Chương 1.
Cho anh bảo vệ em, được không? (1).
Năm 6 tuổi, bố tôi ngoại tình trong chính căn phòng của bố và mẹ tôi. Ả hồ ly đó đã qua lại với bố tôi hơn một năm rồi, trong bụng ả bây giờ đang mang thai đứa con của bố, đã sáu tháng rồi, là con trai. Mà bố tôi cần con trai, không cần đến đứa con gái vô dụng như tôi.
Mẹ và tôi từ bỏ ngôi nhà này, từ bỏ thân phận phu nhân cao quý để tìm về một nơi yên tĩnh.
Năm 9 tuổi, một chuyện tôi có chết cũng không dám nghĩ đến, mẹ bỏ tôi, mẹ không sống với tôi nữa, bác sỹ nói rằng vì làm việc đến lao lực nên dẫn đến suy nhược cơ thể. Nằm trên chiếc giường bệnh trắng lạnh lẽo, bàn tay mẹ gầy gò vuốt lấy khuôn mặt tôi, bà mỉm cười, bà nói cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi có đứa con như tôi. Bà căn dặn tôi đủ điều, nhưng tôi đâu nghe thấy nữa, tôi đứng chết trân, hai hàng lệ cứ thế đua nhau tuôn trào.
Bàn tay bà buông thõng, đôi mắt nhắm nghiền nhưng đôi môi vẫn nở nụ cười. Tôi òa khóc nức nở, ôm lấy mẹ mình mà gào thét nhưng bà không có bất kì phản ứng gì hết.
Tôi trở thành trẻ mồ côi. Thi hài của mẹ cũng không được chôn cất tử tế mà phải đem đi hỏa táng.
Chị họ tôi lúc đó 18 tuổi, chị ấy nhận tôi về nuôi. Chị tên là Doãn Ái, nói thật là chị thương tôi như con gái chị ấy vậy.
Năm tôi 18 tuổi, chị tôi 27 tuổi.
Do bận công việc nên chị rất hay về trễ, có mấy hôm không về nhà nữa. Tôi năm nay học năm cuối trung học phổ thông, nhưng không có bạn. Có một ngày, tôi bị đám con gái chặn đường, cười nhạo, chế giễu, bảo tôi là đứa xấu xí, bảo tôi là đồ không có mẹ.
Đứa con gái nhà giàu túm tóc tôi đánh tới tấp, nhưng tôi cũng không vừa, dám động đến mẹ tôi, tôi nhất định không để yên.
Xô xát một hồi lâu, đến lúc nghe tiếng còi cảnh sát thổi ầm ĩ thì cả bọn mới dừng lại. Cái mặt tôi thì khỏi nói, bầm dập như cái mền luôn. Ngồi trong phòng khẩu cung, chú cảnh sát đập bàn giận dữ với tôi.
- Sao lại đánh người? Còn nhỏ không lo học hành, suốt ngày đi gây chuyện, không thương chính bản thân cũng phải nghĩ đến ba mẹ chứ.
- Chú im đi, chú biết cái quái gì về tôi mà nói. Bọn chó đó đánh tôi trước, chẳng lẽ tôi không đánh trả? À còn nữa, tôi chả có bố, mẹ tôi cũng chết rồi, làm ơn đừng phán xét tôi như kiểu chú hiểu tôi lắm vậy.
Tôi đúng thật là không biết sợ, giận dữ nện cái còng số tám xuống bàn một cái rầm. Tự dưng ánh mắt chú ấy trùng xuống, nhìn rất phức tạp. Thôi thì chắc cũng bị đuổi học mất thôi, nhưng đột nhiên chú ấy điện thoại cho ai đó, 15 phút sau thì cái đám gây chuyện với tôi cũng có mặt trong phòng thẩm tra.
Thì ra chú ấy là cảnh sát hình sự, cấp bậc Đại úy của sở cảnh sát thành phố Tô Liên, chú ấy phải nói là nổi ám ảnh kinh hoàng của đám học sinh cá biệt trong toàn thành phố.
Cái đám đó dù gia đình có giàu có cỡ nào cũng bị chú ấy dần cho một trận. Tôi không thèm nhìn lấy một cái, cứ ngồi thơ thẫn đó nhìn chằm chằm cái còng số tám trên tay.
- Cháu còn người nhà nào khác không?
Tôi lắc đầu. Đột nhiên chú ấy tiến lại gần tôi, dùng khóa mở cồng tay bung ra.
- Nhà ở đâu, chú đưa cháu về.
- Không cần.
Tôi không thích mắc nợ người khác, huống hồ chú ấy là người xa lạ. Chú ấy không nói gì, chỉ dúi vào tay tôi hộp băng dán vết thương, vậy là tôi được thả.
Về đến nhà, phải nói là cả người đau nhức không thôi, tôi nhìn khuôn mặt trong gương mới tá hỏa. Không đúng.... không thể nào... đây không phải tôi, chắc chắn là người nào đó.
