P4: Lễ mừng chiến thắng
#Ở_đây_có_chút_dễ_thương_của_ChiViet
#Kỉ_niệm_70_năm_Chiến_thắng_Điện_Biên_Phủ
(Ai muốn đọc trực tiếp diễn biến câu chuyện xảy đến ntn có thể bỏ qua phần đầu nhé!)
--------------------------------------------------
Suốt chín năm trời nhân dân ta trên khắp mọi
miền Tổ quốc đấu tranh chống lại âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, từ Hà Nội, Kon Tum đến Sài Gòn, Lai Châu... cuối cùng, đất nước đã thực sự giành lại nền hoà bình, độc lập xứng đáng, được đánh dấu bằng sự kiện lịch sử "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu": Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Vậy tại sao lại gọi chiến thắng ở Điện Biên Phủ là sự kiện "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"?
- Chiến thắng lịch sử này không chỉ đánh dấu sự kết thúc ách đô hộ gần trăm năm của thực dân Pháp tại Việt Nam mà là cả bán đảo Đông Dương. Điều này cũng được thể hiện phần nào qua Hiệp định Genève được kí kết vào năm 1954.
- Bên cạnh đó, đây còn là sự kiện khiến chính quyền thực dân Pháp nhục nhã hơn bao giờ hết. Lúc đầu, chúng còn quá tin tưởng vào sức mạnh của chính mình và nghĩ rằng vũ khí, binh lực, hoả lực... của quân ta còn thua xa. Nhưng với phương châm "Đánh chắc, tiến chắc" dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng tinh thần dân tộc sôi sùng sục trong lòng mỗi con người chúng ta, Pháp đã phải nhận lấy một vố thất bại ê chề không thể ngờ tới.
- Chiến thắng lịch sử này còn phần nào là lời cổ động cho tất cả các quốc gia thuộc địa của chế độ thực dân cũ ở châu Phi, Á, Mỹ La - tinh vùng lên, chống lại sự áp bức, bóc lột bất công của chúng.
Không khó hiểu khi lúc Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc cũng là lúc các nước thuộc địa của Pháp ở châu Phi đồng loạt nổi dậy, điển hình là Algeria, Morocco hay Tunisia. Và đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả lại tự do cho tất cả các nước thuộc địa (dù bây giờ ở châu lục này vẫn tồn tại cái thứ gọi là "Thuế độc lập" do Pháp dựng lên, các nước thuộc địa cũ muốn độc lập phải nộp thuế. Và người dân nơi đây vẫn bền bỉ đấu tranh cho nhân quyền của họ).
Chiến thắng Điện Biên Phủ từ đấy trở thành mốc son chói lọi đánh dấu một trang sử mới, và viết nên một bản anh hùng ca mới thật lẫy lừng, hào hùng cho đất nước Việt Nam ta!
--------------------------------------------------
"Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng."
- (Trích bài thơ "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên", Tố Hữu).
Chẳng còn mùi thuốc súng, bom đạn. Chẳng còn tiếng gầm rú của máy bay địch và những đợt "thả người trên trời xuống" (ý là thả lính Pháp nhảy dù) kéo dài dai dẳng. Con đường hành quân trở về giờ đây trắng xoá một màu hoa ban.
Nào là đèo, nào là suối. Đường trở về bản dài vậy, nhưng ai nấy đều phấn chấn hẳn lên. Vừa hành quân, anh em trung đoàn ai nấy đều hát vang, đồng thanh bài "Vì nhân dân quên mình". Coi bộ để cổ vũ tinh thần nhau và ăn mừng chiến thắng đây mà.
Ôi chao! Lại là những cô dân công kia á? Dường như những cuộc trò chuyện cười đùa giữa các cô chẳng bao giờ có điểm dừng, cô nào cô nấy cứ thế tíu ta tíu tít với nhau. Cơ mà hôm nay lại có cô vừa đi vừa nhảy chân sáo thế kia?
- Kia là anh em ruột đúng chứ?
- Chả biết cách nhau mấy tuổi nhờ... Nhìn anh chững chạc, cao như cây sào thế kia mà...
-.... thằng em non choẹt, chẳng khác gì thằng nhóc con!
- À mà sao thằng anh không đội mũ nan bọc lưới nhờ... vận đồ như bộ đội Trung Quốc í...
Một vài cô liếc China và Nam, bàn tán. Chả là có cô thường nhìn thấy cố vấn cùng các tốp bộ đội từ nước bạn sang giúp đỡ quân ta nên dễ dàng nhận ra sự khác biệt của "thằng anh" đấy mà!
Có lẽ ngoại trừ những người trong trung đoàn ra, ai cũng lầm tưởng anh và cậu là hai anh em ruột. Trông giống nhau thế kia cơ mà, đặc biệt là màu tóc và màu mắt. Với ngoại hình có vẻ lạ thường so với mọi người như vậy, cả 2 rất dễ bị hiểu nhầm là "lính viễn chinh", và Nam đã từng có lần bị bắt oan bởi lý do đó 🥲
.
