÚNG SANH KHỔ.
Sống trong cõi đời hiện tại chung quanh ta, mọi vật dường như quyến rũ ta, sa vào vòng ham muốn mãi mãi không thôi. Kìa như dinh thự lâi đài nguy nga tráng lệ, gấm vóc tố sa đẹp tốt mịn màng, cao lương mỹ vị bỉ bàng ngon quí... tất cả ngần ấy như thúc dục, như cuốn lôi con người vào vòng bận rộn, vì thức ăn, sự mặc cùng chỗ ở, mà thiết tưởng mỗi người trong thế gian, khó bề tránh cưỡng được ba điều ấy, một khi đã có sắc thân. Huống chi với kết quả của văn minh vật chất, cơ khí đã rực rỡ kỳ công khiến cho ngày nay, khắp nơi dẫy đầy vật chất, cung phụng cho lònh khao khát, muốn ham, không hạn lượng của loài người.
Với bao vật SẮC hữu hình ấy, một khi nó đã quá thạnh thành, ta phát sanh ý muốn thích ưa, THỌ cảm vui chịu, TƯỞNG tượng tư lương, tính sao chiếm lấy cho kỳ được, sanh ra HÀNH vi, bởi nơi vọng THỨC. Thế rồi quanh quẩn bao nhiêu đó mãi, khi chưa được cũng khổ, khi đang có cũng khổ, và khi đã mất lại càng khổ.
Ngũ uẩn này là nguồn gốc phát sanh ra sự khổ, lại có hai pháp: khách quan và chủ quan. Như đoạn trên, chỉ về ngũ uẩn làm khách quan bên ngoài, xâm nhập vào ta, mà sanh rối khổ, nhưng bên trong cũng có chủ quan tiếp nhận khách quan kia. Bởi ta có sắc thân, mới có cảm thọ, tư tưởng hành vi và thức trí (vọng) mà tiếp nhận hình sắc thể chất bên ngoài, rồi mới sanh ra thọ cảm, tư tưởng, hành vi và thức trí (vọng). Lại cũng vì vọng thức ta mới có hành vi, bởi có hành vi mới có tư tưởng, bởi có tư tưởng mới có thọ cảm, bởi có thọ cảm mới có sắc thân. Như thế là ta đã mắc vào trong guồng máy của ngũ uẩn, đang lăn xoay quay cuồng rối rít, mà chịu khổ. Muốn diệt khổ ta phải diệt ngủ uẩn, tức là không còn ngủ uẩn, ngủ uẩn đều không, không ngủ uẩn gọi là giác chơn, vì có ngủ uẩn vốn là mê vọng(1).
XI.- PHÁP DIỆT NGỦ UẨN
Bởi có sắc thân, lâu ngày mới sanh thọ cảm.
Bởi có thọ cảm, lâu ngày mới sanh tư tưởng.
Bởi có tư tưởng, lâu ngày mới sanh hành vi.
Bởi có hành vi, lâu ngày mới sanh thức trí.
Bởi có thức trí, lâu ngày mới sanh giác chơn.
Hễ giác chơn rồi thì không còn thức trí, hành vi, tư t7ởng thọ cảm sắc thân nữa.
Không sắc thân có đâu thọ cảm.
Không thọ cảm có đâu tư tưởng.
Không tư tưởng có đâu hành vi.
Không hành vi có đâu thức trí.
Không thức trí có đâu giác chơn!
Giác chơn tức là lý không, hay cũng nói ngược là: không thức trí mới gọi là giác chơn. Đến đây không còn mê lầm trong vọnng cảnh nữa, thì ý chí, khổ tình, đâu có ở tại chổ nào?
Muốn giác chơn thì phải diệt trừ thức trí.
Muốn không thức trí phải bỏ hành vi.
Muốn không hành vi phải đừng tư tưởng .
Muốn không tư tưởng phải dứt thọ cảm.
Muốn không thọ cảm phải không sắc thân.
Nghĩa là hãy coi sắc thân như không có, hay là ché6t rồi, hết mê tríu, dứt luân hồi, không còn nhập thai trở lại.
Giác chơn là trọn yên vui, không khổ não, cảnh cao viễn nhứt của chúng sanh, cũng là bậc không còn trở lại.
Ngủ uẩn cũng là nấc thang hay trình độ, lớp học tiến hóa của chúng sanh, mà trong ấy cái khổ là gió làm duyên để đưa lên. Lên đến cái tột vui là Phật, Niết bàn, hay mục đích của chúng sanh. Thế nên khổ là tiến hóa , là bài học đưa từ vật chất lên đến tinh thần.
XII.- NGỦ UẨN NẾU MẤT CHÚNG SANH ĐIÊN
Ngủ uẩn là duyên tiến hóa của chúng sanh, từ đất, nước, lửa, gió đến lớp vỏ cây, con thú, loài người, bậc Trời và rốt ráo là vị Phật. Cho nên nói: Ngủ uẩn ví như một thân hình: Thức là đầu, hành là tay, tưởng là ngực, thọ là bụng, sắc là chân, gồm cả năm thể thành một thân hình. Có ba thứ thân hình:
1.- Sắc ác, thọ ác, tưởng ác, hành ác, thức ác, là thân hình đen (địa ngục).
2.- Sắc thiện, thọ thiện, tưởng thiện, hành thiện, thức thiện, là thân hình trắng (thiên đường).
3.- Sắc trong sạch, thọ trong sạch, tưởng trong sạch, hành trong sạch, thức trong sạch, là thân hình trong sạch (niết bàn).
Trong sạch là thanh tịnh xuất gia giải thoát giác ngộ chơn như, khỏi bụi trần ô nhiễm.
Lại nữa ngũ ấm cũng ví như một cái nhà: Thức là nóc nhà, hành là bốn vách, tưởng là đồ vật, thọ là kho lẫm, sắc là nền nhà, còn giác là người chủ nhà, tự do an lạc; hay mê là kẻ tội tù, bị nhốt để chịu khổ phạt. Mê thì ở thế quanh quẩn trong cõi địa ngục, thiên đường, khổ não. Giác thì ra khỏi nhà ngủ uẩn, được an vui Niết bàn. Niết bàn là kẻ ra khỏi trường, sau khi thi đậu, hết học. Luân hồi là kẻ còn đang học sau, còn mệt nhọc, mới vào trường, mới lên lớp. (Ta chỉ hiểu để rỏ thông đường lối vậy thôi, chớ Niết bàn không phải nhảy một cái mà đến. Nếu ta còn ở lớp thấp, thì hiểu để cố gắng và yên lòng, lâu hay mau, mà ta quyết định, thì có ngày đến được).
Con đường chúng ta còn dài, ấm tứ đại sanh ra, nào có ai muốn bảo, nhưng khi đã có cái sống, cái biết rồi, thì vui hơn là khổ. Vui đạo lý vĩnh viễn hơn vui thiện. Vui thiện nhẹ cao hơn vui ác. Vui ác, vui vật chất là gốc khổ sầutai họa. Vậy ta nên đạp ác là đất, đội thiện là trời mà đi trên đường chơn lý của Phật th1nh, mới chắc đến Niết bàn vĩnh viễnđược.
Trái lại địa ngục vô gián là nơi tiêu diệt, là cảnh giới của kẻ quá khổ mà điên. Cái khổ sẽ diệt mất thức trí, khổ nữa diệt mất luôn thọ cảm.
Như một kẻ quá điên kia, ban đầu mất thức trí, như trẻ nhỏ chơi với trẻ nhỏ. Kế nữa mất hành vi như con thú chơi với thú, lần đến mất tư tưởng, như cây cỏ, ở nơi lùm bụi. Sau rốt thọ cảm dứt, thì còn sắc thân trơ như chết, và khi sắc thân chết là đất nước rã luôn. Đó là vì mất ngủ uẩn, mà người ta tiêu diệt. Sự tiêu diệt bởi cái khổ, khổ phát sanh tại gốc ác. Ac là trứng sâu, khổ là con sâu,ăn mòn chết cái biết, cái sống là cành cây ngủ uẩn.
Chúng ta hình như ai cũng có con vi trùng khổ, vậy phải bắt lần, chữa sửa, nuôi cây lấy giống để đời. Khổ là chết luôn, vui là sống mãi, ác là bịnh độc, thiện ấy thuốc hay.
Muốn cho sắc thân thiện, thì phải coi như là không.
Sắc thân không, thì thọ cảm được yên vui.
Thọ cảm được yên vui, thì tư tưởng được huyền bí.
Tư tưởng được huyền bí, thì hành vi được thần thông.
Hành vi được thần thông, thì thức trí được huệ sáng.
Thức trí được huệ sáng, thì chơn như được giác ngộ.
Sắc thân ác, là bởi coi như có.
Sắc thân có, thì thọ cảm rối khổ.
Thọ cảm rối khổ, thì tư tưởng không linh nghiệm.
Tư tưởng không linh nghiệm, thì hành vi theo vật chất.
Hành vi theo vật chất, thì thức trí phải lu mờ.
Thức trí lu mờ, thì mê lầm vọng động, không còn biết đầu đuôi thiệt giả, xưa nay, trên dưới chi hết... Chỉ sống bằng cách nhắm mắt đưa chơn, đánh liều mặc cho cái ý dục lôi kéo trối kệ theo trước mặt, do đó mà nhục vinh lợi hại, khổ vui làm gió, xô đẩy ngửa nghiêng đầu óc đảo lộn. Rồi thì sống chết, đến đi, còn mất có không, mặc sức cho vô thường hãm hại, phạt mãi một chổ, luân hồi mãi một nơi, ấy là chưa kể sự đi lui, trăm kiếp, ngàn đời không trông gì tiến hóa!