Tôi nhìn người đó trong gương, tôi hoảng hốt bạn cũng hoảng hốt, tôi thử cười một cái bạn cũng cười lại một cái. A... hóa ra tôi cũng có bạn này, bạn ấy giống tôi, bạn ấy đồng cảm với tôi, khác với lũ ngoài kia... khi tôi khóc... thì bọn chúng lại cười nhạo tôi.
Tôi phấn chấn lên hẳn, ngày nào cũng tranh thủ về sớm để gặp bạn ấy. À, chắc bạn ấy cũng đi học giống tôi. Nhìn xem, đồng phục giống hệt tôi luôn này. Tôi thích nói chuyện với bạn ấy lắm, vì bạn ấy luôn mỉm cười với tôi.
Bà chị Doãn Ái của tôi hơn nửa tháng rồi vẫn chưa về nhưng ngày nào cũng điện thoại hỏi han tôi hết, tôi giấu biệt vụ đánh nhau ở trường, kể ra bà chị đã khổ nhiều vì tôi rồi.
Có lần tôi đi đổ rác, phát hiện ông chú Đại úy đứng trước cửa phòng bên cạnh. Chú ấy như nhận ra người quen, chào hỏi nhiệt tình lắm.
- Cháu sống ở đây à?
Tôi chỉ gật đầu rồi đi luôn, dính líu đến cảnh sát phiền lắm, ông chú đó cũng không thấy tôi đáng ghét, ngược lại còn mỉm cười.
- Nếu cháu sống ở đây thì chúng ta là hàng xóm rồi, chú ở ngay phòng bên cạnh đây.
- Sống ở đâu kệ chú, còn nữa, ai thèm làm hàng xóm nhà chú. Tôi không thích người còng tay tôi đâu.
Haizz, đứng nói chuyện với chú ấy mà túi rác trên tay tôi hôi rình cả vùng trời, cái người đáng ghét, tôi không thích.
Mà ông chú này giống như âm hồn bất tán vậy đó. Tôi đi đâu cũng gặp chú, đi làm thêm trong cửa hàng tiện ích cũng gặp, đi tập thể dục cũng gặp, mà mỗi lần gặp ổng lúc nào cũng cười hết. Chả có gì mà mắc cười cả!
Có một lần, lúc đó tôi đi làm thêm về muộn, nghe nói là con hẻm gần nhà tôi một tuần qua xảy ra một vụ thảm sát, nạn nhân toàn là con gái tuổi tôi thôi. Cũng hơi rợn người thật, nhưng biết làm sao được, đó là con đường duy nhất về nhà tôi rồi.
Đêm đó, tôi đi làm thêm về muộn, con hẻm hôm nay cứ rợn rợn thế nào ấy. Trong đêm vắng yên ắng đến nỗi có thể nghe được tiếng thở nặng nề của một người nào đó.
Thú thật là tim tôi bắt đầu đập thình thịch rồi, bất thình lình một bàn tay to lớn túm miệng tôi lôi vào một căn hẻm, hắn ta dùng lực bịt chặt mũi miệng tôi lại, tôi cố gắng giãy giụa, bất chợt một giọng nói nghiêm nghị vang lên bên tai tôi.
- Đứng yên!
Tôi nhận ra người quen nên lập tức nín bặt. Tiếng bước chân man rợ kia sắp đi đến chỗ chúng tôi, tôi nghe thấy hắn lẩm bẩm cái gì đấy, âm thanh rất man rợ.
- GIẾT....
- GIẾT... CHẾT... CHÚNG MÀY....
Chú ấy một tay bịt miệng tôi, một tay dùng bộ đàm liên lạc với đồng đội.
- Hành động đi!
Ngay lập tức, cảnh sát tủa ra bao vây lấy hắn, tôi chỉ nghe được âm thanh giằng co, vì đứng trong gốc tối nên hoàn toàn không thấy gì cả. Chú ấy buông tôi ra, thở phào nhẹ nhõm nhưng không quên mắng tôi một trận xối xả.
- Chú đã cảnh báo trước mà tại sao cháu không nghe hả? Muốn chết lắm có đúng không? Hả?
Chú ấy nổi giận quả thật rất đáng sợ, hại tôi giật thót tim chứ chẳng chơi. Chú ấy mắng tôi, giống như là ông bố đang mắng con gái. Tuy biết người khác lo lắng cho mình, nhưng con người tôi vốn dĩ là đứa khốn nạn nên chỉ cười khẩy.
- Tôi cần chú quan tâm sao, cần chú bảo vệ sao? Chú là cảnh sát, nếu là người khác thì chú cũng sẽ bảo vệ thôi, tôi sống hay chết liên quan gì đến chú. Chết rồi, bắt quá cũng đem đi chôn.
- KHƯƠNG PHI!.
Tôi giật bắn mình, sắc mặt trở nên tái mét, nhìn ông chú bây giờ giống như muốn đập cho tôi một trận đến nơi vậy. Và cái tên của tôi, kể từ khi mẹ mất thì hầu như không ai còn nhớ đến nó cả.
- Sự ngang ngược rồi sẽ có lúc giết chết cháu, người khác còn quan tâm cháu, chứng tỏ cháu còn có giá trị trong xã hội này.