.
.
- Thì đúng rồi! Trước mặt chúng ta là một đồng chí người Trung Quốc đấy, các cô ạ!
- Tôi biết anh ta từ Chiến dịch biên giới Thu đông, cũng xấp xỉ bốn năm đấy! Từ ngày Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với ta, mỗi khi tiếp nhận hàng viện trợ qua cửa khẩu Hữu Nghị, anh lính này luôn là người tôi gặp mặt đầu tiên.
Các cô gái lại cứ thế xôn xao:
- Ôi đẹp trai thế...mà người Trung à...
- Vậy thì ngon rồi! Tớ dân tộc Hoa này... (bắn tiếng Trung) Anh ơi... quê Bắc Kinh hay Quảng Đông đấy...?
China phì cười, tay lại quay sang quàng vai Nam, ghì chặt (lúc này chỉ có Chi thích thầm Nam). Kiểu như "Tôi chưa tìm được đối tượng nên nhóc đồng chí đáng yêu này vẫn là nhất đấy nhé!".
Tất nhiên, China với bản tính hoà đồng vốn có của mình, yêu quý tất cả mọi người trong trung đoàn. Nhưng mối quan hệ giữa anh ta và Nam có phần nhỉnh hơn, như kiểu anh em ruột thịt như mọi người hằng lầm tưởng vậy!
--------------------------------------------------
Mấy cô này lúc trêu các anh bộ đội thì hăng lắm, lúc bị trêu lại mặt đỏ bừng bừng, im như thóc. Anh em thấy vậy muốn cười một tràng cho sảng khoái, nhưng e các cô sẽ giận, đành bụm miệng cười hích hích. Khổ thật 🥲
Trong khi đó, Nam chuyển trạng thái liên tục.
- Tội nghiệp... đẹp trai vậy mà...
Đang trêu tốp dân công hoả tuyến, tự nhiên có cô mở miệng lặp lại câu nói của anh lính hôm nào. Đang tươi như hoa, bỗng Nam cúi gằm, mặt đỏ như quả ớt, nín thít. Cô dân công ấy lại chọc đúng nỗi đau của cậu rồi!
Coi vậy mà cậu ta dễ xấu hổ lắm:v
Nhìn biểu cảm của Nam lúc ấy, China cứ buồn cười thế nào í. Cơ mà... đối với anh ta... phải nói thật là cậu khi lúng túng dễ thương ác! Anh chỉ muốn bẹo đôi má đang ửng lên của Nam vài phát cho đã thèm ghê aaa
.
.
.
Chào tạm biệt tốp nữ dân công lém lỉnh, trung đoàn lại tiếp tục đi. Dường như chưa từng có niềm vui nào lớn lao như vậy cả!
Lúc trăng lên cao cũng là lúc mọi người đến Tủa Chùa, dừng chân tại bản làng hôm trước. Nhận tin chiến thắng, người dân trong bản gặp bộ đội lại bắt tay, tận tình mời dùng cơm tại một gian nhà sàn - không gian sinh hoạt văn hoá của bản. Nhà nào nhà nấy đều treo lá cờ đỏ sao vàng theo một hàng dài, làm tôn thêm vẻ rực rỡ của nơi đây.
Mâm cơm hôm nay thịnh soạn phết! Vẫn là chút cơm, khoai sắn, rau luộc... nhưng đến nay mới có thịt lợn ăn mừng, tuy không nhiều do đời sống còn khốn khó. Ăn xong, ai cũng nhìn nhau thòm thèm, dù sao có bữa cơm tẩm bổ như vậy cũng mừng lắm rồi!
Chả bù cho cái thời bọn Nhật vào đánh phá Đông Dương. Đay thì nhiều trong khi lúa gạo không có. Người dân chỉ có nước đào khoai, sắn, hay bất cứ thứ gì có thể ăn được để sống sót qua ngày. Ấy vậy mà cái nạn đói khủng khiếp vẫn đến, hàng triệu người cứ thế mà nằm la liệt trên nền đất...
À mà thôi! Xen lẫn với tiếng bát đũa lách cách là những câu nói mừng mừng tủi tủi từ bà mẹ gặp lại con, bật lên tiếng nức nở khi tưởng rằng thằng con quý tử sẽ chẳng trở về nữa.
Người lính hôm nào ở trên chiến trường, giờ đây đã cầm trên tay lá thư mẹ gửi, tiến lại gần ôm mẹ, khóc ngất.
Chiến sĩ, người làng cứ thi nhau kể những câu chuyện không đầu không cuối. Nào là chuyện học pháo binh bên Trung Quốc; chuyện cụ Hồ ở Chiến khu Việt Bắc lặn lội dưới trời mưa gió để thăm cán bộ, nhân dân; chuyện phá kho thóc của giặc Nhật; bao vây giặc ở Điện Biên Phủ... ôi nhiều vô số kể.