XIII.- PHÁP NUÔI NGỦ UẨN
Từ khi một quả địa cầu nổ xẹp tắt lửa, chỉ còn là một lớp dày lợn cợn. Lậu về sau chất nặng lóng xuống là đất, trên là nước, trên nữa là hơi. Đất nặng dẽ, đặc dày; lâu ngày hầm nóng phát lửa, lửa cháy thổi mạnh lên, nước đất cuốn tròn lại làm bọt, gọi quả thuỷ tinh. Sau có đất nổi lên, kêu là địa cầu.
Võ trụ có vô số địa cầu không thể đếm, vì cái nổi, cái tan, dồn qua tẻ lại. Võ trụ là vô minhhay cái không, không biết; là cảnh giới bao la, tối đen và im lặng. Bởi có địa cầu mới có nhựt nguyệt, bằng không thì âm thầm không không.
Đất nước lửa gió ở trong cái không, thành ra chơn lý tương đối, thế nên lẽ có, lẽ không, luận mãi không rồi, nhơn duyên sanh hóa là sau nầy ; còn đầu tiên ta chỉ nói là tự nhiên, trong tự nhiên sẵn chứa CÁI KHÔNG, CÁI CÓ vậy thôi.
Ngủ uẩn có từ nơi quả địa cầu tứ đại, chỉ rõ trước mặt sự thật. Còn trước tứ đại, quá xa vời, dầu có nói luận, e thêm khó hiểu.
Ta chỉ biết rằng: Sự sống trong vũ trụ, quả địa cầu là ngủ uẩn, thì thân ta đây, một thể sống trong võ trụ, cũng có đủ ngủ uẩn không sai. Ta có sắc thân, thọ cảm, tư tưởng, hành vi, thức trí. Vậy ta hãy xét đến điều ác, điều thiện, của ngủ uẩn:
Sắc thân ác sanh sát sanh.
Thọ cảm ác sanh trộm cắp.
Tư tưởng ác sanh tà dâm.
Hành vi ác sanh vọng ngữ.
Thức trí ác sanh uống rượu.
Đó là năm điều hại phải răn ngừa, vì ác ví như con sâu, sanh nơi cây và trở lại ăn hại chết cây. Nó sanh tại nhánh nào thì nhánh đó phải chết trước, và lần hồi sẽ chết hết cây.
Sát sanh thì sắc thân phải chết.
Trộm cắp thì thọ cảm phải chết.
Tà dâm thì tư tưởng phải chết.
Vọng ngữ thì hành vi phải chết.
Uống rược thì thức trí phải chết.
Vậy những ai muốn nuôi cái sống, thì phải nuôi ngủ uẩn để sanh giác chơn, như trồng cây lấy trái vậy.
Sắc thân thiện sanh nhơn ái.
Thọ cảm thiện sanh nghĩa ân.
Tư tưởng thiện sanh lễ phép.
Hành vi thiện sanh tín thiệt.
Thức trí thiện sanh trí huệ.
Trí huệ mới kết quả chơn như, thiện là sống, ác là chết.
Nhơn ái nuôi sắc thân.
Nghĩa ân nuôi thọ cảm.
Lễ phép nuôi tư tưởng.
Tín thiệt nuôi hành vi.
Trí huệ nuôi thức trí.
Có thức trí mới được giác chơn. Giác ngộ rồi mới biết chơn như. Muốn chơn như phải thường giác ngộ. Ay là pháp tu vắn tắt, nếu ai hành như thế, cũng thấy rõ sự giải thoát, vì hết tham, sân, si, là hết khổ, không khổ tức là đạo.
XIV.- NGŨ UẨN CỦA THỜI CUỘC
Cõi đời ngày nay có bởi do ngủ uẩn. Như một người kia, từ nơi xứ sở yên vui tĩnh mịch của mình, đi qua một xứ văn minh khác, thấy mọi vật máy móc tối tân tinh xảo, sáng chế lạ lùng, như; nhà cất cao ngất ngưỡng chọc trời, xe không đẩy mà chạy, thuyền không chèo mà vượt biển khơi. Người có thể bay trên hư không hay lặn dưới đáy nước, bằng máy bay, tàu lặnv.v... mỗi mỗi vật SẮC, đều lạ lùng kỳ diệu, khiến người sanh THỌ cảm thích ưa. Khi về xứ hằng lo nhớ TƯỞNG tượng, mới khởi sự thi HÀNH tạo sắm. Càng kinh nghiệm, khéo léo, mở mang THỨC trí càng phân biệt. Bởi có thức trí phân biệt mới cố chấp say mê, sanh tình vọng ý chí , cho đến đỗi lãng quên đường đạo đức; lạm dụng cơ khí, để làm cho thỏa lòng tham vọng bất công, gây ra sự oán cừu sân giận, hai khối chạm nhau, chiến tranh bùng nổ, cảnh khổ diễn khắp nơi. Sau chiến tranh khổ, con người mới giác ngộ, bỏ cái trí, là chơn như không mê vọng nữa, cũng gọi là nín nghĩ hết mê lầm. Tức là chừng nào con người được học, được kinh nghiệm, mới nhận ra cái vô ích, vô lý của mình. Mới thấy điều thiện là cần, và trau dồi cái giác chơn là quí báu nhứt. Chừng đó sự tu tự nhiên đến mới hay vậy.
XV.- CHƠN LÝ CỦA NGỦ UẨN
Về thuyết ngủ uẩn, rất cần cho sự hiểu biết của chúng ta, vì sau khi hiểu biết, ta mới có sự tu tập đúng theo chơn lý, lối tu rất tự nhiên, có thể cải thiện cho đời sống của chúng ta nếu chúng ta nhận ra đời sống còn có ít nhiều khuyết điểm. Ta có tìm hiểu tất sẽ thấy ngủ uẩn có nhiều pháp khác nhau, hầu như tương phản như thuyết ngủ uẩn của vỏ trụ vạn vật, kể từ quả địa cầu mới nổi đất, nước, cỏ, cây, thú vật sinh ra, và tiến hóa cho đến lớp người, Trời, Phật... Thuyết ngủ uẩn của một đời người, từ lúc ở trong thai bào, đến khi sanh ra, tuần tự theo lớp tuổi của sắc thân tiến hóa... Thuyết ngủ uẩn của con người, từ khởi điểm của vọng thức cho đến lúc có sắc thân, hay từ lúc có thân hình lần lần đến thức trí ... Thuyết ngủ uẩn bởi vọng pháp, chấp nhận sắc, thọ, tưởng, hành, thức bằng lối mê tríu mà khổ... Thuyết ngủ uẩn chia hai pháp: Có và không, thiện và ác, giác và mê, lớn và nhỏ, thân và tâm, chủ và kháchv. V... Thuyết lý vốn không cùng, cho nên ngủ uẩn phải bị phân tách ra từng loại pháp môn, nhưng tóm lại cũng không ngoài chơn lý: "Làm cho con người mau giác ngộ". Để khi giác ngộ rồi, con người tìm ra lẽ sống an vui, không còn khổ não với sự vọng lầm, chấp lấy cõi đời là thật, cái thân ta là thật.
Chính nghĩa hai chữ chơn lý, chơn là không vọng tự nhiên, lý là lẽ, lẽ thật tự nhiên. Chơn như tự nhiên là gốc vốn nguyên xưa. Nếu ta đang rối khổ, mà hiểu được lẽ tự nhiên chơn như, là sẽ hết khổ.
Có thiện có chánh cũng đến tự nhiên chơn như, không ác không tà cũng đến tự nhiên chơn như. Kẻ tối trong Niết bàn cũng vui, người sáng trong luân hồi cũng yên vui. Thế là sao cũng được, cũng xong; chỉ cần nên biết cái tự nhiên chơn như là đủ.
TÓM LẠI: Chúng sanh, sanh ra là bởi ấm, do nhơn duyên chuyển nẩy, cái nầy cái kia sanh cái nọ. Cái có sanh cái có ma thôi, có hiệp có tan. Tứ đại càng lăn, thì vạn vật càng hóa, lâu lắm mới được thân người, khó lắm mới có thân người; ai mà sống đúng chơn lý, thì sẽ trọn vui trọn sống, đến Niết bàn một kiếp một chẳng sai ngoa.
Vậy chúng ta mau nên phải giác chơn hết.
...................................................................................................................................................................................................
3. LỤC CĂN
NGUYÊN NHƠN SANH KHỞI LỤC CĂN
Lục căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Quả địa cầu là một làn hơi đặc, nổi tròn, hết nổi đến xẹp. Quả địa cầu là đất, nước, lửa, gió; khi mới nổi không có cỏ, cây, thú, người, Trời, Phật. Trước hết cái ấm của tứ đại sanh ra cỏ, cây, thú. Am là sự dung hòa giữa nóng và lạnh. Đất ấm sanh ra nhựa chỉ, mồ hôi, lâu biến thành rể cây, cỏ, thú. Nước ấm sanh bèo, rong, đặc lền, lâu cũng biến sanh thú, cỏ cây. Đó tức là trần sanh căn vậy. Có căn rồi, căn sanh thân, thân sanh quả, quả sanh nhơn, nhơn gieo trong trần mà sanh căn thân quả khác. Căn là rễ, trần là bụi, quả là trái, nhơn là hột giống (bộ phận của cây).
Trần là chất sống, của cải(đất, nước, lửa, gió).
Căn là hình thể của sự sống.
Cái sống hay cái biết kêu là thức, thức ở giữa trần và căn, nên gọi là: Trần sanh thức, thức sanh căn.