Chú ấy bất lực quay lưng bỏ đi, câu nói đó của chú ấy làm cho tâm can tôi ngứa ngấy, tôi không chịu được liền gọi với theo.
- Chú, chú có cảm thấy tôi rất khốn nạn phải không?
- Cháu vốn dĩ không khốn nạn, môi trường trưởng thành của cháu mới khốn nạn.
- Chú, tôi vẫn chưa biết tên chú.
- Lưu Dã.
Tên của chú ấy từ phía xa vọng lại, chú ấy đi mất rồi, tôi thấy hụt hẫng thế nào ấy. Cũng nhờ có chú ấy mà tôi thoát được đại nạn, nghĩ lại thì tôi thấy mình đúng là một đứa siêu cấp khốn nạn.
Mấy ngày nay tôi không gặp chú ấy nữa, chắc là bận rồi. Lúc đó là buổi chiều trời mưa tầm tã, cũng may là tôi về kịp lấy quần áo vào chứ nếu không chắc có lấy lá chuối mà quấn đến trường. Nhìn sang nhà chú ấy cũng phơi quần áo, mưa lớn như vậy mà chú không ra lấy, chắc là không có nhà rồi.
Tôi lấy quần áo của chú Lưu vào nhà. Ai ngờ lúc tối đã nghe chú ấy la hét om sòm rồi.
- Chết tiệt, bọn đạo tặc bây giờ chẳng từ thứ nào cả, có mấy bộ quần áo rẻ tiền cũng trộm được.
Mặt tôi đen như lọ đít nồi, thô bạo ôm đống quần áo của chú sang đập cửa rầm rầm. Chú nhìn tôi bằng con mắt ngạc nhiên lắm.
- Khương Phi, cháu....
- Tôi là đạo tặc đấy, biết vậy tôi trơ mắt để nó ướt sũng rồi.
- Cảm ơn cháu...
Chú ấy cười gượng gạo. Bây giờ nhìn kĩ chú ấy rất điển trai, còn có nét từng trải, chắc là làm cảnh sát lâu nên mới chững chạc như vậy. Bất chợt bụng tôi réo rắc kêu, cũng phải thôi, sáng giờ tôi chưa có cái gì bỏ bụng cả.
- Đói rồi phải không? Chú có nấu cà ri gà, cùng ăn nhé?
- Cảm ơn, nhưng tôi từ chối.
- Chú nấu rất ngon đấy, không lừa cháu đâu, vả lại chú cũng lỡ tay nấu nhiều quá nên ăn không hết.
Tôi không trả lời nhưng vẫn đứng chôn chân trước nhà chú ấy. Tôi cũng thấy cái liêm sĩ vứt đâu mất rồi, vì miếng ăn mà hạ mình như vậy. Mới vừa bước vào phòng thì mùi cà ri gà thơm lừng bay tới mũi, thật là không cưỡng lại được.
Mà nhà chú ấy gọn gàng lắm, riêng chỉ có bàn làm việc là lộn xộn thôi, trên đấy có nhiều giấy tờ, chắc là có liên quan đến công việc.
- Của cháu đây.
- Cảm ơn.
Tôi phải nói là ăn ngấu nghiến, thế là hình tượng trước mặt chú bay hết rồi. Chú sợ tôi mắc nghẹn hay sao ấy nên khuyên.
- Ăn từ từ thôi, chú còn nhiều lắm.
Tôi gật đầu. Mà hình như vợ chú đâu rồi nhỉ, đáng lẽ người lớn tuổi nên lập gia đình rồi chứ, tôi định bụng hỏi thăm.
- Chú này, vợ chú làm nghề gì vậy?
- Chú vẫn còn độc thân.
- Gì cơ?
- Chú chưa lấy vợ. Còn nữa, do chú thấy cháu quen miệng nên không sửa, chú năm nay mới có 27 thôi, kêu bằng chú như vậy là già lắm đấy.
Miếng gà trên miệng tôi rơi cái tỏng xuống bát. Nà ní? 27 tuổi sao? Không thể tin được, nhìn chú ấy chững chạc đến thế kia mà.
- Thích gọi bằng chú thôi, nếu chú không thích thì tôi sẽ gọi bằng bác, à thôi, gọi bằng cụ luôn đi.
Chú ấy thở dài ngao ngán, trông cũng tội tội. Hai người chúng tôi nói chuyện rất hợp, tán gẫu trên trời dưới đất. Cuộc sống của tôi, ngoài người bạn trong gương, ngoài ra còn có thêm một người - là chú.
Cho đến một ngày, nhà tôi xuất hiện vị khách không mời mà đến. Giây phút tôi mở cửa bước vào, tôi thật không dám tin vào mắt mình, người mà tôi đã từng gọi là " bố", người tôi tin tưởng sẽ ở bên cạnh tôi suốt đời đang ở trong nhà tôi.
Tôi không biết tại sao lúc đó mình nổi giận đến vậy, tôi kích động đến nỗi hét lớn.
- Ông là ai? Ai cho ông vào nhà tôi? Cút ngay!.
- CÒN-
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top