Các cô dân công gặp các cô Thái lúc tíu ta tíu tít với nhau chuyện này chuyện kia, lúc quay sang các anh bộ đội, nhìn nhau cười khúc khích.
Trời lạnh cho các cặp đôi cứ ngồi thật sát bên nhau trước ánh lửa bập bùng, để có dịp tâm tình và gửi nhau tấm thiệp, chiếc khăn tay thêu hoa... ấm áp thật nhỉ?
Nhìn trung đoàn trưởng Toàn gửi cô bạn gái người Thái của mình cành hoa ban trắng, sau đó ôm chầm lấy cô trong đêm giá rét như thế này... Nam chỉ có nước tảng lờ, ngồi chụm đầu cùng China với vài đồng chí khác đọc ngấu nghiến từng dòng thư chúc mừng Liên Xô gửi cậu qua bưu điện. "Thôi kệ, người ta làm gì cứ làm. Ngồi đọc các dòng động viên tinh thần anh đồng chí người Mátxcơva gửi mình là ấm áp nhất!"
-----------------------------------------------------
- Hát hay, chơi nhạc giỏi thế mà chả chịu vào đội văn công. Thế thôi, sau khi các tiết mục múa xoè, nhảy sạp của mấy cô Thái kết thúc thì lên sân khấu chơi vài bài cho vui làng vui bản nhé!
Cái sân khấu, đúng hơn là bốn cây cột ở bốn góc với cái phông vải xanh, treo thêm băng rôn đỏ với khẩu hiệu "Quyết chiến, quyết thắng!". Bên cạnh đó là hai ngọn đuốc hai bên sân khấu, thế thôi. Kê trước sân khấu là vài cái chõng tre cho những người nhanh chân lấy chỗ để xem văn nghệ, còn lại phải ngồi bệt xuống đất. Nghe nói sau các tiết mục của người Thái là tới lượt các chiến sĩ văn công biểu diễn.
Ngay một góc nhỏ trong nhà sàn, đội văn công đang ngồi với nhau thành vòng tròn, trước mặt là cây đèn dầu nhằm sưởi ấm và tạo ánh sáng. Một vài đồng chí cứ phải đút tay vào đâu đó để khỏi lạnh, thành ra chỉ có thể nghe các đồng chí khác chơi nhạc mà thôi!
Nam - một chiến sĩ đến từ miền xuôi, nhưng chỉ sau vài năm quanh quẩn khắp Chiến khu Việt Bắc, Lào và Trung Quốc đã có thể chơi thành thạo một số loại nhạc cụ miền núi. Nào sáo Mèo, chút hiểu biết về đàn nhị, và đặc biệt là khèn Mông. Mấy đêm trụ lại ở Sủng Là, cậu không ngủ ngay mà mò mẫm đi tìm ông chủ tịch xã cùng mấy thằng bé Mông lít nhít, nhờ họ chỉ cách thổi khèn.
Cầm trên tay chiếc khèn Mông, cậu ta khoái chí thổi toe toe. Cùng lúc ấy, chân cậu lúc nhún xuống, lúc quay một vòng tròn tại chỗ, còn tay bấm từng phím trên khèn. Là một người Hà Nội, nhưng Nam say mê với thứ nhạc cụ dân dã này cứ như thể trai bản thực thụ vậy!
.
.
.
Đêm nay trăng lưỡi liềm lên cao, sáng quắc trên bầu trời. Nhưng núi rừng Tây Bắc vẫn bị che phủ bởi làn sương dày đặc.
Có mấy ngọn đuốc ở sân khấu cũng như không, vì lạnh mà. Bởi vậy mà cách dãy chõng tre một khúc là nhúm lửa trại sáng bừng bừng để sưởi ấm.
Tiết trời làm anh em thêm nhớ những tháng ngày ở chiến trường Điện Biên Phủ. Rét buốt cả đôi bàn tay, vậy mà đêm đêm vẫn cứ phải kéo pháo, có khi lại vừa đào hào vừa đáp trả các đòn tấn công bất ngờ của địch. Có những người đang cầm xẻng, đào từng miếng đất bay tứ tung bỗng vội vã vứt xẻng xuống, vơ vội khẩu tiểu liên (hoặc tiến gần "con voi" - chỉ pháo), nã đạn liên thanh vào phía địch ngay sau khi nhận lệnh: "Quân số phía địch có vẻ ngày càng đông đấy. Lấy hoả lực tấn công chúng, nhanh lên!".
- Đột phá khẩu, đột phá khẩu!
- Tiến công đánh chiếm lô cốt địch, khẩn trương lên nào!
- Thằng Tây bắn chân tao rồi, chúng mày ơi!