Trần hay tứ đại (đất, nước, lửa, gió) kêu là vô minh hay địa ngục. Vô minh sanh ra hành, hành mới sanh ra thức. Hành là cái ấm của tứ đại, tức là sự lăn xoay dời đổi, rung động, nóng lạnh, sáng tối, tương đối, lâu ngày sanh ra thức, biết sự sống lần lần.
Cái thức, biết, sống của cây cỏ, kêu là thọ cảm. Cái thức, biết, sống của thú kêu là tư tưởng. Cũng như một đứa trẻ mới sanh, do hột giống người mới tạo, bỏ nó ở một chổ vô động kín đáo, thì cái thức, biết, sống, của nó không có nảy nở, và sẽ lần hồi chết mất luôn trở lại. Hay như một người ngủ, nếu không có mọi sự cử động bên ngoài thì không có cái thức, biết, sống. Cái, thức, biết, sống của ta, do nơi sự động, cái có, thay đổi vô thường là hành, hay là ấm của trần; có thức rồi thức mới sanh căn. Căn là hình thể tưởng tượng, món đồ sanh ra bởi thức. Cho nên gọi thức là chủ, căn là đồ vật của chủ. Chổ ở ăn mặc dùng để chứa nuôi căn là trần. Căn sanh nơi trần, trở lại ăn trần, con sống nơi mẹ, trở lại ăn mẹ, còn cái thức là hột giống của ông cha.
Tại sao mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của con người, gọi là căn rễ, giống như rễ cây?
Bởi trần là của cải chất nuôi sống; nơi cây căn rể là cửa thâu rút ăn trần nước đất, để nuôi cây tượng trái sanh hột. Cũng giống như người ta mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sáu cửa, rút thâu vạn vật các pháp để nuôi tâm sanh trí, tạo thành tánh vậy. Sáu cửa ví như rễ cây, tâm như mình cây, trí như bông cây, tánh như trái cây (trí như hoa, tánh như quả) tứ đại vật chất đất, nước, lửa, gió là chất sống tạo ra thức căn, và thức căn trở lại ăn chất sống tứ đại.
Trong võ trụ không gian và thời gian chỉ có ba pháp là: Trần thức căn. TRẦN là tứ đại, của cải, các pháp, chất nuôi sống; THỨC là sự sống biết, là chúng sanh; và CĂN là thể tướng hình dạng của mỗi chúng sanh. Cho nên nói rằng: Trong võ trụ có một cái cây trần vật chất là đất, nước, lứa, gió phía dưới, căn là rễ ăn trong trần để nuôi thức, thức là thân cây, tưởng là nhánh cây, pháp là lá cây, trí như hoa, giác như vỏ trái, tánh như hột, chơn lý như thịt cơm. Cây ấy tức là đạo của chúng sanh vậy. Đạo ấy vốn từ nơi trần mà ra, quả ấy là quả Giác kêu là Phật.
GIỚI HẠN CỦA TRẦN THỨC CĂN
Các căn của cỏ, cây, thú, người không giống nhau là bởi thức xúc đối với nhơn duyên hoàn cảnh của trần, mỗi lúc mỗi khác, mà sanh sự tưởng tượng cái sắc thân huyễn ngã theo duyên cảnh. Sự tưởng tượng ấy là tư tưởng, tư tưởng là thức mạnh của thọ cảm. Thọ cảm là thức non nớt của trần. Tư tưởng là thức mạnh mẽ của trần. Có tư tưởng mới có hành vi, hành vi lá thức cử động của trần. Cây có thọ cảm, thú có tư tưởng, người có hành vi.
Sự tấn hóa của chúng sanh già biết hơn trẻ, ngày mai hơn bửa nay, chiều hơn sáng. Chúng sanh từ trong tối ra ngoài sáng, từ ác đến thiện, từ địa ngục đến thiên đường. Am tứ đại sanh cỏ; cỏ lâu ngày có thọ cảm thành cây; cây già có tư tưởng sanh thú; thú lớn khôn có hành vi thành người; người lớn hiểu trắng có thức trí làm Trời; Trời già biết sáng có giác chơn là Phật. Kẻ nầy tấn hóa, kẻ kia bắt chước noi theo, kẻ nọ bị hiếp đáp rán vượt lên. Càng khổ càng đua chen, càng sanh sản, chế biến tượng hình không nhứt định.
Trong cõi trần tứ đại nầy, cỏ là căn, (rễ, cây là thân mình), thú là quả (trái), người là nhơn (hột), Trời là đại nhơn (hột lớn), Phật là lão nhơn (hột già).
Sự sống của tất cả kêu là thức, có tám thức:
1.- Nước có cái thức, kêu là thấy.
2.- Đất có cái thức, kêu là nghe.
3.- Cỏ có cái thức, kêu là hửi.
4.- Cây có cái thức, kêu là nếm.
5.- Thú có cái thức, kêu là rờ.
6.- Người có cái thức, kêu là tưởng.
7.- Trời có cái thức, kêu là hiểu.
8.- Phật có cái thức, kêu là biết.
Tứ đại là trần, tất cả có sáu trần:
1.- Nước có sắc trần, kêu là hình dạng.
2.- Đất có thinh trần,kêu là tiếng tăm.
3.- Cỏ có hương trần, kêu là mùi.
4.- Cây có vị trần, kêu là vị.
5.- Thú có xúc trần, kêu là sự đụng chạm.
6.- Người có pháp trần, kêu là sự biến tác.
Riêng Trời và Phật không dùng trần tứ đại.
7.- Trời có huệ trần, kêu là sự dứt bỏ phiền não.
8.- Phật có chơn trần, kêu là như như chẳng động.
Trần sanh thức, thức sanh căn, tất cả có tám căn:
1.- Nước có nhãn căn, kêu là con mắt.
2.- Đất có nhĩ căn, kêu là lỗ tai.
3.- Cỏ có tỷ căn, kêu là lổ mũi.
4.- Cây có thiệt căn, kêu là cái lưỡi.
5.- Thú có thân căn, kêu là mình.
6.- Người có ý căn, kêu là sự muốn.
7.- Trời có trí căn, kêu là phân biệt.
8.- Phật có tánh căn, kêu là tự nhiên.
Gồm tất cả là tám trần, tám thức, tám căn, cộng lại hai mươi bốn giới, từ địa ngục đến Niết bàn, trần nào sanh thức nấy, thức nào sanh căn nấy, căn nào sanh trần nấy. Căn ví như nhà, trần ví như của cải, thức là chủ nhơn ông. Người thanh cảnh cũng thanh, người trược cảnh cũng trược.
Từ thú sắp xuống có 5 căn+ 5 trần + 5 thức thuộc về loại có hữu vi hình thể.
Từ người sắp lên Trời Phật có 3 căn + 3 trần + 3 thức thuộc về loại không không vô vi, không tướng.
Thế cho nên từ thú sắp xuống là ác, từ người sắp lên là thiện. Người thì cón có thân sắc ít lâu cho nên còn có ác ch1ut đỉnh, chớ khi đến Trời rồi, chỉ còn hình bóng không không mới trọn thiện.
Trong một căn có ngầm chứa ảnh hưởng bảy căn khác.
Trong một trần có ngầm chứa ảnh hưởng bảy trần khác.
Trong một thức có ngầm chứa ảnh hưởng bảy thức khác.
Cũng như tám nấc thang, tám khoảng đường ai cũng có thể đi tới lui tự mình.
Trong tám trần chia ra làm bốn loại:
1)Nước đất một loại.
2) Cỏ cây một loại.
3)Thú người một loại.
4)Trời Phật một loại.
Nước, đất, cỏ, cây, thú có ác trần
Người, Trời, Phật có thiện trần.
Người sau khi chết còn trở lại xác thân tứ đại, cho nên gọi tứ đại có sáu trần. Trời cũng còn trở lãi, nên gọi chúng sanh. Chỉ trừ ra Phật là đứng vững.
Người là lòng nhơn chớ không phải xác thân. Xác thân tứ đại giống thú vậy, cho nên căn của người, Trời, Phật là ý, trí, tánh không có hình dạng. Trần của người, Trời, Phật là pháp, huệ, chơn, không có hình dạng. Thức của người, Trời, Phật là tưởng, hiểu, biết, cũng là không không.
Trong tám căn cũng chia ra làm bốn loại:
1)Nước đất một loại.
2) Cỏ cây một loại.
3)Thú người một loại.
4)Trời Phật một loại.
Nước, đất, cỏ, cây, thú có ác căn
Người, Trời, Phật có thiện căn.
Người sau khi chết còn trở lại xác thân tứ đại, cho nên gọi tứ đại có sáu căn. Như vậy là trong địa cầu nầy, kể từ người sắp xuống là có: sáu căn, sáu trần, sáu thức, tất cả là 18 giới đứng chung; còn hai căn, hai trần , hai thức của Trời Phật là sáu giới đứng riêng phía trên. Trời và Phật mặc dầu lúc còn đang mang xác thân tứ đại, hình tướng, thú người, mà tâm, thức, căn, trần riêng cảnh giới, bởi không cố chấp, ô nhiễm, chỉ sống cho chúng sanh chớ không có sống cho mình, nên không gọi là kẻ ở trong trần được.
