CHÓ KHÔN HƠN TA TƯỞNG
CHÓ KHÔN HƠN TA TƯỞNG
„Ngoài chó không có con vật nào có thể hiểu và bắt chước được tốt nhất cách thể hiện và cử chỉ của con người. Không những chó có thể học được cách cười mà còn học được cả cách thức giao tiếp và cảm nhận của con người. Cái hồn người trong con chó nhiều hơn ta từng vũ đoán.“Elke Bodderas
Sự va chạm giữa chó và sói thường có kết cục là một thảm kịch, Hàng loạt những hiểu nhầm lẫn nhau nhanh chóng dẫn đến các cuộc leo thang mà đỉnh cao là một trong hai bên phải co giò chuồn thẳng hay phải mất mạng và kẻ thua cuộc thường là các chú sói hung dữ chứ không phải các chú chó nhà hiền lành như nhiều người lầm tưởng.
Chó và sói đã trở thành những địch thủ khó hiểu của nhau, y như sói và người trong các câu chuyện cổ tích vậy. Làm sao lại là như thể? Lý do thật dễ hiểu: Ngày nay, trong chó hình ảnh con người quá lớn, lớn hơn nhiều so với những gì mà các nhà nghiên cứu hành vi ở Cty Hasso & Co. cho là có thể. Trải qua hàng ngàn năm chung sống cùng con người và là bạn thân thiết của con người, chó đã tiệm cận được nhiều điều ở chủ của chúng.
Trong suốt thời gian dài chó được coi là hình bóng yếu mềm của sói, là những chú sói biến dạng với một phần ba bộ não đã được biến đổi do lai tạo và trở thành những kẻ đần độn phụ thuộc vào chủ của mình là con người.
Ngày nay các nhà nghiên cứu hiểu rằng: Chó không hề đần độn. Chúng có nhiều điểm giống người nhiều hơn là lâu nay ta từng nghĩ. Nhà nghiên cứu hành vi Brian Hare thuộc Viện Max Planck Leipzig chuyên về luận thuyết tiến hóa của động vật đã tóm lược như sau:
"Chúng ta biết chắc chắn rằng trong quá trình thuần hóa, nhiều khả năng nhận biết của chó hòa quyện cùng khả năng của con người.“ Điều này bắt đầu từ cách thức giao tiếp. „Sói giao tiếp với nhau bằng 60 biểu cảm bằng mặt khác nhau“ như bà Dorit Feddersen-Petersen, một chuyên gia nghiên cứu hành vi thuộc Viện Khoa học Vật nuôi ở Kiel, đã nói. Trong khi đó „chó nhà chỉ có 4 đến 5 biểu cảm bằng mặt. Thay vào đó chúng lại biểu cảm bằng âm thanh nhiều hơn.“ Theo nhà nghiên cứu này, loài chó Bullterrier có tới 12 loại hình âm thanh, từ thở hổn hển đến gầm gừ, sủa, tru ... mà mỗi loại âm thanh đó thể hiện một nhu cầu khác nhau của chúng. Theo Nobert Sachser, một khoa học gia về sinh học hành vi ở Muenster, chó học sủa từ con người vì rằng trong thiên nhiên, „kẻ nào to mồm sẽ bị chết.“ Trong khi đó, „ở con người thì ngược lại, kẻ nào muốn có thức ăn phải lên tiếng để được quan tâm.“
Chó còn khôn hơn cả khỉ
"Chó có thể làm được những điều mà lâu nay ta cứ nghĩ là chỉ có con người mới làm được.“ Nhà động vật học trường Đại học Harvard, Juliane Kaminski đã kết luận như vậy. Không một sinh vật nào lại có thể hiểu tốt như chó về thái độ, cử chỉ của con người. Một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chó còn thông minh hơn cả bậc tiền bối của loài người, đó là loài vượn người. Với thực nghiệm dấu kín thức ăn rồi thông qua ánh mắt, cử chỉ hay bằng cách dùng để chỉ dẫn cho vượn, chó sói đã thuần dưỡng và cho chó cùng tìm. Kết quả quelà với mỗi nhóm 11 con vật thì có 9 con chó và 2 con vượn người tìm được nơi dấu thức ăn. Không một con sói nào vượt qua vòng kiểm tra IQ này.
Chó cũng khôn hơn những con sói đã được thuần dưỡng. Sói thường chết vì bản năng của chúng: Cái nhìn trực diện vào mắt đồng loại có nghĩa là một sự khiêu khích nghiêm trọng. Một cái nghìn khiêu khích như thế vào mắt một thợ săn coi như đời chúng bị kết liễu. Chó hoàn toàn khác: Qua hàng ngàn năm sống cùng con người đã tạo cho chúng thói quen và khả năng „đọc" được mức độ thiện cảm của con người qua vẻ mặt của họ. Để hiểu được hành vi của con người không có con vật nào hơn con chó.