Tình hình xoay chuyển căng thẳng như vậy, nên dù có lạnh anh em cũng chả quan tâm, chỉ thấy mệt và đuối sức. Có những khi phải huy động tối đa lực lượng, cả bộ đội lẫn y tá, vì ít nhất vài phút lại xuất hiện một chiến sĩ bị thương. Họ chỉ quan tâm xem "Mình sắp xếp, triển khai chiến lược như vậy có tạo điều kiện thuận lợi cho anh em ta không?", "Quân số mình còn bao nhiêu, thương vong nhiều chứ?", "Khi quân ta giành thắng lợi thì mình còn được trở về với gia đình không?"... Bởi vậy mà sau mỗi trận chiến, dù là ở vùng đất Tây Bắc ban ngày hay ban đêm đi chăng nữa, ai nấy đều mồ hôi mồ kê nhễ nhại.
.
.
.
Vẫn là ban tối Tây Bắc. Mọi người, từ các cán bộ chiến sĩ đến dân công hoả tuyến, người Thái người Mông vây thành vòng tròn xung quanh lửa trại. Ngồi sau cùng là các cán bộ chiến sĩ, tiếp đến là dân công Mấy em bé xúng xính trong những chiếc áo bông thổ cẩm đầy màu sắc ngồi gần ngọn lửa nhất. Chúng cầm trên tay bịch bánh khẩu xén màu sắc, nhai rôm rốp rồi giỡn với con chó Mực ngồi cạnh. Có đứa cầm que vẽ những hình thù kì quặc trên nền đất, cười khoái chí. Niềm vui của chúng chỉ có vậy thôi, đơn giản mà đáng yêu lắm!
Cơ mà cũng chính vài thằng nhóc "đáng yêu" trong số đó là đám đầu têu cho những trò nghịch ngợm vô bổ trong xóm. CHÍNH NÓ!!! Chính nó đã khiến Nam càng là một thằng nhóc hỉ mũi chưa sạch trong mắt trung đoàn: Không có bạn gái này, nhiệt tình mà ẩu đoảng này, đi bộ đội còn bị ăn đòn quắn đít bởi nghịch ngợm cùng tụi kia này:))
.
Tạm bỏ qua chuyện cỏn con ấy, hiện tại Nam đang ngồi bệt xuống đất, ở hàng xa nhất so với lửa trại, nghĩa là ngồi sau cả dân công hoả tuyến cùng người dân nơi đây. Úi chà, muỗi nhiều đến vậy cơ à? Vả lại, vì ở xa, nên cậu rét run cầm cập. Trái với Nam, China đã quá quen với khí hậu kiểu này, bởi anh ta sống ở Bắc Kinh mà, thấy tuyết không biết bao nhiêu là lần.
"Lạ nhỉ? Cũng thời điểm này ở chiến trường mà mình có thấy lạnh đến vậy đâu nào?" Nam nghĩ thầm. Cậu ngồi bật dậy, tính chạy thật nhanh vào cái nhà sàn lúc nãy để lấy chiếc áo bông trấn thủ bọc trong tấm chăn ni - lông quân đội. Vừa đứng dậy được vài giây mà chân tay cậu ta đã run như cầy sấy, miệng thở ra khói rồi... chán thật!
Vừa lấy đà chạy, đột nhiên Nam cảm thấy như có ai đang cầm cánh tay mình, giật mạnh. Thấy cậu ta như thế, người đó kéo cậu sát vai rồi quay người sang phải, hai tay quàng qua ôm chặt cậu.
- Hình như hôm nay trời có vẻ rét hơn mọi khi, đồng chí nhỉ? Tôi ra chiến trận với các đồng chí bấy lâu nay mà chỉ có dăm ba hôm lạnh cỡ này!
Với sự chênh lệch chiều cao rõ rệt như vậy (Nam 1m50, China 1m75 - hơi lùn nhỉ), anh ta có thể ôm ghì lấy Nam một cách dễ dàng.
Cái quái quỷ gì đang diễn ra thế này??? Thứ Nam cần bây giờ là áo trấn thủ và chăn ni - lông cơ mà!!! Thân thì thân thật... nhưng mà đâu nhất thiết phải thân đến mức đấy đúng chứ:vvv
- Nếu không bất tiện thì anh chạy vào kia lấy giúp em cái chăn ni - lông quân đội được không ạ? Có cần phải ôm chặt đến vậy không...? - Nam đáp, rất điềm đạm. Cậu ta thậm chí không thích và chả hề biết cách làm nũng hay giận dỗi cơ mà!
Nam ắt xì nhẹ một tiếng, chỉ tay về phía trung đoàn trưởng:
- Như anh Toàn với chị Nhàn cũng ôm chặt thế kia mà... - Nam tiếp lời, má ửng đỏ, không giấu nổi vẻ ngại ngùng thoáng qua trên mặt.
China phá lên cười:
- Thế đêm đi ngủ mà lạnh như này mấy đồng chí thường làm gì? Dăm ba cái áo trấn thủ với tấm chăn ni lông sao chịu nổi thời tiết này... Tôi không ôm, cậu ắt xì nữa rồi sao:))
Ừ nhỉ, "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ" mà! Anh ta nói cũng phải.
- À mà đồng chí cũng khá ấm đấy... Nhỡ đêm nay tôi muốn ôm cậu ngủ thì làm thế nào bây giờ? Không sao đâu, tôi chỉ coi cậu như cái gối ghiền mà ngày bé tôi hay ôm thôi, anh em chí cốt với nhau cả!
- Anh pháo binh bớt ngó qua phía Toàn lại! Và bớt suy diễn hộ tôi... Đây là mệnh lệnh của cấp trên đấy, rõ chưa:))? - China phì cười liếc nhìn biểu cảm ngơ ngác đến tội nghiệp của Nam.
- Gớm... "Cấp trên" tốt nhờ... muốn em bớt lạnh, vậy sao lúc em bị muỗi đốt anh chả thèm nhắc đến? Dầu khuynh diệp của em đâu ạ?
Nam vẫn ráng mở miệng chọc lại anh ta, dù trong lòng tức vì thẹn. Bỗng một làn gió lạnh thổi đến, làm mái tóc đỏ của cậu bay bay. Lúc này cậu mới chợt nhận ra mình cảm thấy đỡ rét hơn rất nhiều so với lúc nãy. Cộng với tình anh em, đồng chí thân thiết mà cậu càng phần nào thấy ấm áp hơn. Cậu liền im bặt, ngồi yên tận hưởng cái ấm.
- Sao không nói gì nữa đi? Im luôn rồi à?
- "Cái thằng bé này, dễ thương phết, lại ấm nữa! Hỏi sao mình không muốn ôm nó để bớt cái lạnh của núi rừng Điện Biên chứ:))?"
Những cô gái Thái duyên dáng trong những bộ áo xanh đỏ với chiếc khăn Piêu thổ cẩm đội trên đầu, giờ đây đã bước từng bước khoan thai về phía sân khấu.
Nào quạt, nào khăn. Với những thứ này, cùng các động tác múa cơ bản như tay giơ lên cao, mở ra, hạ xuống, bước chân nhịp nhàng, các cô đã sớm thu hút ánh nhìn của mọi người ở dưới. Dù sao đi nữa, đáng chú ý nhất vẫn là nụ cười duyên dáng cùng ánh mắt (có vẻ như cũng đang cười theo) hướng về phía khán giả.
Thực sự thì cũng có cô chả thuộc dạng xinh lắm đâu, nhưng thần thái toát ra cùng ánh lửa bập bùng đã khiến các cô nổi bật hơn bao giờ hết rồi!
- Ôi... các cô Thái xinh thế... Nếu em là con gái í, em chỉ ước...- Nam
- Xờii, cậu cứ ăn mặc, trang điểm, đội thêm tóc giả thử xem, đảm bảo ăn đứt mấy cô chứ đùa:))
- Ơ mà tôi nghe kể cũng có mấy đơn vị lạ lắm nhá... Có tiết mục toàn bốc mấy đồng chí đẹp, trắng trẻo giả gái, xong cứ thế mà biểu diễn vô tư=) Phải công nhận nét đẹp của cậu có nét hao hao giống con gái... - China
- Thôi thôi thôi thôi... đánh đàn cho lành! Lỡ có anh nào thương trúng em thì chết dở... Với lại nếu đi bộ đội thêm vài năm nữa, trông đen nhẻm, có khi anh còn chả biết em từ xó xỉnh nào chui ra ấy chứ... - Nam
- "Thế mà chả cần giả gái, cậu đã để lại ấn tượng hơi đặc biệt trong lòng tôi rồi đấy!" - Anh ta ngồi cười với dòng suy nghĩ có vẻ "kì quặc" của chính mình. Thôi kệ, chả ai biết đâu.
Nghe nói các cô trong bản đã luyện tập cho tiết mục này từ khi vừa bắt đầu chiến dịch, bởi mọi người tin rằng thể nào quân ta chả thắng! Từng điệu nhảy đặc trưng cho văn hoá Thái xuất hiện trong ánh lửa bập bùng tuy giản dị nhưng trông thật đẹp mắt. Đôi bàn tay trắng muốt cứ thế cầm chiếc quạt phe phẩy múa may, rồi cả cơ thể lại xoay vòng theo nhịp điệu của nhạc cụ dân tộc nhá... Vượt qua những đêm anh dũng chiến đấu ngoài trận địa, mới thấy giây phút thảnh thơi ít ỏi này quý nhường nào.
Trong làn khói thuốc thoảng nhẹ từ bánh thuốc lào được nhận từ các cô dân công, dường như các anh bộ đội cũng đang nhìn về phía các cô, khen ngợi đủ kiểu, từ động tác nhảy đến nhan sắc... Rồi lại nghĩ về chuyện gia đình sau này.
- Cô kia xinh đấy, nhưng làm sao ăn đứt người yêu ở Lai Châu của tớ chứ!
- Nên thôi, anh em mình cứ nhường cho thằng N-...
- *xua tay* Thôi thôi thôi thôi... khổ quá nói mãi! Đã bảo nó là con nít rồi mà lại... Gớm, "thằng em" tôi đấy các đồng chí, nó có người thương hay không cũng phải thông qua sự cho phép của tôi đã chứ:))
- *Tôi không nghĩ là anh ta muốn giành các cô với thằng nhóc đâu (thì thầm)*. Có anh chàng cuồng em trai, các đồng chí ơi, thề là trường hợp này tôi chưa hề thấy bao giờ...
Dù sao đối với mọi người, Nam và China cũng chỉ là cặp "anh em" thân thiết quá mức với nhau thôi. Họ nhìn cả hai, rồi phì cười.
Tiếng vỗ tay vang lên rào rào không ngớt. Ái chà, đã đến tiết mục hát quan họ rồi cơ á? Ai ngờ ở vùng núi Tây Bắc này cũng có những cô gái (thực chất là có thêm 1 số cô ở đội văn công của đơn vị) rành văn hóa Bắc Ninh gớm!
Lắng nghe bài dân ca quan họ "Bèo dạt mây trôi" hoà cùng tiếng kéo đàn nhị, Nam bất giác nhớ về gia đình nhỏ, về mẹ nuôi của mình.
Khi nhặt cậu về, mẹ nuôi cậu chỉ mới bước sang tuổi đôi mươi. Lúc ấy, nơi đây vẫn từng là gia đình với đầy đủ bố mẹ. Nam và anh trai, hầu như tuổi thơ của ai cũng gắn liền với những điệu hát ru Bắc Bộ dạt dào tình yêu thương. Nếu vô số trò quậy phá, nghịch ngợm đồng hành cùng các anh em nhà này trong những năm cả bọn vừa lớn, thì giọng hát ru của mẹ đã ở bên cạnh cả bọn từ khi còn trứng nước rồi!
Dù cho cả 2 anh em có lớn tồng ngồng, những câu hát ru của mẹ vẫn cứ ở đấy. Nam vẫn nhớ như in những buổi chiều mưa phùn, sau một ngày quần thảo đã đời ngoài đồng cỏ, cậu ta lại nằm ườn trên đống rơm cời cạnh chái bếp vòi vĩnh mẹ hát điệu ru con Bắc bộ cho nghe. Đòi hỏi vô lý vậy, ấy thế mà mẹ cậu cũng chịu! Vậy là trong tiếng mưa rả rích, thoang thoảng làn khói bếp mờ mờ, câu hát quen thuộc của mẹ lại cứ thế cất lên:
"Bèo dạt mây trôi chốn xa xôi
Anh ơi em vẫn đợi bèo dạt
Mây trôi chim ca tang tính tình cá lội
Ngẫm một tin trông
Hai tin đợi ba bốn tin chờ
Sao chẳng thấy đâu..."
Cả nhà vẫn đang cùng nhau quây quần bên mâm cơm ấm nóng bên bếp lửa thì Nam đã chìm vào giấc ngủ tự lúc nào. Giấc mơ màu khói lại cứ thế ùa về...
Mẹ ẵm cậu trên tay đong đưa, vừa ru hời à ơi, vừa nhìn về phía sân vườn với cội bàng già, vài bụi chuối bum, chiếc ao nhỏ ngập bèo cùng dăm ba con cá lòng tong, cả cái giếng lúc nào cũng trắng muốt cánh hoa khế nữa... Dường như trời mưa nặng hạt làm cho cảnh vật trước căn nhà lợp ngói lá càng trở nên huyền ảo hơn bao giờ hết. Có lẽ mẹ cậu nhớ quê lắm...
Rồi bùm một cái, bố nuôi Nam hy sinh. Cũng vào một hôm trời mưa trắng xoá, cầm trên tay tấm giấy báo tử, ba mẹ con khóc nhiều lắm. Bố cậu là chiến sĩ cách mạng, khi thông tin bị lộ, lũ thực dân Pháp đùng đùng đòi xử bắn ông ở pháp trường.
"...Mỏi mòn đêm thâu suốt năm canh
Anh ơi em vẫn đợi mỏi mòn...
Thương nhớ ai chim ơi cho nhắn một đôi lời
Người đi xa có nhớ
Là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời
Sao chẳng thấy đâu..."
Câu hát ru tuổi thơ, sao lúc này nghe lại buồn não ruột đến thế... Ừ nhỉ, cho dù có đợi mỏi đợi mòn suốt năm canh đi chăng nữa, bố cậu cũng chẳng bao giờ có thể trở về được nữa. Ấy thế mà đêm đêm, 3 chị em vẫn được nghe mẹ ru những câu hát quen thuộc, cứ như đang trở về quá khứ mấy năm trước vậy...
.
.
.
Bài hát thật đẹp, nhưng cũng gắn liền với kí ức thật đau thương. Bỗng dưng trong lúc này Nam nhớ bố quá, và cũng trong lúc này, cậu chỉ muốn trở về để sà vào vòng tay của mẹ mà thôi! Còn anh trai cậu, không biết đang ở đơn vị nào, đã hy sinh chưa? Nghĩ đến đây, cậu xúc động, sống mũi cậu bất giác cay cay.
.
.
.
- Ối giời! Điệu xoè Thái và dân ca Quan họ đều hay tuyệt cú mèo, lại được thêm các cô, cô nào cô nấy đều xinh xắn cả! Thôi bây giờ tới lượt các đồng chí văn công lên đây biểu diễn cho các cô, cho mọi người xem với nào!
Câu nói của trưởng ban văn nghệ lập tức kéo Nam về với thực tại. À phải rồi, anh em trong đoàn ai chả muốn nghe mình biểu diễn... Nhưng mà tâm trạng như vậy, nên bắt đầu từ đâu bây giờ...
- Biểu diễn cả nửa chương trình mà tôi mới nhận ra mình quên cây vĩ cầm với cây đàn ắc - cóc - đê - ông trong không gian sinh hoạt bản rồi... Khổ nỗi trời trở lạnh, mà cái lạnh của Tây Bắc thì đủ hiểu rồi nhở? Thôi thì tôi yêu cầu một đồng chí vào lấy nhạc cụ để bản làng ta có thể tiếp tục chương trình văn nghệ một cách suôn sẻ, được chứ?
- Đảm bảo đồng chí ấy sẽ được chia thêm một phần thuốc lào với chai rượu cần đấy, cứ thử tưởng tượng xem, tiết trời thế này mà môi bập điếu thuốc lào, rồi nhấp chút rượu cần thì còn gì bằng? Nào, khẩn trương lên, đồng chí nào xung pho...
Nam bỗng đứng phắt dậy, đẩy người China ra, cứ thế cúi gằm mặt mà chạy một mạch đến đấy. Tiện thể, vì vội vàng mà cậu ta còn "tranh thủ" đá đổ chén rượu cần sóng sánh trước mặt China cùng đồng chí Toàn.
Thực ra thì cậu ta chả thú gì với thuốc lào, rượu cần đâu. Chỉ là cậu ta không muốn cho bất kỳ ai thấy cảm xúc trên nét mặt của mình trong lúc vẩn vơ với những suy nghĩ riêng. Nhỡ mọi người xúm tới hỏi chuyện, có khi cậu ta không kìm được mà rơi nước mắt mất. Nhớ gia đình quá mà!
- Rượu cần văng tung toé lên người tôi rồi giời ơi, tiên sư cái thằng ranh!
Nam cứ cắm đầu cắm cổ chạy thẳng, mặc China chửi đổng phía sau.
Đến nơi, cậu ta ôm ngực thở dốc. Lấy chiếc accordion đeo trên mình xong, cậu lại vác thêm cây violon trên vai. Cảm xúc rối bời khiến cậu chỉ muốn nấn ná ở đây thật lâu... Lỡ anh trai mình hy sinh thì sao? Nếu vậy thì biết ăn nói với bầm thế nào?
Chả là anh trai Nam từ lúc vừa bắt đầu chiến dịch cho đến bây giờ vẫn biệt tăm, không một lá thư hay thông tin gì từ đồng đội, khiến cậu cứ thấy lo lo thế nào í. Cậu chả thể tưởng tượng nổi cái cảnh mẹ cậu nước mắt rơi lã chã, làm nhoè mực ghi trên tấm giấy báo tử của anh, giống như hôm bố cậu hy sinh vậy...
Ai bảo tại cái tiết mục hát quan họ kia của mấy cô ấy chứ!!! Nhưng mà đành kìm nén thôi, không thể để mọi người chờ lâu được. Nam thầm nghĩ, lầm lũi vác đống "đồ nghề" ra phía sân khấu.
Sang - Trưởng ban văn nghệ mỉm cười:
- Ái chà chà... "Cây văn nghệ" của trung đoàn đây rồi. Nhìn đẹp trai phết nhờ, làm thử một bài cho chúng tớ nghe xem nào! Cơ mà anh trai cậu hiện đang ở đơn vị nào, đóng quân ở đâu, binh chủng gì?
- Ơ hay, trả lời đi chứ, sao cứ đứng lớ ngớ ở đấy thế? Nào... vui vẻ thư thái lên, anh em đang chung vui niềm vui chiến thắng kia mà...
Haizza, coi vậy mà Nam có tâm hồn khá nhạy cảm. Vừa bị ám ảnh bởi quá khứ, vừa bị hỏi dồn dập, cậu ta chả biết làm gì ngoài đứng im như phỗng.
Đến khi China tiến lên sân khấu, "phát" một cú vào lưng Nam thì cậu ta hết chịu nổi.
- Nãy đi lấy nhạc cụ hăng hái lắm mà? Sao giờ ôm mặt khóc rưng rức rồi? - Toàn
- Ờ... hăng hái lắm... đồng chí nhìn cái áo tôi là biết thằng ranh hăng hái đến mức nào... - China đang thao thao bất tuyệt, chợt nhớ vế câu sau của trung đoàn trưởng, nén tức quay mặt chỗ khác.
Phía dưới sân khấu cũng là những tiếng xôn xao. Thằng bé bị sao vậy? Sao lại dễ xúc động đến thế nhờ? Rồi tình hình như này chừng nào mới có thể tiếp tục chương trình văn nghệ mừng chiến thắng?...
- Các anh... lên hoàn thành khâu văn nghệ này giúp em nhá... nghe dân ca Bắc Bộ mà nhớ nhà quá-...
- Còn anh trai em... (ngoảnh mặt về phía trưởng ban văn nghệ) từ đầu chiến dịch đến giờ chưa một lá thư, cũng chả có thông tin gì về tình hình sức khoẻ, chiến đấu ra sao. Nếu có hy sinh rồi ít ra em cũng phải được biết chứ, cứ biệt tăm như thế....
- Tưởng gì, chuyện đấy... (mở túi áo, lấy lá thư) Đây nhá, đồng chí Việt, Đại đoàn Công - Pháo 351 đúng chứ? Đồng chí bận quá, thành ra bây giờ mới viết thư gửi về cho cậu và bầm. Để hai mẹ con lo lắng vậy, đồng chí ấy cũng áy náy lắm chứ đùa... - Sâm
Nam run run cầm lá thư anh nuôi giúi vào tay cậu. Điều này... là thật sao? Hoá ra anh trai cậu vẫn còn đấy, và chính đại đoàn Công - Pháo của anh đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giòn giã. Cậu xúc động theo từng con chữ anh viết ra, tự hào nghĩ về cái lần anh được gặp mặt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, về những chiến công vang dội của đại đoàn trong chiến dịch lần này...
- Xong chưa, lâu thế? Giời ơi, ăn mừng chiến thắng mà, sung sức lên chứ!
- Nhìn nó mồm hát, tay chơi đàn một mình mà nước mắt tèm nhem cũng hơi tội. Thôi thì, các đồng chí, các cô, bà con trong bản đồng thanh hát cho vui xóm làng nhá! Ăn mừng chiến thắng mà lị... - Ông chủ tịch xã cười khà khà, vui vẻ nói.
- "Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bước đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để tranh lại độc lập, thống nhất dân chủ, hòa bình. Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng đều phải đấu tranh trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn!". Trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở như vậy... À mà thôi tôi biết tôi văn vở sẵn rồi, các đồng chí đếch cần ý kiến đâuu:)) - Toàn
- Nín đi, tranh thủ tối viết thư báo tin vui cho mẹ... thế là mọi chuyện êm xuôi rồi nhá! - China thò tay bỏ mũ ra, xoa đầu Nam rồi đội lên lại, dù anh ta thừa biết hành động mình vừa làm trông có phần hơi ngốc nghếch.
Nam mỉm cười. Nếu trên khuôn mặt cậu vẫn còn đọng lại nước mắt, thì đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc.
Hoà theo âm điệu du dương của tiếng đàn Accordion, mọi người vỗ tay bôm bốp theo nhịp điệu, đồng thanh hát:
"Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa
Suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua
Bộ đội ta vâng lệnh Bác Hồ
Về đây giải phóng quê nhà...
Đất nước miền Tây Bắc đau thương từ bao lâu
Dưới ách loài giặc tàn ác
Quân với dân một lòng không phân biệt xuôi ngược
Cùng đồng tâm tiêu diệt hết quân thù..."
....
- Xong rồi, giờ tới lượt "Hò kéo pháo" nhé, chốc lát tôi sẽ chỉ bà con đồng chí bài "Chiến thắng Điện Biên"...
- Coi bộ đêm nay chú sẽ hơi mỏi tay đấy! Mấy anh văn công biết chơi gì cứ lên chơi vô tư, chơi phụ thằng Nam luôn nhá. Chúng tôi có sáo Mèo, khèn Mông, "nhị Tây"... đủ kiểu cả!
.
.
.
Một buổi tối tưởng chừng như lạnh, ai ngờ lại ấm áp như vậy.
Trên bầu trời đêm, trăng đã lên cao, sao trời dày đặc, toả sáng khắp núi rừng Điện Biên đang bị bao phủ bởi làn sương mù.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top