Vả lại bậc Phật mới có cái ta chắc chắn mà cái ta ấy gồm tất cả của hai mươi bốn giới, thành ra cái chơn như tự nhiên, không có hình tướng, không có tự cao, không trong trần cảnh. Còn chúng sanh cố chấp mê lầm ngã mạn xưng ta, cái ta tham, sân, si, trong trần, tự cho căn là ta, hay thức là ta, là hiểu lầm theo duyên cảnh, chớ nếu phân tách ra kỹ lưỡng, những thức, căn, trần, thì không có cái ta, chủ, chỗ nào hết, chỉ là các pháp không có bổn ngã, cái ta. Cũng như nầy là đất nước, nầy là rễ và thân cây, nầy là lá, nhánh, trái, hỏi vậy chớ chủ của cây, là cái gì? Tức là không có chủ, vì là cái nào rồi cũng hoại hết.
Sau rốt, người ta chỉ một trái chín, khô, có hột, mộng cứng để đời; À ! thì đó mới là cái ta vậy. Thế thì tất cả đều gom về cái hột, hột ấy mới là ta. Chư Phật mới có ta, chúng sanh chưa có ta, hay chỉ có cái ta giả dối, tội lỗi, non nớt.
THUẬN THEO CĂN LÀ TIẾN HÓA
Loại người là một loại chung với thú, nhưng người thiện được hai phần, ác chỉ có một, còn thú ác đến hai phần, thiện chỉ có một. Người là nhơn: nhơn đ71c, nhơn từ, nhơn ái. Người là đức từ ái làm đầu. Nhơn cũng nghĩa là không sát hại. Bởi loài thú hằng giết hại nhau, nên người xưa kêu loại người là loại nhơn, vì nó không hay giết hại.
Người chỉ là tiếng nói, tên gọi, chớ không có chi là người. Căn của người là ý. Thức của người là tưởng. Trần của người là pháp, thảy không hình thể.
Nhơn người cũng nghĩa là hột giống. Người là bậc có được hột giống ta, nhưng còn non nớt, tham lam, thiếu thốn dục vọng, chưa được như Trời là đại nhơn, Phật là lão nhơn. Người là tiểu nhơn, trên loài thú, dưới bậc Trời; người ở mực giữa. Người có lời nói như thịt cơm của hột, việc làm như vỏ của hột, ý tưởng như ngòi mộng của hột. Ý của người là tham, sân, si. Người hằng lấy sự tưởng tượng làm mình, chưa biết nghĩ suy, còn mến thích say sưa các pháp, pháp hữu vi, vật chất, việc làm cùng lời nói, cãi cọ. Bởi sự sanh sản tiến hóa, từ trong trần mới ra, nên chỉ biết có trần thôi. Những kẻ mới tấn hóa còn tánh thú, rất hung dữ. Loài người, sự học thì học để kiếm ăn, cho sung sướng dễ dàng khôn khéo bóc lột. Loài người, la loại làm biếng nhứt, ham tìm sung sướng về thức ăn, sự mặc, chổ ở, chen chúc trong trần để tìm cái ngủ ngon mà thôi.
Loài người sợ khổ lắm, cho nên ý căn rất mạnh, như con ngựa loi kéo cái thức đi nhập thai trong trần, để sanh căn ra nữa, đặng hưởng trần, mỗi lần sau khi chết, căn cũ hoại.
Càng sợ khổ, càng tìm vui, chen chúc trong trần càng sâu tức là càng ngộp đắm. Quá tham lam mà khổ, lại tức giận hung ác và mê muội tối tăm, bởi còn xác thân trần, chỉ biết trần, loài người ít ai chịu học hòi tìm hiểu chơn lý, lẻ thật, nguyên nhơn của mình; vì vậy mà rất ác, giết người giết thú chẳng xót thương, lắm kẻ đến đổi không biết thương và nhớ công ơn cha mẹ.
Loài người trước kia là loại ăn lá trái, bởi cổ nhơn nguồn gốc vượn khỉ; nhưng vì sự ham ngon vui mà tập ăn dùng huyết nhục quen lần. Người là loại ham sống nhứt, nhưng bởi ham vui sướng mà phải chết mauv.v... Lắm kẻ đến già chết, khi bịnh sắp tắt hơi mới tỉnh ngộ, nhưng đã trễ rồi; bởi con người phần nhiều lớn già mới có Trí, biết sợ khổ mà chán trần.
Loài người như kẻ bị chôn ngộp chết chìm trong nước đất. Thân căn như nhà, mắt, tai, mũi, lưỡi là cửa, ý căn như kho vựa. Ngoài sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, sáu trần tuông vào mãi mãi là của cải. Tưởng thức là chủ cùng bọn gia nhân, thấy nghe, hửi, nếm, rờ, chạm, làm việc chẳng hay ngừng, lắm khi trần nhiều, vô minh, mà bị chôn, lấp sâu, chết, ngộp là quá khổ.
Loài thú khổ thân, loài người khổ ý. Người sướng thân mà ý mệt nhọc hơn. Người sống dai hơn thú, là bởi cũng có chút lòng nhơn với nhau. Người lấy ý làm chủ nên bị mắt, tai, mũi, lưỡi, thân bao vây; sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nhận lấp; thấy, nghe, hửi,nếm, rờ, tưởng hành phạt. Người như một kẻ tội nhơn sanh trong khám, khổ trong tù. Mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng, thân sanh ra ý. Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp tập thành ý. Thấy, nghe, hửi, nếm rờ, tưởng nuôi tạo ý; để rồi mà nhốt phạt hành hà.Nhưng dầu sau loài người thứ sáu cũng khá hơn loài thú cỏ cây, khổ chết là chịu, chớ không tìm phương trốn tránh. Người muốn thoát khổ hãy đến cõi Trời và Phật. Chúng sanh là từ trong cái khổ sanh ra, và đi đến cái tột vui kêu là đạo, lúc đầu mới sanh ra thì vui, lâu sau biết khổ mà vượt lên và lên mãi. Chúng sanh tiến lên theo trình độ của cái thức hễ đi tới là vui xuôi thuận, đi lui là khổ ngược nghịch.
Vậy nên, qua khỏi hai căn, hai trần, hai thức là cỏ.
Qua khỏi ba căn, ba trần, ba thức là cây.
Qua khỏi bốn căn, bốn trần, bốn thức là thú.
Qua khỏi năm căn, năm trần, năm thức là người.
Qua khỏi sáu căn, sáu trần, sáu thức là Trời.
Qua khỏi bảy căn, bảy trần, bảy thức là Phật.
LOẠI TRẦN THỨC CĂN
1. Nước Sắc Thấy Nhãn
2. Đất Thinh Nghe Nhĩ
3. Cỏ Hương Hửi Tỹ
4. Cây Vị Nếm Thiệt
5. Thú Xúc Rờ Thân
6. Người Pháp Tưởng Ý
7. Trời Huệ Hiểu Trí
8. Phật Chơn Biết Tánh
Cũng như người đem mình đến cảnh giới Trời, Phật, là rất vui, hay, phải; bằng người mà đem mình xuống như loài thú, cỏ, cây, tức là khổ, trật, sái, không thể nào yên. Tr3 nhỏ tập theo người già có thể được, người già trở lại như trẻ nhỏ rất khó coi. Thế mới biết yên, vui, thiện, lành là đi tới.
Sự tiến hóa của chúng sanh bắt đầu cũng như người ngủ, hay như đứa trẻ trong thai bào:
1.- Từ có nước trước, mới đến đất, cỏ, cây, thú, người, Trời, Phật.
2.- Từ có sắc trước, mới đến thinh, hương, vị, xúc, pháp, huệ, chơn.
3.- Từ có thấy trước, mới đến nghe, hửi, nếm, rờ, tưởng, hiểu, biết.
4.- Từ có mắt trước, mới đến tai, mũi, lưỡi, thân,ý,trí, tánh.
Cảnh giới nào cũng có nhà (căn), của cải (trần), quyến thuộc (thức) nương theo. Loại nào cũng vậy: thức như đầu, căn như mình, trần như chưn, gồm đủ ba phần gọi là một thể. Mỗi một thể có hai mươi bốn giới : mỗi một giới này có hai mươi ba giới kia. Những bậc thấp thì có giới đã sanh, giới đang sanh và giới chưa sanh. Những bậc trên thì giới đã sanh, giới đang sanh. Cho nên gọi là: Phật tức chúng sanh chúng sanh tức Phật, đồng một thể, chỉ khác nhau nơi trình độ, là đã già hay chưa già, sớm trể đôi ngày. Nhưng nếu chúng sanh biết kỉnh Phật, bậc tiền bối thì chúng sanh tấn hóa mau, biết mục đích sớm là không khổ. Bằng không ưa tức là vô đạo, không đường, đi lui khốn họa.
LỤC CĂN THANH TỊNH
Lục căn thanh tịnh tức là sáu căn trong sạch, vì loài người có sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý: thiện là trắng, ác là đen, không không là trong sạch, có có là dơ bẩn, lục trần là chất bụi, dính vào khó rửa phủi cho ra. Đóng bụi dơ thì ngộp khổ, nhiễm vật chất mới chết, mới ác hung. Lục trần như naá©m mã, lục căn trong trần như thây ma, lục thức như vòi tửa. Loài thú thấp hèn cho loài người là sung sướng với sắc tốt, tiếng thanh, mùi thơm, vị ngọt, vật êm, đồ khéo. Trái lại loài người đã quá khổ chán rồi mới thấy trần là dơ dính khó chùi, vì nó mà tham, sân, si, độc ác; ở trong nó con người với thú in nhau. Người ta muốn lên cao, Trời, Phật bởi đã kinh nghiệm, được học, nên xa lánh cõi người, dứt bỏ lục căn, quét sạch lục trần, tránh xa lục thức, làm, Trời,Phật, vui sướng, nhẹ nhàng chắc thật. Lấy tinh thần làm vật chất, lấy đạo lý làm sự đời , mới là trong sạch.
Cũng như học trò lên lớp, sống mực thường bền dài, yên vui hơn cái tham lam thái quá rồi bất cập, đã không rồi mà khổ mãi.
Tiếng nói sát lục căn, trảm lục trần, diệt lục thức không phải là giết bỏ nó, mà hãy sống, bằng hiểu biết lấy trí tánh làm căn, huệ chơn làm trần, đem mình làm trời, Phật, bỏ qua, quên mất, coi như không, đừng cố chấp, tham vọng, cảnh giới của người, thú, cây, cỏ, đất, nước nữa, mới hết khổ, mới yên vui và tấn hóa được. Có không tiếc, không ham tưởng thật mới là giác ngộ, giải thoát, trong sạch, tiến hóa.
Nơi loài người có mười tám giới:
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, thiếu, xấu là ác căn.
Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nhiều tốt là ác trần.
Thấy, nghe, hữi, nếm, rờ, tưởng có có là ác thức.
Tức là mười tám cõi địa ngục.
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý lành tốt là thiện căn.
Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp ít xấu là thiện trần.
Thấy, nghe, hữi, nếm, rờ, tưởng không không là thiện thức.
Tức là mười tám cõi thiên đường.
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý vọng động là ma căn.
Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp cấu loạn là ma trần.
Thấy, nghe, hữi, nếm, rờ, tưởng mê nhiễm là ma thức.
Tức là mười tám cõi ma.
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý chơn như là Phật căn.
Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp tịnh tịnh là Phật trần.
Thấy, nghe, hữi, nếm, rờ, tưởng không mê nhiễm là Phật thức.
Tức là mười tám cõi Phật.
LOÀI NGƯỜI QUÊN CĂN BỔN
Ta có nên bênh vực, tôn sùng, quí trọng loài người chăng? Không ! Ta cũng không nên bảo thủ loài người nữa. Vì loài người cũng là một loãi thú đi hai chơn mà lắm kẻ lại tàn ác hơn thú. Thú chỉ có răng có móng, một con giết một con, và không biết phá hoại vạn vật. Trái lại nơi loài người cũng là vi trùng của thế giới, cũng là giòi tửa của trái địa cầu, con sâu của cây võ trụ mà có kẻ quá ác, quá gian; càng hay giỏi quỉ ma, càng moi móc xô đẩy, phá hoại làm cho mau hư cây trái, để liều mình, giết cả muôn triệu một lần, làm nổ xẹp địa cầu một cái, mê hoặc cả nhơn sanh, phá hại người, Trời, Phật. Người như thế tức hơn ma vương tự chiêu kỳ họa, thương cũng không cứu họ được.
Sự thật nếu người làm thú, ăn thịt lẫn nhau thì lại dữ hơn thú, mệt nhọc, vô ích tai hại biết dường nào? Còn những hạng người tấn hóa hiền lương có đạo, thì chết sống đâu cần, êm ái, nhẹ nhàng, ích lợi, tốt đẹp, giúp cho chúng sanh tấn hóa, nuôi dưỡng tứ đại, giữ gìn vạn vật quý báu vô cùng, họ đã tự biết đường đi, nào phải đợi ai lo cho mà gìn giữ bênh vực.
Chúng sanh là học trò từ cái không biết đến cái biết, mục đích là phải lên lớp, để mau thi đậu, đến chốn nghĩ ngơi. Ai đi trước đến trước, ai đi sau đến sau, kẻ sau coi theo ngườ trước. Thân người dầu mất, mặt đất bỏ hoang, như nghĩ bãi trường lâu về sau cũng có học trò, tốp khác tụ lại, loài người khác sanh ra.
Loài người không phải sanh ra đặng lo đúc giống, hoặc lo ăn mặc ở, cấu xé đua tranh, danh lợi, tình yêu vô ích, quanh quẩn cuống cuồng, chen chúc trong hầm trần chỉ sanh rồi diệt.
Kìa ai học giỏi rất yên, kẻ thi đậu thì vui; trái lại lục trần là địa ngục, sẽ chôn lấp nhận đè, kẻ đang bị lục đục lôi cuốn, bắt đem nạp để hành hình, lục thức đau khổ sẽ chết đi, khó mà sống lại rất đáng tiếc; khổ quá là điên, điên thì tiêu diệt, khác chi là kẻ ở tù, càng hay giỏi, lại càng thêm nặng nề trói buộc, đau khổ mà chẳng đến đâu.
Đã đành là có trước mới có sau, có thấp mới có cao, nhưng lên cao rồi ngó lại mới thấy là dơ dáy ghê sợ. Kẻ thoát được lên rồi còn nghĩ lại thương giùm, cho những ai ai mãng tham, sân, si tội lỗi.
CĂN BỔN ĐẦU TIÊN
NÓI TÓM LẠI: Quả địa cầu trước kia là cái bọt nước.
Mặt NƯỚC có màng, màng là tấm kiếng thấy kêu là sắc trần. Cái thấy hình dạng kêu là sắc căn. Sự sống của nước kêu là sắc thức. Về sau chúng sanh có cái thức, xúc đối với sắc trần sanh thọ cảm, tư tưởng tượng nhãn căn cho xác thân huyễn ngã, để sống cho tiện lợi khỏi khổ, "Nước có đủ màu".
ĐẤT cù lao nổi lên, đất là thể chất đụng chạm kêu khua gọi là thinh trần. Đất có lỗ trống, rút nghe thâu các thứ tiếng kêu là thinh căn. Sự sống của đất kêu là thinh thức. Về sau chúng sanh có cái thức, xúc đối với thinh trần sanh thọ cảm tư tưởng tượng nhĩ căn cho xác thân huyễn ngã, để sống cho tiện lợi khỏi khổ. "Đất có đủ giọng".
Cỏ do nước, đất, lửa, gió, không thường nên sanh ra lắm mùi, gọi là hương trần. Sự sống cỏ có lổ hơi hít thâu các thứ mùi kêu là hương căn.Sự sống của cỏ kêu là hương thức. Về sau chúng sanh có cái thức, xúx đối với hương trần sanh thọ cảm tư tưởng tượng tỹ căn cho xác thân huyễn ngã, để sống cho tiện lợi khỏi khổ. "Cỏ có đủ mùi".
Cây do mùa tiết tứ đại thay đổi, nên sanh ra lắm vị khác nhau, gọi là vị trần. Cây có lổ r1ut nếm các thứ vị, kêu là vị căn. Sự sống của cây kêu là vị thức. Về sau chúng sanh có cái thức, xúc đối vị trần, sanh thọ cảm; tư tưởng tượng thiệt căn cho xác thân huyễn ngã, để sống cho tiện lợi khỏi khổ. "Cây có đủ vị"; và cây là loại đã có thọ cảm già. Nên cây có thể nhập thai trong người, thú, hoặc thành ma tái quái được. Thọ cảm là thức ưa chịu, cũng kêu là thọ thức.
THÚ do ấm tứ đại và cây cỏ sanh ra đủ cách khác nhau, tác dụng nó gọi là xúc trần, thân hình có đủ tay chưn, đi đứng, nắm rờ. Kêu là xúc căn. Sự sống của thú kêu là xúc thức. Về sau, chúng sanh có cái thức, xúc, đối với xúc trần sanh thọ cảm; tư tưởng tượng thân căn là xác thân huyễn ngã, để sống cho tiện lợi khỏi khổ. "Thú có dủ thân thể". Và thú là loại đã có tư tưởng già. Nên thú có thể nhập thai thú, người, hoặc làm ma quái hay sanh vào cõi Trời. Tư tưởng là thức tưởng tượng cũng kêu là tưởng thức.
NGƯỜI là một loại thú tiến hóa ra. Bởi có tay chơn, rờ xúc, làm việc lâu ngày, mới sanh ra các pháp, các việc hay khéo, chế biến mở mang, theo sự vô thường tương đối, sanh ra pháp trần. Người hay lo nhớ, tưởng, về các sự việc, kêu là pháp căn. Sự sống của người, kêu là pháp thức. Về sau chúng sanh có cái thức, xúc đối với pháp trần, sanh thọ cảm, tư tưởng tượng ý căn cho xác thân huyễn ngã, để sống cho tiện lợi khỏi khổ, "Người có đủ phương pháp". Và người là loại đã có hành vi già, nên có thể nhập thai người, thú, hoặc làm ma quái , làm Trời. Người có thể thành Phật, đi tắt, nhảy lớp. Hành vi là thức cử động, cũng kêu là hành thức. Ý căn là sự muốn và cố chấp rất mạnh của thức. Sau khi chết bỏ xác, ý căn còn là một cái bóng dạng thân người chưa tan bởi thức, có kẻ gọi là bóng vía hay thần hồn. Nếu là bậc có tu luyện rèn tập tư tưởng được định, ý thêm cứng vững và lộ rõ rệt, có thể xuất nhập ra vào và biến hóa như Trời Phật, mà cũng như ma quỉ nữa. Trời Phật và ma quỉ khác nhau ở chỗ thiện hay ác, thiệt hay giả, chánh hay tà. Cái hình bóng ấy củ ma quỉ hay kẻ ác thì đen, và có khi tan mau, của Trời thì trắng bởi thiện và lâu tan hoại. Trái lại bóng thức của Phật thì trong suốt, và chói rực sắc vàng, gọi là kim thân đời đời kiếp kiếp không tiêu hoại bởi thanh tịnh, trí huệ, bác ái, và không không các sở chấp. Thân ấy mới thiệt chơn thân, thân của ta, thân là ta, hay Phật thân, thân của giác. Thân ấy tức là thức, cũng kêu là thân thức hay thân sống, thân của cái sống. Thân thức sống ấy phát sanh từ nơi ấm của tứ đại. Trước nhứt cỏ là con của tứ đại hiệp thành. Cỏ mọc lên, là bởi phía dưới đất đặc, ăn xuống không được nên đâm vượt lên khoảng trống không, và bởi có rể nuôi sống thêm, rút chất nhựa phía dưới, nên lá ngọn càng vượt lên mãi, cái ấm nhựa không phải tròn hay dài nhứt định, hình của nó tuỳ theo kẹt đất đá. Bởi càng nở lớn. Tùy theo kẽ đất mà mọc tay chơn, cũng gọi miệng ăn đất. Phía trên khi vượt khỏi đất rồi, thì gặp sương tuyết nắng mưa, nên nó cũng nhóng lên, và đâm tủa ra để hứng ăn. Khắp cả mình cây đều có lổ trống là miệng; khi thiếu ăn uống, nó biết bò ngã theo phía có nước đất để kiếm ăn. Cỏ là một vật sống tùy duyên cảnh mà ra hình thể. Theo loài người thì gọi nhánh lá là trên, chớ loại côn trùng trong đất ắt xem rễ cỏ là tàng nhánh ở trên vậy.
Thân thú, thân người ở nơi khoảng trống, là theo thể thức của cỏ cây từ trên mặt đất; đó là nguồn gốc của sự sanh thân. Cây cỏ là loại trong đất nước sanh ra, nên đầu miệng ở dưới; đuôi miệng ở trên, trái hoa là chất tinh ba, hột giống của nó. Phẩn tiểu của cỏ cây tuôn ra, trên là mũ và chất thúi dơ. Cái thức của thú vì duyên cảnh của khổ ép ngặt mà tượng sanh đầu đuôi ngang nhau. Và khi đến loài người thì đầu trở lên, chân trở xuống. Hình thể của thân mỗi lúc tuỳ duyên biến sữa, do nơi thức và sự ép ngặt là khổ.
Cái thọ cảm của cây giống như một làn khói. Cái tư tưởng của thú là làn khói ấy kết đặc thành hình, theo thân thể cố chấp tưởng tượng của nó. Cái hành vi của người là một hình bóng rõ rệt của thức, khi đến Phật thì hình bóng ấy lại không tan; và màu sắc của thức thân ấy lại do nơi sự thiện ác các pháp. Thân thể có từ nơi cỏ, hình bóng có từ nơi thân, thảy do nhơn duyên tập lần sanh nảy.
Cho đến nam căn và nữ căn tương đối cũng vậy, không phải ai cho nam cho nữ để sanh sân cả. Nam nữ phát sanh tại loài cây. Cái ấm tứ đại sanh cỏ là thức, tượng hình theo duyên, bởi chịu nắng mưa thay đổi, là pháp tương đối nơi ngoài, mà sanh cảm giác tương đối, khi ưa vầy, khi chịu khác, kêu là thọ cảm. Thọ cảm có hai: hết thương đến ghét, hết khổ đến vui, hết mừng đến giận, hết thích ưa đến nhàm chán, khi thì muốn, lúc lại chê bởi thọ thức thay đổi theo chiều mưa nắng, pháp tương đối bên ngoài. Thọ cảm tức là tình dục phát sanh tại cỏ. Cỏ có thọ cảm thành cây, cây có tương đối âm dương, đực cái theo duyên cảnh. Cây có lần tư tưởng mà sanh thú, thú có đực cái theo hình thức cây. Và loài người có nam nữ là bởi hình thức theo thú. Trời cũng còn bóng thức của người, nên có tiên nữ, tiên nam. Chỉ trừ ra Phật là cái sống tự nhiên chơn thật tuyệt đối, không có phân biệt bởi đã trọn sáng, trọn lành, cho nên hết khổ trọn vẹn. Tương đối là pháp vô thừơng khổ não, còn phân biệt là cái ta chưa nhứt định.
Vậy thì, cỏ sanh tình thọ làm cây đực cái. Cây tuy đực cái nhưng chẳng giao dâm. Đến thú tư tưởng mạnh khó dằn mà giao cấu. Chất tinh ba là giống của cây, thú, người, sanh bông, trái, hột, trẻ con. Người còn nhục dục theo thú. Trời biết là sái quấy khổ hại nên đã bỏ rồi. Phật là chơn nhơn nên trong sạch không không tự nhiên sau khi giác ngộ. Đã giác ngộ tởn sợ, được kinh nghiệm, đã học rồi, chán nản rồi mau lo tiến hóa, diệt khổ an vui là chót hết.
4. THẬP NHỊ NHƠN DUYÊN
I
NHƠN DUYÊN sanh ra cõi đời, có mười hai pháp, hằng chuyển níu nhau mãi, do đó chúng sanh mới có, mới khổ, và rồi sau khi, có khổ là tấn hóa hay tiêu diệt.
Vô minh sanh ra hành,
Hành sanh ra thức,
Thức sanh ra danh sắc,
Danh sắc sanh ra lục nhập,
Lục nhập sanh ra xúc,
Xúc sanh ra thọ,
Thọ sanh ra ái,
Ai sanh ra thủ,
Thủ sanh ra hữu,
Hữu sanh ra sanh,
Sanh sanh ra tử.
Tử trở lại vô minh mà luân hồi quanh quẩn chịu khổ nhọc.
Vô minh là không sáng hay là chưa có biết, cũng là cảnh vô trụ, từ khi chưa có tứ đại và chúng sanh, ta không thể biết được. Vô minh sanh ra hành. Hành là nước, đất, lửa, gió chuyển xoay, thành quả địa cầu rung động và thay đổi.
Hành sanh ra thức: Thức là cái biết, cái sống của chúng sanh.
Thức sanh ra danh sắc: Danh sắc, là tên gọi và sắc thân.
Danh sắc sanh ra lục nhập: Lục nhập là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nơi ngoài, thức trong xúc đối tượng sanh mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Lục nhập sanh ra xúc: Xúc là sự xúc đối, xúc động, cảm xúc, xúc giác, xúc tiếp, của giữa căn và trần.
Xúc sanh ra thọ: Thọ là ưa chịu, là thức do căn mà nhiễm trần.
Thọ sanh ra ái: Ai là thương yêu tríu mến, lục trần, lục căn và chúng sanh các pháp.
Ai sanh ra thủ: Thủ là cất lấy giữ gìn.
Thủ sanh ra hữu: Hữu là có, cho là thiệt, có hoài hoài.
Hữu sanh ra sanh: Sanh là sanh sản, nẩy nở, chế biến tạo thêm.
Sanh sanh ra tử: Tử là thay đổi chết mất tàn, tiêu, không không diệt bỏ, tan hoại.
Sau đó chúng sanh trở lại nữa, quanh quẩn trong bao nhiêu công việc, lay quay chịu khổ nhọc mà không công. Đành sống trong chiêm bao hình bóng, ban đêm lo sợ, chẳng biết đi đâu, ở đâu ra sao. Cũng như cá cạn ở ao không đường lui tới, mặc cho may rủi tôi mọi cho quỉ ma vậy.
II
Đó là mười hai nhơn duyên của tứ đại, còn đây là mười hai nhơn duyên của chúng sanh:
Vô minh là thuở chưa có thai, chưa biết được. Sanh ra HÀNH là sự giao hiệp. Sanh ra THỨC là cái biết, cái sống trong bào thai. Sanh ra DANH SẮC là tên gọi và sắc thân. Sanh ra LỤC NHẬP là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nhập vào sáu căn lúc mới sanh. Sanh ra XÚC là sự cảm xúc xúc tiếp, xúc động, xúc giác, xúc đối. Sanh ra THỌ là ưa chịu, muốn ham. Sanh ra ái là thương yêu tríu mến kẻ khác. Sanh ra THỦ là lấy giữ vợ chồng làm của riêng, ích kỷ, tư lợi, thói xấu. Sanh ra hữu là có thai, có gia đình riêng tư, có tham sân si độc ác, có sự nghiệp, cái có cho mình. Sanh ra SANH là sanh con hẩy cháu, sanh thêm tội ác, nghề nghiệp chơi bời khổ trược. Sanh ra TỬ là chết mất tiêu diệt, không không, bởi các sự sanh mà mau chết mất; càng sanh hóa, càng tiêu hoại đổi thay để mà chịu khổ nhọc. Đồ bể sắm thêm thất bại thì làm lại, cứ mãi xây tròn như thế, trong sự dốt nát vô minh. Chết rồi chỉ biết cõi đời chỉ có bấy nhiêu, đi nhập thai sanh lại nữa.
Sống để rồi chết, chết để rồi sống, cam chịu luân hồi, chẳng hiểu sao thiệt giả, làm ăn, học hành, nghề nghiệp, danh lợi, tình yêu, giành giựt, cướp bóc, chen đua trong vật chất để mua lấy cái sống tạm không chừng, cầu cho được vui, hay êm sướng, tới đâu hay đó: chẳng hề biết đầu trên chân dưới thiện ác ra sao! Hễ cái chi vừa ý thì chen chúc chui vào, bất phân phải quấy, khổ để chịu khổ, kham chịu cho là số phận hoặc tại thần quyền ám muội. Ay cũng bởi ở trong cái có.
III Lại nữa, cái khổ vô lý của chúng sanh, là sự mảng lo nuôi sống chơi bời, cho mình hay giỏi tốt đẹp, học tập chữ tiếng, tự cao chấp tuổi mà đành chịu dốt nát VÔ MINH. Không chịu tầm tòi, quán xét, ngó trước xem sau; hiện tại nay lần mai lựa, đến đâu hay đến đó. Không thông chơn lý, chẳng biết lấy mình, mờ mịt trong bóng tối, thôi thì cứ lần mò mà HÀNH ma tác quái, nhào lộn trong cái khổ múa xây thở mệt, cố an ủi phủi quên, để nuôi giấc mộng, đặng mà ngủ cứ ngủ, vui chịu sự hành hạ, lại càng tự thị tài sức trí THỨC mưu mô, nương theo DANH SẮC, hình đẹp bóng xinh, tiếng tăm thanh dịu mùi vị ngon thơm, vật chất bóng mịn, cố chấp mong cầu, để cho sáu căn thâm nhập, gọi là LỤC NHẬP. Càng tiếp XÚC vật chất, càng sanh THỌ chịu, lấy tham sân si làm của cải, gọi thân khẩu ý là ta, nên luyến ÁI không rời. Lấy giữ chúng sanh làm quyến thuộc, mà THỦ giữ mãi, chấp là có HỮU. Thay đi đổi lại, có vẫn có hoài, thế mới SANH đi sanh lại. Đến TỬ chết rồi không quen chổ vắng cảnh không, nhớ người, nhớ vật, khổ ý phải nhập thai, luân hồi mãi mãi, chỉ biết có bấy nhiêu, thả trôi thep nguồn dục vọng, mặc cho cái thức nổi chìm.
Có kẻ lại vì quá tham sanh mà nhẫn tâm tàn bạo, đến nổi phải bị khổ điên, tiêu diệt luôn cái THỨC, tử rồi mất luôn. Cũng có kẻ mãi giữ gìn, chấp có cuộc đời: chôn chết cái thức trong trần, đến khi tỉnh ngộ biết ra cái sống chơn thật chủ nhơn, liền chết bỏ cái ta giả dối, chết bỏ cái sở chấp, mà yên lặng nín nghĩ, vào cõi chơn như tịch diệt Niết bàn. Sanh như thế tức là sự sanh sống bằng tinh thần. Tử như vậy là chết bỏ vật chất, của bậc giác ngộ, mới là dứt khổ.
IV
Sự luân hồi xoay đi lộn lại, nào biết ai là lớn nhỏ, ai là trước sau, cứ mãi bám víu lấy nhau, lăn tròn chóng mặt. VÔ MINH không biết, lạ là trụ cốt. HÀNH ác tức cây căm xe chỉ xuống THỨC, thức mới tiến lên DANH SẮC, LỤC NHẬP, XÚC, THỌ, và ÁI, ái là trên cao, ÁI CHÚNG SANH bình đẳng chơn chánh, thì lên đến trí huệ, vào ở chơn như làm Phật, bay bổng khỏi bánh xe khổ là luân hồi. Còn trái lại nếu ÁI DỤC TÌNH thì ích kỷ độc ác, nặng nề dính chặt, phải rớt lộn trở xuống THÚ HỮU SANH TỬ. Tử rồi còn thức nhập thai sanh danh sắc lục nhập, xúc, thọ, ái trở lại.
Cái vòng khổ ấy, càng vô minh tối tăm, càng hành ác vận chuyển. Chúng sanh như con mọt đeo trụ cốt vô minh , mà phải điên đầu rối óc. Có kẻ níu lấy cây căm hành, mà phải bị rốt té chơi vơi, lộn ruột. Người mà ôm chặt vành xe, là thức, danh sắc, lục nhập, ái, thủ, hữu, sanh, tử, thì phải bị chết dẹp tan hình; ấy là kẻ mãi sanh, sanh tội ác, khi chết rồi lại diệt, diệt tiêu.
Vậy ta nên nhớ rằng: ÁI CHÚNG SANH là hành thiện đế trí huệ vào chơn như, ngôi giác mãn, sống đời đời không khổ. Còn ÁI TÌNH DỤC, vạy tà là hành ác đến vô minh, vào vọng động, hạng si mê, chết tiêu diệt chẳng ch1ut vui.
V
Thật vậy nếu lấy trí huệ làm trụ cốt, hành thiện làm căm xe, chơn như làm vành bánh, thì tức là bánh xe pháp. Chúng sanh sẽ được cỡi phía trên, sáng chói vui chơi bay nhẹ. Hơn là lấy vô minh làm trụ cốt hành ác làm căm xe, vọng làm vành bánh, mà phải chịu thảm hình.
Trong bánh xe vô minh luân hồi, phải chịu tám khổ lớn; sanh, già, bệnh, chết, cầu muốn không được, thương yêu xa lìa, thù ghét gặp go84, ngủ uẩn thạnh hành... cả muôn điều khổ.
Còn trong bánh xe trí huệ Niết bàn, lại có tám đạo: thấy chánh, suy gẫm chánh, nói chánh, làm chánh, nuôi sống chánh, siêng năng chánh, niệm tưởng chánh, yên định chánh, thảy hưởng toàn vui.
Vô minh ví như cuồng day rối, càng cựa quậy, càng trói buộc mình, chẳng biết đầu đuoi. Trí huệ như gươm huơ cắt đứt chỉ mành, đuôi đầu đều rã đoạn. Trí huệ là đứng ngừng nín nghĩ, thanh nhàn an tịnh. Vô minh là chạy nhảy, nói làm cấu trược ồn ào, mệt nhọc không công. Suốt trọn đời quấy múa giễu trò, khi đến chết còn mê muội sợ sệt, dầu tỉnh ra cũng đã trể rồi, mong cầu kiếp khác, chưa biết ra sao!
Thế mới biết rằng: Trần thế khói bụi ịt mờ, gó mưa lạnh lẽo, khổ chịu tự mình, khó than cùng chồng vợ, cha con, quyến thuộc, có miệng mà chẳng kêu cứu được với ai ai.
VI
Một đứa trẻ con ở trong bụng mẹ VÔ MINH, bị các sự HÀNH động bên ngoài, mà sanh thức biết, có thức mới tượng DANH SẮC , có danh sắc mới biến thành LỤC NHẬP mà chun ra ngoài. Lần lần ba tuổi có XÚC, lớn lên sáu tuổi có THỌ, mười hai tuổi mới có ÁI; ái của người nhỏ là trong sạch chơn chánh. Mười hai tuổi biết thương gia đình. Ba mươi tuổi biết thương xã hội. Bốn mươi tám tuổi biết thương cả chúng sanh. Ai tình quí báu cao thượng ấy, mà nẩy nở đúng như vậy, tức là bác ái đại đồng, từ bi vô lượng sẽ thành Phật.
Người là lòng thươg yêu gia đình. Trời là lòng thương yêu xã hội. Phật là lòng thương xót cả chúng sanh. Các bậc ấy thẩy quên mình mà biết cho kẻ khác, nên muôn loại thảy kính vì. Trái lại vì lòng tư kỷ, tham vui mê muội, gây ái tình nhục dục, tức là đi xuống hố si ngây, đem mình chôn sâu trong địa ngục hắc ám, để chịu sự đau khổ không ngừng, lần hồi diệt tận, khó nỗi ngồi yên. Thế mới biết rằng: chữ ái là quí báu nhứt, mà cũng độc hại nhứt của chúng sanh.
Từ vô minh đến tử, là con đường tấn hóa, từ địa ngục đến Niết bàn: từ khi chưa có, đến có vĩnh viễn, hay cũng là con đường bị cắt đứt giữa chừng, chúng sanh vừa tấn hóa, lại phải bị thụt lùi tan hoại. Sự cắt đứt ấy là lưỡi gươm ái hay gọi suối vàng, là chỗ chôn người. Cũng gọi chữ ái là tòa sen, hay cụm mây, chiếc xe, đưa chúng sanh mau về cõi Phật.
Từ vô minh đến hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, là nữa chặng đường, nơi ấy chia hai nẻo:
a) Ai chúng sanh, từ bi, bác ái, là đi tới thủ lấy, lấy sự thiện giúp đời; hữu có ích lợi, cho chúng sanh tấn hóa. Sanh sanh nẩy các pháp môn phương tiện của trí huệ độ người. Sau rốt đến tử là nhập diệt, chơn như, Niết bàn, hưu trí, tồn tại.
b) Ai tình dục thì quẹo bên trái, mà đến thủ là lấy, lấy sự ác, hữu là có, có cái nghiệp vô ích tội lỗi. Sanh là sanh mưu sâu kế độc, quả báu dẫy đầy, đến nổi khi tử chết, phải khổ điên cùng tiêu diệt.
Vậy muốn dứt luân hồi khổ hắc ám, thì chúng ta phải học, tầm tòi quán xét cho rõ nhơn duyên, dùng trí huệ ấy cắt đứt ái dục tình, đi ngay nẻo phải, xua ánh sáng, dẹp bóng vô minh, phá tan hành ác; để cho cái thức được tỉnh táo, đi theo bát chánh đạo hưởng yên vui thiệt thọ.
Trí huệ thì hành thiện, thức thiện, danh sắc thiện, lục nhập thiện, xúc thiện, thọ thiện, ái thiện, thủ thiện, hữu thiện, sanh thiện, tử thiện là Niết bàn.
Còn vô minh là hành ác, thức ác, dah sắc ác, lục nhập ác, xúc ác, thọ ác, ái ác, thủ ác, hữu ác, sanh ác, tử ác là luân hồi hay tiêu diệt.
Khởi đầu tại vô minh hay trí huệ, rồi thì nó kéo dài mãi mãi, một trong hai đường. Vậy trí huệ là sự hiểu trắng, sáng suốt. Trí huệ thì không có hành, không hành đâu có thức, không thức đâu có danh sắc, không danh sắc đâu có lục nhập, không lục nhập đâu có xúc, không xúc đâu có thọ, không thọ đâu có ái, không ái đâu có thủ, không thủ đâu có hữu, không hữu đâu có sanh, không sanh đâu có tử, không tử đâu có vô minh luân hồi khổ.