Sói không thể học được khả năng giao tiếp như vậy dẫu có được dạy bảo. Trường Đại học Budapest đã chứng minh điều này thông qua các thực nghiệm với các chú sói con. Các chú sói con được dạy là cần đi qua chỗ có người để đến tô thức ăn dành cho chúng. Chỉ có vậy mà dạy cả tuần chúng không học được. Trong khi đó các chú chó con chỉ cần ra hiệu là đã thực hiện được ngay. „Sói không thể nào hiểu được rằng con người là cái chìa khóa để mở tô thức ăn mà chỉ cần thấy thịt thôi.“ Nhà nghiên cứu kết luận .
Chó còn học ở người cách cười mỉm. Với sói, nhe răng là dấu hiệu của sự tấn công. „Lâu nay chó đã làm quen với con người tới mức khi chúng há miệng chìa răng ra lại là dấu hiệu chào đón.“ Erik Zimer, nhà nghiên cứu hành vi người Thụy Điển đã kết luận: „Chó đã học cười ở con người.“
Yếu tố di truyền
Cái mối quan hệ mang tính hình tượng giữa con người và anh bạn thân nhất của mình là các chú chó cũng thể hiện ở kết quả di truyền. Điều này được chứng minh bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học Texas. Họ cho rằng trong khi ở con người có tác nhân tạo nên khuông mặt chữ điền hay cái mũi dọc dừa thì ở chó cũng có cái tác nhân tương tự. Tại sao có giống chó mõm to đầy nếp nhăn, mũi tẹt dí, lại có giống chó mõm nhọn giống cáo và lại có giống chó hầu như giữ nguyên hình dạng con sói hoang. Nhân tố ấy chính là gốc rể của di truyền.
Người và chó đều có tỷ trọng cực kỳ cao về các ‚bộ đôi‘ (Doubling Sequenzen), còn được gọi là các ‚cặp đôi lặp đi lặp lại‘ (Tandem-Repeats), một điều hiếm thấy trong thế giới các loài động vật. Nhà nghiên cứu di truyền John Fondon cho biết ông „vô cùng ngạc nhiên trước mức độ cao của chỉ số Mutation của Tandem-Repeats được tìm thấy trong các gene của chó.“ Các nhà khoa học đã lấy các yếu tố di truyển của 100 chủng loại chó để nghiên cứu về hiện tượng ‚nhân đôi‘ này.
Trong khi trải qua hàng ngàn năm khuôn mặt của sói không hề thay đổi thì khuôn mặt của chó đã thay đổi qua nhiều bước khác nhau. Thay đổi theo hướng nào chú yếu là do các Sequenz và mức độ phổ biến của Tandem-Sequenzen quyết định. Các nhà nghiên cứu cho rằng: " Chúng phóng đại hay thu nhỏ các bộ phận cơ thể không ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa.“
DNA hình thành từ một chuỗi dài với chỉ bốn yếu cấu thành được ký hiệu bằng các chữ cái A, T, C và G. Chuỗi xếp như thế này hay theo một trình tự khác có thể lặp đi lặp lại hàng trăm lần không hề bị gián đoạn, như: ATCG-ATCG-ATCG-... vân vân và vân vân. Các nhà nghiên cứu xác nhận một cách đầy ngạc nhiên là: Hình thái nhân đôi gene này cũng tương tự như ở người.
Trong cách thể hiện cảm xúc, chó cũng gần với người hơn là với tổ tiên của chúng. Nhà nữ sinh vật học Friederike Range ở trường Đại học Vien kết luận: „Chó biết mừng vui, sợ hãi, rối loạn tinh thần và cũng có lương tâm ‚đen tối‘“. Bà ta nói tiếp: „Chúng biết hành vi nào của chúng sẽ bị trừng phạt và sợ sệch chờ đợi hậu quả sắp diễn ra đối với chúng.“
Chó đã thích nghi với con người chứ không phải ngược lại. Ngay từ buổi đầu đã là như vậy. Số đông các nhà khoa học cho rằng 14.000 năm về trước con người ít có vai trò tích cực trong việc thuần dưỡng sói so với cách hiểu biết lâu nay. Chính sói tự chúng đến với con người và tự thuần dưỡng nhiều hơn là con người thuần dưỡng chúng. Rõ ràng là sói đã chủ động tìm đến cộng đồng con người. Vì sao? Vì rằng chúng đã đến các bữa ăn của con người để "xin ăn" ./.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top