1 - 2 - 3

Câu 1: Trình bày định nghĩa vật chất của Lênin? Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan điểm triết học Mac-Lênin, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng đối với bản thân

.1. Nêu định nghĩa vật chất của VI. Lênin.

VI.Lê-nin định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
2. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
Triết học Mác Lê nin khẳng định mối quan hệ giữa vật chất và ý thức như sau:

-      Vật chất quyết định ý thức
+ Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại, phát triển của ý thức .VD: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não người bị tổn thương thì hoạt động của ý thức cũng bị rối loạn.
+ Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó. VD: Ở Việt Nam, nhận thức của các học sinh cấp 1, 2, 3 về công nghệ thông tin là rất yếu kém sở dĩ như vậy là do về máy móc cũng như đội ngũ giáo viên giảng dậy còn thiếu.
+ Vật chất phát triển đến đâu thì ý thức hình thành, phát triển đến đó
+ Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo..
+ Như vậy, vật chất quyết định cả nội dung và khuynh hướng vận động, phát triển của ý thức. Vật chất là điều kiện, môi trường để hiện thực hóa ý thức , tư tưởng . VD: Với VD trên nhưng nếu vấn đề về cơ sở vật chất được đáp ứng thì trình độ công nghệ thông tin của các em cấp 1, 2, 3 sẽ tốt hơn rất nhiều.
-      Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất thể hiện như sau:
          + Ý thức phản ánh thực tại khách quan vào đầu óc con người, giúp con người hiểu được bản chất quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó hình thành phương hướng mục tiêu và những phương pháp, biện pháp thực hiện mục tiêu đó. VD: Hiểu tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở hơn 10000C thì con người tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất cách loại thép với đủ các kích cỡ chủng loại, chứ không phải bằng phương pháp thủ công xa xưa.
+ Trong quá trình hoạt động thực tiễn xuất hiện nhiều khả năng, nhờ có ý thức, con người biết lựa chọn những khả năng đúng, phù hợp nhằm cải biến thế giới khách quan. Nói đến vai trò của ý thức về thực chất là nói với vai trò hoạt động thực tiễn của con người, vì ý thức tự nó không thực hiện được điều gì . VD. Nhà máy sử lý rác thải của Đồng Tháp là một ví dụ điển hình, từ việc không khảo sát thực tế khách quan hay đúng hơn nhận thức về việc sử lý rác vô cơ và rác hữu cơ là chưa đầy đủ vì vậy khi vừa mới khai trương nhà máy này đã không sử lý nổi và cho đến nay nó chỉ là một đống phế liệu cần được thanh lý
+ MQH biện chứng giữa ý thức và vật chất là cơ sở khách quan của nguyên  tắc phương pháp luận khoa học : Mọi suy nghĩ và hành động của con người xuất phát từ hiện thực khách quan, nhưng cũng phải phát huy tính năng động chủ quan; đồng thời khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí trong hoạt động thực tiễn. VD: Từ nhận thức đúng về thực tại nền kinh tế của đất nước. Tư sản đại hội VI, đảng ta chuyển nền kinh tế từ trị cung, tự cấp quan liêu sang nền kinh tế thị trường, nhờ đó mà sau gần 20 năm đất mới bộ mặt đất nước ta đã thay đổi hẳn
3. Ý nghĩa phương pháp luận.
- Định nghĩa vật chất của Lênin đã bao quát cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng, thừa nhận trong nhận thức luận thì vật chất là tính thứ nhất, và con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, khắc phục được tính chất siêu hình, trực quan trong các quan niệm về vật chất
- Định nghĩa vật chất của Lênin còn chống lại các quan điểm duy tâm về vật chất, tạo cơ sở lý luận để khắc phục quan điểm duy tâm về đời sống xã hội
- Định nghĩa vật chất của Lênin còn có vai trò định hướng cho sự phát triển của nhận thức khoa học.
* Vận dụng đối với bản thân:

Câu 2Trình bày những nguyên lý của phép biện chứng duy vật và liên hệ ý nghĩa thực tiễn cũa những nguyên lý đó.
1.  Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Các sự vật hiện tượng thống nhất với nhau ở tính vật chất nên chúng luôn có mối liên hệ lẫn nhau. Các mối liên hệ đó có tính khách quan và tính phổ biến vì các yếu tố cấu thành sự vật hiện tượng và giữa các quá trình vận động phát triển của thế giới đều liên hệ với nhau. Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng rất đa dạng, muôn hình, muôn vẻ vì sự tồn tại, phát triển giữa chúng có vô vàn vị trí, vai trò khác nhau. Các mối liên hệ bên trong là mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hay một hệ thống. Các mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa vật này với vật kia, hệ thống này với hệ thống kia. Có mối liên hệ chung cũng có mối liên hệ riêng biệt. Có mối liên hệ trực tiếp không thông qua khâu trung gian lại có mối liên hệ gián tiếp thông qua khâu trung gian. Có mối liên hệ tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên; mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản...
Lý luận trên là cơ sở lý luận cho quan điểm toàn diện, có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức cảu chúng ta. Nó đòi hỏi con người khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng thì phải nghiên cứu đủ các mặt, các mối liên hệ bản chất, bên trong của nó; phải biết được đâu là mối liên hệ cơ bản, chủ yếu mới nắm được bản chất sự vật hiện tượng. Không nên xem xét qua loa một vài mối liên hệ đã vội đánh giá sự vật một cách chủ quan. Mặt khác cũng không nên xem xét, san bằng các mối liên hệ như nhau, dựa vào một vài mối liên hệ cơ bản, không chủ quan để biện minh theo ý mình
2. Nguyên lý về sự phát triển
Mọi sự vật hiện tượng luôn vận động và phát triển không ngừng, đó là khuynh hướng chung của thế giới. Nhưng không phải lúc nào sự vận động và phát triển đó cũng diễn ra như nhau, có sự vận động từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, cũng có vận động có khuynh hướng thụt lùi. Phát triển là một khuynh hướng của vận động đi lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới và nó có tính phổ biến, được thể hiện trên mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên nhân củ sự phát triển là do sự liên hệ và tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố bên trong của sự vật hiện tượng, không phải do bên ngoài áp đặt càng không phải do ý muốn chủ quan của con người quyết định. Con người chỉ có thể nhận thức và thúc đẩy nó phát triển nhanh hay chậm lại và phát triển đó phải có tính kế thừa.
Nguyên lý về sự phát triển đòi hỏi con người xem xét sự vật, hiện tượng theo hướng vận động đi lên và phát triển. Trong hoạt động nhận thức của con người không đuợc định kiến bảo thủ; không nên chỉ nhìn phiến diện một mặt, một việc, một thời điểm khi xem xét con người và phong trào quần chúng. Mỗi khi thành công hay thất bại cũng đòi hỏi có sự khách quan, chính chắn, bình tĩnh đánh giá mọi mặt, mọi khía cạnh của vấn đề, lạc quan, tin tưởng để giải quyết theo hướng phát triển.

Câu 3: Phân tích những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và liên hệ ý nghĩa thực tiễn của những nguyên lý đó?

Trả lời

• khái niệm quy luật: quy luật là những mối liên hệ bản chất, tât nhiên, bên trong, có tính phổ biến và được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một sự vật hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng.

Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật :

- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập ( gọi tắt là quy luật mâu thuẫn)

Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, vạch ra nguồn gốc của sự phát triển và là hạt nhân cuả phép biện chứng duy vật.

Mặt đối lập là những mặt trái ngược nhau tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng. sự vật hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất của các mặt đối lập, không có các mặt đối lập thì không tạo thành sự vật thống nhất, các mặt đối lập trong mỗi sự vật vừa thống nhất lại vừa đấu tranh tác động bài trừ phủ định nhau, đấu tranh của các mặt đối lập làm cho thể thống nhất bị phá thể thống nhất mới được xác lập. Vì vậy đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển mọi sự vật hiện tượng .

Sự thống nhất các mặt đối lập là tương đối, bất cứ sự thống nhất nào cũng chỉ là sự thống nhất có điều kiện thoáng qua, đấu tranh là tuyệt đối vì nó diễn ra liên tục không bao giờ ngừng trong suốt quá trình tồn tại các mặt đối lập từ đầu đến cuối. Trong thống nhất có đấu tranh, đấu tranh gắn liền với vận động.