Lại nữa chúng sanh từ khi đã có biết rồi, vì sợ tử mới tham sanh, muốn sanh phải chấp hữu, giữ ữu là phải thủ, lấy thủ là phải ái, muốn ái phải thọ, muốn thọ phải xúc, muốn xúc phải lục nhập, muốn lục nhập phải nương danh sắc, muốn có danh sắc phải tập thức, muốn có thức phải hành, muốn có hành phải vô minh, giả bộ mắt ngơ tai điếc, làm tuồng ngu dại dốt nát ngây khờ, không cần đen trắng miễn sống tạm qua ngày, no bụng sướng miệng thì thôi, chẳng phân chia phải quấy, làm như sâu mọt đục phá cây trần.
Mười hai nhơn duyên do sự tập lần mà có, nên gọi là nhơn duyên tập, tự nơi sự tấn hóa của mỗi người; kẻ bắt dưới đi lên, người bắt đầu trên đi xuống. Mười hai nhơn duyên ấy tức là một cái vòng tròn, hay cũng là một con đường dài đến Niết bàn, hay đến địa ngục cũng gọi chiếc thang mười hai nấc, để lên lầu cao, hay xuống hố thẩm, là sự còn mất, khổ vui của chúng sanh.
VII
Mười hai nhơn duyên, cũng ví như một đám rừng có mười hai cửa, như một bánh xe có mười hai cây căm, động một cây là động tất cả, vào một cửa là vào trọn trong rừng. Trong một nhơn duyên, sẳn chứa mười một nhơn duyên khác, dính nhau như dây xích liên hoàn, chúng sanh vừa chạm phải mắc, là đã bị quấn đeo. Thật vậy, chúng sanh khi đã vướng vào, thì mãi quanh quẩn xoay tròn chóng mặt không biết phương nào giải thóat, vĩnh kiếp không ngừng. Nhưng nếu may, mà nhờ sự biết thương yêu nhau, trong cảnh cùn khổ, đồng thời chung hiệp cùng nhau tìm xét học hỏi mới cắt đứt được xích xiềng, khai vẹt cửa ngục, thoát ra khỏi chết.
Mười hai nhơn duyên tức là mười hai đạo, để tới Địa ngục, hoặc đến Thiên đừơng, hay vào trong cõi Phật. Cũng là mười hai địa ngục (ác), mười hai thiên đường (thiện), hay mười hai cõi Phật (huệ). Mười hai nhơn duyên của chúng sanh, tức là mười hai chứng bịnh, tật xấu, tánh mê, mà cũng do đó, mới có mười hai thứ thuốc hay, nết tốt, tánh giác.
Chúng ta ai cũng có riêng một sở chấp, thói quen, trog mười hai nhơn duyên ấy. Vậy nên chúng ta muốn hết khổ luân hồi, thì tùy sự xét thấy mình ở cửa nào, hãy lui ra khỏi cửa đó, quay đầu lại là xong, chớ đừng mãi đi tới, và luồng tuông , dễ chịu khốn họa. Nắm lấy mười hai nhơn duyên đi tới, thì càng vọng đọng khổ sở, bằng buông tháo trở lại, thì càng chơn như vui sướng, miễn giác ngộ là thấy được đường.
Thế mới biết rằng: Trí huệ là lưỡi gươm thần huơ múa phân tách ra và gom hiệp lại, để cắt đứt tuyệt các pháp khổ sầu, diệt trừ phiền não. Trí huệ cũng là lửa sáng, dẹp tan bóng tối vô minh cùng thiêu đốt cả cỏ, cây, người, thú, ma, trời, địa ngục. Cũng như chiếc cầu cao đưa ta qua biển ái, như cặp cánh để ta bay qua khỏi chuồng lồng, như đám mưa dẹp tan cát bụi như chiếc bè vớt kẻ chìm sâu, như mái nhà che ta mưa nắng.
Trí huệ là bến bờ giác, cũng tức là cặp mắt sáng, của cuộc đi đường dài, cũng là mặt trời, mặt trăng của muôn loài, không có nó muôn loài khó sống; cái sống mà ai cũng muốn hết. Chính Niết bàn mới là cái sống chơn như, chắc thiệt, vĩnh viễn mà thôi, cái sống ấy như hột sen khô, cất để đời đời, khác hơn cái sống của chúng sanh, là hột còn non nớt. Có khi vì cảnh quá khổ điên của địa ngục dốt nát vô minh, mà hư rã như hột sình thúi; chớ như cái thân vỏ mộng này, còn mất có tiếc chi; người trí dùng nó, để che tạm cho cái hột kia mau già cứng vậy.
Cái chết ai cũng sợ, nhưng thân chết không có mất, chớ cái biết chết là mất luôn, vậy cái biết của ta phải cho già cứng, đừng để non thúi sâu ăn. Cái khổ là con sâu, ác gian là chất thúi. Cái biết, cái sống, ta phải nuôi nó vĩnh viễn trường tồn, để sống một cách yên vui bình tĩnh.
VIII
THỨ LỚP CỦA NHƠN DUYÊN NƠI LOÀI NGƯỜI
1.- Vô minh là địa ngục, tứ đại mới hiệp thành, cho đến khi một tuổi (chưa có biết sáng).
2.- Hành là ngạ quỉ, cây cỏ, từ một tới sáu tuổi (chỉ có thọ cảm đói khác tham lam).
3.- Thức là súc sanh, thú vật, từ sáu tuổi tới mười hai tuổi (chỉ có tư tưởng hơn thua sân giận).
4.- Danh sắc là A-tu-la, ác thần, từ 12 tới 18 tuổi (chỉ có hành ác si mê).
5.- Lục nhập là Nhơn, Người, từ 18 tới 24 tuổi (có hành thiện lòng nhơn).
6.- Xúc là Thiên, Trời, từ 24 tới 30 tuổi (có trí hóa biết điều thiện cảm xúc).
7.- Thọ là nhập lưu, Tu-đà-hườn, từ 30 tới 36 tuổi (cư sĩ biết ưa đạo).
8.- Ai là Nhứt-vãng-lai, Tu-đà-hàm, từ 36 tới 42 tuổi (có lòng từ bi thương xót chúng sanh).
9.- Thủ là Bất-lai, A-na-hàm, từ 42 tới 48 tuổi (nắm giữ đạo không lìa, xuất gia giải thoát).
10.- Hữu là Vô-sanh, A-la-hán, từ 48 tới 54 tuổi (có cái sống chắc thật).
11.- Sanh là Duyên-giác, Bích-chi, từ 54 tới 60 tuổi (sanh trí huệ, các pháp giác ngộ nơi thanh tịnh).
12.- Tử là Bồ -tát, Giác-tha, từ 60 tới 66 tuổi (chết bỏ ta mà lo cho người).
Và từ 66 tới72 là Như-lai (hưu trí, nín nghĩ, trở lại chơn như).
Qua khỏi 72 là Niết bàn trọn vẹn (chết bỏ đạo đời tắt nghĩ trọn vẹn. Đó là nhơn duyên tấn hóa từng trình độ pháp, theo tuổi của người, ai sống y như thế, tức là tu, sẽ đắc đạo, kết quả trong kiếp một không sai. Muốn biết rõ cách tu của từng hạng bực ấy, ta cần học giới luật, vì giới luật là chổ ở của tất cả chúng sanh; mà nơi bài nầy, ta cần phải biết nguồn gốc chùng sanh là do nhơn duyên tập trước đã! Quan hệ nhứt là chữ ái chia tẽ hai đường: Người đứng trên chữ ái là chư Phật, kẻ nằm dưới chữ ái là chúng sanh. Điều đó đáng cho chúng ta thận trọng!
NHƠN VÀ QUẢ CỦA MƯỜI HAI NHƠN DUYÊN
1.- Vô minh + Hành: là nhơn quá khứ.
2.- Thức + danh sắc + lục nhập: là quả hiện tại.
3.- Xúc + thọ + ái + thủ + hữu: là nhơn hiện tại.
4.- Sanh + tử: là quả vị lai.
Chúng sanh bởi từ kiếp trước vô minh, hành ác, gây nhơn, nên mới phải nhập thai sanh thức, danh sắc, lục nhập là kết quả hiện tại, mới có thân hình. Bởi có thân hình, mới có xúx, thọ, ái, thủ, hữu, là gây nhơn hiện tại, để chịu sanh tử đời sau, là quả vị lai khổ não.
Vậy muốn không quả vị lai: sanh, tử, khổ, thì đừng có nhơn hiện tại, xúc , thọ, ái, thủ, hửu.
Muốn không nhơn hiện tại, thì phải không quả hiện tại: thức, danh sắc, lục nhập.
Muốn không quả hiện tại, thì phải dứt trừ nhơn quá khứ, vô minh, hành.
Đã là nhơn quá khứ rồi, thì đâu có trừ dứt gì được, âu là chúng ta hôm nay, muốn sau nầy không còn khổ của sanh tử, thì phải ráng mở mang trí huệ, để trừ vô minh. Tập hành thiện, để dứt bỏ hành ác, thì vòng luân hpồi mới được sáng trưng, ngừng nghĩ là Niết bàn, và không còn tám vạn khổ, mà hưởng được tám vạn đạo yên vui, giác ngộ chơn như không còn sanh tử tức là Phật.
Diệt dứt luân hồi thì khổ sẽ hết.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top