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại(gọi tắt là quy luật lượng chất)

Khái niệm lượng và chất:

- Chất của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của nó nói lên nó là cái gì, để phân biệt nó với cái khâc

- Lượng của sự vật chỉ nói lên  con số của những thuộc tính cấu thành nó như về độ to, nhỏ quy mô lớn bé, trình độ cao thấp, tốc độ nhanh chậm

Quy luật lượng chất.

- Sự vật hiện tượng bao giờ cũng là thể thống nhất của hai mặt đối lập lượng và chất, lượng nào chất ấy, chất nào lượng ấy. Không có chất và lượng tách rời nhau, phân biệt lượng và chất chỉ là tương đối, trong mối quan hệ này nó là lượng trong mối quan hệ khác nó là chất

- Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong giới hạn nhất định gọi là độ.sự vật biến đổi khi chất lượng biến đổi,chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt biến động hơn. Lượng biến đổi trong giới hạn độ thì sự vật chưa biến đổi, ngược lại khi lượng biến đổi vượt quá độ thì nhất định làm cho chất đổi, chất biến đổi thì sự vật biến đổi

- Quy luật từ những thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngước lại thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt lượng và chất trong sự vật, chất là mặt tương đối ổn định lượng là mặt thường xuyên biến đổi. Lượng biến đổi mâu thuẫn phá vỡ chất cũ, chất mới ra đời với lượng mới, quá trình cứ thế tiếp diễn tạo lên cách thức vận động phát triển thống nhất giữa tính liên tục và tính đứt đoạn trong sự vận động phát triển của sự vật.

Ý Nghĩa: nắm vững những quy luật của phép biện chứng duy vật giúp con người nhận thức và hoạt động thực tiễn khắc phục được khuynh hướng tả khuynh, mọi biểu hiện không chú ý tích lũy về lượng, chủ quan duy ý chí chỉ muốn các bước nhảy liên tục sẽ dẫn tới thất bại, mặt khác cần khắc phục tư tưởng hữu khuynh ngại khó ngại khổ lo sợ không dám thực hiện những bước nhảy vọt khi có đủ điều kiện, trong hoạt động thực tiễn, cần khắc phục xu hướng hữu khuynh bảo thủ dung hòa.

Quy luật phủ định của phủ định.

Khái niệm phủ đinh: thế giới vật chất tồn tại vận động phát triển không ngừng, sự vật hiện tượng nào đó xuất hiện mất đi thay thế bằng sự vật hiện tượng khác sự thay thế đó gọi là phủ định.

Phủ định siêu hình là phủ định làm cho sự vận động thụt lùi, đi xuống, tan rã

Phủ định biện chứng là phủ định gắn liền với sự vận động phát triển, phủ định biện chứng có đặc trưng cơ abnr là sự tự phủ định do mâu thuẫn bên trong vốn có của sự vật, phủ định biện chứng là phủ định có sự kế thừa yếu tố tích cực của sự vật cũ và được cải biên cho phù hợp với cái mới. phủ định biện chứng có ý nghĩa quan trọng đòi hỏi phải tôn trọng tính khách quan chống phủ định sạch trơn, hoặc kế thừa tất cả không có chọn lọc

Sự vật nào vận động cũng có tính chu kỳ, sự vật khác nhau thì chu kỳ, nhịp điệu vận động phát triển dài ngắn khác nhau. Số lần phủ định đối với mỗi chu kỳ của từng sự vật cụ thể có thể nói khác nhau nhưng cơ bản chỉ có hai lần phủ định cơ bản trái ngược nhau. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hóa các mặt đối lập

Ý nghĩa: khi xem xét sự vận động phát triển của sự vật phải xem xét nó trong quan hệ cái mới ra đời từ cái cũ, cái tiến bộ ra đời từ cái lạc hậu, cần bênh vực ủng hộ cái mới tin tưởng cái mới nhất định chiến thắng, khi có những bước thụt lùi cần xem xét kỹ lưỡng phân tích nguyên nhân tìm cách khắc phục để từ đó có niềm tin tưởng vào thắng lợi của cái mới .

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: